- Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 14 vừa được thông qua sáng 15/6 đã dành phần 4 với hơn 800 chữ cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Liên quan tới một trong những nội dung gây xôn xao dư luận là sửa điều luật từ "học phí" thành ”giá dịch vụ đào tạo, Nghị quyết yêu cầu ngành "khẩn trương ban hành quy định cụ thể về tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, đổi mới cơ chế học phí”.

Trước đó, vào sáng 30/5, khi thay mặt Chính phủ trình dự thảo sửa luật Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT đề xuất sửa điều 65 về cả tiêu đề lần nội hàm. Cụ thể, quy định về "học phí" được sửa thành "giá dịch vụ đào tạ"o. Tức là, tiền dịch vụ đào tạo sẽ thu theo cơ chế giá, nhưng vẫn dùng thuật ngữ học phí.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, luật Giáo dục Đại học hiện hành còn một số bất cập như mức học phí chưa được tính theo cơ chế giá dịch vụ, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành, các bậc đào tạo và chất lượng của từng cơ sở. Việc sửa này phù hợp với luật Giá, luật Phí và lệ phí.

Cơ quan thẩm tra dự thảo luật cho biết đa số ý kiến tán thành việc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo theo cơ chế giá dịch vụ. Tuy nhiên, cơ quan này không nhất trí việc thay thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”, vừa thể hiện quan điểm coi giáo dục là lĩnh vực đặc thù, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và vừa tránh cách tiếp cận theo hướng thương mại trong giáo dục.

Cũng trong Nghị quyết vừa thông qua sáng nay, Quốc hội còn đặt ra nhiều nhiệm vụ khác cho giáo dục đại học như: Hoàn thành đề án cụ thể về quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên. Phát triển chương trình đào tạo đại học theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục; kiên quyết giải thể các cơ sở đào tạo đại học chất lượng yếu, kém. Có chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo chất lượng cao; thúc đẩy phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo ngang tầm khu vực, quốc tế; có chính sách hữu hiệu thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm...

Với giáo dục phổ thông, Nghị quyết nêu rõ ngành giáo dục cần khắc phục tình trạng chạy theo thành tích, gây áp lực lên xã hội; tạo điều kiện hình thành trường tư thục phổ thông chất lượng cao; ban hành đề án văn hoá ứng xử trong trường học vào năm 2018...

Hạ Anh

Đừng nhầm lẫn “dịch vụ giáo dục” với “giáo dục là dịch vụ”

Đừng nhầm lẫn “dịch vụ giáo dục” với “giáo dục là dịch vụ”

Việc sử dụng thuật ngữ “dịch vụ giáo dục”, "dịch vụ đào tạo" có thể làm cho mọi người dễ đơn giản hóa giáo dục trở thành một sản phẩm, dịch vụ thông thường như một cái ô tô hay tư vấn đầu tư.

" />

Quốc hội đề nghị sớm đổi mới cơ chế học phí đại học

 - Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 14 vừa được thông qua sáng 15/6 đã dành phần 4 với hơn 800 chữ cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Liên quan tới một trong những nội dung gây xôn xao dư luận là sửa điều luật từ "học phí" thành ”giá dịch vụ đào tạo,ốchộiđềnghịsớmđổimớicơchếhọcphíđạihọkhông khí lạnh Nghị quyết yêu cầu ngành "khẩn trương ban hành quy định cụ thể về tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, đổi mới cơ chế học phí”.

Trước đó, vào sáng 30/5, khi thay mặt Chính phủ trình dự thảo sửa luật Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT đề xuất sửa điều 65 về cả tiêu đề lần nội hàm. Cụ thể, quy định về "học phí" được sửa thành "giá dịch vụ đào tạ"o. Tức là, tiền dịch vụ đào tạo sẽ thu theo cơ chế giá, nhưng vẫn dùng thuật ngữ học phí.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, luật Giáo dục Đại học hiện hành còn một số bất cập như mức học phí chưa được tính theo cơ chế giá dịch vụ, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành, các bậc đào tạo và chất lượng của từng cơ sở. Việc sửa này phù hợp với luật Giá, luật Phí và lệ phí.

Cơ quan thẩm tra dự thảo luật cho biết đa số ý kiến tán thành việc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo theo cơ chế giá dịch vụ. Tuy nhiên, cơ quan này không nhất trí việc thay thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”, vừa thể hiện quan điểm coi giáo dục là lĩnh vực đặc thù, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và vừa tránh cách tiếp cận theo hướng thương mại trong giáo dục.

Cũng trong Nghị quyết vừa thông qua sáng nay, Quốc hội còn đặt ra nhiều nhiệm vụ khác cho giáo dục đại học như: Hoàn thành đề án cụ thể về quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên. Phát triển chương trình đào tạo đại học theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục; kiên quyết giải thể các cơ sở đào tạo đại học chất lượng yếu, kém. Có chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo chất lượng cao; thúc đẩy phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo ngang tầm khu vực, quốc tế; có chính sách hữu hiệu thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm...

Với giáo dục phổ thông, Nghị quyết nêu rõ ngành giáo dục cần khắc phục tình trạng chạy theo thành tích, gây áp lực lên xã hội; tạo điều kiện hình thành trường tư thục phổ thông chất lượng cao; ban hành đề án văn hoá ứng xử trong trường học vào năm 2018...

Hạ Anh

Đừng nhầm lẫn “dịch vụ giáo dục” với “giáo dục là dịch vụ”

Đừng nhầm lẫn “dịch vụ giáo dục” với “giáo dục là dịch vụ”

Việc sử dụng thuật ngữ “dịch vụ giáo dục”, "dịch vụ đào tạo" có thể làm cho mọi người dễ đơn giản hóa giáo dục trở thành một sản phẩm, dịch vụ thông thường như một cái ô tô hay tư vấn đầu tư.