Lời ca, tiếng saxophone và nước mắt khán giả những ngày giãn cách
Tiếng kèn saxophone của Trần Mạnh Tuấn với bài Quê hương xúc động:
Nhóm nghệ sĩ Phương Thanh,ờicatiếngsaxophonevànướcmắtkhángiảnhữngngàygiãncábảng xếp hạng vô địch đức saxophone Trần Mạnh Tuấn, Quốc Đại, Ái Phương, Ngọc Linh... mới tổ chức đêm diễn "có một không hai" ở khu bệnh viện dã chiến tại TP.HCM. Các nghệ sĩ tận dụng mảnh sân nhỏ nằm giao giữa các khu bệnh viện dã chiến số 3, số 6 làm sân khấu.
Như MC Quỳnh Hoa mô tả, đó là sân khấu "không ánh sáng rực rỡ, không âm thanh hoành tráng, không áo quần lộng lẫy" nhưng nghệ sĩ nào cũng hát như chưa từng được hát.
MC Quỳnh Hoa kể, ban đầu nhóm tình nguyện viên chỉ định vận chuyển thiết bị y tế tiếp sức cho bệnh viện dã chiến, cắt tóc cho các y, bác sĩ và có thể phục vụ văn nghệ nhanh gọn với chiếc loa kẹo kéo nhưng ban giám đốc bệnh viện dã chiến số 6 và 7 mong nhóm mang tiếng hát đến mọi người ở đây. Trước mong muốn thưởng thức âm nhạc để khích lệ tinh thần, chương trình kéo dài 1 tiếng đã thực sự diễn ra phục vụ hàng trăm nhân viên y tế và hơn 10.000 bệnh nhân F0.
Các nghệ sĩ đã hát với niềm hân hoan lớn nhất những ca khúc cảm ơn lực lượng tuyến đầu như Một đời người một rừng cây, Việt Nam ơi, Tôi yêu người Việt Nam, Nối vòng tay lớn, hay những ca khúc trữ tình thể hiện tình cảm với quê hương như Hương tóc mạ non...
Qua hình ảnh của nhiếp ảnh gia Quỷ Cốc Tử, hàng trăm nhân viên y tế đứng quanh sân cổ vũ, hàng nghìn khán giả đứng đông nghịt trên ban công của các khu bệnh viện dã chiến xem các nghệ sĩ biểu diễn.
Việc tổ chức một chương trình âm nhạc có khán giả xem trực tiếp trong mùa dịch có thể xem là một phép màu kỳ diệu. Chương trình ấy không hề có tên nhưng lưu lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều người. Bởi đó là sự giao nhau của những nghệ sĩ thèm hát nhưng không được hát và mong mỏi của những khán giả muốn thưởng thức nhạc "sống" - điều đã lâu không hiện hữu khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội.
Không chỉ xoa dịu, động viên tinh thần của đội ngũ nhân viên y tế và bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến, các video ghi lại phần trình diễn của "đêm nhạc" này còn lan tỏa cảm xúc tích cực đến người dùng mạng. Ca sĩ Huyền Anh Yoko - Á quân chương trình Nhân tố bí ẩn, đã khóc khi nghe tiếng Saxophone của Trần Mạnh Tuấn trong video.
"Giữa 10.000 bệnh nhân F0 đang mang trong mình con virus mà cả thế giới khiếp sợ có thể lấy đi sinh mạng của họ bất kỳ lúc nào. Giữa hàng trăm y bác sĩ tiếp xúc những bệnh nhân ấy hàng ngày mà chỉ cách con virus qua lớp áo bảo hộ mỏng manh. Giữa khoảng sân một bệnh viện dã chiến ở Sài Gòn, tiếng kèn Saxophone của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn vang lên giai điệu: Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày.. Ôi nghe sao mà da diết, xúc động đến thế!", cô viết.
Ca sĩ cũng bày tỏ: "Họ không cùng cha, cũng chẳng cùng mẹ, họ thương nhau như ruột thịt của họ, họ sẵn sàng chiến đấu ngày đêm để bảo vệ cho sự an toàn cho đất nước! Vì sao? Vì họ là người con của đất Việt, chảy trong mình dòng máu yêu nước mãnh liệt. Chúng tôi, những người dân Việt Nam, sẽ chẳng bao giờ quên những ngày tháng này đâu, những ngày các chiến sĩ đẫm mồ hôi trong chiếc áo bảo hộ, những ngày các chiến sĩ ngủ cả trên đường vì sự an toàn tính mạng của chúng tôi. Xin được cúi đầu biết ơn các chiến sĩ nơi tuyến đầu, xin tri ân bằng cả tấm lòng!".
Khán giả Hồng Phạm bình luận: "Nước mắt cứ chảy. Kính trọng và yêu thương vô cùng tận các chiến sĩ tuyến đầu. Chỉ biết ở nhà và cầu nguyện dân mình luôn được bình an".
Tài khoản Lê Hữu Phúc viết: "Rất tuyệt. Cám ơn anh Trần Mạnh Tuấn đã tạo cho tinh thần các chiến sĩ phòng chống dịch sảng khoái, vơi bớt mệt nhọc qua tiếng kèn Saxophone. Ôi thương và cảm ơn vô cùng các chiến sĩ diệt dịch vì dân quên mình".
Trong khi đó, nghệ sĩ Quyền Linh đăng tải video chia sẻ về những hình ảnh không thể nào quên về một Sài Gòn. Nam nghệ sĩ chia sẻ: "Thương đứt ruột đứt gan, Thương quá Sài Gòn ơi". Trong video này có lồng bài hát Sài Gòn tôi sẽ do thầy giáo Nguyễn Thái Dương sáng tác và thể hiện.
Cẩm Loan - Ngân An
Phương Thanh: Tôi làm tình nguyện viên đến 1h sáng, con gái vẫn đợi mẹ về
"Có đi tình nguyện thực tế mới thấy khủng khiếp, khác xa lời nói. Người không biết lại hay nói nhiều chứ chúng tôi không biết diễn tả thế nào cũng chẳng biết nói gì", Phương Thanh tâm sự.