您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Saham vs Al Nasr, 20h30 ngày 20/2: Cửa dưới thất thế
NEWS2025-02-25 22:15:02【Công nghệ】8人已围观
简介 Hư Vân - 20/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g tin tuc 24tin tuc 24、、
很赞哦!(88)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Ahli Amman, 21h00 ngày 21/2: Đánh chiếm vị trí của đối thủ
- Cựu hacker Ngô Minh Hiếu (Hieupc) sắp ra mắt tự truyện
- Startup nên có chiến lược an toàn thông tin dài hạn
- Nguyên nhân bất ngờ khiến người đàn ông chảy máu mũi suốt 3 tháng
- Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Bengaluru, 21h00 ngày 21/2: Bảo vệ thứ hạng top 6
- Phút lắng lòng sau 'tấm lòng thầy Dậu'
- Cuộc sống viên mãn của 3 mỹ nhân Việt lấy chồng Tây
- Diễn viên Anh Thư trở lại showbiz ngày càng hở táo bạo
- Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2
- Nguyên nhân khiến bé trai 4 tuổi thiếu cả hai tinh hoàn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Quảng Nam, 18h00 ngày 23/2: Đối thủ yêu thích
Theo nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hạ Ni (Khoa Giáo dục, ĐH Leeds, Vương quốc Anh), nếu như mục đích của Chuẩn Hiệu trưởng là “nhằm phát triển phẩm chất, năng lực quản trị trường học của hiệu trưởng trường phổ thông”, thì việc thực hiện đánh giá, xếp loại cần được nghiên cứu cẩn trọng.
VietNamNet giới thiệu bài viết góp ý cho Dự thảo Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông vừa được Bộ GD-ĐT công bố ngày 31/1/2018.
Hiệu trưởng trường phổ thông sẽ được đánh giá theo 21 tiêu chí Sự hiện diện của “chuẩn” trong giáo dục
“Chuẩn” là một cách tiếp cận rất phổ biến, thậm chí chiếm ưu thế trong cải cách giáo dục trên thế giới vài thập niên gần đây.
Các nước phương Tây có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Úc từ lâu đã đưa vấn đề “chuẩn” vào các mảng khác nhau từ chuẩn trong khảo thí, đánh giá đến chuẩn nghề nghiệp như chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng.
Ở Việt Nam, về góc độ chủ trương, chính sách đối với toàn hệ thống giáo quốc dân, “chuẩn” và “chuẩn hóa” đã được đề cập trong Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đó, quan điểm chỉ đạo là “chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”.
Từ đó đến nay, những người quan sát giáo dục trong nước có thể thấy vấn đề “chuẩn” hiện diện khá thường xuyên trong các mảng, các cấp bậc giáo dục. Phổ biến nhất là quan điểm đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra.
Các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay đều đi theo xu hướng trình bày chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo mà họ cung cấp. Bên cạnh đó còn có chuẩn trường học, chuẩn nhà giáo.
Mới đây nhất, Dự thảo Thông tư quy định về Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông vừa được Bộ GD-ĐT công bố ngày 31/1/2018. Văn bản này quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông và quy định đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường phổ thông theo chuẩn.
Theo dự thảo, Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông bao gồm 5 tiêu chuẩn: (1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; (2)Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học; (3) Năng lực quản trị nhà trường; (4) Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ; (5) Năng lực phát triển quan hệ xã hội. Gắn liềnvới các tiêu chuẩn đó là 21 tiêu chí.
Phần phụ lục của Dự thảo gồm các mẫu phiếu cụ thể hóa các nội dung đánh giá hiệu trường dành cho các bên liên quan như: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, cộng đồng, cơ quan quản lý.
Như vậy, việc đánh giá hiệu trưởng tỏ ra khá rõ ràng, đảm bảo tính khách quan bởi phương thức đánh giá là lượng hóa…
Những bất cập nảy sinh và quá trình áp dụng chuẩn trong thực tiễn
Tuy nhiên, điểm mấu chốt tôi muốn trao đổi trong phạm vi bài viết này lại xuất phát từ vấn đề có tính chất căn cơ, một số điều mà tới nay giới ứng dụng và nhất là giới nghiên cứu vẫn tiếp tục phản biện, phê phán những bất cập nảy sinh trong quan niệm về bản chất của chuẩn và quá trình áp dụng chuẩn trong thực tiễn.
