您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Sloga Meridian vs Zrinjski, 21h00 ngày 23/4: Niềm vui ngắn ngủi
NEWS2025-04-25 19:03:39【Công nghệ】9人已围观
简介 Hư Vân - 23/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g bxh series abxh series a、、
很赞哦!(43192)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Athletic Bilbao, 02h00 ngày 21/4: Trên đà hưng phấn
- MV mới của Sơn Tùng bị gỡ do vấn đề bản quyền?
- Nữ sinh được tìm kiếm sau chương trình ‘Đường lên đỉnh Olympia’
- Sinh viên làm thiết bị chống ngập cho xe máy
- Kèo vàng bóng đá Parma vs Juventus, 01h45 ngày 22/4: Trở lại Top 4
- Báo Anh danh tiếng giới thiệu 12 điểm đến đẹp nhất tại Việt Nam
- Người phụ nữ 38 tuổi vào bệnh viện bắt cóc bé trai mới sinh ở Trà Vinh
- 13 dấu hiệu chứng tỏ đàn ông thực sự yêu bạn
- Soi kèo phạt góc Man City vs Aston Villa, 2h00 ngày 23/4
- Yaya Trương Nhi ra MV, không sợ chê khi rẽ hướng làm ca sĩ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Sloga Meridian vs Zrinjski, 21h00 ngày 23/4: Niềm vui ngắn ngủi
Giữađêm, khi toàn thành phố đã chìm sâu dưới ánh đèn, hàng trăm người vô gia cư vẫnphải đánh vật với giấc ngủ rét mướt bởi những tấm chăn vốn chẳng đủ giữ ấm chocơ thể. Trong số họ có những người già đã đi quá nửa đời cùng sự thiếu vắng hơiấm gia đình trọn vẹn.
“Thế giới” của người già vô gia cư là trong bóng tối hoặcdưới ánh sáng yếu ớt hắt vào của những cột đèn đường. Nói là “thế giới”, bởi lẽ,khi bóng tối bao trùm, các cửa hàng đóng cửa, họ mới có một nơi ăn chốn ngủ.
Chỉ người vô gia cư mới khao khát bóng tối đến thế! Sau mộtngày lang thang nuôi sống bản thân, họ được ngả lưng, lấy màn đêm làm nơi nươngtựa.
Người vô gia cư ở đây hầu hết là những người già neo đơn. Họcũng có quê hương, nhà cửa nhưng bỏ đi biệt xứ. Do bần hàn nên con cái không thể“giữ chân người đi”. Lên Hà Nội mưu sinh, nhiều cụ ông, cụ bà không có một đêmngon giấc với chỗ ngủ ấm áp.
Bà Mùi (Hà Nam)
Ngay từ mờ sáng, bà Mùi (Hà Nam) đã chống nạng đi nhặt nhạnhbao bì, ni lông, hay bất cứ thứ gì có thể bán được. Giữa trời đông lạnh, bànchân bà không có nổi một đôi tất. Cái áo khoác hỏng khóa được đính lại sơ sàibằng chiếc ghim băng méo mó.
Nhắc đến cuộc đời bất hạnh, bà tủi thân khóc. Lau vội nướcmắt bằng đôi bàn tay nhăn nheo, nứt toác bởi nẻ cùng sự nhiễm khuẩn của rác, bàtâm sự: “Con cái làm gì còn mà cấm không cho đi? Nó mất rồi. Bị tai nạn. Ông nhàtôi cũng ốm, chạy chữa nhưng không khỏi. Giờ chỉ còn mình tôi sống vạ vật choqua ngày nhờ vào lòng thương của người đi đường”.
Bà Mùi bỏ quê lên đây cũng đã ngót chục năm. “Lúc trước khỏecòn đi nhặt rác đủ tiền thuê nhà giá rẻ. Giờ cũng 76 tuổi, hay đau chân, khôngđi xa được. Tiền chẳng kiếm ra nên ngủ luôn ở vỉa hè, trải bạt làm nền, xốp làmgối”. Nói rồi, bà nhoẻn miệng cười, chậm chạp trải “giường” ra làm minh chứng.
Cứ tưởng ở tuổi “gần đất xa trời”, bà sẽ được sum vầy bên con cháu. Nhưng vớingười phụ nữ nửa đời cô quạnh, ước mơ này lại quá xa vời.
