Những đứa con "hóa rồng" 

Con trai cả - Hắc Lập Ngôn có bằng thạc sĩ của ĐH Yale, Mỹ. Con trai thứ hai - Hắc Lập Quốc tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành bác sĩ tại ĐH California. Con gái thứ ba - Hắc Lập Lợi là cử nhân Trường Luật UCI, thuộc ĐH California. Con út Hắc Lập Hành có bằng thạc sĩ tại ĐH Stanford.

Gia đình ông Hắc Ấu Long trong buổi lễ tốt nghiệp ĐH của con gái. Ảnh: Sohu.

Hiện tại, Hắc Lập Ngôn là Tổng giám đốc Viện đào tạo Carnegie. Hắc Lập Quốc - con trai thứ 2 của ông là Phó viện trưởng, Viện Y học thuộc ĐH Washington, Mỹ. Con gái và con trai út đều thành lập công ty riêng. Cả 4 con của ông đều có sự nghiệp ổn định, từng là sinh viên của các ĐH danh tiếng thế giới. 

Để đưa những người con bướng bỉnh đỗ đại học top đầu thế giới, ông Hắc Ấu Long gọi quá trình trưởng thành của họ là "khoảng thời gian tối tăm, mù mịt".

Những người con bướng bỉnh, nghịch ngợm

Trái ngược với các em, con trai cả của ông Hắc Ấu Long hiểu chuyện, nghe lời bố mẹ. Trong khi đó, con trai thứ 2 của ông - Hắc Lập Quốc từ nhỏ đã không thích đi học, luôn duy trì vị trí 47/50 xếp loại học lực của lớp.

Người này từng có ước mơ trở thành tài xế chở rác với suy nghĩ: "Nghề này kiếm được nhiều tiền hơn làm giáo viên". Lên lớp 9, có lần Hắc Lập Quốc trốn học để hẹn hò với bạn gái nhưng bị bố bắt gặp trên đường... Thậm chí, anh từng khiến mẹ phải bật khóc vì hành vi ăn cắp đôi găng tay trong siêu thị bị nhân viên bắt được. Bà luôn tự trách bản thân không biết cách dạy con.

Giống với anh trai, Hắc Lập Lợi thường xuyên chống đối, cãi lời bố mẹ. Lên lớp 5, cô bắt đầu thích ăn diện, dành hàng giờ trang điểm trước khi đến lớp. Sau khi lên cấp 2, thành tích học tập của cô sa sút và nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Khi bị bạn bè, anh em trong nhà trêu, cô sẵn sàng chống trả quyết liệt.

Con trai út Hắc Lập Hành của ông tuy không gây ra chuyện, nhưng lại có tính cách cứng đầu, không nghe theo lời của bố mẹ và thầy cô vì luôn cho mình là nhất. 

Đây chỉ là một trong những vô vàn tình huống vợ chồng ông Hắc Ấu Long phải đối mặt trong quá trình nuôi dạy các con trưởng thành. Hành trình đưa các con bướng bỉnh vào đại học top đầu thế giới của ông khiến các bậc phụ huynh không khỏi nể phục. Ông tuân thủ một số phương pháp dạy con sau đây:

Cảm hóa, bao dung, ủng hộ

Đối mặt với các tình huống trên, ông Hắc Ấu Long nghĩ ra nhiều phương pháp để dạy con. Với Hắc Lập Quốc, ông không đánh hay mắng mà dùng phương pháp cảm hóa, nói chuyện để con hiểu được vấn đề.

Ông coi việc trốn học của con nghiêm trọng nhưng đó không phải là đứa trẻ hư. "Hành động này xuất phát từ tâm lý nổi loạn của tuổi mới lớn, nên tôi sẽ nhẹ nhàng nói chuyện với con", ông cho biết. Sau khi cảm nhận được sự bao dung của bố, từ đó trở đi Hắc Lập Quốc không bao giờ trốn học đi chơi.

Với Hắc Lập Lợi, vợ chồng ông cho rằng, việc con gái trang điểm khi đến lớp là muốn gây sự chú ý, thể hiện cá tính riêng. Ông và vợ không quát mắng con, coi đó là sự nổi loạn tạm thời. Thậm chí, vợ ông còn đưa con đi mua các loại mỹ phẩm an toàn.

Với cách giáo dục này, một ngày Hắc Lập Lợi cảm thấy không cần trang điểm cũng đẹp. Ông chia sẻ: "Bố mẹ không nên phá vỡ sự năng động của con trẻ. Hãy để cho chúng tự do phát triển, sáng tạo, vui chơi và kết bạn". 

