‘Lên đời’ cho chợ Châu Long?
“Trong chợ vốn có khoảng 350 hộ kinh doanh với hiệu quả cao,ênđờichochợChâđô la mỹ hôm nay nhưng gần đây hơn 100 hộ kinh doanh rút khỏi chợ vì thua lỗ. Số hộ còn lại thì hoạt động hiệu quả nhưng chủ yếu là bán buôn, có mối khách mua quen là nhà hàng, trường học, cơ quan..., lượng bán lẻ trong ngày rất thấp” – Tổ trưởng tổ quản lý chợ Châu Long cho biết.
Chợ Châu Long giữa phố -chợ
Chợ Châu Long nằm trong khu vực hồ Trúc Bạch, với diện tích hơn hai nghìn mét vuông thuộc phường Trúc Bạch nhưng rất gần phường Quán Thánh. Hai phường cộng lại rông gần 2.000ha , dân số gần 20.000 người , cộng thêm khoảng ngần ấy cư dân đến từ các nơi làm ăn, học tập và đi lại, hàng ngày có tới cả chục ngàn xe đạp , xe máy và hàng ngàn ô tô các loại lưu thông ,dừng đỗ… Toàn bộ diện tích vỉa hè , lòng đường của hai phường đã được huy động để đi lại , buôn bán và sinh hoạt …giống như một cái chợ khổng lồ.
Chợ cá ở Manila ( Philippin) - nguồn Hanoidata. |
Với chủ trương “đảm bảo đường thông/ hè thoáng , tăng cường trật tự văn minh đô thị”, chợ Châu Long quá nhỏ bé , không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm hàng ngày cho cư dân tại chỗ. Trong khi đó nhu cầu của người dân ngày càng tăng nhanh. Việc kinh doanh buôn bán của các tiểu thương tại đây cũng có nhiều thay đổi.
Trao đổi về vấn đề này, bà Ngọc – Tổ trưởng tổ quản lý chợ Châu Long cho biết: “Trong chợ vốn có khoảng 350 hộ kinh doanh (chủ yếu là thực phẩm ) với hiệu quả cao, có uy tín với khách hàng hàng chục năm qua , nhưng gần đây hơn 100 hộ kinh doanh rút khỏi chợ vì thua lỗ. Số hộ còn lại thì hoạt động hiệu quả nhưng chủ yếu là bán buôn, có mối khách mua quen là nhà hàng, trường học, cơ quan..., lượng bán lẻ trong ngày rất thấp”.
Chợ hoa quả ở Bankok ( Thailand)- 2012 - nguồn Hanoidata. |
Một trong những nguyên nhân về thực trạng này là do chợ cóc đã tràn lan các phố trong phường , có vài trăm người bán hàng vỉa hè khắp các phố , đông nhất ở phố Đặng Dung - Trấn Vũ - Nguyễn Trường Tộ… Trước thực trạng trên cho thấy cần có một bước tiến mới , biến đổi cấu trúc không gian chợ dân sinh.
Lời giải đơn giản nhất là “xây trung tâm thương mại cao tầng: văn minh, hiện đại” giống như chợ Hàng Da , Cửa Nam , Chợ Mơ và có ngay kết quả : người vào chợ giảm hẳn , số chợ cóc tăng đột biến , lan tỏa sang các phố chung quanh… các đội tự quản đường phố không kiểm soát nổi , dần dần trở thành vô dụng.
Chợ ăn uống bình dân“Newton food center” (Singapore)- nguồn Hanoidata ST&BT. |
Lời giải hay hơn là tổ chức giao thông thông minh hơn, thuận tiện hơn cho người bán kẻ mua vào ra chợ. Xây dựng quy trình vận chuyển hàng hóa, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, tăng cường ứng dụng các công nghệ mới trong việc mua bán, đóng gói, giao hàng hiệu quả hơn để chợ truyền thống vận hành trơn tru hơn, giữ được sự gần gũi, thân thiện , tin cậy giữa người sản xuất, tiêu dùng với công suất phục vụ lớn hơn hàng chục lần. Rất tiếc là lời giải hay này tại Việt nam chưa có, nhưng mô hình này đã khá thành công tại Manila ( Philippin), Bangkok ( Thailand) hay chợ ăn uống bình dân thu gom các hàng ăn đường phố vào “Newton food center” (Singapore).
Chợ Châu Long cải hóa thành công sẽ trở thành hình mẫu cho một mô hình chợ dân sinh Hà Nội mới: nâng cao chất lượng sống cho cư dân đô thị , đảm bảo an toàn thực phẩm đồng thời tăng cường trật tự đô thị.
Nó chỉ có thể có được giải pháp tổng thể, tối ưu một khi các nhà quản lý có tầm nhìn vượt ra khỏi phạm vi hai nghìn mét vuông đất dự án bất động sản để bước đến một cuộc thảo luận rộng rãi với cả xã hội “chung tay xây dựng mô hình chợ dân sinh kiểu mới : Kẻ Chợ -TK21” – với một tầm nhìn không gian rộng hơn 10.000 lần (bao trùm hai phường Trúc Bạch và Quán Thánh). Liệu chợ Châu Long có còn xung lực tồn tại để bước tiếp tới ngày mai?
