您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Boca Juniors vs Independiente Rivadavia, 6h00 ngày 12/2: Những vị khách khó chịu
NEWS2025-02-15 05:42:02【Giải trí】5人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 11/02/2025 05:25 Argentina âm lichâm lich、、
很赞哦!(5366)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Man City vs Real Madrid, 03h00 ngày 12/2
- Khoa Pug và công thức câu view gây tranh cãi
- 'Phố Hong Kong' gây thương nhớ giữa Sài Gòn
- Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam: Nỗ lực để mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày
- Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Fiorentina, 1h00 ngày 11/2: Nhọc nhằn vượt ải
- Xịt thơm miệng Pierrot
- Hoang mang vì chồng sắp cưới đang hừng hực chuyện ái ân, bỗng nhiên 'gác kiếm'
- Cuộc sống ở ngôi làng hẻo lánh, chỉ có 46 cư dân
- Nhận định, soi kèo Sporting Club Bengaluru vs Rajasthan United, 15h30 ngày 13/2: 3 điểm xa nhà
- Mâm cơm ngon của mẹ đảm Hà thành, kéo cả chồng lẫn, con trai vào bếp
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo ZED vs Ceramica Cleopatra, 21h00 ngày 12/2: Khách ‘ghi điểm’
Mèo được xem là khắc tinh của rắn nhờ nhiều ưu thế vượt trội khi đối mặt (Ảnh: Getty).
Từ thời tiền sử, con người đã biết cách nhóm lửa và tận dụng sức mạnh tập thể để chống lại các loài thú ăn thịt lớn như hổ, sư tử. Tuy nhiên, có một loài bò sát luôn khiến chúng ta e sợ, đó là rắn.
Rắn thường rình rập, ẩn núp trong cỏ, cây, đá và tấn công bất ngờ. Dù tự tin vào trí thông minh và sức mạnh tập thể, con người vẫn gặp khó khăn trong việc phát hiện và ngăn chặn những mối nguy hiểm từ rắn.
Qua thời gian, sự cảnh giác với rắn đã ăn sâu vào tiềm thức và gen di truyền của con người, dẫn đến nỗi sợ rắn bẩm sinh ở nhiều người.
Thế nhưng, mèo lại không hề sợ rắn. Trái lại, mèo thường coi rắn là món "đồ chơi", thản nhiên vờn chúng và kết liễu đối thủ chỉ trong tích tắc. Vậy, tại sao mèo là khắc tinh của rắn?
Tốc độ phản ứng vượt trội
Tốc độ tấn công của rắn, dưới sự chứng kiến của con người, có vẻ rất nhanh. Tuy nhiên, thị giác và thính giác của mèo cao hơn rắn rất nhiều.
Trung bình, tốc độ phản ứng của mèo nhanh hơn rắn 7 lần và nhanh hơn người 5 lần. Trong mắt mèo, cú cắn nhanh của rắn chậm hơn nhiều lần so với chuyển động chậm.
Vì vậy, trước đòn tấn công dữ dội của rắn, mèo có thể dễ dàng né tránh. Ngay cả khi đối thủ là rắn độc, răng của nó chưa chắc đã có cơ hội chạm vào mèo.
Sự linh hoạt
Độ linh hoạt của rắn tương đối thấp. Chúng chỉ có thể tấn công theo đường thẳng với hướng của đầu rắn và bị hạn chế bởi bản chất đặc biệt của cơ thể, không thể tùy ý xoay người, xoay đầu nếu muốn thay đổi hướng tấn công.
Mèo thì khác. Chúng có thân thể mềm mại, linh hoạt, cho phép né tránh đòn tấn công khi đang ở trên không trung. Ngoài ra, mèo cũng có thể dùng móng vuốt sắc nhọn tấn công rắn từ mọi hướng.
Khả năng xử lý tình huống
Mèo có thể biến đổi cơ thể theo cách rất độc đáo (Ảnh: Getty).
Một số loài trăn có khả năng quấn quanh con mồi, khiến đối thủ ngạt thở rồi nuốt chửng. Nhưng chiến lược này không hiệu quả đối với mèo.