Cha mẹ học sinh cũng sẽ đánh giá hiệu trưởng Một vấn đề thường thấy là các tiêu chuẩn thường bị giảm hiệu lực khi chúng được chia nhỏ thành nhiều nhiệm vụ cụ thể, thường là một loạt các tiêu chí đi kèm mỗi tiêu chuẩn.
Như vậy, các tiêu chuẩn tự thân chúng trở thành một bảng kiểm, đôi khi bảng kiểm này là một danh mục rất dài tùy vào quy mô của bộ tiêu chuẩn. Điều này dễ thấy trong trường hợp Dự thảo Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông của Việt Nam.
Hệ thống tiêu chuẩn khá chi tiết và sáng tỏ, nhất là thông qua các phiếu đánh giá bằng thang điểm. Tuy nhiên, quá trình thực thi sẽ đạt hiệu quả đến đâu vẫn là điều cần thảo luận trước khi quyết định sử dụng bộ chuẩn này.
Mối bận tâm ở đây không rơi vào chỗ có đánh giá được hiệu trưởng theo chuẩn này hay không mà là đường lối sử dụng chuẩn.
Điểm khác biệt thú vị và đáng chú ý nhất tôi rút ra được khi so sánh văn bản Chuẩn xuất sắc dành cho Hiệu trưởng trường phổ thông của Anh Quốc và Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam nằm ở tinh thần chỉ đạo.
Bộ Giáo dục Anh ghi rõ 2 phần: Chuẩn dành cho cái gì và không dành cho cái gì.
Ở phần "Chuẩn không dành cho cái gì?" có 2 ý quan trọng.
Thứ nhất, “Những tiêu chuẩn này khác Chuẩn Giáo viên ở chỗ chúng không bắt buộc và không phải là chỉ giới cơ sở cho thành tích làm việc theo mong muốn. Do đó chúng không nên được sử dụng như một bảng kiểm hoặc là chuẩn giá trị cơ sở, và bất kỳ thiếu sót nào so với chuẩn này tự nó không phải là căn cứ để chất vấn năng lực hoặc khả năng ban đầu của người làm hiệu trưởng”.
Thứ hai, “Ở đây, việc tạo ra “các cấp độ” phức tạp hoặc xếp thứ hạng cho từng đặc điểm nêu trong bộ tiêu chuẩn là không thích hợp”.
Trong khi đó, gần như trái ngược, hướng dẫn sử dụng Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông ở Việt Nam theo điều 15, chương IV “Tổ chức thực hiện” nêu: “Hằng năm, vào cuối năm học, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại năng lực và tổ chức hội nghị góp ý việc đánh giá, xếp loại năng lực hiệu trưởng”.
Quan điểm định lượng các mặt phẩm chất, năng lực của người hiệu trưởng đang nổi lên rất rõ.
Người đọc dự thảo đoán rằng nếu Chuẩn hiệu trưởng này được triển khai áp dụng thì việc thu được các phiếu đánh giá, xếp loại hiệu trưởng là không khó. Nó khả thi bởi đã được hướng dẫn chi tiết và lượng hóa. Tuy nhiên, đánh giá đó đạt được thực chất hay không thì vẫn là vấn đề đáng chú ý, vì như đã nói ở trên, tôi đặt vấn đề với quan điểm tiếp cận theo chuẩn.
Lấy ví dụ, tiêu chí 1 tiêu chuẩn 1: “Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị: Gương mẫu chấp hành và tổ chức triển khai có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nhà trường, ‘Tiêu chí 2. Đạo đức: Công bằng, bao dung, vị tha, tôn trọng người khác; trung thực, trách nhiệm với công việc”.
Làm thế nào để việc đánh giá theo 3 mức những tiêu chí như thế là thỏa đáng, kể cả khi có minh chứng theo hướng dẫn? Người đánh giá và người được đánh giá có thể bị mắc kẹt giữa sự chủ quan và phiến diện của chính mình khi đánh giá một phẩm chất chính trị hay đạo đức, những cái vốn rất phức tạp hay không? Nếu phẩm chất chính trị chỉ được nhìn nhận ở mức độ chấp hành và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong nhà trường thì e rằng còn hạn hẹp.
