您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Hồng Lệ, Thu Hà phá sâu PR ở VnExpress Marathon Hải Phòng
NEWS2025-03-30 12:06:30【Thể thao】6人已围观
简介VnExpress Marathon Hải Phòng là giải duy nhất của hệ thống VM có top 3 VĐV nữ chung cuộc đạt thành tkia sportage 2024kia sportage 2024、、
VnExpress Marathon Hải Phòng là giải duy nhất của hệ thống VM có top 3 VĐV nữ chung cuộc đạt thành tích sub3. Phạm Thị Hồng Lệ là người có thông số tốt nhất với 2 tiếng 46 phút 48 giây. Cô đồng thời phá kỷ lục cá nhân và xô đổ kỷ lục hệ thống do chính mình nắm giữ suốt 3 năm qua. Sau chức vô địch hôm 17/12,ồngLệThuHàphásâuPRởVnExpressMarathonHảiPhòkia sportage 2024 Lệ được cộng đồng khen ngợi nhiều bởi trong năm tuần, cô tham dự tới bốn giải marathon và vô địch ba giải.

很赞哦!(222)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Antalyaspor vs Alanyaspor, 20h00 ngày 28/3: Khủng hoảng kéo dài
- Sao việt hôm nay 27/8: Võ Hoài Nam chia sẻ hình ảnh chụp cùng bà xã
- 3 nguy hại khi bật Wi
- Người dùng được gì khi mua tích xanh của Facebook?
- Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 29/3: Khách hoan ca
- Bồi bàn nuốt chửng con gián trong bát canh của khách
- Kỳ thi THPT quốc gia 2015: Dự kiến lệ phí 35.000 đồng/môn
- Diễn viên Hoàng Yến: Tôi mất vai bà Bích trong 'Hương vị tình thân' vì… trẻ quá!
- Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Urawa Red Diamonds, 17h00 ngày 28/3: Theo dòng lịch sử
- Phương án sắp xếp lại Bộ NN&PTNT
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Alajuelense vs San Carlos, 9h00 ngày 28/3: Thắng là đủ
Một hội thảo tư vấn du học. Ảnh minh hoạ
Điều bất ngờ là trước khi trở thành sinh viên ĐH Melbourne, nam sinh 24 tuổi vốn là một sinh viên xuất sắc với khả năng tiếng Anh tốt. Thế nhưng, trong lớp học cậu vẫn không thể hiểu hết những gì thầy cô, bạn bè trao đổi.
Câu nói cuối cùng trước khi cậu kết liễu cuộc đời mình là “Tại sao cuộc sống lại khó khăn đến thế!”.
Mới đây, cộng đồng du học cũng chuyền tay nhau những dòng chia sẻ của một nữ sinh đang du học Mỹ bị trầm cảm và bị trường đuổi về nước. Phạm vi bài viết này không bàn về việc đúng sai trong hành xử của nhà trường, mà chỉ muốn đưa ra ví dụ về một thực tế: Áp lực của du học sinh là câu chuyện phổ biến.
IELTS cao, nghe vẫn không hiểu
Chị Phương Thủy - du học sinh đang theo học ngành Truyền thông ở Mỹ - chia sẻ, chị cũng có một người bạn từng trải qua trầm cảm nặng nề, và có ý định tự tử. “Nguyên nhân bệnh của bạn bao gồm cả việc cô đơn ở môi trường văn hóa khác, và cả việc thất vọng với chương trình học không như bạn hình dung”.
Chị Thủy cũng từng nghe nhiều về chuyện du học sinh phải đi làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống. Hầu hết là đi làm chui, có người bị phát hiện, bị cắt visa và buộc phải về nước, khiến việc học tập bị lỡ dở.
“Ngay cả chính mình, khi đi học cũng đã khá lớn tuổi, có học bổng toàn phần, lại kết hôn với một người Mỹ, thế mà có những lúc mình cũng cảm thấy việc hòa nhập với cuộc sống ở đây không dễ dàng. Mình có vốn tiếng Anh tốt, nhưng ở mặt trình bày nghiên cứu vẫn không thể tránh được cảm giác thua kém khi so với những người bạn Mỹ trong lớp. Kể ra vậy để thấy du học sinh có rất nhiều áp lực, từ mặt tài chính, tình cảm, văn hóa đến học tập” – chị Thuỷ cho biết.
