您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Hoàng Khánh Duy, người kể chuyện quê hương qua từng trang viết
NEWS2025-04-03 13:30:44【Ngoại Hạng Anh】9人已围观
简介Hoàng Khánh Duy là cây bút trẻ đóng góp nhiều tác phẩm truyện, ký và các công trình nghiên cứu về lĩxếp hạng c1xếp hạng c1、、
![]() |
Hoàng Khánh Duy là cây bút trẻ đóng góp nhiều tác phẩm truyện, ký và các công trình nghiên cứu về lĩnh vực văn học. Ảnh:NVCC |
Cây bút viết cho quê hương
Hoàng Khánh Duy đến với văn chương như một định mệnh. Từ khi còn là một cậu học trò yêu thích học văn, thuộc nhiều thơ, anh đã mơ về việc sáng tác. Năm 2015, cuộc gặp gỡ giữa Duy và các nhà văn trong một buổi giao lưu tại trường đại học đã nhen nhóm niềm đam mê trở thành cây bút trẻ trên giới văn đàn. Từ những câu chuyện nghề và hành trình sáng tạo của họ, anh tìm thấy động lực và lý do để chắp bút.
Như bao hành trình khác, con đường văn chương của Hoàng Khánh Duy không hề bằng phẳng. Anh thổ lộ: “Thách thức lớn nhất không nằm ở ngoại cảnh mà chính từ bản thân. Những lúc mất động lực hay ngại dấn thân, mình đã chọn cách nhìn lại, tự vấn và làm mới bằng việc đọc thêm, cảm nhận sâu hơn. Sự kiên nhẫn và ý chí là những yếu tố giúp mình vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục sáng tạo để mang đến những tác phẩm ý nghĩa”.
Không chỉ thành công với truyện ngắn, bút ký, Hoàng Khánh Duy còn gây ấn tượng trong lý luận phê bình. Với nền tảng nghiên cứu và giảng dạy Văn học, anh đã xuất bản nhiều bài báo, công trình nghiên cứu và tham luận tại các hội thảo trong và ngoài nước. Đề tài của anh luôn được chọn lọc kỹ lưỡng, mang lại những câu chuyện chạm đến tâm hồn độc giả qua chất liệu gần gũi và cảm xúc sâu lắng.
Sinh ra tại miền Tây, anh xem quê hương là điểm tựa tinh thần và nguồn cảm hứng sáng tạo. Những trang viết của anh thấm đượm vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người miền Tây, được chắt lọc từ trải nghiệm thực tế. Anh viết để tri ân quê hương và lan tỏa vẻ đẹp vùng đất này.
Đến năm 2024, Hoàng Khánh Duy đã xuất bản 14 tác phẩm gồm 6 tập truyện ngắn, 2 tập tạp văn, 1 truyện dài thiếu nhi, 3 sách chuyên khảo và 1 tập ký. Không đặt nặng giải thưởng, anh được yêu mến nhờ sự nghiêm túc trong từng trang viết, coi thành công là cảm xúc và sự đồng điệu từ độc giả.
Nuôi khát vọng khám phá non sông
Năm 2024, Hoàng Khánh Duy ra mắt Việt Nam qua cửa sổ con tàu, ghi lại hành trình xuyên Việt bằng tàu hỏa. Anh xem đây là một "trải nghiệm" hơn là "du lịch", bởi chuyến đi giúp anh mở rộng tri thức, cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp quê hương và tìm thấy chất liệu văn chương quý giá.
![]() |
Tác phẩm Việt Nam qua cửa sổ con tàu là hành trình xuyên Việt mới nhất của Hoàng Khánh Duy. Ảnh: Ảnh: NVCC. |
Khánh Duy lần đầu chu du trên chuyến tàu Thống Nhất từ Nam ra Bắc, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất nước qua ô cửa sổ tàu hỏa. Tác phẩm không chỉ là hành trình xuyên Việt mà còn là cơ hội để khám phá sự đa dạng thiên nhiên, văn hóa và con người. Anh gặp gỡ những người dân thân thiện, giàu lòng nhân ái, hiểu thêm về di sản văn hóa cha ông để lại.