Toàn bộ cơ thể mèo rất linh hoạt, co giãn tốt. Chúng có thể tự làm cho cơ thể mình dài ngắn, dày mỏng, tròn dẹt. Trong trường hợp bị trăn cuốn, mèo sẽ dùng sức kéo căng thân mình để chống đỡ, sau đó lăn qua lăn lại, khiến các sụn của trăn mất đi khả năng chống trả.
Không chỉ vậy, mèo cũng có thể dùng hàm răng sắc nhọn cắn mạnh vào rắn hoặc trăn để thoát khỏi nguy hiểm.
Qua phân tích trên, có thể thấy rằng mèo hoàn toàn vượt trội so với rắn về sức mạnh thể chất, khả năng tấn công bền bỉ, tốc độ, tính linh hoạt và các khía cạnh khác. Đó đều là những lợi thế rất lớn. Vì vậy, trong trận chiến mèo-rắn, mèo thường sẽ chiếm ưu thế.
">Vì sao mèo là khắc tinh của rắn?
Thu Minh là một trong số các ca sĩ tham gia đêm chung kết cuộc thi.
Nghệ sỹ nhân dân Tạ Minh Tâm, nghệ sỹ ưu tú Phương Anh, ngọc nữ Bolero Tố My, Cẩm Loan… cũng tham gia chương trình.
Tối 17/11 tới đây, khán giả Bến Tre được dự báo sẽ có một buổi tối mãn nhãn khi xem Chung kết cuộc thi “Người đẹp Xứ Dừa” tại sân khấu ngoài trời. Không chỉ chứng kiến các phần thi của 30 thí sinh đẹp nhất đến từ xứ Dừa, khán giả còn được thưởng thức những tiết mục ca nhạc đặc sắc.
Mở màn phần Opening, ca sỹ Trương Quỳnh Anh với vóc dáng gợi cảm sẽ cùng hòa mình vào phần trình diễn trang phục bó sát của 30 thí sinh mở màn đêm thi.
Vẫn luôn giữ được phong độ và làm nóng sân khấu, “Nữ hoàng nhạc dance” Thu Minh cũng góp mặt trong chương trình lần này. Ca sỹ Ưng Hoàng Phúc sẽ xuất hiện trẻ trung và phong cách khiến cho các fan nữ không khỏi xao xuyến trong một nhạc phẩm vô cùng sôi động chưa được bật mí. Hai ca sỹ đình đám được khán giả mong đợi hứa hẹn sẽ làm sân khấu Chung kết 'nóng rực'.
Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc. Đặc biệt, đêm chung kết còn có sự góp mặt của nghệ sỹ nhân dân Tạ Minh Tâm, Á quân “Solo cùng Bolero 2015” Tố My - người được coi là “ngọc nữ” của làng nhạc Bolero.
Với gương mặt xinh xắn, ngoại hình cân đối và giọng hát ngọt đến “lịm tim”, Tố My hứa hẹn sẽ là nhân tố đốn tim khán giả chẳng khác gì những người đẹp thướt tha trên sân khấu. NSƯT Phương Anh sẽ hòa nhịp điệp khúc cuối với ca khúc rộn ràng, tươi trẻ.
Một nhân tố gây bất ngờ với đêm diễn là “Công chúa bolero” Cẩm Loan, sự uyển chuyển trong giọng hát của Cẩm Loan sẽ giúp cho các thí sinh có phần trình diễn trang phục áo dài đẹp mắt.
Cuộc thi Người đẹp Xứ Dừa không những được sự góp mặt của những ca sỹ hạng A mà còn được một đội ngũ sao quyền lực của Vbiz hậu thuẫn như “bà bầu” Tuyết Nhung, NTK Lâm Lâm, NTK Nhật Dũng, Hoa hậu Thu Hoài; Hoa hậu Châu Á Kim Nguyên, Hoa hậu Sang Lê, Á hậu Đặng Thanh Ngân, Hoa khôi Hải Yến…
Qua vòng sơ khảo và bán kết, cuộc thi đang được giới chuyên môn đánh giá là trong sạch, thuần khiết, đúng chất một cuộc thi người đẹp và có chất lượng thí sinh tốt nhất từ trước đến nay.