Có 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực du học, chị Đỗ Hương cũng đồng ý rằng, kể cả những du học sinh đã chuẩn bị tốt về tinh thần, kiến thức, tiếng Anh cũng có thể gặp áp lực.
“Măc dù ở Việt Nam, các bạn có điểm IELTS, TOEFL rất cao nhưng trên thực tế khi nghe người bản xứ nói không phải lúc nào bạn cũng hiểu được hết. Thứ 2 là những khác biệt về văn hoá. Thứ 3 là các bạn thấy ‘stress’ khi phải xa gia đình, không có người hỗ trợ những lúc khó khăn, không biết chia sẻ cùng ai”.
Chị Hương nói, khác với nhiều người vẫn nghĩ du học chỉ có màu hồng, được sống trong phồn hoa, tráng lệ, nhưng thực tế du học là phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Chỉ nói đơn giản chuyện mua sắm: ở Việt Nam, bước ra cửa là có ngay, sang nước ngoài đôi khi muốn mua cái gì phải đi rất xa…
Chị Phương Thuỷ cho rằng, thực tế này không phải do học sinh Việt Nam thiếu kỹ năng hay kiến thức, mà đó là vấn đề chung của nhiều du học sinh tại đây, đặc biệt là những du học sinh đến từ các nền văn hóa khác biệt với văn hóa Mỹ.
“Cái trở ngại ban đầu, nếu không quyết để vượt qua sẽ dễ trở thành một vấn đề kéo dài, khiến cho nhiều sinh viên thấy mình bị cô lập và bất mãn. Sự khác biệt trong hệ thống giáo dục cũng có thể là trở ngại lớn, đặc biệt là với những bạn học phổ thông ở trường công tại Việt Nam. Các bạn sẽ cần một giai đoạn để điều chỉnh cách học tập của mình và chủ động hơn trong giao tiếp tại lớp học”.
“Và đó là chưa kể những vấn đề khác vẫn tồn tại ở nước Mỹ như phân biệt chủng tộc, tôn giáo. Thường thì nhà trường sẽ tìm cách ngăn chặn việc này, nhưng ai đã từng trải qua cảm giác bị phân biệt sẽ ít nhiều cảm thấy tổn thương”.
Một hội thảo tư vấn du học. Ảnh minh hoạ Phụ huynh hãy xem con có đủ bản lĩnh hay không
Theo chị Phương Thuỷ, với các phụ huynh, “đừng so sánh con mình với con người ta, và cũng đừng so sánh con mình với sinh viên Mỹ. Họ lớn lên trong môi trường quen thuộc, được pháp luật bảo hộ, họ có thể làm nhiều thứ mà du học sinh không được làm”. “Đã xác định cho con du học thì cần dạy con quản lý thời gian, tài chính và các kĩ năng ứng xử xã hội từ khi còn bé, cho con tự chủ và độc lập càng sớm càng tốt. Khi con đã đi học, thì cũng nên thấu hiểu những gì con sẽ phải đối mặt, nên biết rằng đến cả người lớn qua định cư còn có lúc muốn từ bỏ và quay về”.
“Đừng nghĩ rằng vì bố mẹ đầu tư tiền bạc cho con, con sẽ phải bằng mọi cách đứng đầu khoa. Nếu con than phiền về cuộc sống, hãy lắng nghe và động viên và cho con quyền tự quyết chứ đừng vội phán xét hay trách mắng con. Gia đình nên làm điểm tựa cuối cùng của con cái, chứ không nên chỉ là nguồn áp lực khiến con càng thấy lạc lối”.
Còn theo chị Đỗ Hương, những phụ huynh muốn cho con đi du học, ngoài các yếu tố khả năng học tập của con và tài chính gia đình, cũng cần phải xem xét mong muốn đi du học của con ở mức độ nào, tính cách, kỹ năng của con có đủ để sống tự lập được hay không.
“Có những trường hợp bố mẹ muốn ‘đẩy’ con đi. Bố mẹ thấy ở Việt Nam học chán quá, kém quá, cho đi vì nghĩ là môi trường bên đó tốt. Nhiều trường hợp con không muốn đi nhưng bố mẹ cứ muốn cho đi, có thể vì uy tín gia đình, vì muốn đi du học cho oai… nhưng nếu chính các bạn chưa sẵn sàng thì việc đi du học không có ý nghĩa và không có hiệu quả”.