Những mảnh bạt được trải ra làm đệm, mảnh xốp làm gối
Lạc lõng một góc là người đàn ông đang cầm hộp xôi của nhómtình nguyện nào đó vừa biếu. Ông nói: “Ăn ít một mai còn có cái mà ăn”. Nhữngngười vô gia cư ở đây không ai không biết ông – một người đàn ông không nhớ nổitên mình.
Khi được biếu đồ ăn, ông vội vui mừng chìa tay: “Cô cho tôiđồ ăn hả? Đồ ăn hết rồi. Hôm qua mới cất đây, chưa ăn đã bị chuột tha đi mất”.Hỏi ra mới biết, mấy hôm trước, ông khóc rưng rức vì biết mất sữa và tiền saukhi tỉnh dậy. “Các ông, các bà hay được biếu tiền, bánh kẹo, nhưng nào có dámtiêu. Dành dụm cất đi phòng khi đau ốm. Để ở đây thì “chúng nó” cuỗm sạch. Tiềnmất, hộp sữa, hộp bánh chắc chỉ còn toàn vỏ. Bà phải gửi chỗ chú bảo vệ kia kìa,khi cần thì xin lại.” – Bà Mùi phân bua.
Không nhớ nổi tên mình, không nhớ nổi quê hương bản xứ, ông lạc lõng cô đơn ở nơi “phố là nhà” Không nhớ nổi tên mình, không nhớ nổi quê hương bản xứ, ônglạc lõng cô đơn ở nơi “phố là nhà”. Ai cho đồ ăn, ông giơ tay ra nhận mà chẳngcần hỏi han, thắc mắc. Ông xem đó là cảnh bình thường mà bất cứ người vô gia cưnào cũng có thể đón nhận lòng thương từ người xa lạ.
Với những người “gần đất xa trời” phải sống cảnh “màn trờichiếu đất”, sợ nhất là đau ốm, sau là mưa bão: “Một thân một mình, ốm biết aichăm sóc. Còn trời mưa rét như mấy hôm nay thì không nằm nổi, cứ phải ngồi co rotrùm áo mưa kín, úp nón lên mặt mà ngủ”.
Thúy Nga
">Người vô gia cư khóc rưng rức giữa phố HN vì bị 'cướp' sữa
Ngày 29/4, QQ đưa tin tối 28/4, Trương Đại Dịch tiếp tục livestream bán hàng trên mạng giữa những chỉ trích xoay quanh vụ cô phá hoại gia đình Chủ tịch Taobao - Tưởng Phàm. Người đẹp xuất hiện với vẻ ngoài rạng rỡ, tươi tắn. Tâm trạng của cô cũng không để lộ bất cứ dấu hiệu nào của việc bị tổn thương sau khi bị vợ doanh nhân nổi tiếng chỉ trích.
Đáng chú ý, trong buổi phát sóng trực tiếp của mình, Trương Đại Dịch đã thẳng thắn phủ nhận tin đồn cô mang thai với Tưởng Phàm. Chân dài 8X vén áo khoe vòng 2 thon gọn và để nữ trợ lý đánh vào bụng để chứng minh bản thân không có thai.
"Không hề có thai", cô nói.
Trương Đại Dịch phủ nhận bản thân mang thai trên sóng trực tiếp.
Tuy nhiên, điều khiến dân mạng chú ý lại là chiếc nhẫn ở ngón tay giữa của Đại Dịch. Một số khán giả cho hay những người đeo nhẫn ở vị trí này thường ngầm biểu thị là "hoa có chủ", đang hẹn hò.
Theo Sohu, buổi bán hàng của Trương Đại Dịch thu hút hơn 2,5 triệu lượt xem. Nhưng so với trước khi vụ bê bối vỡ lở, con số này đã giảm hơn một nửa. Trong suốt buổi live, dân mạng cũng liên tục tràn vào mắng chửi nữ người mẫu, buộc ê-kíp của Đại Dịch phải xóa bình luận.
Kể từ khi vụ bê bối nổ ra đến nay, người đẹp sinh năm 1988 tỏ ra vô cùng bình thản. Cô vui vẻ đăng ảnh mới và livestream bán hàng trên trang cá nhân.