Một mặt, chuẩn hóa thông qua thiết lập các tiêu chuẩn giúp cho việc quản lý trở nên khách quan và đỡ nặng nhọc hơn. Mặt khác, mong muốn chi tiết hóa, đánh giá, xếp loại bằng các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ dấu lại dễ khiến người ta rơi vào cái bẫy do chính họ đặt nên, nhất là ở đây chúng ta đang bàn về việc đánh giá nhân sự lãnh đạo giáo dục.
Các nhóm phẩm chất, năng lực của một người hiệu trưởng thường rất mở. Chúng chủ yếu nên nhắm tới sự tự đánh giá và phát triển không ngừng của cá nhân và liên quan sâu sắc tới việc hình thành văn hóa tổ chức.
Nếu như mục đích của Chuẩn này là ‘nhằm phát triển phẩm chất, năng lực quản trị trường học của hiệu trưởng trường phổ thông’ thì việc thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng cần được nghiên cứu cẩn trọng.
Ví dụ, bộ Chuẩn xuất sắc dành cho hiệu trưởng trường phổ thông của Anh năm 2015 chia 4 nhóm nội dung: (1) Phẩm chất và Tri thức; (2) Hiệu trưởng đối với học sinh và giáo viên, nhân viên; (3) Hiệu trưởng đối với hệ thống và các quá trình diễn ra trong trường; (4) Hiệu trưởng đối với hệ thống nhà trường tự hoàn thiện.
Liệu có phù hợp khi đánh giá hiệu trưởng bằng điểm, dù rằng sẽ có người ngay lập tức đặt câu hỏi: “Nếu không đánh giá bằng điểm, bằng thang thái độ thì bằng cái gì?”.
Tôi sẽ không phủ nhận việc hướng dẫn tìm kiếm minh chứng cho từng tiêu chí nhưng cho rằng Dự thảo nên xác định lại những phần nào sẽ đánh giá định tính, phần nào đánh giá định lượng. Đồng thời, xác định lại nội dung từng tiêu chuẩn, tiêu chí cũng là việc cần thiết. Quan trọng hơn cả vẫn là tinh thần sử dụng chuẩn.
Nên chăng, giới làm chính sách cần cân nhắc lại mỗi khi xác quyết tinh thần “chuẩn hóa” mọi khía cạnh của nền giáo dục.
Đối với thế giới, tiếp cận theo chuẩn hoàn toàn không có gì xa lạ. Bản thân các nước tiên phong dùng chuẩn như Mỹ, Anh, Úc cũng đã rút ra những bài học về chuẩn hóa.
Nhìn ở góc độ sâu xa hơn, khi xây dựng chuẩn nghĩa là chúng ta đang giả định mức độ cần vươn tới của một đối tượng trong một lĩnh vực nhất định. Nói cách khác, bằng việc sử dụng chuẩn người ta đã ghi nhận không đầy đủ hoặc bỏ qua trình độ sẵn có trước đó của đối tượng.
Vì vậy, thiết nghĩ đối với đặc điểm lao động phức tạp như lãnh đạo trường học, các tiêu chuẩn trong xu thế giáo dục thế kỷ 21 nên được đặt trong một trạng thái cởi mở, nên tập trung vào sự tự phát triển của cá nhân bởi chính họ đang đứng đầu và vận hành một hệ thống trường học tự tiến bộ.
Mỹ xây dựng và áp dụng bộ Chuẩn hành nghề Lãnh đạo trường phổ thông (Interstate School Leaders Licensure Standards) từ năm 1996.
Anh quốc cập nhật Chuẩn xuất sắc dành cho Hiệu trưởng trường phổ thông (National Standards of Exellencefor Headteachers) năm 2015 và phiên bản này sẽ được bình duyệt lại vào năm 2020.
Trung Quốc, quốc gia có nhiều điểm tương đồng Việt Nam về văn hóa và hệ thống chính trị - xã hội, cũng lần đầu tiên ban hành Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông áp dụng cho ngành giáo dục nước này vào năm 2013.
Nguyễn Thị Hạ Ni
Bộ Giáo dục nêu 21 tiêu chí cho 1 hiệu trưởng "chuẩn"
Bộ GD- ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông.
">Dự thảo Chuẩn Hiệu trưởng: Nên xác định lại phần nào định tính, phần nào định lượng
Bà Genie Gan, Trưởng bộ phận đối ngoại và quan hệ chính phủ, Kaspersky châu Á - Thái Bình Dương.