Việc có nên cho con đi du học hay không phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của con, con có phải là người mạnh dạn, dám xông pha, tự lập được hay không – chị Hương nói.
“Học sinh và phụ huynh phải cùng nhau chuẩn bị những kỹ năng đó, vì đi du học giống như con dao 2 lưỡi”.
Sinh viên hãy chuẩn bị mọi kỹ năng
Với các bạn sinh viên, chị Thuỷ khuyên: cần phải chuẩn bị mọi kỹ năng sống, từ cách quản lý tiền bạc, thời gian, chăm sóc đề phòng bất trắc cho bản thân, hiểu biết về pháp luật, cởi mở trong học hỏi, tìm hiểu văn hóa nước mà mình sắp đến học. Nhưng kỹ năng này học càng sớm càng tốt, đừng để tới khi đi học mới lo”.
Trong khi đó, chị Đỗ Hương chia sẻ: “Ngoại ngữ rất quan trọng, nếu ngôn ngữ của bạn không tốt thì bạn sẽ ngại giao tiếp. Ngoài ra, hãy tìm một vài người bạn để chia sẻ. Dĩ nhiên để tìm được một người bạn thân ở một đất nước xa lạ là điều không dễ nhưng ít nhất phải tìm được nguồn vui, có người chia sẻ” – chị Đỗ Hương đưa lời khuyên.
Nguyễn Thảo
"Chào mừng tới thế giới của du học sinh nghèo!"
Ngày mới sang Úc học, khi đi chợ hoặc mua sắm tôi thường có thói quen quy đổi từ tiền đô la sang tiền Việt Nam. Ví như: “Mớ rau 3$, trời ơi, tận gần 60 ngàn đồng cơ á?”.
">Du học: Áp lực không chừa sinh viên giỏi
Lận đận tình duyên vì gia cảnh khó khăn
Trước khi trở thành tài tử hàng đầu Đài Loan, Ngô Kỳ Long có cuộc hôn nhân hạnh phúc khiến nhiều người ngưỡng mộ. Ít ai biết rằng, anh phải trải qua nhiều khó khăn từ kinh tế và đổ vỡ tình cảm. Khi còn nhỏ, gia đình làm ăn thất bại và nợ một khoản tiền khổng lồ nên mới 13 tuổi, anh đã phải ra ngoài làm thêm trang trải cuộc sống.
Năm 17 tuổi, Ngô Kỳ Long may mắn có duyên trở thành thành viên nhóm nhạc Tiểu Hổ cùng với Tô Hữu Bằng và Trần Chí Bằng. Kể từ đó, anh luôn nỗ lực vật lộn với công việc trong giới giải trí để kiếm tiền trả nợ.
Trong giai đoạn khó khăn ấy, anh có tình cảm với thành viên nhóm nhạc Thiếu Nữ Từ Nhược Tuyên. Hai người không hẹn hò bởi hoàn cảnh gia đình không tương xứng. Có thông tin chính Ngô Kỳ Long là người đề nghị chia tay vì hai gia đình không tác hợp.
Sau khi mối tình đầu khi mới nghề tan vỡ, Ngô Kỳ Long từng hẹn hò với Thái Thiếu Phân. Hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ của cặp đôi được cho là khá tương xứng khi Ngô Kỳ Long đang nỗ lực trả nợ giúp cha còn Thái Thiếu Phân cũng nỗ lực làm việc trả nợ giúp mẹ.
Mối tình tưởng chừng sẽ đón một cái kết viên mãn, Thái Thiếu Phân bất ngờ dính tin đồn với Lưu Loan Hùng. Điều này trở thành điểm trừ phía gia đình Ngô Kỳ Long, còn mẹ của Thái Thiếu Phân cũng lo con gái phải gánh thêm nợ từ gia đình Ngô Kỳ Long. Mối tình của cả hai cũng nhanh chóng tan vỡ.
Thời điểm Ngô Kỳ Long phát triển sự nghiệp tại Trung Quốc năm 2001, anh bén duyên với Mã Nhã Thư khi tham gia bộ phim Tiêu thập nhất lang. Năm 2006, cặp đôi công bố kết hôn. Thời điểm đó, do áp lực kinh tế, cặp đôi không tổ chức tiệc cưới, không có tuần trăng mật lãng mạn, nhà cũng phải trả góp.