Đêm Chung kết hứa hẹn sẽ đi vào lịch sử với sự dàn dựng công phu và cách làm việc nghiêm túc, tâm huyết của ê kíp tổ chức chương trình cùng sự tỏa sáng của những cô gái đẹp nhất cuộc thi từ trước đến nay.
Chung kết Người đẹp Xứ Dừa sẽ có sự tham gia của hàng loạt ngôi sao ca nhạc đình đám. 30 thí sinh vào bán kết 'Người đẹp Xứ Dừa 2019'
Đêm bán kết cuộc thi “Người đẹp Xứ Dừa 2019” vừa diễn ra tại Bến Tre. 30 thí sinh lọt vào bán kết được đánh giá tương đối đồng đều về nhan sắc, tài năng.
">Chung kết Người đẹp Xứ Dừa: Quy tụ nhiều người nổi tiếng
Hơn ba tháng kể từ ngày rời làng đến TPHCM học đại học, Ka Ngà, sinh viên năm nhất khoa Ngôn ngữ Pháp, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn chưa có điều kiện về thăm gia đình.
Ban ngày, cô bận đi học, tham gia các hoạt động ở trường, lớp. Tối, tuần ba buổi, Ngà đi làm thêm, thời gian còn lại thì ôn bài, đọc tài liệu, học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp.
‘Tiền làm thêm tháng được hơn 1 triệu đồng, chỉ đủ để em ăn, tiêu vặt nên không còn tiền về nhà nữa’, Ngà giải thích lý do đã hơn ba tháng chưa về nhà, dù rất nhớ bố mẹ, nhớ buôn làng.
Ngà trong một lần đi du lịch với lớp. Vừa rồi, Ngà nhận được một suất học bổng 10 triệu đồng, do một công ty về du lịch trao. Cô dự định sẽ xin thêm gia đình để mua chiếc xe máy mới làm phương tiện đi làm thêm, vì chỗ ở cách chỗ làm hơn 15 km.
‘Em gọi về hỏi thăm, mẹ nói, mẹ mới đi rừng về. Nghe vậy, em chỉ biết ngồi khóc vì thương. Em không muốn mẹ khổ thêm nữa’, cô gái sinh năm 1999 nhắc về mẹ với đôi mắt đỏ hoe.
Bố mẹ Ngà ở trong ngôi làng của người S'Tiêng, xã Tà Lài, Tân Phú, Đồng Nai. Phong tục ở đó, các bé gái đến tuổi 13-14 là lấy chồng, sinh con.
Năm Ngà học lớp 10, bà mối đến nhà giới thiệu có một chàng trai ở làng bên đang tuổi cập kê. Bà mối muốn kết nối Ngà cho chàng trai.
Cha mẹ Ngà mưu sinh chủ yếu bằng nghề đi rừng hái đọt mây, măng tre, rau nhíp, đào củ sâm về bán. Nghe bà mối giới thiệu về chàng trai, ông bà rất ưng.
‘Bố mẹ nói em hãy bỏ học để lấy chồng’, Ngà nhớ lại kỷ niệm của 3 năm trước, em phải đấu tranh kịch liệt để được tiếp tục đi học.
Ngà cho biết, hiện đã có hai nơi hứa sẽ nhận cô vào làm việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, cô vẫn muốn được về quê làm việc trong khu du lịch gần nhà, để mong, từ câu chuyện của mình có thể thay đổi được phong tục kết hôn sớm trong làng. Từ nhỏ, chứng kiến nhiều cô gái trong làng vất vả vì lấy chồng sớm, Ngà không muốn mình cũng như vậy. Cô quyết tâm phải đi học bằng được.
Ban đầu, cô nghĩ sẽ chỉ học hết lớp 12 rồi nghỉ, đi làm công nhân. Ở xóm Bù Chắp 1 của Ngà có một lớp tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ. Vốn ngoại ngữ yếu, Ngà đến đăng ký học thêm.