Tác phẩm còn gắn kết với văn học và nghệ thuật qua những địa danh như làng Đại Hoàng (Hà Nam) hay Pleiku – những nơi anh tìm đến từ các dòng văn, câu hát. Mỗi điểm dừng chân, Duy lưu giữ cảm xúc bằng những bài viết nhỏ, không nhằm cung cấp tri thức mà lan tỏa tình yêu quê hương.
Dù trải nghiệm nhiều kỷ niệm đẹp, anh vẫn trăn trở về việc nhiều bạn trẻ chưa quan tâm đến giá trị lịch sử của các địa danh như Sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị hay Sông Bến Hải. Anh hy vọng giới trẻ sẽ khám phá những nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử, không chỉ để tìm hiểu mà còn để lan tỏa vẻ đẹp ấy.
Trong tương lai, Hoàng Khánh Duy dự định thử sức với đề tài chiến tranh cách mạng, hy vọng ngợi ca các anh hùng sẽ khơi dậy tinh thần dân tộc và tình yêu đất nước, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Với anh, văn chương không chỉ là nơi lưu dấu cảm xúc mà là cách thể hiện lòng biết ơn lịch sử.
Hoàng Khánh Duy nhắn nhủ: “Dù làm bất cứ công việc gì, hãy đặt sự nghiêm túc và nỗ lực lên hàng đầu. Bản lĩnh và không từ bỏ giấc mơ sẽ giúp bạn biến điều không thể thành có thể”.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
很赞哦!(4)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Real Madrid vs Leganes, 03h00 ngày 30/3: Los Blancos đáng tin
- Hà Đức Chinh nói gì về HLV Eriksson
- Lịch thi Đánh giá năng lực chính thức của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023
- Thái Lan thất bại ở AFF Cup 2018: Năm thảm họa bóng đá Thái Lan
- Soi kèo góc Getafe vs Villarreal, 19h00 ngày 30/3
- Soi kèo phạt góc Brann vs Stabaek, 23h ngày 16/5
- Nico Williams khiến Arsenal, Chelsea phát sốt chuyển nhượng
- Hillary Clinton đề xuất sốc
- Nhận định, soi kèo Jeju SK FC vs Suwon FC, 12h00 ngày 30/3: 3 điểm nhọc nhằn
- Malaysia vs Thái Lan, Link xem trực tiếp Malaysia vs Thái Lan
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Ulsan HD FC vs Daejeon Hana Citizen, 17h30 ngày 1/4: Không hề ngon ăn
Giải pháp ngăn chặn bắt nạt học đường của Mỹ. Ảnh: LSCA on bullying
Theo bài viết đăng trên tạp chí Greater Good của đại học Berkeley, Mỹ, toàn bộ 50 bang của Mỹ đã yêu cầu các trường học phải có một chính sách ngăn chặn bắt nạt học đường. Tuy nhiên, tình trạng bắt nạt ở trường học với đủ loại hình thức, đã tăng mạnh trong các năm gần đây.
Bắt nạt có thể là từ việc các cầu thủ bóng rổ nhiều kinh nghiệm rủ nhau chèn ép thành viên mới, trẻ liên tục bêu xấu những bạn học nhập cư vì khác biệt văn hoá, hoặc nữ sinh trung học bất ngờ bị sỉ nhục, bị một nhóm bạn loại khỏi cuộc chơi.
Hiện, không phải mọi hình thức ngăn chặn bắt nạt đều hiệu quả như nhau. Phần lớn chương trình ngăn chặn bắt nạt học đường tập trung vào nâng cao nhận thức về vấn đề và giải quyết hậu quả. Dưới đây là hai cách tiếp cận đã qua nghiên cứu thử nghiệm và cho kết quả khả quan.
Xây dựng bầu không khí tích cực ở trường học
Không khí trường học có thể khó định nghĩa. Đó là “cảm giác” ở trong một ngôi trường, có thể là từ sự chào đón, cách giải quyết một vấn đề hoặc cách mọi người làm việc với nhau.
Các trường học có bầu không khí tích cực giúp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh ở học sinh, trong khi những nơi tiêu cực thường gắn với tỷ lệ bắt nạt cao lẫn cảm giác không an toàn.
Lãnh đạo là yếu tố chủ chốt góp phần mang lại bầu không khí tích cực ở trường học, như liệu các vụ bắt nạt có bị đánh giá thấp hay được coi là gây hại. Liệu những người lãnh đạo trường cam kết thúc đẩy sức khoẻ tâm lý tích cực ở con trẻ hay chỉ trừng phạt các hành vi sai trái.