Con trai út của ông - Hắc Lập Hành sau khi đỗ vào ĐH Stanford, Mỹ, lại muốn theo đuổi nghề diễn viên. Ông Hắc Ấu Long ủng hộ quyết định của con trai. Nhưng sau một thời gian Hắc Lập Hành nhận ra diễn xuất không phải thế mạnh của bản thân.

Từ bỏ giấc mơ trở thành diễn viên, con trai út của ông quay lại Viện cơ khí của ĐH Stanford tiếp tục học. Ông nhớ lại: "Nếu tôi không cho Hắc Lập Hành học diễn xuất vào thời điểm đó, có thể nó sẽ nuối tiếc, bởi tương lai của một đứa trẻ, suy cho cùng là do chính nó quyết định".

Ông cho rằng: "Hành vi nhất thời của một đứa trẻ sẽ không quyết định nó tốt hay xấu trong tương lai. Có người khi trẻ không ngoan, nghịch ngợm, học hành không tốt nhưng lớn lên lại tử tế. Có gia đình sẽ khen ngợi khi đứa trẻ ngoan và chê bai khi chúng hư. Nhưng vợ chồng tôi không làm điều đó. Tất nhiên, chúng tôi không thích hành vi xấu của các con".

Quan điểm dạy con "chậm lại"

Ông cho rằng, khi nuôi dạy những đứa trẻ, bố mẹ cần chậm lại từ suy nghĩ cho đến hành động, chậm để lắng nghe, chậm để thấu hiểu tâm tư của con. Bố mẹ cũng cần biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, không nóng nảy khi sự việc đang căng thẳng. 

Trong quá trình các con trưởng thành, ông Hắc Ấu Long sử dụng phương pháp "chậm" để đàm phán với những đứa trẻ. Ông dành thời gian trò chuyện, lắng nghe nguyện vọng và mong muốn của con.

Bởi ông cho rằng: "Tôi quan niệm điều quý giá nhất đối với những đứa trẻ, không phải là xe cộ, nhà cửa, tài sản được thừa kế, mà là bố mẹ đã dạy và giúp con những gì để chúng trở thành người tốt, có ích".

Ông Hắc Ấu Long. Ảnh: Sohu.

Cách đây 3 năm, nhân dịp ông Hắc Ấu Long 80 tuổi, con trai thứ 2 - Hắc Lập Ngôn đã viết lá thư cảm ơn sự bao dung của bố: "Bất chấp những điều tồi tệ con làm trong quá khứ, bố luôn yêu thương và tin tưởng con là người có tiềm năng. Sự kiên nhẫn, bao dung của bố chính là cách tốt nhất dạy con theo đuổi những ước mơ".

Thuận theo sự phát triển tự nhiên của con

Trong quá trình dạy con, ông Hắc Ấu Long luôn tuân theo sự phát triển tự nhiên của con. Sự cấm đoán của bố mẹ là yếu tố cản trở quá trình phát triển của con. Ông cho rằng: "Bố mẹ nên chấp nhận sự tầm thường hay khác biệt của con, để chúng được phát triển tự nhiên".

Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh đến phương pháp dạy con của phụ huynh: "Chúng ta không thể lúc nào cũng ra lệnh cho con. Thay vào đó, bố mẹ hãy ngồi xuống làm bạn với con, đặt mình vào vị trí, suy nghĩ của con. Từ đó, bố mẹ mới thấu hiểu được mong muốn của chúng".

Ông tôn trọng nguyện vọng, không phản bác ý kiến của các con đưa ra cho dù đó có thể là sai. Hắc Ấu Long cho rằng: "Đây chính là bài học nhiều bố mẹ còn thiếu sót trong quá trình dạy con". Bố mẹ cũng đóng vai trò chính trong việc khuyến khích con kiên định với mục tiêu đã chọn.

An An (Theo Sohu, Sina)

Sốt với phương pháp dạy con kiểu NhậtCác bậc cha mẹ trên diễn đàn webtretho đang ủng hộ phương pháp dạy con của người Nhật, được một thành viên dịch từ sách dạy con của Nhật rồi chia sẻ trên diễn đàn.
" />

Ông bố đưa con ngỗ nghịch vào đại học top đầu thế giới

Ông Hắc Ấu Long (SN 1940 ở tỉnh Hà Nam,Ôngbốđưaconngỗnghịchvàođạihọctopđầuthếgiớđường lên đỉnh olympia Trung Quốc), từng được tờ Common Wealthđánh giá là một trong những người có ảnh hưởng nhất Đài Loan, Trung Quốc.