Gần đây, bà Genie Gan thông tin, một phần mềm độc hại đã tấn công công ty cung cấp dịch vụ CNTT tại Dublin (Ireland) chuyên cung cấp phần mềm bảo mật cho các nhà thầu an ninh mạng quy mô lớn. Thông qua công ty này, hacker đã lây nhiễm hàng trăm khách hàng trên thế giới bằng ransomwere và đòi tiền chuộc từ 50.000 - 5.000.000 USD trên mỗi khách hàng để đổi lại chìa khóa.
Đầu năm nay, một cuộc tấn công khác nhắm vào công ty phần mềm tại Hoa Kỳ, sau đó xâm nhập vào 9 cơ quan liên bang, bao gồm văn phòng Tổng thống, Bộ Tài chính và Thương mại.
Điểm chung của các cuộc tấn công là hacker nhắm đến nhà cung cấp phần mềm hoặc công ty CNTT để chiếm quyền truy cập cửa sau vào hệ thống khách hàng, lây nhiễm hàng trăm đến hàng ngàn hệ thống chỉ trong một lần lây nhiễm.
Bà Genie Gan dẫn số liệu cho thấy tấn công vào chuỗi cung ứng CNTT-TT đang gia tăng. Liên minh châu Âu về An ninh mạng ước tính mức tăng trưởng các cuộc tấn công vào năm 2021 gấp 4 lần so với năm 2020. Trong khi đó, trong một cuộc khảo sát năm 2019 của Gartner, 60% tổ chức cho biết đã làm việc với hơn 1.000 bên thứ ba. Điều này cho thấy ngày càng nhiều tổ chức sử dụng dịch vụ an ninh mạng thuê ngoài, trong khi số lượng tấn công vào chuỗi cung ứng gia tăng.
Từ 2019 đến 2020, số người dùng Kaspersky bị tấn công bởi ransomware chuyên dùng nhắm vào tập đoàn, tổ chức chính phủ và cơ quan các thành phố đã tăng 767%.
Nhận thấy những rủi ro và tác động của các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng, nhiều quốc gia đang có những hành động kịp thời. Từ 2020, các chiến lược an ninh mạng quốc gia đã được đưa ra và cập nhật trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Singapore, Malaysia, Úc và Nhật Bản. Các quốc gia khác như Ấn Độ, Indonesia sẽ sớm đưa ra chiến lược riêng cũng như chi tiết triển khai của mình.
Nhưng khi bàn về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng CNTT-TT, bà Genie Gan nhận định giải pháp sẽ phức tạp hơn khi bao gồm nhiều bên liên quan trong các lĩnh vực khác nhau. Đặc thù của chuỗi cung ứng CNTT-TT yêu cầu sự ứng phó mạnh hơn, liên kết hơn ở mỗi cấp tổ chức, cá nhân và khu vực.
Về toàn cầu, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế (như INTERPOL, Liên hợp quốc, ASEAN, Europol) đã và đang các những bước đi nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác đa phương lẫn song phương. Chẳng hạn, nhóm các chuyên gia Chính phủ và nhóm công tác mở của Liên hợp quốc là những nền tảng mà các quốc gia có thể sử dụng để phát triển sự đồng thuận xung quanh các quy trình và chuẩn mực không gian mạng.
Về song phương, các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc và Hàn quốc đã ký ghi nhớ trong nhiều lĩnh vực liên quan đến an minh mạng – một bước tiến quan trọng trong việc đạt được mục tiêu quốc gia và quốc tế.
Tại mỗi quốc gia, đại diện Kaspersky cho rằng chính phủ phải tiếp tục nỗ lực để thành lập tiêu chuẩn an ninh mạng xuyên suốt các lĩnh vực từ luật pháp, quy định, hướng dẫn, đào tạo tiêu chuẩn và xây dựng nhận thức. Những ví dụ trên đã cho thấy một số biện pháp được các chính phủ tiến hành.
Đối với cá nhân, mỗi người đều phải chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo an ninh mạng. Thông thường, các doanh nghiệp phát triển sản phẩm và duy trì hệ thống sẽ đi đầu trong việc này.
