iPrice Group vừa công bố báo cáo nghiên cứu 3 thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tương đồng gồm Việt Nam,ườiViệttươngtácthườngxuyêntrêncácFanpageTMĐTcaohơnngườiTháđội hình al ittihad gặp al-nassr Thái Lan và Malaysia trong quý III/2021. Nghiên cứu này nhằm tìm ra sự khác biệt trong xu hướng mua sắm online ở các quốc gia Đông Nam Á này.
Nghiên cứu cho thấy, theo số liệu quý III/2021 từ iPrice và SimilarWeb, nền tảng TMĐT thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Sea có trụ sở tại Singapore - Shopee là nền tảng TMĐT đa ngành có thị phần về lượt truy cập cao nhất ở cả 3 nước Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.
Cụ thể, Tại Malaysia, lượt truy cập website Shopee chiếm đến 71% trong tổng số lượt truy cập trên tất cả các sàn TMĐT đa ngành có mặt trong bản đồ TMĐT Malaysia. Theo sau đó Lazada Malaysia với 18% và PG Mall là 9%.
Trong khi đó, thị phần về lượt truy cập nước Thái Lan cho thấy sự phân chia giữa Shopee Thái Lan và Lazada Thái Lan. Cụ thể, 2 nền tảng này lần lượt chiếm là 57% và 35% trong tổng lượt truy cập, theo sau đó là nền tảng Central Online chỉ với 2%.
Ở Việt Nam, sau nhiều quý liên tiếp dẫn đầu, theo số liệu quý III/2021, Shopee vẫn chiếm tới 57% trong tổng số lượt truy cập trên tất cả các sàn TMĐT đa ngành. Lazada Việt Nam và Tiki lần lượt chiếm 16% và 13%. Các nền tảng khác chia đều 14% còn lại trong bảng xếp hạng.
Chuyên gia iPrice cho biết thêm, một xu hướng thú vị được thấy ở cả 3 quốc gia là các trang TMĐT nội địa lọt top 3 trang TMĐT đa ngành hàng đầu của mỗi nước. Tiki (Việt Nam), PGMall (Malaysia) và Central Online (Thái Lan) đã làm khá tốt trong việc tạo dựng thương hiệu tại các thị trường tương ứng.
Đáng chú ý, theo nghiên cứu của iPrice về sự tham gia của người dùng vào các hoạt động truyền thông xã hội trên top 3 trang Facebook TMĐT đa ngành ở mỗi quốc gia được lấy dữ liệu từ Buzzsumo, người Việt tương tác thường xuyên cao hơn người Thái nhưng ít hơn người Malaysia.
Cụ thể, Việt Nam chiếm 36% người dùng tương tác trên trang Facebook TMĐT. Dữ liệu cho thấy người dùng có xu hướng thả “like”, “love” và “haha” khi tương tác.
Malaysia có tỷ lệ tương tác cao nhất là 44% và thấp nhất là Thái Lan với chỉ 20%. Người Thái khi tương tác trên trang Facebook TMĐT thường có xu hướng “like”, “share” và “love”. Điều này khá tương đồng với hành vi tương tác của người Mã với xu hướng lần lượt là “like”, “share” và “comment”.
Theo iPrice, Facebook hiện vẫn nắm giữ vai trò thiết yếu trong việc giúp các doanh nghiệp quảng bá hiệu quả tại Việt Nam (Ảnh minh họa) |
iPrice Group cũng thông tin thêm: Một báo cáo của Napoleon Cat cho biết 81% toàn bộ dân số Việt Nam là người dùng Facebook (tính đến tháng 10/2021). Điều này cho thấy Facebook hiện vẫn nắm giữ vai trò thiết yếu trong việc giúp các doanh nghiệp quảng bá hiệu quả tại Việt Nam.
Dữ liệu từ iPrice Group cũng cho thấy, tổng lượt truy cập trung bình top 10 trang TMĐT Việt Nam đã gấp 2 lần Thái Lan và gần 3 lần Malaysia trong quý III năm nay.
Báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Temasek, Google và Bain & Company công bố hồi tháng 10 cho thấy thị trường TMĐT Việt Nam đạt 13 tỷ USD trong năm 2021. Thị trường ước tính tiếp tục tăng trưởng 32%, ước tính đạt 39 tỷ USD trong năm 2025 và được kỳ vọng trở thành thị trường TMĐT lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.
Trong khi đó, Malaysia được dự báo mức tăng 8% và đạt 19 tỷ USD. Thái Lan đạt 35 tỷ USD với mức tăng 14% từ 21 tỷ USD vào năm 2025.
“Việt Nam đã và đang trở thành một trong những “ngôi sao” trong thị trường TMĐT khu vực Đông Nam Á. Bước vào kỷ nguyên hậu Covid-19, khi mà tiêu dùng kỹ thuật số đã trở thành một nếp sống mới và các nhà bán hàng kỹ thuật số ngày càng nhiều, thì quy mô thị trường TMĐT nước nhà cũng phần nào được tác động tích cực”, chuyên gia iPrice nhận định.
Vân Anh
Doanh nghiệp TMĐT trong nước đang “vẽ” bản đồ nông sản, đặc sản Việt
Từ kết quả tích cực của tình hình tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử nội, các chuyên gia nhận định, bản đồ nông sản đặc sản, bách hóa Việt Nam trên các sàn đã và đang được tô vẽ bởi các doanh nghiệp nước nhà.