Ông được mệnh danh là "ông bố quốc dân" vì đã đưa những đứa con ngỗ nghịch lần lượt đỗ đại học top đầu thế giới. 

Những đứa con "hóa rồng" 

Con trai cả - Hắc Lập Ngôn có bằng thạc sĩ của ĐH Yale, Mỹ. Con trai thứ hai - Hắc Lập Quốc tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành bác sĩ tại ĐH California. Con gái thứ ba - Hắc Lập Lợi là cử nhân Trường Luật UCI, thuộc ĐH California. Con út Hắc Lập Hành có bằng thạc sĩ tại ĐH Stanford.

Gia đình ông Hắc Ấu Long trong buổi lễ tốt nghiệp ĐH của con gái. Ảnh: Sohu.

Hiện tại, Hắc Lập Ngôn là Tổng giám đốc Viện đào tạo Carnegie. Hắc Lập Quốc - con trai thứ 2 của ông là Phó viện trưởng, Viện Y học thuộc ĐH Washington, Mỹ. Con gái và con trai út đều thành lập công ty riêng. Cả 4 con của ông đều có sự nghiệp ổn định, từng là sinh viên của các ĐH danh tiếng thế giới. 

Để đưa những người con bướng bỉnh đỗ đại học top đầu thế giới, ông Hắc Ấu Long gọi quá trình trưởng thành của họ là "khoảng thời gian tối tăm, mù mịt".

Những người con bướng bỉnh, nghịch ngợm

Trái ngược với các em, con trai cả của ông Hắc Ấu Long hiểu chuyện, nghe lời bố mẹ. Trong khi đó, con trai thứ 2 của ông - Hắc Lập Quốc từ nhỏ đã không thích đi học, luôn duy trì vị trí 47/50 xếp loại học lực của lớp.

Người này từng có ước mơ trở thành tài xế chở rác với suy nghĩ: "Nghề này kiếm được nhiều tiền hơn làm giáo viên". Lên lớp 9, có lần Hắc Lập Quốc trốn học để hẹn hò với bạn gái nhưng bị bố bắt gặp trên đường... Thậm chí, anh từng khiến mẹ phải bật khóc vì hành vi ăn cắp đôi găng tay trong siêu thị bị nhân viên bắt được. Bà luôn tự trách bản thân không biết cách dạy con.

Giống với anh trai, Hắc Lập Lợi thường xuyên chống đối, cãi lời bố mẹ. Lên lớp 5, cô bắt đầu thích ăn diện, dành hàng giờ trang điểm trước khi đến lớp. Sau khi lên cấp 2, thành tích học tập của cô sa sút và nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Khi bị bạn bè, anh em trong nhà trêu, cô sẵn sàng chống trả quyết liệt.

Con trai út Hắc Lập Hành của ông tuy không gây ra chuyện, nhưng lại có tính cách cứng đầu, không nghe theo lời của bố mẹ và thầy cô vì luôn cho mình là nhất. 

Đây chỉ là một trong những vô vàn tình huống vợ chồng ông Hắc Ấu Long phải đối mặt trong quá trình nuôi dạy các con trưởng thành. Hành trình đưa các con bướng bỉnh vào đại học top đầu thế giới của ông khiến các bậc phụ huynh không khỏi nể phục. Ông tuân thủ một số phương pháp dạy con sau đây:

Cảm hóa, bao dung, ủng hộ

Đối mặt với các tình huống trên, ông Hắc Ấu Long nghĩ ra nhiều phương pháp để dạy con. Với Hắc Lập Quốc, ông không đánh hay mắng mà dùng phương pháp cảm hóa, nói chuyện để con hiểu được vấn đề.

Ông coi việc trốn học của con nghiêm trọng nhưng đó không phải là đứa trẻ hư. "Hành động này xuất phát từ tâm lý nổi loạn của tuổi mới lớn, nên tôi sẽ nhẹ nhàng nói chuyện với con", ông cho biết. Sau khi cảm nhận được sự bao dung của bố, từ đó trở đi Hắc Lập Quốc không bao giờ trốn học đi chơi.

Với Hắc Lập Lợi, vợ chồng ông cho rằng, việc con gái trang điểm khi đến lớp là muốn gây sự chú ý, thể hiện cá tính riêng. Ông và vợ không quát mắng con, coi đó là sự nổi loạn tạm thời. Thậm chí, vợ ông còn đưa con đi mua các loại mỹ phẩm an toàn.