Ở đó, Ngà gặp được chị Trâm Anh - một cô gái trẻ đến làng Ngà làm dự án du lịch gắn liền với phong tục tập quán người dân tộc. ‘Chị Trâm Anh là người giúp em nhận ra những điều cần làm cho cuộc đời mình. Một trong những dự định là phải đi học’, Ngà nói và quyết tâm đi học, dù đi học chậm mất hai năm.
Ngành Ngà chọn là ngôn ngữ Pháp, vì ở Tà Lài có một khu du lịch, có nhiều người Pháp đến thăm quan. Cô muốn sau khi học xong sẽ về quê làm việc, phát triển thêm dịch vụ du lịch ở địa phương.
Tháng 8 vừa qua, Ngà mang ba lô, tạm rời xa bản làng, con suối, rừng cây và gia đình đến Sài Gòn nhập học. ‘Mẹ đùm cho em ít gạo, mấy quả trứng và dặn, ở thành phố phải cẩn thận, cố gắng học tốt’, Ngà nói bằng giọng biết ơn mẹ.
Từ cô gái quanh năm sống với núi rừng, cuộc sống tĩnh lặng bên dòng suối, nương rẫy, đến Sài Gòn xe cộ tấp nập, nhà cao tầng chi chít, đèn đường sáng bừng, ban đầu Ngà khá bỡ ngỡ. Nhưng bây giờ, cô đã quen mọi thứ, tự chạy xe máy đi làm, gặp gỡ nhiều người khác nhau. Cô cũng không ngại mình là người dân tộc thiểu số.
‘Vừa rồi lớp em thuê xe đi cắm trại ở Củ Chi. Bạn em kể, khi đọc đến tên em, anh hướng dẫn viên thấy lạ nên cười. Bạn đã đến nhắc anh ấy. Không chứng kiến, nhưng nghe bạn kể lại em vui vì bên cạnh mình có rất nhiều người tốt', Ngà nói.
Cô cũng cho biết sẽ gắng học tốt, đi làm thêm để có thể tự lo cho cuộc sống sinh viên. Tết này, cô sẽ về quê, sà vào lòng mẹ rồi thủ thỉ những chuyện của mình ở Sài Gòn.
Ông Đặng Vũ Hiệp, Chủ tịch UBND xã Tà Lài cho biết, Ngà là cô gái có bản lĩnh khi đã quyết tâm đi học và bảo vệ được chuyện không lấy chồng sớm ở buôn làng. ‘Tôi đánh giá cao ý chí vươn lên của Ngà. Mong sau khi tốt nghiệp đại học em sẽ về quê làm việc, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển’, ông Hiệp nói.
Ông Hiệp cũng thông tin, tính cả Ngà, hiện cộng đồng người S'tiêng và cộng đồng người Mạ ở địa phương có hơn 10 người đi học đại học. Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ trở về quê làm việc.
*Bài viết có sử dụng tư liệu ảnh của tác giả Chí Phan/Flickr.com
Cô gái vượt bạo bệnh đi thi Hoa khôi Ngoại thương
19 tuổi, xinh đẹp, tương lai đầy rộng mở, cô sinh viên năm nhất ĐH Ngoại thương không bao giờ nghĩ, một ngày mình mắc bệnh ung thư.
">Cô gái S'Tiêng cự tuyệt lấy chồng, rời bản làng lên phố học cử nhân
Nhận định, soi kèo Sriwijaya Palembang vs PSMS Medan, 15h30 ngày 10/2: Tiếp tục đớn đau
Lực sĩ Lê Văn Công.
Chị Chu Thị Tám, vợ anh Công cho biết, mẹ bé Hương cùng quê Nghệ An với chị. Anh chị là người sống biết trước biết sau, được cả ấp quý mến. Khi chưa bị bệnh, bé Hương một buổi đi học, một buổi đi làm phụ quán ăn kiếm tiền trang trải việc học phụ ba mẹ.