Bà Genie Gan đánh giá an ninh mạng là công việc của tất cả mọi người. Cần có một cách tiếp cận tổng thể liên quan đến tất cả các bên. Cần tập trung nhìn xa hơn, tăng cường biện pháp phòng vệ thay vì chỉ giải quyết những vụ tấn công.
Đồng thời, thực hiện cách tiếp cận dài hạn trong việc thiết kế hệ sinh thái an ninh mạng, bao gồm việc xây dựng nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu của các trung tâm ứng cứu, nhóm phân tích và bộ phận CNTT cũng như thiết kế tiêu chuẩn an toàn là việc vô cùng quan trọng.
Hải Đăng
Quảng Nam tập huấn bảo mật nền tảng kết nối cấp tỉnh
Lớp tập huấn khai thác nền tảng LGSP ở Quảng Bình tập trung vào việc đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, thông suốt và bảo mật đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế.
">Hacker nhắm vào tổ chức quy mô lớn, chính phủ và người dùng cần nâng cao cảnh giác
Chiều 12/4, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức công bố cuốn sách: “GS,TSKH Vũ Đình Cự - Cả đời cống hiến”, với sự có mặt của TSKH Phan Xuân Dũng, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ nhiệm Ủy Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, TSKH Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, cùng đại diện các cơ quan của Quốc hội, đại diện các cơ quan Khoa học, Công nghệ, các các nhà giáo, nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và đại diện gia đình của GS Vũ Đình Cự.
GS,TSKH Vũ Đình Cự (1936 – 2011) là một trong những đại diện ưu tú nhất của thế hệ các nhà khoa học lớn lên và trưởng thành sau cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cuộc đời giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị của ông gắn liền với những cái nôi hàng đầu của nền giáo dục và khoa học nước nhà: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Là một nhà giáo, nhà khoa học và nhà chính khách tên tuổi, ở cương vị nào ông cũng để lại những dấu ấn, những thành tựu rất đáng ghi nhận.
Để ghi nhớ những công lao, đóng góp của GS,TSKH Vũ Đình Cự đối với sự nghiệp giáo dục, khoa học và hoạt động của Quốc hội cũng như lưu giữ những ký ức tốt đẹp về ông, Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội phối hợp với Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ KH&CN) cùng một số bạn bè, học trò thân thiết của ông và gia đình đã biên soạn cuốn sách: "GS,TSKH Vũ Đình Cự - Cả đời cống hiến"(Nxb Gíao dục, tháng 1 năm 2018).
Cuốn sách, như tên gọi của nó, có thể coi như là một cuốn “biên niên sử” về cuộc đời của GS,TSKH Vũ Đình Cự với các phần nội dung khá đa dạng, phong phú.
Phần Mở đầu, sau Lời giới thiệu của GS,TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam là bài viết: Cuộc đời khoa học và cống hiến của GS,TSKH Vũ Đình Cự của PGS, NGND Nguyễn Xuân Chánh, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật (Trường ĐH Bách khoa HN), một người bạn thân thiết của GS Vũ Đình Cự, đồng thời là người góp công lớn trong việc biên soạn cuốn sách này.
Với tâm huyết và tình cảm của mình, NGND Nguyễn Xuân Chánh đã thực hiện một bài viết công phu, chi tiết, khái quát toàn bộ cuộc đời của Vũ Đình Cự, từ hoàn cảnh gia đình xuất thân, thời thơ ấu ở quê hương Đông Hưng, Thái Bình, những năm lặn lội vào Thanh Hóa học trung học trong kháng chiến chống Pháp.
Những năm học khóa 1 Trường ĐH Sư phạm Hà Nội ngay sau kháng chiến thành công năm 1954, những năm về đặt những “viên gạch” đầu tiên xây dựng bộ môn Vật lý của Trường ĐH Bách khoa HN, những năm đi Liên xô làm nghiên cứu sinh phó tiến sỹ, rồi tiến sỹ khoa học ở Trường ĐHTHQG Matxcơva mang tên Lômônôxốp, sau đó, về nước tiếp tục xây dựng ngành đào tạo Kỹ sư vật lý của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Sau thời gian ở ĐH Bách Khoa Hà Nội, GS Vũ Đình Cự được biệt phái sang Bộ Giao thông Vận tải làm Tổ trưởng Tổ nghiên cứu cơ bản và thiết kế phương án để rà phá thủy lôi và bom từ trường (Tổ GK1) với công trình nghiên cứu ứng dụng thành công vào việc rà phá thủy lôi, bom từ trường do Mỹ rải xuống cảng Hải Phòng năm 1972.