Dù từng một mực phủ nhận quan hệ của mình với Tưởng Phàm và hứa hẹn sẽ cho người hâm mộ một câu giải thích rõ ràng, song đã gần 2 tuần trôi qua, Trương Đại Dịch vẫn im hơi lặng tiếng. Chính vì thế, cô bị công chúng chỉ trích là người dối trá sau khi họ tìm thấy một loạt các bằng chứng cho thấy Đại Dịch chung sống với Tưởng Phàm.
Tưởng Phàm và Trương Đại Dịch bị dân mạng chỉ trích thẳng mặt.
Trương Đại Dịch sinh năm 1988, là người mẫu - hot girl mạng có sức ảnh hưởng lớn đến giới trẻ đất nước tỷ dân, với 11,6 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Weibo. Năm 2014, người đẹp mở cửa hàng kinh doanh quần áo online trên Taobao và trở thành "nữ hoàng thương mại điện tử" ở Trung Quốc. Ồn ào ngoại tình với Tưởng Phàm khiến cô chịu thiệt hại kinh tế nặng nề và bị công chúng tẩy chay.
Hotgirl xinh đẹp khiến chủ tịch Taobao bị giáng chức là ai?
Vụ ngoại tình của chủ tịch kênh bán hàng trực tuyến Taobao - Tưởng Phàm và người đẹp Trương Đại Dịch khiến anh bị kỷ luật, giáng chức.
">Người tình 8X lên tiếng về tin mang thai với cựu Chủ tịch Taobao
Tôi và con trai, chúng tôi tập làm bạn của nhau. Tôi nghĩ đến tên của con trai mình trong sáng đầu tiên con được ẵm về nhà khi mới 8 ngày tuổi. Bình Minh. Đó là cái tên mang ý nghĩa của sự bắt đầu, một ngày mới, một cuộc sống mới. Bình Minh cũng là sự ấm áp, là ánh sáng tỏa ra giữa bầu trời cao rộng, xua đi bóng đêm của ngày hôm trước. Tôi mong con mình có một cuộc sống bình an như ngày mới ở quê mình, nơi hiên nhà rộn tiếng chim. Tôi cũng mong con luôn ấm áp, dồi dào yêu thương như ánh nắng đầu ngày dành tặng cho muôn loại sự sống.
Thực sự, làm ba là một công việc thú vị từ trước đến giờ mà tôi đảm nhiệm, bởi, nhìn một đứa trẻ bé bỏng trên tay mình nó lạ lắm. Khi đó, lòng mình mềm ra, tình thương dâng đầy, mọi phiền lo đều rơi rụng hết.
Nhìn đứa trẻ ấy bập bẹ trên tay mình, tôi biết, mình cần mạnh mẽ hơn để trở thành tấm khiên che chở cho con trong lứa tuổi này. Nghe tiếng con khóc, tôi biết con đang đói và dù trước đó lọng cọng trong nấu nướng thì việc pha sữa cũng trở nên… dễ dàng khi mình bắt đầu làm ba.
Trăm hay không bằng tay quen, khi làm nhiều, nhất là làm bằng tình thương thì chuyện khó cũng thành dễ. Tôi nhớ những lần thay tã cho con, tôi cảm nhận mình đã vượt qua giới hạn của dơ/sạch để làm việc đó trong hạnh phúc. Hẳn nhiều ông bố bà mẹ cũng đã vượt qua được giới hạn này và đồng cảm với tôi?
Khi con lớn dần, mỗi ngày dù ở gần hay xa con, tôi đều kiểm tra “hôm nay Bình Minh biết thêm gì rồi” và vui mừng khi con đã lật giỏi, biết bò, chập chững đi, nói chuyện rõ hơn…
Má tôi là người phụ trách chính chuyện chăm cháu, vẫn “báo cáo” cho tôi những đổi thay của con vì biết, đó là “vitamin” giúp tôi sáng da, mỉm cười mỗi khi nghe. Làm ba với ai có thể khó nhưng với tôi dễ hơn nhiều chính vì nhờ có má mình - nội của Bình Minh. Có lẽ việc khó nhất của tôi chính là… kiếm tiền mua sữa cho con, còn lại đã có má mình lo. Kể ra, một ông bố đơn thân như tôi cũng thảnh thơi.