Yếu tố tiếp theo là các giáo viên đã được chuẩn bị để đương đầu với nạn bắt nạt học đường như thế nào. Các học sinh thường cho biết, phần lớn giáo viên không để ý tới các vụ bắt nạt và không giúp đỡ được các em khi được đề nghị. Trong khi đó, phần đông giáo viên cho hay, họ cảm thấy chưa được chuẩn bị để đối phó với các vụ bắt nạt trong lớp học.
Tuy nhiên, thay đổi bầu không khí trường học nên có sự tham gia của cả học sinh lẫn các phụ huynh, cũng như những người quản lý và giáo viên.
Thúc đẩy giáo dục năng lực cảm xúc và xã hội
Giáo dục năng lực cảm xúc và xã hội (SEL) là biện pháp được nhiều người biết đến. Nó liên quan tới việc giảng dạy các kỹ năng tự nhận thức, tự quản lý, nhận thức về xã hội, đưa ra quyết định có trách nhiệm và quản lý mối quan hệ.
Phương pháp này đã được chứng tỏ là có kết quả vững chắc. Nhiều nghiên cứu lớn cho thấy SEL cải thiện cảm xúc hạnh phúc, tự điều chỉnh, quan hệ trong lớp học cũng như các hành vi tốt, giúp đỡ giữa các học sinh, sinh viên.
Phương pháp này cũng làm giảm các vấn đề như lo âu, buồn chán, phiền muộn; giảm những hành vi xấu như xung đột, bắt nạt, tức giận và cải thiện kết quả học tập, sự sáng tạo, tinh thần lãnh đạo.
Các giáo viên cũng có lợi từ SEL. Những người có kỹ năng cảm xúc và xã hội thường thoả mãn với công việc nhiều hơn, thể hiện nhiều cảm xúc tích cực với sinh viên hơn, quản lý lớp tốt hơn và dùng nhiều chiến lược để tạo nên sự sáng tạo ở các sinh viên của mình.
Hoài Linh
Hình ảnh trường học khắp thế giới vắng tanh thời Covid-19
Đại dịch Covid-19 hoành hành khiến các trường học ở khắp nơi trên thế giới phải đóng cửa, các giáo viên và học sinh chuyển qua dạy và học trên mạng.
">Giải pháp hay để ngăn chặn bắt nạt học đường của Mỹ
- Norshahrul Idlan Talaha, chân sút chủ lực của Malaysia, tuyên bố sút tung lưới tuyển Việt Nam trong trận bán kết lượt đi AFF Cup 2018 (11/12).
Tuyển Việt Nam có thể mất Trọng Hoàng ở lượt đi với Malaysia
HLV Malaysia tuyên bố đánh bại Việt Nam ở Bukit Jalil
HLV Park Hang Seo: Trận chung kết lượt đi AFF Cup rất đặc biệt
Norshahrul Talaha đang là cầu thủ Malaysia ghi bàn tốt nhất AFF Cup 2018, với 5 pha lập công - ít hơn 3 bàn so với Adisak của Thái Lan.
Norshahrul Talaha tự tin tìm ra cách hóa giải hàng thủ Việt Nam Ở trận đấu vòng bảng, Norshahrul từng bị hàng thủ Việt Nam hóa giải dễ dàng, và Malaysia thua 0-2 trên sân Mỹ Đình.
"Chúng tôi đã học được rất nhiều điều sau trận thua 0-2 ở Hà Nội", Norshahrul tâm sự với tờ Berita Harian.
"Những ngày qua, Malaysia chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho trận đấu đặc biệt sắp tới, vì đây là chung kết và không có chỗ cho sai lầm".
Chân sút 32 tuổi này tuyên bố Malaysia quyết tận dụng tối đa lợi thế sân nhà để giành kết quả có lợi trong trận lượt đi chung kết AFF Cup 2018.
"Chúng tôi cần chiến thắng trên sân nhà. Bàn thắng sớm sẽ giúp rất nhiều về mặt tinh thần, và khiến đối phương chịu áp lực".
Tuyển Việt Nam được các chuyên gia bóng đá khu vực đánh giá cao về hiệu quả phòng ngự.