Công trình này sau đó được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (tập thể) đợt đầu tiên. Tiếp đó là thời kỳ sau năm 1975, Vũ Đình Cự lại bước vào một chặng đường mới trong cuộc đời với việc được điều động và bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trở thành một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên đặt nền móng xây dựng nên trung tâm nghiên cứu phát triên hàng đầu đất nước này.Từ Viện Khoa học Việt Nam, Vũ Đình Cự bước vào hoạt động chính trị với vai trò Đại biểu QH các khóa VII, VIII, IX, X, Ủy viên BCHTW Đảng các khóa VII, VIII, làm Phó Chủ nhiệm, rồi Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội rồi trở thành Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X trước khi nghỉ hưu.
Bên cạnh những nội dung về sự nghiệp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị của GS Vũ Đình Cự, bài viết của NGND Nguyễn Xuân Chánh cũng dành một phần nói về đời sống riêng, sức khỏe, tình cảm của ông với những thông tin đầy xúc động.
Sau phần Mở đầu, nhóm biên soạn tập trung vào phần nội dung quan trọng nhất của cuốn sách với tiêu đề: Khoa học và cống hiến. Trong phần này, các tác giả tập trung làm nổi bật những thành tựu, đóng góp của Vũ Đình Cự trong các lĩnh vực khoa học công nghệ mà ông nghiên cứu hoặc tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu.
Qua nhiều cương vị khác nhau, từ vai trò một chuyên gia, một nhà nghiên cứu, đến vai trò người lãnh đạo, đứng đầu các tổ chức khoa học công nghệ hàng đầu của đất nước, rồi đến vai trò một chính khách, một nhà lãnh đạo cơ quan lập pháp, ở cương vị nào, Vũ Đình Cự cũng để lại những công trình, những tác phẩm rất có giá trị, có đóng góp đáng ghi nhận cho sự phát triển của khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác của đất nước nói chung.
Từ công trình đầu tiên và cũng là luận án phó tiến sỹ và luận án tiến sỹ khoa học trong lĩnh vực vật lý chất rắn, các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ cao như: CNTT, điện tử, tự động hóa… đến các công trình nghiên cứu về khoa học luận, về chiến lược, chính sách khoa học công nghệ, về phát triển công nghệ cao gắn liền với kinh tế tri thức, các báo cáo thẩm tra của Quốc hội đối với các dự án Luật của Chính phủ do ông chủ trì soạn thảo, những bài báo về khoa học – công nghệ, tất cả đều cho thấy một quá trình hoạt động sáng tạo đầy tâm huyết, với các lĩnh vực phong phú, đa dạng, với tài năng và niềm say mê, tinh thần trách nhiệm cao nhất của Vũ Đình Cự trên mỗi cương vị, mỗi vai trò mà mình đảm nhận.
Hai phần cuối của cuốn sách với tiêu đề: Tiễn biệt GS Vũ Đình Cự và GS Vũ Đình Cự sống trong lòng người thân và đồng nghiệp, lại cho thấy những những khía cạnh, những phần khác trong cuộc đời Vũ Đình Cự. Đó là một Vũ Đình Cự bản lĩnh, luôn nghiêm túc, khắt khe, nguyên tắc trong công việc nhưng lại hết sức giản dị, khiêm nhường, tình cảm trong cuộc sống; Một Vũ Đình Cự đã trở thành tấm gương hết mình vì sự nghiệp chung nhưng bản thân lại chọn cho mình cuộc sống độc thân thanh bạch, không màng tiền tài, danh lợi, một người thầy đáng kính, người đồng nghiệp quý mến của nhiều người.
Chính vì vậy, sự ra đi của ông đã để lại bao niềm tiếc thương cho gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, học trò. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã dành cho ông những sự đánh giá trân trọng, sự ghi nhận xứng đáng cho những công lao, đóng góp, cho di sản mà ông để lại cho đời sau.