Có lẽ do có duyên ba-con nên từ khi làm ba, con trai tôi đã thương tôi bằng cách mỗi ngày vẫn bình yên bên nội. Có lúc khó ở nhưng con vẫn hiểu nhà mình neo đơn nên nhanh chóng vượt qua.
Từ hồi làm ba, tôi biết trách nhiệm mình nhiều hơn. Con sẽ gắn với tôi cả đời nên cả đời mình, tôi luôn tự nói, phải cố gắng vững chãi để con có điểm tựa để bước vào cuộc đời với sự tử tế. Tôi không dám nói mình là một người ba hoàn hảo nhưng tôi sẽ cố gắng để hoàn thiện mình, trở thành một người ba tốt nhất có thể.
Tất nhiên, để được như vậy, tôi phải học… làm ba. Không có một khóa học cụ thể cho chức vụ “ba” dù đó là chức vụ quan trọng, không có nhiệm kỳ. Nhưng tôi sẽ học từ những người ba dễ thương, những ông bố là tượng đài của con mà mình ngoài đời thực cũng như sách vở.
Thực tế, có rất nhiều ông bố là BẠN lớn của con. Đó là những người ba không áp đặt, biết lắng nghe con, chấp nhận những điểm yếu của con, đỡ nâng nhưng không sắp xếp mọi thứ, hướng dẫn chứ không dắt con đi và càng không bê con để vào một nơi/ lên một vị trí mà mình nghĩ là tốt…
Ai cũng mong con mình thật tài giỏi và có giá trị trong cuộc đời này. Nhưng dù con có là gì thì ba vẫn yêu con. Đó là sự chấp nhận, là một cách đi-bên-con một cách nhẹ nhàng. Có người anh đồng nghiệp, cũng là một ông bố của một cu cậu đang tuổi vị thành niên chia sẻ: “Con trai anh không phải là đứa học giỏi nhất lớp nhưng anh biết con chơi đá bóng giỏi, anh tự hào vì năng lực ấy của con”. Và anh kể về bố của mình, rằng ông cụ từng bị người khác chê bai con mình không to cao, khi đó ông đã nói: tôi hạnh phúc vì con mình lành lặn, đó đã là món quà rồi…
Nếu biết nhìn những điểm mạnh và cái được của con mình, tôi nghĩ mình sẽ hạnh phúc với chức vụ làm ba. Con của tôi hẳn cũng sẽ hạnh phúc vì có một ông bố hạnh phúc. Đó là bài học mà tôi cảm nhận từ khóa-học-làm-ba do những ông bố hạnh phúc khác chia sẻ với mình…
Lưu Đình Long
">Ngày tôi làm ba
Siêu máy tính dự đoán Torino vs Udinese, 17h30 ngày 21/4
- Anh xe ôm chở tôi theo con đường dọc biển. Qua khỏi Dinh Cô (Thị trấn Long Hải, H. Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), anh chỉ cho tôi xem một lâu đài xây dựng trên triền núi: "Lâu đài ma ở Long Hải đó chú". Tôi ngước nhìn, đó là một lâu đài sừng sững hướng về biển uy nghi và trầm mặc...
Lâu đài tuyệt đẹp bỏ hoang
Tọa lạc trên ngọn đồi có diện tích hơn 6.000m2, tòa lâu đài được xây dựng theo kiến trúc cổ điển của Pháp. Vật liệu chính để hình thành là đá xanh và gạch kiểu Pháp. Lâu đài có qui mô hai tầng, có 6 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 nhà bếp, với khoảng 100 cửa sổ lớn nhỏ toàn bằng gỗ dầu.
Không biết trước khi có lâu đài, ngọn đồi này có tên là gì nhưng từ khi công trình này hình thành, người dân địa phương đặt cho cái tên là "đồi chú Hỏa" và "lâu đài chú Hỏa" theo tên chủ nhân của nó.
Lâu đài chú Hỏa
Tôi hỏi anh Hùng về lai lịch của tòa nhà được anh cho biết: "Tòa lâu đài này có thể trên cả 100 năm tuổi. Chủ nhân của nó được nghe kể lại là một người Hoa có tên là Hui Bon Hoa (Hứa Bổn Hòa, thường gọi chú Hỏa). Ông xây dựng tòa lâu đài này làm khu nghỉ dưỡng cho gia đình".