Chính Norshahrul Talaha và các cầu thủ Malaysia cũng hiểu điều này, sau trận thua ở vòng bảng.
"Hàng thủ của họ thực sự rất mạnh, thi đấu chặt chẽ và không để lộ nhiều khoảng trống".
Norshahrul Talaha tự tin: "Tôi đã xem kỹ lại trận đấu, và thừa nhận mình đã mắc một số sai lầm trong di chuyển và chiến đấu.
Nhưng sau khi nghiên cứu kỹ, tôi đã tìm gia cách để giải quyết hàng thủ tuyển Việt Nam.
Hy vọng tôi sẽ ghi bàn, để Malaysia giành kết quả có lợi giúp thoải mái hơn cho trận lượt về".
KN
Ngó lơ đối thủ, thầy Park liên tục liếc cúp vàng AFF Cup
Chiếc cúp vô địch AFF Cup 2018 xuất hiện trang trọng trong buổi họp báo trước trận chung kết lượt đi giữa Malaysia vs Việt Nam, khiến HLV Pang Hang Seo tỏ ra rất say mê.
">Malaysia vs Việt Nam: Norshahrul Talaha tin ghi bàn
Số liệu từ Worldmeters tính tới ngày 23/3 cho biết, Nhật Bản có 1.101 ca nhiễm và 41 trường hợp tử vong vì virus Covid-19, so với số ca nhiễm corona ở Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 81.000 và 8.961. Và điều này khiến các chuyên gia y tế cảm thấy khó hiểu.
Không như Trung Quốc đặt ra các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, hay như lệnh phong tỏa theo diện rộng ở châu Âu, hoặc các thành phố lớn tại Mỹ khuyến cáo người dân nên ở nhà, Nhật Bản không hề áp dụng lệnh phong tỏa.
Tất nhiên tại Nhật vẫn có nhiều trường học phải đóng cửa, nhưng cuộc sống của người dân quốc gia này vẫn diễn ra như thường nhật. Các chuyến tàu vẫn chật cứng trong giờ cao điểm, hay nhiều nhà hàng vẫn mở cửa phục vụ khách hàng tại thủ đô Tokyo.
Đường phố tại Nhật vẫn tấp nập bất chấp dịch Covid-19. Ảnh: Reuters Câu hỏi được đặt ra là Nhật Bản đã làm thế nào để chống lại dịch Covid-19. Chính phủ Nhật cho rằng, nước này rất tích cực trong việc xác định các ổ lây nhiễm và kiềm chế không cho dịch bệnh phát tán. Và điều này đã khiến số ca nhiễm Covid-19 tính bình quân đầu người tại Nhật ở mức thấp nhất trong các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến nói về việc Nhật Bản đã lỏng lẻo trong xét nghiệm, nhằm giữ cho số người nhiễm bệnh ở mức thấp. Các chỉ trích này hoàn toàn có cơ sở khi chính quyền Tokyo phản ứng chậm với dịch bệnh, hay như quyết định không ngăn khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh vào nước này cũng dẫn tới nhiều ý kiến cho rằng Nhật Bản sẽ trở thành một ‘ổ dịch Vũ Hán thứ hai’.
Tuy nhiên cho tới ngày 23/3 tại Nhật chỉ có hơn 1.100 ca nhiễm bệnh, so với số người nhiễm ở Mỹ, Pháp và Đức đều lên tới hàng chục ngàn người. Tại thủ đô Tokyo, một trong những đô thị có mật độ dân cư lớn nhất toàn cầu, số ca nhiễm Covid-19 chỉ chiếm khoảng 0,0008% số dân sống tại đây. Hay thậm chí nơi chịu thiệt hại nặng nhất vì Covid-19 tại Nhật là hòn đảo Hokkaido cũng đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, khi số ca nhiễm Covid-19 mới đang giảm dần.
Đường phố tại Nhật vẫn tấp nập, khác hẳn cảnh vắng vẻ tại các nước châu Âu. Ảnh: Reuters Giáo sư Kenji Shibuya thuộc Đại học Hoàng đế London nhận định có hai khả năng: chính phủ Nhật đã kiềm chế sự lây lan Covid-19 thông qua việc tập trung vào các ổ nhiễm bệnh, hoặc có nhiều ca bệnh mới chưa được phát hiện.