‘Con bé ngoan lắm. Gặp ai ngoài đường cháu cũng chào hỏi. Bị bệnh, đau nhưng cháu chịu đựng, ai đến thăm cũng cười, cố gắng không để cái đau lộ ra ngoài. Cháu sợ ba mẹ lo lắng. Ba mẹ bé từ khi con bệnh không làm được gì cả, ngày đêm thức trông con giờ ốm nhom’, vợ lực sĩ Công nói về hàng xóm.
Thương bé Hương, anh Công muốn giúp đỡ. Nhìn quanh khắp nhà chẳng thấy có gì giá trị để mang đi bán. ‘Vợ chồng tôi cũng không khá giả gì. Dùng tên tuổi để kêu gọi ủng hộ, anh ấy thấy không nên. Mấy ngày liền, anh cứ thao thức’ chị Tám kể lại lúc chồng tìm cách giúp cô bé hàng xóm.
Chiếc huy chương vàng anh đấu giá để giúp đỡ bé Hương. Chẳng còn cách nào khác, lực sĩ Công quyết định mang chiếc huy chương vàng thế giới của mình đi đấu giá. ‘Anh nói, tấm huy chương là một phần cơ thể của anh. Để có được nó, anh phải tập luyện liên tục 4-6 tiếng mỗi ngày. Gần kề ngày thi đấu, anh còn bị sốt, suýt phải bỏ cuộc. Khi đem ra đấu giá, anh muốn nhắn nhủ đến bé Hương, mong bé vượt qua được bạo bệnh và sẽ có nhiều người hiểu, giúp đỡ’, chị Tám nói và cho biết, chị cũng đồng ý với cách làm thiện nguyện của chồng.
Anh Công chụp hình chiếc huy chương vàng, kèm câu chuyện của bé Hương đăng lên Facebook cá nhân, dự tính sẽ đấu giá trong vòng 10 ngày. Ngày 22/10 buổi đấu giá bắt đầu. Người đầu tiên đề xuất mức giá 20 triệu đồng. Rồi số tiền dần dần tăng lên. Đến ngày 31/10, anh chốt giá 125 triệu đồng, do một giám đốc công ty bất động sản ở Quận 7 ra giá.
‘Tôi không ngờ việc làm của mình lại nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người. Cô bé Hương đã nhận được số tiền 125 triệu đồng, cùng sự giúp đỡ các các nhà hảo tâm khác. Thay mặt bé Hương, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người’, lực sĩ Công viết trên trang cá nhân.
Được chú Công đeo chiếc huân chương vào cổ trước khi trao cho người đấu giá 125 triệu đồng, bé Hương cười vui, dù đang bị đau vì bệnh. Giây phút bàn giao chiếc huy chương mà mình phải nỗ lực rất nhiều để có được, Lê Văn Công không khỏi xúc động. Anh xin phép người đấu giá qua nhà bé Hương, đeo chiếc huy chương vào cổ cô bé và nói: ‘Hương phải cứng rắn lên nhé. Chú tin cháu sẽ vượt qua được những cơn đau do bệnh gây ra’. Chứng kiến một người khuyết tật hai chân, phải ngồi xe lăn động viên nữ sinh đang chống chọi với căn bệnh ung thư, mắt ai cũng nhòe đi.
Chị Vũ Thị Lài, mẹ bé Hương cũng phải quay đi để con gái không biết mình đang khóc. Chị nói bằng giọng ngắt quãng: ‘Chú ấy bị khuyết tật từ nhỏ, đã phải thiệt thòi đủ điều. Vợ chồng chú ấy cũng không khá giả gì đâu, vậy mà từ ngày con bé nhà tôi bệnh, vợ thì qua động viên, phụ tôi chăm cháu, chồng thì bán đấu giá ‘đứa con tinh thần’ giúp con tôi. Tôi rất biết ơn.
Bác sĩ nói, sức khỏe con bé yếu lắm rồi, nhưng tôi mong phép màu sẽ đến để đáp lại tấm lòng của vợ chồng chú ấy’.