Được biết chú Hỏa (1845-1901) là một thương gia có công rất lớn trong sự hình thành bộ mặt Sài Gòn Chợ lớn vào thời sơ khai. Cha mẹ ông là người Hoa quê ở tỉnh Phúc Kiến đã di tản xuống phương nam để tránh sự cai trị của nhà Thanh.
Bằng một gánh ve chai (người bắc gọi là đồng nát), ông khởi nghiệp và vươn lên. Có được số vốn, ông chuyển sang cầm đồ. Nhờ cầm đồ ông mới tạo được một vài căn nhà rồi bằng sự tính toán khéo léo chẳng mấy chốc ông có trong tay trên 30.000 căn nhà trải rộng trên khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định...
Những nẻo đường lên lâu đài bị chặn bằng những tấm tôn (mũi tên)
Trong đó có tòa lâu đài này. Đứng ở dưới đường nhìn lên, nhiều lối dẫn lên lâu đài đã bị ngăn chặn bằng những tấm tôn chắc chắn. Nhìn lên, một công trình kiến trúc hiên ngang trước gió. Những khung cửa bị tháo mất tạo nên những khoảng trống vô hồn. Những vết đập phá còn đó loang lỗ ẩm mốc. Cả một công trình trải qua hơn một thế kỷ giờ không còn sức sống ...
Anh Hùng, người lái xe ôm, cho biết đã có nhiều người ban đêm liều mình vào đây cầu cơ, xin con số đánh đề.
Tiếng đồn vang xa khiến cho những người có máu me cờ bạc đề đóm tìm đến. Nhưng rồi sau đó - cũng theo các tin đồn - cơ có những yêu cầu mà người cầu không thể đáp ứng nên đã bị thua. Nhiều người thua đến sạt nghiệp nên họ cũng thưa đến.
Ở vị trí quá đẹp, tòa nhà với kiến trúc cổ điển mang đậm nét nghệ thuật phương Tây nhưng lại không một bóng người qua lại. Lý giải cho sự vắng lặng này là những tin đồn đầy ám ảnh mà người dân nơi đây còn lưu truyền.
Tin đồn rợn người
Đó là những câu chuyện được thêu dệt xung quanh tòa lâu đài một cách hoang tưởng. Có người kể lại đêm đêm nghe nhiều tiếng hú trong lâu đài vọng ra, rồi những bóng trắng lượn qua lượn lại trên cây, trên mái nhà.
Chú Hỏa Hui Bon Hoa (1845 - 1901, ảnh internet)
Người dân ở đây còn đồn rằng, vào một đêm, nhóm thợ tu sửa tòa nhà ở lại mắc võng trên cây để ngủ. Bất ngờ, sáng hôm sau những người thợ này thấy mình thức dậy trên con đường dẫn vào tòa nhà. Cũng theo lời đồn, một số khách du lịch chụp được những tấm hình ma trong lâu đài.
Những tin đồn thất thiệt này ít nhiều cũng làm cho bà con trong vùng bán tín bán nghi và không còn nhiều người bén mảng đến.
Thêm vào đó, năm 1972 đạo diễn Lê Hoàng Hoa cùng đoàn làm phim “Con ma nhà họ Hứa" từ Sài Gòn xuống đây thực hiện các cảnh quay.
Bộ phim kể lại câu chuyện một cô gái xấu xí vốn là con gái duy nhất của chú Hỏa bị bệnh phong cùi được đưa từ Sài Gòn xuống nhốt trong lâu đài. Bộ phim hấp dẫn tạo dựng nhiều tình tiết ly kỳ nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng là lâu đài ngày càng trở nên hoang vắng.
Theo chia sẻ của người dân nơi đây, vào khoảng thập niên 1960 gia đình chú Hỏa sang Pháp định cư. Một phụ nữ ở Sài Gòn đã thuê tòa lâu đài để kinh doanh. Lâu đài biến thành khách sạn sang trọng trong đó có nhà hàng phục vụ ăn uống.
Khách sạn thu hút được nhiều khách đến vui chơi nghỉ dưỡng. Thế nhưng, đến năm 1965 chiến sự ác liệt công cuộc kinh doanh ngày càng khó khăn, bà sang lại cho người khác. Người này tiếp quản ra sức chỉnh trang nhưng không cải thiện được gì.