Năm 2009, Mã Nhã Thư bị phanh phui chuyện ngoại tình với CEO một công ty game nổi tiếng. Cùng năm đó, cặp đôi tuyên bố ly hôn. Mã Nhã Thư nhanh chóng tái hôn với thương gia giàu có.
Sự nghiệp phát triển, tình yêu viên mãn
Hai mối tình đứt đoạn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cuộc hôn nhân tan vỡ cũng vì kinh tế, Ngô Kỳ Long vượt qua cay đắng, không ngừng nỗ lực phát triển sự nghiệp.
Năm 2011, Ngô Kỳ Long tham gia bộ phim Bộ bộ kinh tâm,bén duyên với Lưu Thi Thi. Sau bộ phim này, cặp đôi tiếp tục đóng cặp trongBộ bộ kinh tình. Đầu năm 2015, cặp đôi thông báo kết hôn và đầu năm 2016 tổ chức đám cưới tại đảo Bali (Indonesia).
Sau thành công của Bộ bộ kinh tâm, Ngô Kỳ Long thành lập Công ty TNHH Văn hoá Truyền hình và Điện ảnh Strawbear, chính thức bước chân vào lĩnh vực sản xuất phim truyền hình. Sự phát triển của công ty giúp Ngô Kỳ Long góp mặt trong danh sách nghệ sĩ có sức ảnh hưởng của năm do tạp chí Forbesbầu chọn năm 2012.
Nửa đầu năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, công ty của Ngô Kỳ Long vẫn đạt doanh thu 580 triệu nhân dân tệ (hơn 2000 tỷ đồng) và lợi nhuận ròng đạt 54.13 triệu nhân dân tệ (khoảng 190 tỷ đồng), tăng 43% so với năm trước. Truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin, từ khi gia nhập ngành giải trí tới nay, tài sản của nam nghệ sĩ ước tính lên tới hơn 340 triệu nhân dân tệ (khoảng 1200 tỷ đồng).
Cùng với sự nghiệp ngày một phát triển, Ngô Kỳ Long và Lưu Thi Thi vẫn không quên trách nhiệm vun vén cho gia đình nhỏ. Sau khi Lưu Thi Thi sinh con đầu lòng năm 2019, Ngô Kỳ Long gần như đã rút khỏi làng giải trí. Anh không còn tham gia các bộ phim truyền hình với lý do muốn dành nhiều thời gian chăm sóc con cái.
Trong chương trình Star Chaser, Kỳ Long nói hạnh phúc khi hàng ngày đưa đón con đi học. Trên trang cá nhân, anh kể khi có con ở nhà nhiều hơn, giờ ngủ, giờ thức phụ thuộc vào con. Anh học được một tay bế con, một tay pha sữa, cho con uống sữa, quan sát con mỗi khi khóc, giận dỗi để đoán con cần gì. Anh mong trở thành người bạn thân thiết của con sau này.
Ngô Kỳ Long hiện tại đã bước sang tuổi 51 nhưng khán giả vẫn luôn rất ngưỡng mộ tình cảm và sự ngọt ngào mà anh dành cho vợ cũng như sự chăm chút và trách nhiệm với gia đình, con cái của nam tài tử.
Thu Vũ
10 ngôi sao nổi tiếng nhất Trung Quốc 2021
Dịch Dương Thiên Tỷ, Dương Mịch, Vương Nhất Bác,... góp mặt trong danh sách "Nghệ sĩ nổi tiếng nhất Trung Quốc" nhờ sức ảnh hưởng vượt trội trong showbiz.
">Ngô Kỳ Long tuổi 51: Tài sản hơn 1200 tỷ, dừng sự nghiệp vì vợ và con trai 2 tuổi
Nhạc sĩ Lê Quốc Dũng hiện tại. Ảnh: Nguyễn Văn Chung.
Hiện, nhạc sĩ Lê Quốc Dũng sống một mình tại căn nhà do cha mẹ để lại tại phường Cầu Kho, quận 1. Hàng ngày, em trai qua đưa thức ăn, nước uống cho nhạc sĩ.