“Cả hai khả năng này đều có thể xảy ra, nhưng theo tôi thì Nhật Bản sẽ sớm phải chứng kiến một cuộc bùng phát về ca nhiễm Covid-19. Số ca được xét nghiệm đang tăng lên, nhưng chưa đủ”, Japan Times trích lời ông Shibuya nói.
“Nhật Bản đã ‘gặp may’ khi chỉ có một số ít các ca nhiễm Covid-19 nhập cảnh vào nước này, do vậy chính phủ Nhật chỉ cần tập trung vào một số khu vực nhất định, và như vậy rất dễ kiểm soát dịch bệnh”, học giả y tế người Mỹ Laurie Garrett nhận định.
Ngoài ra theo Japan Times, Nhật Bản cũng có một số ‘lợi thế’, khi văn hóa bắt tay và ôm ở nước này ít phổ biến hơn so với các nước châu Âu. Đồng thời tỷ lệ người dân nước này có thói quen rửa tay cũng cao hơn so với nhiều nước Tây Âu. Hơn nữa việc đeo khẩu trang khi bị ốm hoặc cảm tại Nhật trong nhiều năm qua có thể đã khiến tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 ở nước này thấp.
Tuy nhiên Business Insider trích lời Phó Giáo sư Jason Kindrachuk cho biết, số ca nhiễm thấp tại Nhật sẽ mang lại một ‘cảm giác an toàn sai lầm’. “Nếu bạn không thực sự kiểm tra và hiểu rõ khả năng phát tán rộng rãi của loại virus này ra sao, thì hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ có thể bị áp đảo (bởi dịch bệnh)”, ông nói.
Tuấn Trần
">Lý do số ca nhiễm Covid
Nhận định, soi kèo Monaco vs Nice, 3h05 ngày 30/3: Kỳ phùng địch thủ
Peter Navarro - một trong những cố vấn kinh tế cấp cao nhất của Nhà Trắng - hôm 17/5 lên tiếng bênh vực cách thức đối phó dịch bệnh của chính quyền Tổng thống Donald Trump và dùng những lời lẽ gay gắt nhằm vào Trung Quốc.
Ông Peter Navarro và Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: Reuters) Xuất hiện trên chương trình truyền hình "This Week" của Đài ABC, ông Navarro sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc", tố Bắc Kinh cố tình che giấu thông tin và cử người của mình "gieo rắc" mầm bệnh.
"Trung Quốc, nấp sau lá chắn của Tổ chức Y tế thế giới trong 2 tháng, đã giấu virus này với thế giới, và sau đó gửi hàng trăm nghìn người Trung Quốc lên các máy bay tới Milan, New York và khắp toàn cầu để gieo rắc nó", ông Navarro nói nhưng không đưa ra bằng chứng nào về việc đi lại đó là do Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo.
"Lẽ ra họ đã có thể kiềm chế nó ở Vũ Hán, nhưng thay vào đó nó lại trở thành một đại dịch. Và đây là lý do tôi nói người Trung Quốc đã làm điều đó với người Mỹ và giờ đây họ phải chịu trách nhiệm".
Peters Navarro hiện đang giữ chức Giám đốc Văn phòng Chính sách Sản xuất và Thương mại, dẫn đầu các nỗ lực của chính quyền Trump trong mua sắm các trang thiết bị y tế và bảo hộ trong thời kỳ đại dịch.
Theo ABC News, hồi cuối tháng 1, quan chức này nằm trong số các cố vấn đầu tiên ở Nhà Trắng gióng lên hồi chuông cảnh báo về tính nghiêm trọng tiềm tàng của Covid-19. Ông viết rằng: "Thiếu bảo vệ miễn dịch, không có một phương pháp chữa trị hay vaccine sẽ khiến người Mỹ không thể phòng vệ" và một ổ dịch có thể biến thành "một đại dịch toàn diện".
Trong khi đó ở Trung Quốc, nhiều tờ báo đồng loạt "soi" tuyên bố của Tổng thống Trump cuối tuần trước rằng Mỹ đã nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19 từ ngày 11/1, và đòi một lời giải thích.