Với cách giáo dục này, một ngày Hắc Lập Lợi cảm thấy không cần trang điểm cũng đẹp. Ông chia sẻ: "Bố mẹ không nên phá vỡ sự năng động của con trẻ. Hãy để cho chúng tự do phát triển, sáng tạo, vui chơi và kết bạn". 

Con trai út của ông - Hắc Lập Hành sau khi đỗ vào ĐH Stanford, Mỹ, lại muốn theo đuổi nghề diễn viên. Ông Hắc Ấu Long ủng hộ quyết định của con trai. Nhưng sau một thời gian Hắc Lập Hành nhận ra diễn xuất không phải thế mạnh của bản thân.

Từ bỏ giấc mơ trở thành diễn viên, con trai út của ông quay lại Viện cơ khí của ĐH Stanford tiếp tục học. Ông nhớ lại: "Nếu tôi không cho Hắc Lập Hành học diễn xuất vào thời điểm đó, có thể nó sẽ nuối tiếc, bởi tương lai của một đứa trẻ, suy cho cùng là do chính nó quyết định".

Ông cho rằng: "Hành vi nhất thời của một đứa trẻ sẽ không quyết định nó tốt hay xấu trong tương lai. Có người khi trẻ không ngoan, nghịch ngợm, học hành không tốt nhưng lớn lên lại tử tế. Có gia đình sẽ khen ngợi khi đứa trẻ ngoan và chê bai khi chúng hư. Nhưng vợ chồng tôi không làm điều đó. Tất nhiên, chúng tôi không thích hành vi xấu của các con".

Quan điểm dạy con "chậm lại"

Ông cho rằng, khi nuôi dạy những đứa trẻ, bố mẹ cần chậm lại từ suy nghĩ cho đến hành động, chậm để lắng nghe, chậm để thấu hiểu tâm tư của con. Bố mẹ cũng cần biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, không nóng nảy khi sự việc đang căng thẳng. 

Trong quá trình các con trưởng thành, ông Hắc Ấu Long sử dụng phương pháp "chậm" để đàm phán với những đứa trẻ. Ông dành thời gian trò chuyện, lắng nghe nguyện vọng và mong muốn của con.

Bởi ông cho rằng: "Tôi quan niệm điều quý giá nhất đối với những đứa trẻ, không phải là xe cộ, nhà cửa, tài sản được thừa kế, mà là bố mẹ đã dạy và giúp con những gì để chúng trở thành người tốt, có ích".

Ông Hắc Ấu Long. Ảnh: Sohu.

Cách đây 3 năm, nhân dịp ông Hắc Ấu Long 80 tuổi, con trai thứ 2 - Hắc Lập Ngôn đã viết lá thư cảm ơn sự bao dung của bố: "Bất chấp những điều tồi tệ con làm trong quá khứ, bố luôn yêu thương và tin tưởng con là người có tiềm năng. Sự kiên nhẫn, bao dung của bố chính là cách tốt nhất dạy con theo đuổi những ước mơ".

Thuận theo sự phát triển tự nhiên của con

Trong quá trình dạy con, ông Hắc Ấu Long luôn tuân theo sự phát triển tự nhiên của con. Sự cấm đoán của bố mẹ là yếu tố cản trở quá trình phát triển của con. Ông cho rằng: "Bố mẹ nên chấp nhận sự tầm thường hay khác biệt của con, để chúng được phát triển tự nhiên".

Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh đến phương pháp dạy con của phụ huynh: "Chúng ta không thể lúc nào cũng ra lệnh cho con. Thay vào đó, bố mẹ hãy ngồi xuống làm bạn với con, đặt mình vào vị trí, suy nghĩ của con. Từ đó, bố mẹ mới thấu hiểu được mong muốn của chúng".

Ông tôn trọng nguyện vọng, không phản bác ý kiến của các con đưa ra cho dù đó có thể là sai. Hắc Ấu Long cho rằng: "Đây chính là bài học nhiều bố mẹ còn thiếu sót trong quá trình dạy con". Bố mẹ cũng đóng vai trò chính trong việc khuyến khích con kiên định với mục tiêu đã chọn.

An An (Theo Sohu, Sina)

Sốt với phương pháp dạy con kiểu NhậtCác bậc cha mẹ trên diễn đàn webtretho đang ủng hộ phương pháp dạy con của người Nhật, được một thành viên dịch từ sách dạy con của Nhật rồi chia sẻ trên diễn đàn.