Lịch sử hình thành và phát triển chợ Châu Long Chợ Châu Long nằm trong khu vực hồ Trúc Bạch, với diện tích hơn hai nghìn mét vuông, phía Bắc giáp phố Chùa Châu Long, phía Nam giáp phố Nguyễn Trường Tộ, phía Đông giáp phố Châu Long và phía Tây giáp phố Trấn Vũ. Bản đồ năm 1885: Khu vực này chỉ có Chùa Châu Long nằm trên mũi đất ba mặt là mặt nước hồ Trúc Bạch , lối vào chùa đi qua nghĩa trang. Năm 1928, quy hoạch mở đường 93 &96 ( nay là phố Châu Long ) và đường ven hồ Trúc Bạch, tuy vậy khu vực này chỉ phát triển sau khi nhà máy Điện Yên Phụ hoạt động ( 1925-1933).
Bản đồ 1941 cho thấy quanh Nhà máy điện, trong đảo làng Ngũ Xã đường phố đã ngay ngắn và nhà lô ken kín, mặt nước quanh chùa Châu Long cũng đã san lấp, rộng gần 10.000m2 nhưng không xây dựng , bởi Thành phố đã dự kiến xây dựng công viên tại đây (đồ án do KTS Luis Pineau công bố 1942). Những năm 1950, Hà Nội là nơi an toàn so với các vùng chiến sự chung quanh, người dân các nơi chuyển đến sinh sống, lại thêm làng đúc đồng Ngũ Xã phất lên mạnh do nguồn nguyên liệu dồi dào (đồ đồng thu gom từ vỏ đạn đồng, đồ thờ và vật dụng bán đi lúc chạy loạn) …miếng đất trống thành nơi tạm cư: Xóm chợ Châu Long, nhu cầu mua bán tăng, cần hình thành chợ, mới đầu là chợ cóc dần mà thành Bãi chợ Châu Long ”. “Xóm chợ Châu Long có hơn 50 số nhà, kinh doanh đủ các mặt hàng, từ tiệm cho thuê xích lô, xe tay, xe bò; đến tiệm lò rèn; hàng thợ thiếc; hàng xén; hàng vải; hàng giò chả; thịt; gà… nhưng đông nhất là các quán ăn ven mặt đường. Năm 1950, ông chủ thầu chợ làm đơn xin phép và được Thành phố cho làm chợ tạm, mỗi gian được phép lợp tranh tre nứa lá. Trước khi Thủ đô giải phóng, một phần đất của Bãi chợ Châu Long bị cắt ra cho câu lạc bộ nhà máy đèn sử dụng. Những năm sau giải phóng, câu lạc bộ nhà máy đèn giải tỏa, từ đây, chợ Châu Long mới được hoàn toàn yên vị. Năm 1955, nhà nước tiến hành xây chợ. Lúc mới xây xong, trong chợ bán đủ loại mặt hàng: thực phẩm, thịt cá, rau đậu, vải vóc, len dạ. Chợ Châu Long sầm uất nhất trong khoảng thời gian này”. (Theo Hanoitv).
Những ngày vui sớm kết thúc khi đất nước hai miền chia cắt .Chiến tranh leo thang , chợ Châu Long gần nhà máy điện – mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ nên phải sơ tán triệt để. Từ 1965, tất cả hàng hóa phân phối theo chế độ tem phiếu: chợ phân ra thành các ngành hàng: Thực phẩm, Bách hóa, khu vực CLB công nhân Nhà máy điện khoanh ra thành nơi bán củi , than , dầu hỏa của Công ty chất đốt; Công ty Rau quả bán rau muống, bí xanh, bí đỏ; Công ty Kim khí bán phụ tùng và chữa xe đạp… Bản đồ Địa Chính thành phố Hà Nội 1957 vẽ những ngôi nhà tạm quanh chùa Châu Long, nhưng chỉ ghi nhận nơi đây chỉ có thửa đất chùa Châu Long tồn tại, bên dưới vẽ thềm gạch khu lăng mộ cổ; Các dãy nhà lá, Câu lạc bộ công nhân có đánh số nhưng không được khoanh thửa đăng ký: tất cả khu đất này là sở hữu công. Bản đồ đo đạc 1998 đã hiện rõ Trạm biến thế điện, khu nhà ở tập thể cao tầng và rất nhiều nhà ở tự phát lấn sát cổng chùa, bao vây quanh khu chợ.
Giai đoạn 1975-1985: Đất nước mới Thống Nhất thì lại có chiến tranh biên giới, cuộc sống cải thiện đôi chút nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, kinh doanh buôn bán trong chợ Châu Long dần được hồi phục. Năm 1976, chợ được sửa chữa lại, lợp ngói mới nhưng chưa xây tường bao. Đến năm 1984, khi tiến hành sửa chữa lần hai, chợ mới được xây tường gạch bao quanh. Năm 1998, chợ Châu Long được sửa chữa lần thứ ba... Chợ búa dần đông vui nhưng chợ dân sinh thường xuyên đối mặt với những dự án xây dựng cao tâng : tầng 1 làm chợ, các tầng trên kinh doanh vất động sản, sở hữu công, tư đan xen … dùng giằng mấy lần thay đổi phương án, chủ đầu tư nhưng mục tiêu thì vẫn vậy. Giữa chợ vẫn còn nguyên ngôi mộ cổ của dòng họ quan lại gia thế thời xưa. |
KTS Trần Huy Ánh
Phố đi bộ ở phố cổ Hà Nội: Làm như châu Âu hay Hội An đều khó