Có thể nói rằng, cuốn sách: GS, TSKH Vũ Đình Cự - Cả đời cống hiến là một món quà tri ân, thể hiện sự tưởng nhớ sâu sắc của những người đi sau đối với một nhà giáo, nhà khoa học, một chính khách tài năng, đức độ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho khoa học và cho đất nước. Ông ra đi đã được 7 năm nhưng những dấu ấn ông để lại, những ký ức về ông vẫn còn sâu đậm trong những người còn sống. Ông xứng đáng là tấm gương sáng cả về lao động khoa học, cả về tinh thần và tâm huyết phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
(Theo Infonet)
">Công bố cuốn sách: GS.TSKH Vũ Đình Cự
Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2
Quốc Thiên dát hàng hiệu lên sân khấu. Quốc Thiên quay trở lại đầy ấn tượng trên sân khấu âm nhạcLove in the Bayđầu tiên của năm 2024 vào tối 22/3 vừa qua trên vịnh Hạ Long.
Nam ca sĩ đã trở thành gương mặt thương hiệu vô cùng quen thuộc với khán giả của đêm nhạc khi lần thứ 3 quay trở lại sân khấu vịnh Hạ Long với chủ đề “Hơn 365 ngày sau”.
Giọng ca Vietnam Idol 2008 Quốc Thiên thể hiện thực lực ngày càng tiến bộ của mình khi thể hiện 20 ca khúc suốt 2 tiếng của đêm nhạc. Nam ca sĩ đã đem đến cho khán giả của những bản hit làm nên tên tuổi của mình như: Mong manh tình về, Chia cách bình yên, Ai chung tình được mãi…. và ca khúc mới nhất Hơn 1000 năm sau.
Với chất giọng nội lực nhưng cũng đầy cảm xúc, chàng ca sĩ điển trai dưới ánh đèn đêm lung linh của vịnh Hạ Long đã khiến các chị em trên du thuyền phải xuyến xao.
Quốc Thiên phiêu trên sân khấu. Chia sẻ về năm 2023, Quốc Thiên dành từ “trộm vía" bởi những ưu ái mà khán giả đã ủng hộ cho mình. “Năm 2023 là một năm rất bất ngờ đối với Quốc Thiên khi nhận được sự yêu thương từ khán giả ở nhiều sân khấu lớn nhỏ. Đó là động lực để cho Quốc Thiên có thêm năng lượng, tự tin để có thể cống hiến nhiều hơn cho nghệ thuật cũng như sản xuất các ca khúc hợp thị hiếu hơn để gửi tặng khán giả.
Năm 2024 chắc chắn phải phát triển hơn năm cũ nhưng Quốc Thiên sẽ không tiết lộ mục tiêu trước mắt của mình là gì. Mong rằng giọng hát của mình sẽ được lan tỏa rộng rãi hơn và giành được thật nhiều sự yêu thương của khán giả".Trở lại Love in the Baylần thứ 3, nhiều người nói rằng nam ca sĩ chính là cái tên được ưu ái trên sân khấu này, bởi lẽ chưa có ca sĩ nào làm được điều này. Quốc Thiên nói đây chính là niềm vinh hạnh khi luôn được khán giả Hạ Long cũng như miền Bắc yêu mến.
“Quốc Thiên không tự nhận mình là nam thần trong mắt khán giả. Thiên chỉ mong rằng mình trở thành một ca sĩ với giọng ca và hình ảnh đẹp trong lòng khán giả. Và chính giọng hát, hình ảnh của Thiên sẽ đồng hành cùng quý vị khán giả trong mọi hoàn cảnh".
Fan nữ bày tỏ tình cảm với Quốc Thiên. Quốc Thiên không khỏi bối rối trước màn tỏ tình của fan nữ dù đang gọi điện cho mẹ. Khi được hỏi những “hiện tượng bảo chứng phòng vé" trên các sân khấu ca nhạc đang rầm rộ trong thời gian vừa qua và Quốc Thiên là một trong những cái tên đó khi được rất nhiều các sân khấu ca nhạc mời tham gia, nam ca sĩ nói rằng mình không dám nhận thế nhưng việc được khán giả đón nhận chính là năng lượng để bản thân luôn cống hiến hết mình.
“Hữu xạ tự nhiên hương là những gì Thiên suy nghĩ tới nhưng bên cạnh đó cũng cần phải cố gắng, nỗ lực để khán giả nhìn thấy sự cố gắng của mình".