Ảnh: Global Times "Các nhà khoa học tại NIH [Viện Y tế quốc gia] đã bắt đầu phát triển vaccine đầu tiên vào ngày 11/1", ông Trump nói hôm 15/5 về tiến trình phát triển vaccine ngừa Covid-19. "Hãy nghĩ xem, chỉ trong vòng vài giờ mã gene của virus được đưa lên mạng. Vậy đấy, ngày 11/1. Hầu hết mọi người thậm chí còn chưa nghe thấy điều gì đang diễn ra vào ngày 11/1. Và chúng tôi ở đó, cố gắng phát triển một loại vaccine, dù không biết chúng ta sắp phải chống lại điều gì".
Ngay ngày hôm sau, ngày 16/5, tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - bình luận trên mạng xã hội Weibo: "Chứng tỏ virus corona đã lây lan ở Mỹ trước ngày 11/1. Ông Trump và các chính trị gia, truyền thông Mỹ đang nói dối".
"Tuyên bố của ông Trump đặt ra nhiều câu hỏi, virus đến từ đâu? Liệu Mỹ đã biết trước về virus?", Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) bình luận trên Weibo.
Tờ Global Times cho rằng, bài phát biểu của ông chủ Nhà Trắng khiến cư dân mạng Trung Quốc rất tức giận, và nhiều người nói rằng chính quyền Trump không có phản ứng kịp thời, dẫn tới những thất bại hiện nay trong kiểm soát dịch bệnh trong nước và Mỹ đang cố tình muốn Trung Quốc "giơ đầu chịu báng".
">Cuộc' đấu tố' không ngừng nghỉ giữa TQ và chính quyền Trump về Covid
Hôm 21/7, chính quyền Tổng thống Donald Trump yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, một bước đi làm trầm trọng thêm quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ảnh: NY Times Washington quy trách nhiệm cho Bắc Kinh về sự lây lan của đại dịch Covid-19 và hạn chế số nhà báo Trung Quốc ở Mỹ. Lý do được đưa ra là để đáp lại những hạn chế khắt khe mà Trung Quốc áp đặt lên các nhà báo Mỹ hay vấn đề luật an ninh với Hong Kong...
Chính phủ Trung Quốc lập tức đáp trả, bác bỏ các cáo buộc về đại dịch, trục xuất một số nhà báo Mỹ và tăng sức ép lên những người còn ở lại. Bắc Kinh cũng ra đòn trừng phạt với các nhà lập pháp và ít nhất một công ty quốc phòng Mỹ.
Với viễn cảnh sẽ có thêm hành động từ Nhà Trắng, trong đó có khả năng cấm vận tài chính, và với việc Trung Quốc lại trở thành vấn đề then chốt trong chiến dịch tranh cử, vòng xoáy căng thẳng chắc chắn sẽ còn tiếp diễn.
Dưới đây là loạt diễn biến đang định hình mối quan hệ Mỹ - Trung, bắt đầu bằng mốc thời gian mới nhất mà hãng thông tấn NPR của Mỹ nêu ra:
Ngày 22/7: Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh thông báo Mỹ yêu cầu đóng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston vào ngày 24/7, và gọi đây là "sự leo thang chưa từng có tiền lệ".
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus lý giải quyết định này là để "bảo vệ tài sản trí tuệ và thông tin bí mật của Mỹ".
Ngày 21/7: Bộ Tư pháp cáo buộc 2 "tin tặc" Trung Quốc nhắm đến nhiều công ty Mỹ đang nghiên cứu về Covid-19, trong những gì Washington mô tả là các nỗ lực kéo dài nhằm đánh cắp bí mật thương mại và tài sản trí tuệ Mỹ.
Ngày 20/7: Bộ Thương mại Mỹ cấm vận 11 công ty Trung Quốc.
Ngày 17/7: Các Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ đưa 4 công dân và một công ty công nghệ sinh học Trung Quốc vào diện chịu đạo luật liên quan tới vấn đề ma túy, vì dính dáng đến các hoạt động buôn ma túy quốc tế.
Ngày 15/7: Mỹ áp đặt các hạn chế thị thực đối với nhân viên một số công ty công nghệ Trung Quốc, trong đó có hãng viễn thông Huawei.
Ngày 14/7: Tổng thống Trump ký Đạo luật Hong Kong, quy định các đòn trừng phạt nhằm vào các thực thể hoặc người nước ngoài góp phần làm xói mòn các quyền và tự do ở Hong Kong. Ông còn ký một sắc lệnh tước bỏ "vị thế đặc biệt" của Hong Kong trong quan hệ với Mỹ.
