{keywords}Bác sĩ Phùng Thị Nhung, nguyên Trưởng khoa gây mê hồi sức, BV Răng Hàm Mặt Trung ương.

“Mỗi ngày, điểm tiêm của chúng tôi tiêm cho khoảng 800 người. Công việc bắt đầu từ 7h30 sáng, có hôm đến 7, 8h đêm mới kết thúc. Nhưng có những ngày, 11h đêm tôi vẫn phải kiểm tra lại công việc tiêm của ngày mai. Ở tuổi 72, với khối lượng công việc như vậy, nói không mệt là không đúng”, bác sĩ Nhung chia sẻ.

Ngoài tiêm, nữ bác sĩ còn phụ trách công tác điều động, cấp cứu sau tiêm cho người dân. Công việc quá bận, bệnh viện triển khai mô hình “4 tại chỗ” nên bà ở lại bệnh viện để thuận tiện cho công tác.

Ngày 2/9 vừa qua, có được một ngày nghỉ, bà về nhà để nghỉ ngơi. Nhưng đến chiều hôm sau, bệnh viện báo có đợt tiêm chủng mới, nữ bác sĩ lại rời nhà.

Mong muốn nhiều người dân được tiêm vắc xin

Bác sĩ Nhung nhấn mạnh, sàng lọc là công tác rất quan trọng trong tiêm chủng. Theo chủ trương Bộ Y tế, hiện tại, đối tượng tiêm chủng được mở rộng hơn. Thay vì tất cả mọi người phải đo huyết áp trước tiêm, nay các đối tượng như người cao tuổi (trên 65), có bệnh nền, có tiền sử huyết áp mới phải thực hiện khâu này.

Điểm tiêm ở Bệnh viện mắt Hà Nội 2 từng đón nhiều đối tượng là người cao tuổi. “Nhiều người do lo lắng, hồi hộp nên đến điểm tiêm huyết áp lên cao. Có cụ bệnh nền nặng như cụ đặt đến 3 stent động mạch vành, cụ có bệnh ung thư... Dù vậy chúng tôi vẫn cố gắng điều trị để họ có cơ hội được tiêm vắc xin, chỉ trừ trường hợp chống chỉ định tiêm theo phác đồ của Bộ Y tế”, bà Nhung nói.

{keywords}
Người cao tuổi đi tiêm vắc xin.

Theo bác sĩ Nhung, người cao tuổi dù thường xuyên ở nhà nhưng con, cháu ra ngoài có thể mang virus về nhà và lây nhiễm cho họ. Nếu mắc Covid-19 sẽ dễ diễn tiến nặng và nguy cơ tử vong.

Cũng theo bà Nhung, trước khi Hà Nội có chiến dịch đẩy mạnh việc tiêm chủng, một người đến được điểm tiêm phải qua cả chặng đường dài khi họ phải là đối tượng ưu tiên, phải khai báo, chờ đợi…Nếu trì hoãn, sau này, họ rất khó cơ hội tiêm lại.

“Khi một người được tiêm vắc xin nghĩa là chúng tôi đã đưa ra cộng đồng một người được bảo vệ. Nếu bạn ra cộng đồng không có vũ khí sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh và lây lan cho người khác. Vì vậy người tiêm chủng cố gắng đưa vào cộng đồng càng nhiều người được bảo vệ càng tốt”, bà nói thêm.

Với người già huyết áp cao, bác sĩ Nhung và nhân viên y tế ưu tiên cho họ được nghỉ ngơi, tạo tâm lý thoải mái. Sau đó, nữ bác sĩ phải dùng thuốc huyết áp cho người đến tiêm.

Nhiều người cao tuổi, đặc biệt là người có bệnh nền đã lộ rõ sự vui mừng, an tâm khi được tiêm vắc xin. “Họ mừng lắm, liên tục cảm ơn nhân viên y tế vì không nghĩ mình có thể được tiêm. Trong đó, có trường hợp một cụ ông 88 tuổi ở Hà Nội. Huyết áp cao, sau 3 tiếng đồng hồ can thiệp, ông mới có thể đủ điều kiện để tiêm”, bà Nhung kể.

Ở khâu sàng lọc, bà Nhung cũng nhấn mạnh sự cẩn thận, kỹ càng vì nhiều trường hợp muốn được tiêm nên không thành thật khi khai báo thông tin.

{keywords}
Bác sĩ Nhung khám sàng lọc cho người dân trước khi tiêm vắc xin.

Sau tiêm, việc theo dõi, xử lý các trường hợp sốc phản vệ cũng được chú trọng. Đội ngũ bác sĩ, y tá theo dõi rất sát người sau tiêm, khi có dấu hiệu biến chứng lập tức chuyển vào phòng cấp cứu riêng.