Tường loang lổ, các khung cửa không còn
Đến năm 1986, công ty du lịch Đồng Nai tiếp nhận lâu đài. Khách sạn Palace ra đời với những chỉnh trang hoàn thiện với 18 phòng ngủ, 1 nhà hàng, 1 nhà bếp, 1 sân tennis. Ở vào một vị trí khá tốt - trên ngọn đồi nhìn ra biển, với những tiện nghị đặc biệt nhất nhưng rồi không có được bao nhiêu khách đến. Palace phải chịu chung số phận với những lần kinh doanh trước, khách sạn đóng cửa.
Hậu quả là tòa lâu đài ngày càng hoang vu những phiến đá đã rêu phong. Những mảng tường không còn lớp vôi phủ bên ngoài đã bạc màu. Dấu ấn của thời gian phủ kín lâu đài. Không một bóng người lai vãng, tòa nhà trở nên vắng vẻ đến lạnh lùng.
Hiện nay, khi chúng tôi có mặt nơi đây, những nẻo đường vào tòa nhà đều bị chặn lại bằng những tấm tôn vững chãi. Nhìn lên, một công trình kiến trúc hiên ngang trước gió. Những khung cửa bị tháo mất tạo nên những khoảng trống vô hồn. Những vết đập phá còn đó loang lỗ ẩm mốc. Cả một công trình trải qua hơn một thế kỷ giờ không còn sức sống ...
Trần Chánh Nghĩa
Kỳ tiếp: Thực hư tin đồn ma trong lâu đài họ Hứa
">Tin đồn về lâu đài 'con ma nhà họ Hứa' ở Long Hải
Mớiđây, một cô giáo trường Ngọc Lâm đã chia sẻ nỗi đau của cá nhân mình khi chứngkiến không ít những trái tim vô cảm, thờ ơ trước sự sống của cháu bé xe Camry đâm chết. Trước ranh giới sự sống, cái chết mong manh ấy nhiều người đãchia sẻ câu chuyện bày tỏ không phải ai cũng vô tâm không cứu người hoạn nạn.Đau đớn vì sự vô cảm trong vụ xe Camry đâm chết 3 người">
Rơi lệ với những chuyện 'cứu một mạng người xây 7 tòa tháp'
LTS: Nghịch cảnh trong cuộc đời thường đưa mỗi người tới những ngã rẽ khác nhau. Có người vì nghịch cảnh mà suy sụp, không thể đứng vững nhưng cũng có người nhờ nghịch cảnh mà mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn.
Vượt qua nghịch cảnh như thế nào là tuỳ thuộc vào bản lĩnh, ý chí của mỗi người. Báo VietNamNet mời độc giả chia sẻ những câu chuyện vượt qua nghịch cảnh của bản thân cho diễn đàn cùng tên qua địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn.
Những bài viết có nội dung ý nghĩa, hấp dẫn sẽ được chọn để đăng tải trên VietNamNet.
Tôi từng là kẻ trồng cần sa - hay còn gọi là “dân chăn mèo” theo cách gọi của người Úc. Từ một nhà báo làm việc trong đài truyền hình tỉnh, nghe theo tiếng gọi của đồng tiền, tôi tìm cách sang châu Úc xa xôi để kiếm tiền thật nhanh.
Trong nhiều năm, tôi thành công rực rỡ với cách kiếm tiền ấy. Cuộc sống của bản thân và gia đình tôi như bước sang một trang mới. Nhưng điều gì phải đến cũng đến, tôi bị bắt và phải chịu cảnh tù đày ở nơi đất khách quê người.
Tấn bi kịch cuộc đời khiến toàn bộ tài sản, gia đình… mọi thứ đều vuột khỏi tay tôi. Trong hoàn cảnh đơn côi không thăm thân nơi xứ người, tôi đã nhiều lần định tìm đến cái chết hòng trốn chạy khỏi những nỗi đau cào xé tâm can mỗi ngày.
Thế nhưng trong thẳm sâu của bi kịch, trong ngõ tối hun hút của tuyệt vọng, tự bản thân tôi đã bùng cháy lại ngọn lửa sống. Đó có lẽ là một trong những bản năng sinh tồn của con người.