Phương Anh
Ê-kíp MV 'Hơn 1000 năm sau' ngất la liệt, Quốc Thiên khỏe phây phâyCa sĩ Quốc Thiên trở lại âm nhạc với MV 'Hơn 1000 năm sau'. Quá trình ghi hình diễn ra trong điều kiện khắc nghiệt tại Ấn Độ.">Quốc Thiên được fan nữ tỏ tình ngay trên sân khấu đặc biệt giữa vịnh Hạ Long
Các phân cảnh tình tứ, ăn ý của hai vợ chồng Ưng Hoàng Phúc. Nội dung MV xoay quanh nam ca sĩ nổi tiếng có tình cảm với cô bạn diễn xinh đẹp. Dù luôn bị vây quanh bởi ánh đèn sân khấu, nhưng phía sau lại là cảm giác thống khổ khi phát hiện người yêu lừa dối.
Ưng Hoàng Phúc đánh nhau toát mồ hôi cùng vợ. Đỗ Phong
Ưng Hoàng Phúc được bà xã Kim Cương nhường nhịn, chiều chuộngKhi Ưng Hoàng Phúc cho biết hai vợ chồng vượt qua mâu thuẫn rất tự nhiên vì rất đồng lòng, Kim Cương hài hước tiết lộ mình luôn là người “xuống nước” trước vì hiểu tính cách của ông xã.">Ưng Hoàng Phúc đánh nhau toát mồ hôi cùng vợ trong MV mới
FPT và NVIDIA mang chương trình khởi nghiệp toàn cầu tới startup Việt. Ảnh: FPT Trong khuôn khổ sự kiện, đại diện NVIDIA sẽ lần đầu tiên giới thiệu chương trình khởi nghiệp NVIDIA Inception tại Việt Nam. Tham gia NVIDIA Inception, các startup sẽ nhận được những đặc quyền từ NVIDIA và FPT như: tiếp cận tài nguyên công nghệ mới nhất, tham gia các chương trình đào tạo và nhận hỗ trợ chuyên môn từ đội ngũ chuyên gia công nghệ giàu kinh nghiệm; có cơ hội kết nối với các quỹ và nhà đầu tư lớn, mở rộng quảng bá giải pháp và thương hiệu ra thị trường nước ngoài.
Theo kế hoạch, FPT sẽ cùng NVIDIA mở rộng chương trình tại Việt Nam tạo cơ hội cho các startup Việt tiếp cận và học hỏi những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực AI từ các nhà phát triển, khoa học và nghiên cứu hàng đầu, cũng như mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế. Từ năm 2016 đến nay, NVIDIA đã ươm tạo hệ sinh thái khởi nghiệp với hơn 19.000 startup trên toàn thế giới, tập trung vào các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, Học sâu, Khoa học dữ liệu, Điện toán hiệu năng cao, Đồ họa, Công nghệ thực tế ảo, Trò chơi điện tử.
AI - sân chơi mới cho startup tài năng
Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục là chủ đề “nóng” của năm 2024. Sự tiến bộ vượt bậc và không ngừng của công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh (Generative AI), đang tạo nên cuộc cách mạng trên quy mô toàn cầu, thay đổi hoàn toàn cách thức vận hành của doanh nghiệp và trải nghiệm của người dùng trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo dự báo từ Goldman Sachs, con số đầu tư vào lĩnh vực AI trên toàn cầu sẽ đạt 200 tỷ đô vào năm 2025, tập trung vào đào tạo và phát triển mô hình AI, hạ tầng điện toán, và phát triển phần mềm ứng dụng AI.
Lĩnh vực AI tiếp tục là điểm nóng đầu tư trên toàn cầu. Nguồn: Goldman Sachs Không nằm ngoài xu thế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, phối hợp cùng các tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước đẩy mạnh các dự án nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ AI vào các sản phẩm cốt lõi với những khoản đầu tư lớn.
Sự quan tâm và thu hút đầu tư ngày càng lớn vào làn sóng AI đang mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp khi mở ra sân chơi mới cho các startup tài năng thử sức, phát triển và sáng tạo với những mô hình kinh doanh mới.
Đăng ký tham gia sự kiện tại: https://fptsmartcloud.vn/QVzLA
Bích Đào
">Cơ hội gia nhập mạng lưới khởi nghiệp quốc tế cho startup Việt