Hành trình 30 năm thay đổi số phận cho trẻ bụi đời của nhà giáo 74 tuổi
'Những đứa trẻ đến với chúng tôi như một cái duyên. Dù không có chủ ý làm từ thiện vì cuộc sống lúc đó còn khó khăn, nhưng chúng tôi đã không nỡ để chúng rời đi...'.
">Lực sĩ 'rao bán' huy chương, cứu cô bé hàng xóm gặp nạn
Họ đã dùng chiếc rương, được gắn nhãn chữ cái LV LVNH ở hai bên, như một vật dụng tiện ích để giữ cho ngô được khô ráo.
Việc này diễn ra trong nhiều thập kỷ, cho đến khi một người thân của họ phát hiện ra giá trị của chiếc rương. Aleksandr định bán chiếc rương nhưng cuối cùng quyết định chuyển nó đến một bảo tàng dân tộc học địa phương để giữ an toàn.
Giám đốc bảo tàng, Maksim Bulakh chia sẻ, ông đã kiểm tra tính xác thực của rương tại một cửa hàng Louis Vuitton ở Kiev. Ông biết rằng, nó có thể được sản xuất vào đầu những năm 1880 với mức giá ít nhất 11.000 USD (tương đương 250 triệu đồng).
Nhưng cổ vật sẽ có giá cao hơn khi bán đấu giá bởi Maksim Bulakh cho rằng, nó có thể ẩn chứa một lịch sử khá thú vị phía sau. Một số rương mang thương hiệu Louis Vuitton trước đây cũng đã được bán đấu giá với giá hơn 100.000 USD.
Cặp vợ chồng ở Ukraine. Bulakh tin chiếc rương có thể có nguồn gốc trên một chuyến tàu hoàng gia Nga, bị trật bánh vào năm 1888. Khoảng 30 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn này.
Những người nông dân địa phương, bao gồm cả tổ tiên của gia đình Sokhranych, đã nỗ lực cứu hộ Sa hoàng Alexander III và được tặng một số đồ đạc thay cho lời cảm ơn.
Tuy nhiên, đây chỉ là một giả định. Chiếc rương cũng có thể được mang về nhà như một chiến lợi phẩm của một người lính quân đội Liên Xô trong Thế chiến II.
Nó cũng có thể thuộc về một công dân giàu có của Đế quốc Nga, người đã đánh mất rương trong các chuyến đi của mình.
chiếc nồi inox lớn đã được dùng để thay thế, đựng thức ăn cho gà. Sau khi xảy ra vụ việc, vợ chồng Aleksandr và Aleksandra đã dùng một chiếc nồi inox lớn thay thế cho chiếc rương Louis Vuitton quý giá, để đựng cám cho gà.
Sự thật ‘cười ra nước mắt’ phía sau toà nhà hẹp nhất
Người đàn ông xây một ngôi nhà mỏng nhất ở Beirut (Libăng) để chặn hướng nhìn ra biển của tòa nhà người anh trai.
">Dùng rương cổ Louis Vuitton giá 250 triệu đồng đựng… thức ăn cho gà
Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi dự án “Eco Green - Tôi hành động, bạn cũng thế” của Lotte Mart, với mục tiêu lan tỏa nhận thức đi cùng giá trị nhân văn góp phần cải thiện môi trường thân thiện hơn qua việc tái sử dụng và hạn chế các sản phẩm nhựa nhằm giảm thiểu ô nhiễm trắng. Hành trình ý nghĩa được hưởng ứng tích cực từ 14 hệ thống siêu thị đã mang đến cho khách hàng một trải nghiệm đáng nhớ!
Hành trình “Tôi hành động, bạn cũng thế”
Nguồn: Internet Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là một trong những vấn đề nóng và được đề cập trên mọi phương tiện truyền thông từ truyền thống đến hiện đại.