Không chết được, vậy phải sống như thế nào trước những ngày tháng chịu án lê thê phía trước cũng là một thách thức rất lớn với tôi. Thất bại lần này đánh thức tất cả các giác quan của tôi để cùng trái tim gióng lên một hồi chuông về ý thức sống đẹp.
Tôi (ở giữa) trong một lần đi tác nghiệp khi còn làm việc ở đài truyền hình tỉnh Tôi lần lại tất cả các mối quan hệ, các hiện tượng và những xung đột xảy ra - thứ đã kéo mình xuống hố sâu cuộc đời. Tìm lại không phải để ký ức không đẹp kéo đổ mình ở hiện tại, mà đào sâu tìm nguyên nhân thất bại. Nếu tìm được nguyên nhân sâu xa thì chính nỗi đau sẽ có sứ mệnh dẫn bước tôi sống lại cuộc đời lần thứ hai.
Tôi đánh giá theo quy luật nhân quả, duyên sinh của đạo Phật để từng bước giúp mình tháo gỡ các nút thắt chằng chịt trong mớ bòng bong của cuộc đời lúc này. Tôi nhận diện nguyên nhân thất bại để rồi đối mặt với nó mà không trốn chạy. Những điều đó đòi hỏi khả năng học tập và tu luyện, cũng như sự dũng cảm đối mặt.
Trong một môi trường không hề thuận lợi, tôi đã tự kỷ ám thị rằng, đây mới chính là thiên đường để ta sám hối, gột rửa những tội lỗi mà mình đã gây ra để quay lại làm người. Bởi thế, tôi xem nhà tù chính là trường đại học lớn của mình bấy giờ.
Tôi như “đập đi xây lại tất cả thành trì cố hữu bấy lâu”. Tôi lựa chọn lối sống “healthy body and healthy mind” - lành mạnh cả thể xác lẫn tâm hồn. Bởi tôi nghĩ về sự liên kết giữa tâm hồn và thể xác trong một sự tốt đẹp mà mình đang hướng tới.
Trong bộ dạng thiếu năng lượng, thiếu sức sống trước đây, khi còn là thanh niên, tôi thường lựa việc nhẹ nhàng, thậm chí trốn việc, rồi dẫn đến ham muốn đi tắt làm giàu nên mới phải vào đây. Một thân thể yếu đuối sẽ luôn có tâm trí bạc nhược. Chính vì thế, tôi lên kế hoạch tập luyện.
Vì lúc này tuổi đã 40 nên tôi cần thực hiện tập luyện khoa học - kết hợp các bộ môn gym, chạy bộ, bơi lội để phòng tránh những rủi ro do tuổi tác mang lại. Tôi muốn có được cơ thể rắn rỏi của một người đàn ông từng trải.
Bên cạnh phương pháp luyện tập phù hợp, tôi áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh để phát triển toàn diện. Về nguyên tắc xây dựng một cơ thể khỏe mạnh, luyện tập chiếm 20%, 80% phụ thuộc vào dinh dưỡng và lối sống. Cứ thế, sức khỏe tôi cải thiện rõ rệt theo từng ngày. Quan trọng hơn, tôi luôn có một nguồn năng lượng tích cực hỗ trợ cho cuộc sống hà khắc trong nghịch cảnh kẽm gai phủ kín lối đi.
Sau khi ra tù ở Úc, trở về Việt Nam, tôi (bên phải) trở thành một huấn luyện viên thể hình Bên cạnh sức khỏe thể chất là sức khỏe tâm trí. Tôi cố gắng học thêm tiếng Anh, đọc thêm sách, cứ một tuần tôi đọc xong một cuốn sách có nội dung chữa lành, bài học cuộc sống. Cũng từ đó, tôi mở mang đọc thêm sách văn học kinh điển, triết học, tôn giáo. Nhờ thế, đầu óc tôi cũng mở mang ra nhiều thứ mà trước đây khi còn là một nhà báo tôi cứ ngỡ là mình biết tuốt rồi.
Để làm được những điều trên đòi hỏi kĩ năng lãnh đạo bản thân. Trước đây, tôi đam mê quyền lực, danh vọng để nhảy vào một cuộc đua đầy rẫy đối thủ. Nay tôi biết kẻ thù lớn nhất là chính mình, tôi quyết tâm thay đổi để lãnh đạo bản thân.