Ngày 14/7: Trung Quốc thông báo sẽ trừng phạt tập đoàn Lockheed Martin vì tham gia hợp đồng bán vũ khí mới nhất của Mỹ cho Đài Loan (Trung Quốc).
Ngày 13/7: Mỹ thông báo Trung Quốc không có cơ sở pháp lý cho hầu hết các yêu sách hàng hải ở Biển Đông.
Ngày 13/7: Trung Quốc áp cấm vận lên 4 nhà lập pháp Mỹ, trong đó có Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Marco Rubio.
Ngày 9/7: Mỹ áp các giới hạn thị thực và tài sản lên một số quan chức Trung Quốc, trong đó có ông Chen Quanguo.
Ngày 7/7: Bộ Ngoại giao Mỹ áp đặt giới hạn thị thực đối với nhiều quan chức chính phủ Trung Quốc.
Ngày 30/6: Quốc hội Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia về Hong Kong.
Ngày 29/6: Washington thông báo chấm dứt xuất khẩu thiết bị quốc phòng có xuất xứ Mỹ tới Hong Kong. Những hạn chế tương tự sẽ được áp dụng với xuất khẩu công nghệ quốc phòng và sử dụng kép.
Ngày 22/6: Bộ Ngoại giao Mỹ định rõ hoạt động tại Mỹ của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc, China News Service, Nhân dân Nhật báo và Hoàn cầu Thời báo là "các phái bộ nước ngoài". Những thực thể này phải tuân thủ các yêu cầu hành chính cũng áp dụng cho các đại sứ quán và lãnh sự quán nước ngoài ở Mỹ.
Ngày 15/5: Bộ Thương mại Mỹ ban hành quy định mới, có hiệu lực vào tháng 9, cấm Huawei và các nhà cung cấp sử dụng công nghệ cũng như phần mềm của Mỹ.
Ngà 13/5: FBI và Bộ An ninh Nội địa Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách đánh cắp dữ liệu và tài sản trí tuệ Mỹ liên quan nghiên cứu Covid-19.
Ngày 30/4: Tổng thống Trump nói "có niềm tin cao độ" rằng virus corona có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán. Ông nói đã thấy bằng chứng nhưng từ chối nêu chi tiết.
Ngày 17/5: Trung Quốc thông báo sẽ trục xuất các nhà báo của Washington Post, New York Times và Wall Street Journal là các công dân Mỹ.
Ngày 12/3: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên viết trên Twitter: "Có thể chính quân đội Mỹ đã đưa đại dịch đến Vũ Hán".
Ngày 2/3: Chính phủ Mỹ giới hạn ở con số 100 các công dân Trung Quốc được phép làm việc ở Mỹ cho các hãng thông tấn Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã, China Global Television Network, China Radio International, China Daily Distribution Corporation và Hai Tian Development.
Ngày 19/2: Trung Quốc trục xuất 3 phóng viên của Wall Street Journal.
Ngày 2/2: Mỹ thực thi các hạn chế đối với khách du lịch từ Trung Quốc, trong nỗ lực ngăn chặn virus corona lây lan.
Ngày 27/1: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo không du lịch tới Trung Quốc.
Ngày 23/1: Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán cùng nhiều thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc.
Ngày 21/1: Mỹ ghi nhận ca nhiễm Covid-19 được biết đến đầu tiên ở bang Washington.
Ngày 15/1: Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1" nhằm chấm dứt cuộc thương chiến kéo dài gần 2 năm vốn gắn với nhiều đòn ăn miếng trả miếng về thuế.
Ngày 31/12: Trung Quốc thông báo với Tổ chức Y tế thế giới rằng, nước này đang điều tra đợt bùng phát bệnh viêm phổi do virus lạ gây ra ở thành phố Vũ Hán.
Thanh Hảo
Trung Quốc sẽ thẳng tay trả đũa Mỹ vụ đóng cửa lãnh sự quán
Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến cho biết, Bắc Kinh sẽ đáp trả việc lãnh sự quán nước này ở Houston bị đóng cửa với những động thái khiến Mỹ tổn thương nhiều hơn.
">Những sự kiện khiến căng thẳng Mỹ
Soi kèo phạt góc Mallorca vs Valencia, 00h30 ngày 26/5