Chia sẻ hình ảnh tới thăm đồng nghiệp, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ hiện sức khỏe đàn anh rất yếu. "Anh chị em nghệ sĩ nào biết và từng hợp tác với anh Dũng có thể đến nhà thăm hỏi và động viên tinh thần anh," anh cho biết.
Nhạc sĩ Lê Quốc Dũng sinh năm 1951, trong gia đình có truyền thống âm nhạc. Niềm đam mê âm nhạc của nhạc sĩ bắt nguồn từ những ngày học lỏm cha dạy học trò. Sau đó, ông trở thành nhạc công và bắt đầu công việc sáng tác. Ông là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng như Gánh hàng rong, Bóng biển, Nụ hôn mùa xuân, Tình băng giá, Tuyệt vời khi có em, Vu vơ, Dẫu tình đã xa, Nắng xuân...
(Theo Zing)
">Nhạc sĩ 'Gánh hàng rong' bệnh nặng, sức khỏe yếu
Nhận định, soi kèo NAC Breda vs Groningen, 22h30 ngày 29/3: Khách hết động lực
- Trong suốt buổi tiệc ra mắt dự án kinh doanh mới, hình ảnh Hoa hậu Việt Nam 2012 và bạn trai Trung Tín dành nhiều cử chỉ quan tâm, ân cần cho nhau khiến các khách mời không khỏi ghen tị.
Ngày 25/11, buổi tiệc ra mắt dự án bất động sản của Trung Tín đã diễn ra tại TP.HCM. Không chỉ có mặt từ rất sớm tại buổi tiệc, hoa hậu Thu Thảo còn cùng bạn trai đón tiếp bạn bè của anh đến tham dự. Hình ảnh này đã ngầm khẳng định với công chúng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp và lâu bền giữa họ. Không chỉ vậy, qua sự kiện lần này, có thể thấy Hoa hậu Đặng Thu Thảo rất được lòng gia đình chồng tương lai.
Sau khi hé lộ hình ảnh về người bạn trai tài giỏi, cô còn nhận được nhiều sự ủng hộ, lời khen về sự đẹp đôi của khán giả. Những người yêu mến "Hoa hậu của các hoa hậu" cũng mong nhan sắc xinh đẹp này sẽ sớm yên bề gia thất, hạnh phúc bên chàng doanh nhân trẻ.
Cử chỉ ân cần của Thu Thảo dành cho bạn trai khiến mọi người ghen tị.
">Đặng Thu Thảo tình tứ chăm sóc bạn trai đại gia trước mặt mọi người
Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo. Ảnh: Yonhap/TTXVN.
Ngày 8/12, lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền tại Hàn Quốc, ông Han Dong Hoon thông báo Thủ tướng Han Duck Soo sẽ xử lý các vấn đề nhà nước, theo hãng tin Yonhap.
Động thái này được cho biết là nhằm chuẩn bị cho việc từ chức của Tổng thống Yoon Suk Yeol sau biến động chính trị liên quan đến lệnh thiết quân luật hồi tuần trước.
Phát biểu với báo giới, ông Han Dong Hoon cho biết Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ không tham gia vào các hoạt động nhà nước, bao gồm cả ngoại giao, và sẽ có sự chuẩn bị cho việc ông rời đi "sớm và có trật tự".
Ông nêu rõ "một sự từ chức có trật tự" là một lựa chọn tốt hơn so với luận tội.
Phản hồi về những chỉ trích về thông báo rằng đảng và chính phủ sẽ cùng nhau quản lý các vấn đề nhà nước, ông Han Dong Hoon nhấn mạnh lãnh đạo đảng không thể thực hiện quyền lực nhà nước mà thủ tướng sẽ xử lý với sự tham vấn chặt chẽ đảng cầm quyền.
Phản ứng trước tuyên bố của đảng PPP, lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập Lee Jae-myung đã chỉ trích đảng cầm quyền và Thủ tướng Han Duck Soo đang "phá hoại trật tự hiến pháp".
Theo ông, ý tưởng PPP và Thủ tướng Han Duck Soo cùng quản lý đất nước là "kỳ lạ" khi tổng thống vẫn còn tại vị và tại nhiệm.
Ông bày tỏ ủng hộ đề xuất của Chủ tịch Quốc hội Woo Won Shik về việc tổ chức một cuộc họp với lãnh đạo PPP để thảo luận về việc đình chỉ nhiệm vụ của tổng thống và hy vọng rằng cuộc họp như vậy sẽ diễn ra nhanh chóng.
