Lý Quang Diệu và dây cương cho “thần mã” Singapore
Ông Lý Quang Diệu được người ủng hộ tung hô sau khi lãnh đạo Đảng Nhân dân Hành động (PAP) chiến thắng vào năm 1959. Ảnh tư liệu lịch sử. |
Ổn định và trong sạch
Bất cứ quốc gia nào trên thế giới nếu muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội. Điều kiện này đối với Singapore là một điều kiện quan trọng vì rường cột phát triển của quốc gia này nằm ở sự đầu tư từ nước ngoài. Lý Quang Diệu đã nói: “Tham vọng của tôi khi thành lập Singapore là duy trì một hệ thống đưa ra được những câu trả lời mà chúng tôi cần có cho sự sống còn của một xã hội như Singapore. Hệ thống chính trị của Singapore không thể “tự do”,ýQuangDiệuvàdâycươngchothầnmãbóng đá ý hôm nay“đối lập”, “cởi mở” và “cạnh tranh chính trị” theo kiểu phương Tây được, dân chủ đối với Singapore là cơ chế điều chỉnh để đáp ứng được những nhu cầu của đất nước”.
Theo Lý Quang Diệu, một đảng lớn là nhân tố quan trọng đảm bảo cho ổn định chính trị - xã hội Singapore. Bởi Singapore hiện có hơn 24 chính đảng hoạt động nhưng từ năm 1959 đến nay, Đảng Nhân dân Hành động (PAP) của Lý Quang Diệu luôn luôn là đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội Singapore trong các cuộc bầu cử.
Sự phát triển của đất nước Singapore là thành tựu có được từ thời Lý Quang Diệu cầm quyền. |
Chung Ju Jung, người sáng lập Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc) đã ngưỡng mộ sự phát triển của Singapore. Chung Ju Jung nhận định: “Với dân số không quá 2,5 triệu, những năm 1980 Singapore đã xuất khẩu được 225 tỷ USD, nhiều hơn 3,5 tỷ USD so với dân số 37 triệu của Hàn Quốc. Vậy động lực của họ là gì? Singapore là đất nước rất bé nhỏ, tài nguyên thì ngay cả nước uống cũng không có, cái duy nhất mà người dân nước này có chỉ là không khí. Mà trên thế giới này có nước nào lại chẳng có không khí. Thế mà người dân Singapore có thể sống một cách giàu có. Chính vì chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân nước này trong sạch”.
“Do không ai quấy rầy, do không ai thò tay đòi tiền, nên tất cả mọi người chỉ tập trung vào làm việc, chỉ suy nghĩ làm thế nào để theo đúng kế hoạch và làm việc có năng suất mà thôi… Như vậy thì đất nước không thể không phát triển”. Chung Ju Jung nhận định thêm về đất nước Singapore, nơi tập đoàn Hyundai của ông từng hợp tác.
Trên thực tế, khi Đảng Nhân dân Hành động (PAP) lên nắm chính quyền vào năm 1959, Lý Quang Diệu bắt đầu xây dựng một bộ máy chính quyền trong sạch. Ông khẳng định với thế giới rằng: Chính phủ Singapore là một trong nhưng cơ quan quyền lực “thật thà”, năng động và làm việc có hiệu quả nhất thế giới. Ông cũng nhấn mạnh một Chính phủ yếu kém là sự cáo chung đối với Singapore.
Đầu tiên, Lý Quang Diệu đã cho thực thị sự đãi ngộ đích đáng với công chức nhà nước. Theo cách làm này thì đầu tiên ông suy nghĩ rằng điều kiện tiên quyết đối với một chính quyền lương thiện là những người ứng cử không phải cần đến một số tiền lớn để được đắc cử, nếu không nó sẽ khởi sự một chu trình tham nhũng.
Ông Lý Quang Diệu nói chuyện với những người địa phương trong chuyến thị sát năm 1963. Ảnh tư liệu lịch sử. |
Việc làm tiếp theo của Lý Quang Diệu là điều chỉnh lương khu vực Nhà nước ngang bằng khu vực tư nhân.
“Singapore chỉ giữ được sự trong sạch và lương thiện khi nào những con người lương thiện và đầy năng lực sẵn sàng tham gia ứng cử và nắm giữ chức vụ. Họ phải được trả một mức lương tương xứng với những gì mà một người có khả năng và liêm chính có thể được hưởng”– Lý Quang Diệu nhận định.
Bước đi tiếp tục, Lý Quang Diệu cho rằng để quan chức “sợ” tham nhũng thì phải nhân số tiền phạt nếu họ tham nhũng lên gấp 10 lần và sau đó là “giam một ngày”. Năm 1989, Lý Quang Diệu cho tăng tiền phạt tối đa đối với tội tham nhũng từ 10.000 SGD lên đến 100.000 SGD và các quan toà được quyền sung công những khoản tiền có nguồn gốc từ tham nhũng.
Ngoài phạt tiền ra thì quan chức tham nhũng sẽ bị “giam một ngày”. Ở Singapore, bị “giam một ngày” là bị khai trừ khỏi công chức, vĩnh viễn không thu dụng nữa. Nhưng người Singapore rất sợ bị khai trừ khỏi công chức vì mỗi người có một món tiền gửi tiết kiệm khá lớn, tương đương với 40% lương mỗi tháng. Chỉ một vụ tham ô nhỏ cũng bị khai trừ, là mất số tiền đã gửi đó. Bởi vậy, ở Singapore, cán bộ không cần, không dám, không muốn, không thể tham nhũng. Công chức và người làm công ăn lương không có bất cứ thu nhập nào ngoài lương và tiền thưởng theo quy định.
Thúc đẩy phát triển
Ổn định chính trị - xã hội với Singapore dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Hành động (PAP) và một chính quyền trong sạch đã tạo tiền đề cho sự phát triển.
Từ những năm 1980, Singapore học tập Nhật Bản, nước cũng khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, lấy công nghệ làm cơ sở. Lý Quang Diệu đã thấy được “phải cạnh tranh với các nước láng giềng về gia công sản phẩm nông nghiệp và khoáng sản”, và “tiền đồ của chúng ta là chế tạo sản phẩm bán ra nước ngoài, cạnh tranh với các nước khác trên thế giới. Tiền đồ lớn hơn của chúng ta là ở chổ “phục vụ trí óc”, đặc biệt là ở phần mềm của máy vi tính điện tử”.
Khi Lý Quang Diệu rời bỏ chức vụ Thủ tướng Singapore vào năm 1990, đất nước này đã có Chính phủ “sạch”bậc nhất thế giới và kèm theo những thành tựu ấn tượng: Tổng giá trị sản phẩm quốc dân đầu người của Singapore đứng thứ ba châu Á (sau Nhật Bản và Hồng Kông); là trung tâm lọc dầu lớn thứ 3 (sau Houston của Mỹ và Rotterdam của Hà Lan); là cảng lớn thứ 3 trên thế giới (sau Rotterdam của Hà Lan và Hồng Kông); là thị trường ngoại hối của Singapore đứng thứ 5 trên thế giới chỉ sau London, New York, Tokyo và Thụy Sỹ; là trung tâm khoa học kỹ thuật cao có tính chất toàn cầu và là nơi sản xuất ổ cứng vi tính lớn nhất, sản lượng chiếm 77% tổng sản lượng của thế giới...
Nguyễn Văn Toàn
Vì sao nhiều nước coi cách Singapore đối phó dịch Covid-19 là hình mẫu?
Cách Singapore đối phó với đại dịch Covid-19 được nhiều quốc gia trên thế giới coi là hình mẫu.