- Ông Nguyễn Văn Hòa,ôilokhihọcbạhọcsinhgiỏiđềucócâukhenlàbiếtvânglờlich thi dau bong hom nay Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) bày tỏ ngại khi đọc hàng trăm cuốn học bạ của học sinh giỏi thì đều có câu khen là “biết vâng lời”.
Chia sẻ tại tọa đàm “Áp lực giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 14/12, ông Hòa khá thẳng thắn khi nhìn vào những điểm yếu của người thầy và cho rằng đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực của giáo viên.
“Trước hết phải nhìn thấy cái lỗi của giáo viên như vi phạm đạo đức, phản giáo dục, ai cũng nhìn thấy. Tuy nhiên đấy mới chỉ là bề nổi, thực chất 70% giáo viên của chúng ta hiện nay được đào tạo theo cách cũ, nên cổ hủ, bảo thủ lắm. Giáo viên nghĩ không ai hơn mình và mình sinh ra để dạy bảo mọi người”.
Đó là vấn đề ông Hòa cho là rất nghiêm trọng và cần tìm cách giải quyết.
“Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ mục tiêu. Lâu nay, chúng ta dạy học sinh ngoan vâng lời, chấp hành kỷ luật và thầy cô giáo cũng là sản phẩm của lối dạy đó. Thầy cô không chấp nhận học sinh hư, bức xúc và xử lý học sinh khi không vào khuôn phép kỷ luật. Tự mình gây bức xúc và việc đánh học sinh, bạo lực vì các cô nghĩ đó là trách nhiệm của mình khi phải đưa các em vào khuôn khổ. Lúc bức xúc thì mất kiểm soát dẫn đến xảy ra những vụ việc tiêu cực”.
Do đó, theo ông Hòa, bản thân chính giáo viên phải thay đổi mục tiêu.
“Tôi đọc hàng trăm cuốn học bạ của các học sinh giỏi thì đến 90% học bạ có câu đầu tiên là “ngoan, vâng lời. Cách giáo dục đó phải thay đổi, chúng ta phải dạy con người có khả năng sáng tạo, biết phản biện. Tôi nghĩ đó mới là mục tiêu của chúng ta”, ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực giáo viên là lối dạy của chúng ta hiện nay chủ yếu cung cấp kiến thức, tạo ra việc chạy theo điểm số, thi cử, thành tích, các chỉ tiêu thi đua. “Việc này tạo nên áp lực. Nhà trường, cấp trên và học sinh, phụ huynh tạo áp lực cho giáo viên và thậm chí bản thân các thầy cô giáo tạo áp lực cho chính mình”.
Nguyên nhân nữa theo ông Hòa là các nhà trường không tạo ra được môi trường giáo dục thân thiện, chưa phải là nơi hỗ trợ, tháo gỡ và chỗ dựa, là niềm tin cho các thầy cô.
“Nhưng thầy cô mắc khuyết điểm thì lại phê bình, lại tìm tòi, điều tra, lập hội đồng kỷ luật. Nhà trường phải thân thiện, tràn đầy tình thường, tạo được niềm tin cho phụ huynh và giáo viên. Chứ lúc nào cũng quy định, áp chế, yêu cầu đủ mọi thứ thì giáo viên áp lực là phải”, ông Hòa nói.
Ngoài ra, việc tập huấn giáo viên cũng chưa đúng cách. “Việc tập huấn nặng về quán triệt, áp đặt các quy định, kể cả bồi dưỡng nghiệp vụ. Cần phải được thay đổi theo phương pháp trải nghiệm, phát huy cái tự nhận thức của giáo viên, tự làm mới mình và thay đổi, sáng tạo”.
Do đó, ông Hòa cho rằng, giải pháp để giải tỏa áp lực nghề giáo là phải làm cho giáo viên thay đổi, làm mới mình. Giáo viên phải tự mình cảm thấy hạnh phúc thì mới khiến học sinh hạnh phúc được.
Cùng đó, mục tiêu của giáo dục phổ thông cũng phải thay đổi, cần hướng tới dạy người chứ không phải chạy theo thành tích. “Mẫu học sinh hiện nay mà chúng ta đưa lên là mẫu hình học sinh giỏi, đạt giải nọ, giải kia”, ông Hòa nói.
Ngoài ra cần thoát khỏi lối dạy chỉ đề cao kiến thức. Ông Hòa cho rằng, ở cấp tiểu học đã có Thông tư 22 về đánh giá học sinh rất đúng, bỏ đánh giá nặng về điểm số, xếp loại. "Tuy nhiên, cấp THCS và THPT chưa làm được điều đó, vẫn đánh giá và xếp loại học sinh theo cách 60 năm nay vẫn làm, từ thời tôi còn đi học phổ thông. Một giáo sư từng nói chúng ta dán tem, dán nhãn sớm quá lên mỗi cá nhân khi xếp loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Là học sinh yếu kém thì cả đời vẫn mang nhãn dán yếu kém đó. Các nước không làm như vậy, mỗi học sinh có những điểm mạnh, yếu khác nhau. Phải thay đổi cơ chế gây ra áp lực đó”, ông Hòa nói.
Về bình xét thi đua với giáo viên, ông Hòa cho hay trường ông chỉ quan tâm tới 2 chỉ số là chỉ số hạnh phúc của học sinh và chỉ số tiến bộ của mỗi học trò. “Tổ tâm lý của trường mỗi năm 2 lần phải lấy được chỉ số đó và so sánh thi đua. Lớp nào có học sinh tiến bộ, tỷ lệ học sinh hạnh phúc cao khi đến trường thì lớp đó được khen”, ông Hòa chia sẻ.
Giải quyết bài toán giáo viên đi từ chính các hiệu trưởng
Theo ông Hòa, việc đào tạo cho 80.000 giáo viên là rất khó. Do đó Bộ nên đào tạo các hiệu trưởng.
“Hiệu trưởng sẽ là người giúp cho Bộ trưởng, giám đốc sở làm chuyển biến học sinh của mình và chỉ có những người ở cơ sở mới làm được. Hiệu trưởng sẽ làm chuyển biến giáo viên. Nếu vậy, sẽ chỉ cần đào tạo 8-10 nghìn người, thay vì 80.000 người. Khi hiệu trưởng được nâng mình lên thì bài toán về giáo viên sẽ được tháo gỡ”, ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, các trường sư phạm nên xác đinh lại mục tiêu đào tạo giáo viên. “Chúng ta đang đào tạo những người ra chỉ để dạy sách giáo khoa và truyền thụ kiến thức, mục tiêu cần thay đổi là đào tạo những người thầy truyền cảm hứng. Hiện, chúng tôi tiếp nhận những sinh viên không đào tạo lại thì không dạy được. Các em chỉ biết dạy theo sách giáo khoa, không phản ứng được", ông Hòa nói.
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói giáo viên phải kiên nhẫn, yêu nghề, mến trẻ; không thể đổ lỗi cho áp lực nghề nghiệp tạo ra các hành vi lệch chuẩn.