“Phản ứng đa phần là người tiêm vắc xin về nhà không ngủ được, hoa mắt, chóng mặt, chân tay tê, bủn rủn… Thậm chí, có người đơn giản chỉ là do lo lắng thái quá, liên tục gọi điện. Với những trường hợp này, tôi cũng cố gắng để trấn an và hướng dẫn họ xử lý các triệu chứng”, bà nói.

Theo bác sĩ Nhung, công việc của nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng thời gian này khá vất vả. Có những điểm tiêm nóng bức, y bác sĩ đổ mồ hôi như tắm. Có những đêm, gọi điện cho đồng nghiệp, bà được biết họ vẫn đội mưa giữa đêm để đi tiêm chủng, lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Các con đều đã lập gia đình, bác sĩ Nhung có thời gian dành hết cho việc chuyên môn. Con gái thứ 2 của bà cũng là một bác sĩ. Thỉnh thoảng, chị đến tham gia hỗ trợ tiêm chủng cùng mẹ và đồng nghiệp.

“Các con rất lo cho sức khỏe của mẹ, thỉnh thoảng lại mang đồ ăn đến điểm tiêm bồi dưỡng khi nhiều ngày mẹ chưa về nhà. Là một bác sĩ, khi dịch bệnh căng thẳng, tôi không thể đứng ngoài cuộc chiến này”, bà Nhung nói.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Ngọc Trang

Bác sĩ trắng đêm tư vấn giúp F0 103 tuổi vượt nguy kịch

Bác sĩ trắng đêm tư vấn giúp F0 103 tuổi vượt nguy kịch

Tối 17/8, được tình nguyện viên báo tin 2 người trong một gia đình 4 F0, đều có bệnh nền ở TP.HCM đang trở nặng, BS tư vấn Nguyễn Văn Chánh - BS quản lý phó của Khu vực 760 mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, vội vã cầm điện thoại.

" />

Nữ bác sĩ nghỉ hưu 72 tuổi nhiều tháng xa nhà, tình nguyện đi chống dịch Covid

Nhiều tháng xa nhà hỗ trợ người dân tiêm chủng

Sau ca làm việc buổi sáng,ữbácsĩnghỉhưutuổinhiềuthángxanhàtìnhnguyệnđichốngdịđức bo tranh thủ thời gian nghỉ ít ỏi, bác sĩ Phùng Thị Nhung, nguyên Trưởng khoa gây mê hồi sức, BV Răng Hàm Mặt Trung ương, ăn vội suất cơm trưa. Chiều nay, 1h bà và các đồng nghiệp tiếp tục bắt tay vào công việc.

Từ tháng 6 đến nay, bác sĩ Nhung tình nguyện phụ trách chính tại điểm tiêm chủng Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, một trong các điểm tiêm chủng của quận Đống Đa, Hà Nội. Ngoài điểm tiêm tại bệnh viện này, bà cũng hỗ trợ công tác tiêm chủng tại phường Láng Thượng, Láng Hạ, Ô Chợ Dừa… (quận Đống Đa) nhiều tháng qua.

{ keywords}
Bác sĩ Phùng Thị Nhung, nguyên Trưởng khoa gây mê hồi sức, BV Răng Hàm Mặt Trung ương.

“Mỗi ngày, điểm tiêm của chúng tôi tiêm cho khoảng 800 người. Công việc bắt đầu từ 7h30 sáng, có hôm đến 7, 8h đêm mới kết thúc. Nhưng có những ngày, 11h đêm tôi vẫn phải kiểm tra lại công việc tiêm của ngày mai. Ở tuổi 72, với khối lượng công việc như vậy, nói không mệt là không đúng”, bác sĩ Nhung chia sẻ.

Ngoài tiêm, nữ bác sĩ còn phụ trách công tác điều động, cấp cứu sau tiêm cho người dân. Công việc quá bận, bệnh viện triển khai mô hình “4 tại chỗ” nên bà ở lại bệnh viện để thuận tiện cho công tác.

Ngày 2/9 vừa qua, có được một ngày nghỉ, bà về nhà để nghỉ ngơi. Nhưng đến chiều hôm sau, bệnh viện báo có đợt tiêm chủng mới, nữ bác sĩ lại rời nhà.

Mong muốn nhiều người dân được tiêm vắc xin

Bác sĩ Nhung nhấn mạnh, sàng lọc là công tác rất quan trọng trong tiêm chủng. Theo chủ trương Bộ Y tế, hiện tại, đối tượng tiêm chủng được mở rộng hơn. Thay vì tất cả mọi người phải đo huyết áp trước tiêm, nay các đối tượng như người cao tuổi (trên 65), có bệnh nền, có tiền sử huyết áp mới phải thực hiện khâu này.