Đảng DP cũng cho biết đang tiến hành một loạt quy trình để luận tội các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng như tổng thống và đệ nhất phu nhân.
Cùng ngày, cảnh sát đã lục soát nhà riêng và văn phòng của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun trong cuộc điều tra về tội phản quốc liên quan đến tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Lệnh tòa án nêu rõ ông Kim Yong Hyun bị cáo buộc tội phản quốc, cũng như tội nổi loạn theo luật hình sự quân sự. Cảnh sát đã tịch thu một chiếc điện thoại di động được cho là đã được ông Kim Yong Hyun sử dụng, cùng với khoảng 17 thiết bị kỹ thuật số khác.
Trước đó, cựu quan chức này đã bị bắt giữ theo chỉ đạo của văn phòng công tố. Tuy nhiên, cảnh sát cho biết sẽ không mở cuộc điều tra chung về tuyên bố thiết quân luật với bên công tố.
Theo đó, cảnh sát sẽ điều động thêm 30 sỹ quan tham gia nhóm điều tra đặc biệt gồm 150 thành viên trong động thái mở rộng cuộc điều tra về tuyên bố thiết quân luật.
Những cuốn sách để hiểu về Hàn Quốc
Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả các cuốn sách nên đọc để hiểu thêm về Hàn Quốc - một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Độc giả có thể xem thêm tại đây.">Thủ tướng Hàn Quốc sẽ xử lý các vấn đề nhà nước
Môn học Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) trong chương trình hiện hành (năm 2000) được dạy từ lớp 1 đến hết học kỳ 1 của lớp 9.
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, đây vẫn là môn bắt buộc ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Tuy nhiên, điểm khác là môn học này còn được đưa vào giảng dạy hết cấp Trung học phổ thông và sẽ trở thành môn tự chọn cho học sinh.
Nhưng nhìn vào thực tế giảng dạy bộ môn này ở các nhà trường trong những năm qua, chúng ta sẽ thấy một sự mâu thuẫn.
Các môn nghệ thuật là bắt buộc ở cấp tiểu học (Ảnh: Nguyễn Như Sỹ) Sự tủi thân của giáo viên môn học bị xem nhẹ
Trong các phong trào của học sinh, nhà trường, ngành giáo dục và các cấp Đoàn - Đội phát động thì năm nào 2 môn học Âm nhạc và Mỹ thuật thường được chọn để tổ chức nhiều nhất. Từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương, những phong trào như Tiếng hát học đường, Tiếng hát hoa phượng đỏ, hội diễn văn nghệ, chương trình mừng Đảng, mừng Xuân, các cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề biển đảo, ma túy, an toàn giao thông… cũng được phát động và tổ chức liên miên quanh năm suốt tháng. Giáo viên dạy các môn học này thường rất vất vả trước vô vàn cuộc thi của học trò, nhất là khi ngành giáo dục bước vào lúc nghỉ ngơi như dịp hè, Tết Nguyên đán thì các phong trào dính liền với 2 môn học này được tổ chức như nấm mọc sau mưa.
Vậy nhưng, nhìn vào cách đánh giá, cách hướng dẫn xếp loại học sinh hiện hành ở nhà trường thì có lẽ giáo viên dạy Âm nhạc và Mỹ thuật sẽ luôn cảm thấy… tủi thân và có phần bất lực.
Cấp Trung học cơ sở hiện nay đang thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 58. Các môn nghệ thuật được xếp loại theo 2 hình thức là “Đ” (đạt) và “CĐ” (chưa đạt). Tuy nhiên, xếp loại như vậy vô tình đánh đồng các em như nhau. Bởi đa phần học sinh được xếp loại đạt, chỉ những em vắng học quá nhiều, không đảm bảo được bài kiểm tra mới xếp chưa đạt mà thôi.
Nhưng vì cấp học này có nhiều môn độc lập, nhiều giáo viên dạy khác nhau nên nó không tác động nhiều đến giáo viên nghệ thuật và học sinh. Còn đối với những giáo viên dạy các môn Nghệ thuật ở cấp Tiểu học thì hoàn toàn ngược lại. Nhiều khi giáo viên dạy các môn học này bị chi phối hoàn toàn bởi giáo viên chủ nhiệm khi đánh giá, xếp loại cho học sinh.