Tôi làm từng phần việc nhỏ một, đơn giản nhất là giờ đi ngủ, giờ thức giấc, giờ ăn uống sinh hoạt, tất cả phải lên lịch. Phòng tù của tôi dán đầy bảng biểu như một văn phòng. Trong phòng, tôi cũng trang trí sạch sẽ, ngăn nắp. Tôi có nhiều bảng, ví dụ như bảng thực đơn ăn uống đúng đủ đều, tính toán lượng khoáng chất, vitamin, chất dinh dưỡng thiết yếu. Ngay cả việc uống nước, tôi cũng lên kế hoạch để làm sao tuân thủ đúng phương pháp.
Về các mối quan hệ, tôi cố gắng sâu sắc hơn bằng sự thân thiện, cầu thị và quan trọng nhất là lắng nghe để thấu cảm đối phương.
Nhờ thế mà tâm hồn tôi dù ở trong nhà lao nhưng luôn phơi phới rạo rực niềm tin ở cuộc sống. Ngày ra tù, tôi có cú “lột xác” ngoạn mục. Nhìn vóc dáng, nhiều người không nhận ra tôi. Một số bạn bè chỉ biết tôi mất tích không rõ lý do, nay xuất hiện lại. Họ nói đùa là tôi đã lui vào “tuyệt tình cốc” để luyện “bí kíp võ lâm”.
Tôi cũng cân đối cuộc sống sau ngày tái hòa nhập vì đã củng cố và chuẩn bị cho mình một hành trang trọn vẹn trong những ngày ở “trường đại học lớn” của cuộc đời.
Tôi nghiễm nhiên trở thành một huấn luyện viên thể hình chuyên nghiệp được nhiều người ngưỡng mộ theo học.
Một năm sau ngày mãn hạn tù, tháng 8/2020, tôi xuất bản cuốn sách đầu tay Đường xanh viễn xứ. Đến tháng 11/2022, tôi xuất bản tiếp cuốn Nếu không có ngày mai. Trong khi đó, cuốn sách đầu tiên của tôi đã được dịch sang tiếng Anh (Herding Cats) và được nhà xuất bản Úc Bonfire mua bản quyền quốc tế, phát hành trên Amazon.
Tôi cũng vận động bạn đọc và doanh nghiệp tạo quỹ sách để tôi lựa chọn sách quý mang vào tặng cho các nhà tù.
Tôi (áo kẻ) với vai trò diễn giả trong một buổi trò chuyện với các phạm nhân ở trại giam Thanh Phong (Thanh Hoá) Đến nay, tôi đã tới rất nhiều tỉnh thành trong cả nước để làm diễn giả, chia sẻ về nghệ thuật vượt qua nghịch cảnh. Đặc biệt, cuộc nói chuyện của tôi với tù nhân ở các trại giam như Yên Đinh, Thanh Phong (Thanh Hóa), Ngọc Lý (Bắc Giang), Kim Sơn (Bình Định) đã nhận được sự đồng cảm của nhiều phạm nhân. Nhiều người sau khi ra tù đã liên lạc để cảm ơn những điều tôi viết. Tôi vui vì họ thấy và cảm nhận được năng lượng thiện lành mà tôi muốn lan tỏa.
Với tôi, tất cả thách thức từ cuộc sống, thậm chí là những vấp ngã, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả bây giờ. Nhưng với thái độ học hỏi từ thất bại, xem thất bại là người thầy lớn của cuộc đời, tôi sẵn sàng đương đầu với những khó khăn để được sống một cuộc đời tử tế và có ý nghĩa như mình mong muốn.
Đường hoàn lương của cựu nhà báo Việt trồng cần sa ở Úc
Tốt nghiệp Tổng hợp Văn, là biên tập viên của đài truyền hình tỉnh, Tô Giang bỏ lại tất cả để đi theo tiếng gọi của đồng tiền, rồi lại trở về quê hương gột rửa quãng đời tội lỗi đã qua.
">Ngồi tù vì trồng cần sa ở Úc, cựu nhà báo Việt vượt nghịch cảnh như thế nào?