Điểm tiêm ở Bệnh viện mắt Hà Nội 2 từng đón nhiều đối tượng là người cao tuổi. “Nhiều người do lo lắng, hồi hộp nên đến điểm tiêm huyết áp lên cao. Có cụ bệnh nền nặng như cụ đặt đến 3 stent động mạch vành, cụ có bệnh ung thư... Dù vậy chúng tôi vẫn cố gắng điều trị để họ có cơ hội được tiêm vắc xin, chỉ trừ trường hợp chống chỉ định tiêm theo phác đồ của Bộ Y tế”, bà Nhung nói.

{ keywords}
Người cao tuổi đi tiêm vắc xin.

Theo bác sĩ Nhung, người cao tuổi dù thường xuyên ở nhà nhưng con, cháu ra ngoài có thể mang virus về nhà và lây nhiễm cho họ. Nếu mắc Covid-19 sẽ dễ diễn tiến nặng và nguy cơ tử vong.

Cũng theo bà Nhung, trước khi Hà Nội có chiến dịch đẩy mạnh việc tiêm chủng, một người đến được điểm tiêm phải qua cả chặng đường dài khi họ phải là đối tượng ưu tiên, phải khai báo, chờ đợi…Nếu trì hoãn, sau này, họ rất khó cơ hội tiêm lại.

“Khi một người được tiêm vắc xin nghĩa là chúng tôi đã đưa ra cộng đồng một người được bảo vệ. Nếu bạn ra cộng đồng không có vũ khí sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh và lây lan cho người khác. Vì vậy người tiêm chủng cố gắng đưa vào cộng đồng càng nhiều người được bảo vệ càng tốt”, bà nói thêm.

Với người già huyết áp cao, bác sĩ Nhung và nhân viên y tế ưu tiên cho họ được nghỉ ngơi, tạo tâm lý thoải mái. Sau đó, nữ bác sĩ phải dùng thuốc huyết áp cho người đến tiêm.

Nhiều người cao tuổi, đặc biệt là người có bệnh nền đã lộ rõ sự vui mừng, an tâm khi được tiêm vắc xin. “Họ mừng lắm, liên tục cảm ơn nhân viên y tế vì không nghĩ mình có thể được tiêm. Trong đó, có trường hợp một cụ ông 88 tuổi ở Hà Nội. Huyết áp cao, sau 3 tiếng đồng hồ can thiệp, ông mới có thể đủ điều kiện để tiêm”, bà Nhung kể.

Ở khâu sàng lọc, bà Nhung cũng nhấn mạnh sự cẩn thận, kỹ càng vì nhiều trường hợp muốn được tiêm nên không thành thật khi khai báo thông tin.

{ keywords}
Bác sĩ Nhung khám sàng lọc cho người dân trước khi tiêm vắc xin.

Sau tiêm, việc theo dõi, xử lý các trường hợp sốc phản vệ cũng được chú trọng. Đội ngũ bác sĩ, y tá theo dõi rất sát người sau tiêm, khi có dấu hiệu biến chứng lập tức chuyển vào phòng cấp cứu riêng.

“Phản ứng đa phần là người tiêm vắc xin về nhà không ngủ được, hoa mắt, chóng mặt, chân tay tê, bủn rủn… Thậm chí, có người đơn giản chỉ là do lo lắng thái quá, liên tục gọi điện. Với những trường hợp này, tôi cũng cố gắng để trấn an và hướng dẫn họ xử lý các triệu chứng”, bà nói.

Theo bác sĩ Nhung, công việc của nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng thời gian này khá vất vả. Có những điểm tiêm nóng bức, y bác sĩ đổ mồ hôi như tắm. Có những đêm, gọi điện cho đồng nghiệp, bà được biết họ vẫn đội mưa giữa đêm để đi tiêm chủng, lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Các con đều đã lập gia đình, bác sĩ Nhung có thời gian dành hết cho việc chuyên môn. Con gái thứ 2 của bà cũng là một bác sĩ. Thỉnh thoảng, chị đến tham gia hỗ trợ tiêm chủng cùng mẹ và đồng nghiệp.

“Các con rất lo cho sức khỏe của mẹ, thỉnh thoảng lại mang đồ ăn đến điểm tiêm bồi dưỡng khi nhiều ngày mẹ chưa về nhà. Là một bác sĩ, khi dịch bệnh căng thẳng, tôi không thể đứng ngoài cuộc chiến này”, bà Nhung nói.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Ngọc Trang

Bác sĩ trắng đêm tư vấn giúp F0 103 tuổi vượt nguy kịch

Bác sĩ trắng đêm tư vấn giúp F0 103 tuổi vượt nguy kịch

Tối 17/8, được tình nguyện viên báo tin 2 người trong một gia đình 4 F0, đều có bệnh nền ở TP.HCM đang trở nặng, BS tư vấn Nguyễn Văn Chánh - BS quản lý phó của Khu vực 760 mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, vội vã cầm điện thoại.