Thông tư 22 hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn đánh giá, xếp loại học sinh. Theo quy định, muốn xếp học sinh loại “hoàn thành xuất sắc” và khen thưởng thì các môn tính điểm phải từ 9 điểm trở lên, các môn xếp loại phải được xếp loại “hoàn thành tốt” (T).
Vì vậy, mặc dù nhiều học sinh học không tốt môn Nghệ thuật nhưng khi các em kiểm tra học kỳ mà các môn tính điểm đều từ 9 điểm trở lên là giáo viên dạy môn Nghệ thuật cũng bắt buộc phải “kéo” các em từ mức “H” – hoàn thành lên mức “T” – hoàn thành tốt. Cho dù đa phần giáo viên không muốn nhưng cuối cùng đều phải làm cái chuyện trớ trêu này.
Nếu giáo viên chủ nhiệm có những lời lẽ phù hợp thì giáo viên Nghệ thuật còn được an ủi phần nào. Nhưng, có những giáo viên chủ nhiệm khi kiểm tra học kỳ xong là liệt kê ra những học sinh được điểm cao ra rồi đưa danh sách cho giáo viên Nghệ thuật yêu cầu xếp loại “T” để khen thưởng.
Giáo viên Nghệ thuật mà ấm ức không chịu thì giáo viên chủ nhiệm buông lời dè bỉu… môn phụ. Có người lên nhờ Ban Giám hiệu can thiệp để giáo viên Nghệ thuật xếp loại “T” cho học trò.
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, các môn nghệ thuật là tự chọn ở bậc THPT
(Ảnh: Nguyễn Như Sỹ)
Có những giáo viên dạy các môn Nghệ thuật tâm sự với chúng tôi về vấn đề này trong tâm trạng ấm ức bởi có nhiều giáo viên chủ nhiệm, thậm chí là Ban Giám hiệu luôn xem nhẹ và can thiệp vào việc đánh giá, xếp loại môn học của mình. Họ chẳng thèm đếm xỉa đến tâm trạng giáo viên dạy môn học này như thế nào. Bởi, kéo một số em học chưa tốt mà đáng lẽ sẽ xếp loại “H” lên loại “T” cũng đồng nghĩa là đánh đồng chất lượng học tập của học sinh. Nhiều em phấn đấu, siêng năng học tập cuối cùng cũng bằng những em lơ là, không có năng khiếu.
Vô tình, việc này sẽ kéo theo hệ lụy là năm sau, cũng thái độ học tập ấy, các em vẫn được kéo lên một cách… bình thường. Nhưng làm sao học sinh biết được sự can thiệp của giáo viên chủ nhiệm hay các thầy cô trong Ban Giám hiệu, mà các em cứ ngỡ mình đã giỏi, có “năng khiếu vượt trội” so với các bạn nên mới được xếp loại “T”.
Chờ đợi ở Chương trình mới
Với cách sắp xếp của Chương trình Giáo dục phổ thông mới, có lẽ giáo viên dạy các môn học nghệ thuật sẽ cảm thấy vui lòng hơn.
Tuy nhiên, điều mà giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật mong chờ là các hướng dẫn đánh giá, xếp loại học trò sẽ như thế nào?
Vị thế của một môn học không chỉ được nằm trên hình thức của chương trình. Phải đi vào thực tế, với những hướng dẫn phù hợp thì mới đánh giá đúng được bản chất môn học, chất lượng người học.
Đừng để tình trạng “trống thổi xuôi, kèn thổi ngược” như hiện nay: Các phong trào thì luôn phát động, đề cao nhưng khi đánh giá chất lượng học tập trên lớp lại nửa vời, có cũng như không.
Điều này rất cần sự định hướng của những người thiết kế môn học và hướng dẫn cụ thể từ Bộ GD-ĐT.
Nguyễn Đăng
Chương trình phổ thông mới: Giáo viên bộ môn có thất nghiệp?
- Nhiều lãnh đạo địa phương băn khoăn vấn đề thừa - thiếu giáo viên khi áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông mới, với việc học sinh được chọn môn học, xuất hiện một số môn tích hợp...
">Chương trình phổ thông mới: Sự ấm ức của giáo viên âm nhạc, mỹ thuật