Nhựa “đồng hành” với các chị em nội trợ từ chợ vào siêu thị, “làm bạn” với các em nhỏ tại hàng quán trường học, và là “đồng nghiệp” với giới văn phòng từ các cửa hàng cà phê mang đi,…
Báo cáo khác từ Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA) tại Nairobi, dự báo vào năm 2030 sẽ phát sinh thêm 104 triệu tấn nhựa làm tổn hại đến hệ sinh thái của Trái đất và Việt Nam đang được xem là quốc gia có lượng rác thải nhựa ra biển lớn nhất thế giới.
Chỉ một giây xả rác thải nhựa và nilon nhưng mất đến trăm năm thậm chí nghìn năm mới có thể phân hủy chúng.
Xuất phát từ ý tưởng của bộ phận Cải tiến, vào tháng 04/2019, Lotte Mart đã cho ra đời chương trình “Eco Green - Tôi hành động, bạn cũng thế”, dự án góp phần cải thiện môi trường thân thiện hơn qua việc tái sử dụng và hạn chế các sản phẩm nhựa nhằm giảm thiểu ô nhiễm trắng.
Một trong những hoạt động gần nhất nằm trong chuỗi hành động bảo vệ môi trường của Lotte Mart là triển lãm “Sáng tạo tác phẩm Nghệ thuật từ chai nhựa”.
Rác thải nhựa được dùng làm vật liệu để sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật trưng bày, vừa là góc chụp ảnh độc đáo tại các siêu thị, vừa có ý nghĩa tuyên truyền về thực trạng ô nhiễm trắng tới người tiêu dùng.
Không chỉ dẫn đầu trong việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng xứng tầm “Nhà bán lẻ số 1 Châu Á” mà còn mang đến những giá trị cao đẹp cho cộng đồng.
Hành trình tái sử dụng rác thải nhựa
Rác thải nhựa thay vì được đơn vị vệ sinh thu gom và xử lý thì tại Lotte Mart, có một hành trình khác, đó là được “lột xác” thành một tác phẩm nghệ thuật, cũng là nhựa nhưng được tái sử dụng một cách sáng tạo hơn.
Tự hào mang đến cho khách hàng những trải nghiệm đáng nhớ mang đậm tính nhân văn, mỗi hệ thống siêu thị Lotte Mart không ngừng đóng góp sức lực và thời gian. Từ giai đoạn lên ý tưởng đến thực thi là một hành trình dài nhưng ý nghĩa qua các công đoạn thu gom (24.534 sản phẩm), phân loại, vệ sinh, phơi khô, công tác thiết kế, dựng khung tác phẩm, gắn chai nhựa, sơn sửa,...
Những nhân viên nhiệt huyết của Lotte Mart chính là nhân tố mang đến sự thành công cho chương trình. Tuy gặp phải những khó khăn như ảnh hưởng thời tiết khi triển lãm ngoài trời, các sản phẩm hư hỏng nhiều hoặc những sự cố ngoài ý muốn,… nhưng không làm ảnh hưởng tinh thần vì một triển lãm ý nghĩa mang tính tuyên truyền đến cộng đồng.
“Kiệt tác” sáng tạo từ rác thải nhựa
Sau hơn một tháng từ lúc thông báo đến hoàn thiện, đã có 14 tác phẩm tái sử dụng từ rác thải nhựa được trưng bày trong triển lãm “Sáng tạo tác phẩm Nghệ thuật từ chai nhựa”.
Buổi triển lãm đã lập nên kỷ lục về 24.534 sản phẩm rác nhựa được tái sử dụng. Các kỷ lục khác như kỷ lục về quy mô triển lãm, kỷ lục về kích thước của tác phẩm nghệ thuật tạo ra từ rác thải cũng được xác lập qua triển lãm quy mô lớn lần này. Và đặc biệt, chỉ trong hai tuần ra mắt, triển lãm tái sử dụng rác thải nhựa đã lập kỷ lục về số lượng sáu triệu lượt khách hàng tới tham quan và vẫn đang tiếp tục thu hút rất đông công chúng thuộc mọi lứa tuổi đến chiêm ngưỡng.
Ngọc Minh
">Tái chế 24.534 sản phẩm rác nhựa thành tác phẩm nghệ thuật