Cuộc sống của gia đình chị Trần Thị Tuyết và anh Trần Văn Lai (cùng SN 1977,ịvôinãohoábétraituổichậtvậtlớnlêntrongcâmlặbóng đá cúp c2 trú tại thôn Lan Đình, xã Phong Bình, huyện Gio Linh, Quảng Trị) vô cùng cơ cực. Nhà anh chị có 6 người thì đến 4 người bệnh tật, sức khoẻ yếu ớt.
Bé Thanh bị vôi hóa não không có tiền chạy chữa. |
Anh Lai và chị Tuyết có với nhau 3 mặt con. Toàn bộ tài sản chỉ vỏn vẹn 5 sào ruộng và 2 con bò. Không có công việc ổn định, ai kêu gì làm đó nên chi tiêu trong nhà luôn thiếu trước, hụt sau.
Tuy vậy, thấy các con khỏe mạnh, chăm ngoan, anh chị lại động viên nhau cùng cố gắng để nuôi con ăn học nên người.
Năm 2005, trong lúc làm thợ xây, anh Lai bị ngã từ trên giàn giáo xuống đất, lâm vào tình trạng nguy kịch. Từ đó, chân anh sưng phù lên bất thường. Bác sĩ chuẩn đoán anh bị u cơ, phải phẫu thuật mới có thể đi lại được.
Bị bệnh vôi hóa não nên hơn 3 tuổi em Nguyễn Quốc Thanh vẫn chưa biết đi. |
Không có tiền tiết kiệm, tai họa ập đến bất ngờ, gia đình phải chạy vạy mượn bà con và ngân hàng mới được hơn 60 triệu đồng chữa trị cho anh.
Sau phẫu thuật, bàn chân anh Lai bị sưng phù to như chân voi, cả cơ thể nặng nề, sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng. Anh buộc phải nghỉ làm thợ xây, thu nhập giảm hẳn. Biết bệnh mình làm nặng sẽ tái phát dẫn đến tràn dịch khớp gối nhưng vì hoàn cảnh, lại là trụ cột lo cho vợ con, anh tặc lưỡi, cố gắng đỡ đần thêm việc nhà.
Kinh tế suy kiệt
Năm 2019, tai ương tiếp tục ập xuống. Trong lúc xây rơm dự trữ thức ăn mùa đông cho bò, chị Tuyết bị ngã từ trên cao, gãy chân và cổ tay.
Mắc bệnh u cơ, cơ thể anh Lai suy kiệt, tay chân phù nề. |
Gia đình phải bán 2 con bò đi để lo chi phí cho chị nằm viện. Khi dùng hết số tiền này, hết cách, anh Lai tiếp tục vay ngân hàng 60 triệu đồng.
Hơn một năm sau, chị Tuyết mới có thể đi lại được. Thời điểm này, con trai út Nguyễn Quốc Thanh (SN 2018) của anh chị mới được hơn 1 tuổi. Suốt thời gian 3 tháng nằm viện và 1 năm dưỡng bệnh ở nhà, chị phải nhờ ông nội chăm sóc Thanh.
Thiếu thốn tình cảm do mẹ bệnh tật, lại thêm gia cảnh khó khăn, Thanh không được quan tâm nhiều. Em bị chậm nói, không đi lại được mà gia đình không biết. Đến nay, đã ngoài 3 tuổi nhưng tình trạng của em vẫn không được cải thiện. Ngoài ra, việc ăn uống gặp khó khăn, Thanh hay nôn, quấy. Đưa đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện cậu bé bị vôi hoá não.
Căn bệnh này cần chi phí điều trị khá lớn. Không có khả năng lo cho con, chị Tuyết mếu máo ôm con về nhà. Hàng ngày, nghe con khóc la, miệng ú ớ, đi lại chật vật mà vợ chồng chị rơi nước mắt.
Anh Lai già hơn số tuổi 44 của mình. |
Bẵng đi nhiều năm, mới đây, bệnh lạ của anh Lai lại tái phát. Trời Quảng Trị mùa hè với cái nắng quá khắc nghiệt khiến anh càng khổ sở vì đau nhức.
“Là đàn ông, lại là lao động chính nhưng bệnh tật hành hạ khiến tôi phải hạn chế vận động. Căn bệnh này lấy đi của tôi và gia đình tất cả. Tôi bất lực nhưng không biết làm sao.
Trước đây, vợ tôi bị gãy chân phải bắt vít, nằm liệt giường. Giờ đã tháo vít rồi nhưng cũng không làm gì được. Tài sản trong nhà không còn gì. Con bệnh tật cũng không tiền chạy chữa. Khoản nợ 120 triệu đồng vẫn còn đó. Hàng tháng, khoản trợ cấp 540.000 đồng của tôi cũng phải đem trả lãi ngân hàng", anh Lai nghẹn lời.
Chưa kể, bố chị Tuyết đã 75 tuổi, già yếu và hay đau ốm, chỉ có thể phụ con cháu làm việc nhà.
Ông Nguyễn Đức Sâm, Chủ tịch UBND xã Phong Bình (huyện Gio Linh) chia sẻ, gia đình anh Lai thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh rất bi đát. Hiện nhà anh có 4 người bị bệnh, không có ai đủ sức khỏe để làm lụng nuôi 3 đứa con, trong đó có bé Thanh bị bệnh vôi hóa não. Hi vọng anh chị nhận được sự quan tâm của xã hội để cháu bé có cơ hội chữa bệnh.
Hương Lài
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: