- Trước tâm sự của một học sinh (HS) lớp 10 về chuyện bố mẹ hay nói tình yêu của con trẻ là vớ vẩn, TS Nguyễn Quý Thao, Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam hóm hỉnh: “Chúng ta ai cũng có tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, gia đình…Tuổi như tôi giờ vẫn phải học yêu”.

Có mặt tại buổi giới thiệu bộ sách là rất nhiều bạn học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội.
" />

Tổng biên tập NXB Giáo dục:Tôi cũng cần học yêu!

Thế giới 2025-02-25 21:44:55 5338

- Trước tâm sự của một học sinh (HS) lớp 10 về chuyện bố mẹ hay nói tình yêu của con trẻ là vớ vẩn,ổngbiêntậpNXBGiáodụcTôicũngcầnhọcyêxem lich am TS Nguyễn Quý Thao, Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam hóm hỉnh: “Chúng ta ai cũng có tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, gia đình…Tuổi như tôi giờ vẫn phải học yêu”.

Có mặt tại buổi giới thiệu bộ sách là rất nhiều bạn học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội.
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/667d998620.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs Gloria Buzau, 22h00 ngày 21/2: Tiếp tục trắng tay

Cuộc đời vẫn đẹp sao, nhiều cảm xúc lẫn lộn, rất hạnh phúc. Cảm ơn mọi người vì tất cả", diễn viên Trần Việt Hoàng (vai Thạch) chia sẻ.

Trên trang cá nhân, diễn viên Anh Thơ cũng đăng ảnh hậu trường đóng máy phim kèm dòng chia sẻ: "Ngày cuối cùng của đoàn phim, khép lại một kỷ niệm đẹp".

Đoàn phim vui vẻ chụp hình kỷ niệm ngày quay cuối.

Chia sẻ với VietNamNet, diễn viên Minh Cúc (vai Bình) tiết lộ, phim sẽ kết thúc ở tập 40. "Hôm qua là ngày cuối của đoàn phim. Cả đoàn có buổi tiệc nhỏ vào buổi tối. Đúng với tinh thần của phim là Cuộc đời vẫn đẹp sao, mọi người chia tay nhau trong niềm vui tưng bừng. Chúng tôi cùng nhau vượt qua những ngày tháng lạnh có, mưa gió có, nắng nóng có để hoàn thành tốt nhiệm vụ, mang đến những cảm xúc chân thật cho khán giả", Minh Cúc bày tỏ.

Diễn viên Anh Thơ chia sẻ hình kỷ niệm hậu trường quay phim.

Phim Cuộc đời vẫn đẹp saongày càng cao trào với câu chuyện tình cảm giữa bộ ba Lưu (NSƯT Hoàng Hải) - Luyến (Thanh Hương) - Nghĩa (Thanh Dương).

Nghĩa đang tích cực vun đắp tình cảm với Luyến khiến cô mủi lòng. Lưu đắn đo khi chứng kiến khát khao đổi đời của người mình thương. Liệu Luyến sẽ chọn người đàn ông luôn bên mình trong mọi hoàn cảnh hay người thẳng thắn từ chối đèo bòng những người liên quan tới mình? Những tập tiếp theo của phim sẽ dần gợi mở những quan tâm của khán giả.

'Cuộc đời vẫn đẹp sao' tập 27: Điền sốc khi biết Bình dính bầuTrong 'Cuộc đời vẫn đẹp sao' tập 27, Điền hoang mang, lo lắng khi thấy Bình thông báo cô đã mang bầu.">

Minh Cúc tiết lộ bất ngờ về phim 'Cuộc đời vẫn đẹp sao' vừa đóng máy

 - Trường ĐH Luật Hà Nội không tiếp nhận Đặng Thị Huyền vào học Khóa 41 song đề xuất bảo lưu kết quả tuyển sinh năm 2016 để em vào học Khóa 42 từ năm 2017.

{keywords}
Em Đặng Thị Huyền tại lễ trao bằng khen học sinh dân tộc thiểu số học giỏi.

Trong công trả lời Bộ GD-ĐT của Trường ĐH Luật ngày 14/11 khẳng định, sau khi nhận được công văn của Bộ GD-ĐT về việc xem xét tiếp nhận em Đặng Thị Huyền, ngày 10/11, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Luật HN đã họp dưới sự chủ trì của ông Lê Tiến Châu, Hiệu trưởng nhà trường và là Chủ tịch hội đồng.

Sau khi nghe trình bày sự việc của em Đặng Thị Huyền cũng như đối chiếu căn cứ pháp lý xử lý vụ việc, Hội đồng tuyển sinh xác định, Đặng Thị Huyền không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia cho Trường ĐH Luật trong thời hạn quy định được xem như là "từ chối nhập học".

Do đó, thí sinh Đặng Thị Huyền không đủ điều kiện nhập học.

Từ đó, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Luật HN khẳng định đã thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT do đó, trường có quyền từ chối tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền.

Tuy nhiên, trong công văn gửi cho trường, Bộ GD-ĐT có đề nghị trường căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình và thí sinh cũng như ý kiến của Sở GD-ĐT Hà Giang để xem xét, tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học ngành thí sinh đã trúng tuyển.

Trường ĐH Luật nhận thấy, việc tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học Khóa 41 (niên học 2016-2020) không thể thực hiện vì thí sinh đã được xem là "từ chối nhập học" theo quy chế.

Đối với việc bảo lưu kết quả tuyển sinh choh Đặng Thị Huyền, Trường ĐH Luật cho rằng, căn cứ vào Quy chế tuyển sinh hiện hành, việc bảo lưu chỉ được áp dụng đối với các thí sinh đủ điều kiện nhập học. Đối với trường hợp của em Huyền không thể vận dụng điều này.

Tuy vậy, Trường ĐH Luật xét hoàn cảnh của Đặng Thị Huyền không hoàn thành thủ tục tueyern sinh là do lỗi của thí sinh tuy nhiên một phần là do điều kiện khó khăn của gia đình cũng như đồng bào dân tộc sinh sống tại miền núi nói chung.

Từ đó, đểm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, Trường ĐH Luật HN đề nghị Bộ GD-ĐT đồng ý cho trường bảo lưu kết quả tuyển sinh năm 2016 cho Đặng Thị Huyền để em Huyền được theo học ngành Luật cùng Khóa 42 (niên học 2017-2021).

Trước đó, VietNamNet đưa tin trường hợp em Đặng Thị Huyền mặc dù thi THPT quốc gia 2017 được 27,5 điểm (cả điểm ưu tiên), đoạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia nhưng do không nắm được thông tin nên đã không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho Trường ĐH Luật để xác nhận nhập học.

Sau đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Trường ĐH Luật HN đề nghị trường xem xét tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học ngành Luật mà em đã trúng tuyển tại trường này.

Lê Văn

">

ĐH Luật Hà Nội bảo lưu kết quả cho nữ sinh học giỏi trượt đại học

 

Bìa cuốn hồi ký hứa hẹn nhiều tình tiết hấp dẫn.

SPARE (tạm dịchKẻ dự bị) là cuốn hồi ký đình đám của con út vua Charles III nước Anh, kể lại cuộc đời của hoàng tử Harry từ thời điểm anh mất đi người mẹ yêu quý - Công nương Diana - vào năm 1997.

Độc giả vốn chỉ quen với hình ảnh hoàng tử Harry thời hiện tại nhiều bê bối và tai tiếng hay Hoàng gia Anh chỉn chu, khuôn phép trên trang nhất các báo. Nhưng khi đọc hồi ký này, chúng ta sẽ có cái nhìn kỹ lưỡng mang tính cá nhân hơn về những suy nghĩ của chàng thanh niên Harry - một con người cụ thể lớn lên thiếu hụt tình thương của mẹ, nhìn lại biến cố đời mình bằng khiếu hài hước tự thân.

Đặc biệt, SPAREtiết lộ nhiều bí mật riêng tư về các thành viên cao cấp của Hoàng gia Anh, những mối bất hòa, xung đột lợi ích, tuy không thể được kiểm chứng và gây tranh cãi, thậm chí ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh của những người trong cuộc, nhưng được miêu tả rất đời thường, sinh động. 

Hoàng tử Harry - Công tước xứ Sussex, 39 tuổi, rút khỏi các nhiệm vụ Hoàng gia từ năm 2020, hiện định cư tại Montecito, bang California, Mỹ cùng vợ Meghan Markle - Công tước phu nhân xứ Sussex và hai con, hoàng tử Archie 4 tuổi, công chúa Lilibet 2 tuổi.

Tác phẩm rất khác về thám tử Sherlock Holmes'Vụ án đầu tiên của Sherlock Holmes: Cuộc điều tra màu đỏ' là tác phẩm đánh dấu sự ra đời của nhân vật nổi tiếng nhất trong văn học trinh thám.">

Hồi ký của Hoàng tử Harry sắp có mặt tại Việt Nam

Nhận định, soi kèo Leipzig vs Heidenheim, 21h30 ngày 23/2: Chiến thắng thứ 5

Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn tranh truyện bán hư cấu, kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ 17 và có công trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.

Thông qua những tình tiết li kì và đặc sắc được lựa chọn để kể lại quá trình sáng tạo và phát triển của chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt - vốn dĩ rất quen thuộc và đang gắn bó với mỗi người chúng ta,Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ mong muốn giúp bạn trẻ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc.

Trong cuộc phỏng vấn với Tri thức - ZNews, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ về quá trình thực hiệnHành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Trải nghiệm hợp tác thú vị này đã truyền cảm hứng cho hai tác giả tiếp tục con đường đưa kiến thức khoa học đến với độc giả qua những trang tranh truyện giàu màu sắc, lời thoại sinh động.

Tác giả Kiều Ly: Tôi không tưởng tượng được nghiên cứu của mình lại được thể hiện đẹp như vậy

- Từ khi nào chị ấp ủ ý tưởng "chuyển thể" luận án tiến sĩ của mình thành một tác phẩm sách tranh truyện?

- Tác giả Kiều Ly:Thú thực, thời làm luận án tại đại học Sorbonne Nouvelle (2014-2018) tôi chỉ cố gắng làm xong luận án rồi chỉnh lý để xuất bản. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ sẽ làm một cuốn truyện tranh, vì tôi chưa từng làm sách cho trẻ em, cũng không biết làm thế nào chuyển thể một công trình hàn lâm thành một cuốn tranh truyện có lời thoại.

chu quoc ngu anh 1

Từ trái qua: biên tập viên Hoàng Thanh Thủy, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly.

Sau khi bảo vệ luận án và về nước, tôi vẫn đang sửa bản tiếng Pháp để xuất bản, thì tháng 8/2021 biên tập viên Hoàng Thanh Thủy (Nhà xuất bản Kim Đồng) viết thư ngỏ ý mời tôi cộng tác viết một cuốn sách về lịch sử chữ Quốc ngữ cho trẻ em. Tôi đắn đo khá lâu mới dám nhận lời. May mắn thay, họa sĩ Tạ Huy Long cũng nhận lời vẽ minh họa cho cuốn sách. Ba chúng tôi cùng nhau làm việc trong gần 2 năm thì hoàn thành Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ.

- Ý tưởng này đã được các anh chị triển khai như thế nào trong 2 năm đó?

- Tác giả Kiều Ly:Tôi hoàn thành bản thảo đầu tiên vào tháng 10/2021. Khi ấy, tôi viết giống một bài báo khoa học với trích dẫn cụ thể cho từng mục. Chị Thủy nhận xét như vậy thì khô khan quá và trẻ em khó mà hiểu được.

Sau đó chúng tôi đã thống nhất là sẽ để Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) là người kể chuyện thì câu chuyện sẽ mềm mại hơn. Ngoài ra, để thu hút độc giả nhỏ tuổi, chúng tôi sẽ viết cuốn sách này theo hình thức bán hư cấu, tức là để nhân vật bộc lộ cảm xúc hay đưa ra các nhận xét về cảnh vật, con người.

Từ đây, tôi chuyển thể nội dung lịch sử chữ quốc ngữ qua lời kể của Đắc Lộ và có thêm một số phần thể hiện cảm xúc của nhân vật. Ngoài ra, chúng tôi cùng nhau bàn bạc để tạo lời thoại và tôi cũng sưu tầm tranh, ảnh tư liệu để họa sĩ Tạ Huy Long vẽ minh họa cho phù hợp với bối cảnh lịch sử và nhân vật.

Qua 7, 8 lần sửa bản thảo thì cuốn sách có diện mạo như độc giả cầm trên tay hôm nay.

- Đối với chị, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách này?

- Tác giả Kiều Ly:Có lẽ thách thức lớn nhất là tôi chưa có kinh nghiệm viết sách cho trẻ em hay làm truyện tranh. Ngoài ra, chuyển thể từ ngôn ngữ học thuật sang ngôn ngữ truyện tranh cũng không hề dễ dàng.

Tôi may mắn có biên tập viên Hoàng Thanh Thủy và họa sĩ Tạ Huy Long đồng hành và hướng dẫn. Qua 2 năm làm việc cùng nhau, tôi rất hạnh phúc vì học thêm nhiều kỹ năng mới, biết cách chuyển thể một công trình hàn lâm, khô khan sang lời kể bình dị. Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.

- Tháng 10 vừa qua, bộ 2 cuốn sách Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)100 câu hỏi về Lịch sử chữ quốc ngữcủa chị đoạt giải Sách Phát hiện tại Giải Sách Hay. Nay Hành trình sáng tạo Chữ Quốc ngữ lại vào Chung khảo Giải Sách Quốc gia. Với một người nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học, điều này có ý nghĩa như thế nào?

- Tác giả Kiều Ly: Với một nhà nghiên cứu, được làm điều mình thích và cố gắng đi đến tận cùng nhất có thể để giải đáp tò mò khoa học của chính bản thân đã là một hạnh phúc; hạnh phúc lại nhân lên gấp bội khi một chút mới nho nhỏ mình tìm ra được công bố, được đón nhận và được ghi nhận.

Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.

Tác giả Phạm Thị Kiều Ly

Tất nhiên, giải thưởng nào cũng có những tiêu chí nhất định và không đại diện cho tất cả. Nhưng với những nhà nghiên cứu trẻ như tôi, trong chừng mực nào đó, giải thưởng giúp chúng tôi thêm chút tự tin để vững bước hơn.

Tôi nghĩ công việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm ra chân lý, tri thức, công bố kết quả nghiên cứu, mà cần hướng đến phổ biến tri thức. Lịch sử chữ Quốc ngữ chưa được đề cập một cách tường minh trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhờ được giải thưởng, mà các công trình của tôi về lịch sử chữ Quốc ngữ - chữ viết mà chúng ta tuy vẫn dùng hàng ngày nhưng lại ít khi đặt câu hỏi về nguồn gốc - được giới thiệu rộng rãi hơn tới công chúng.

- Chị có kỷ niệm hay khó khăn gì khó quên trong quá trình thực hiện cuốn sách?

- Tác giả Kiều Ly:Thực ra kỷ niệm thì rất nhiều, riêng với bản thân tôi, khoảnh khắc xúc động nhất là lần đầu tiên nhìn thấy các bản vẽ minh họa của anh Long. Tôi chưa hề tưởng tượng được "đứa con tinh thần" của mình lại được chuyển thể một cách sinh động và đẹp đến vậy. Tôi nhớ mình đã đứng lặng im rất lâu nhìn các bức tranh ấy và tưởng tượng đến hành trình các thừa sai tới Việt Nam truyền giáo, hành trình họ sáng tạo chữ viết và hành trình đi tìm tư liệu nghiên cứu của chính bản thân tôi.

Khó khăn cũng rất nhiều, nhưng khắc ghi nhất với tôi là khi cuốn truyện tranh đã dần thành hình, nhưng anh Long yêu cầu tôi bỏ hết lời kể của nhân vật Đắc Lộ với ở ngôi "tôi", mà chuyển cho một nhân vật thứ ba để đảm bảo tính khách quan. Tôi rất khổ sở khi phải bỏ dần các chi tiết mình đã dày công tạo ra. Nhưng trên tất cả, chúng tôi đã rất hạnh phúc được làm việc cùng nhau và được thỏa sức sáng tạo.

chu quoc ngu anh 2

Sách Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Ảnh:NXB Kim Đồng.

Họa sĩ Tạ Huy Long: Mong kiến thức hàn lâm đến với thiếu nhi một cách thân thiện nhất

- Là họa sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong mảng sách tranh, tranh truyện dành cho thiếu nhi, dự án Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữcó ý nghĩa thế nào đối với anh? Công việc minh họa cuốn sách có gì khác biệt với những tác phẩm khác mà anh thực hiện?

- Họa sĩ Tạ Huy Long:Tôi từng minh họa nhiều tác phẩm hư cấu hoặc phi hư cấu, nhưng Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn sách đầu tiên tôi minh họa cho thể loại bán hư cấu, nghĩa là tôi được tưởng tượng ra không gian và nhân vật. Song việc tưởng tượng ấy không được rời xa những dữ liệu thực tế, ở đây là những dữ liệu liên quan đến việc sáng tạo chữ Quốc ngữ, với những nhân vật hoàn toàn có thật là cha Đắc Lộ cùng các thừa sai người phương Tây trong không khí của Việt Nam thế kỉ 17.

Công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ": họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.

Họa sĩ Tạ Huy Long

Có thể hiểu, công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ" : họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.

Đây là trải nghiệm rất thú vị đối với bản thân tôi: Lần đầu tiên tôi chuyển thể những kiến thức hàn lâm vốn chỉ có trong kho lưu trữ hay những công trình khoa học công phu hàng nghìn trang thành những xuất bản phẩm thân thiện, để đông đảo bạn đọc phổ thông, đặc biệt là trẻ em đọc, xem, hiểu, suy nghĩ và cảm thông với các nhân vật và với các nhà nghiên cứu. Quá trình tìm kiếm tư liệu giúp tôi được sống với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước: thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh.

- Anh đã khắc họa nhân vật, địa danh như thế nào để tái hiện bầu không khí lịch sử thời đó trong cuốn sách?

- Họa sĩ Tạ Huy Long:Điều thôi thúc tôi nhất là tôi muốn biết những người phương Tây đầu tiên nghĩ gì khi đặt chân trên xứ ta cách đây hơn 400 năm. Thông qua nhân vật cha Đắc Lộ, tôi muốn họ sống lại và kể lại câu chuyện của họ khi họ đến nước ta, trong bối cảnh đời sống xã hội có những biến động lớn là sự phân chia ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng ngoài… Tôi muốn biết điều gì thôi thúc họ vượt nghìn trùng đến một xứ sở xa xôi.

Điều may mắn là nhiều thừa sai, bao gồm cả Đắc Lộ, đã ghi chép lại cảm nhận cá nhân của họ cùng những mô tả bối cảnh nước ta thế kỉ 17. Tư liệu hình ảnh trực tiếp thì không có, nhưng tư liệu gián tiếp thì có nhiều. Đó là những cơ sở để chúng tôi xây dựng bối cảnh và các lời thoại.

Có bối cảnh thì mới có thể quyết định được việc xây dựng các nhân vật như thế nào. Cho nên ở giai đoạn đầu, cả ba chúng tôi - tác giả Kiều Ly, biên tập viên Thanh Thủy và tôi - phải thống nhất cốt truyện, đưa ra vài phong cách để thể hiện - một cuốn sách bán hư cấu nhưng dựa trên cơ sở và dữ liệu có thật, cân đối các tình tiết để chuyển thể thành hình ảnh. Giai đoạn sau khó hơn, làm sao nhân vật cha Đắc Lộ "sống được", nghĩa là phải dựng lên những hoạt cảnh, nơi ông đi lại, ăn uống, cảm khái, u buồn…

- Đối với anh, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách?

- Họa sĩ Tạ Huy Long:Hình ảnh cha Đắc Lộ truyền đạo cho giáo dân bản xứ thuở sơ khai là khó nhất vì không có nhiều tư liệu. May thay, Kiều Ly tìm được một số hình ảnh minh họa có cùng chủ đề ở một số nước trong khu vực. Từ đó suy ra, cộng với ghi chép mà cha Đắc Lộ để lại giúp tôi dễ hình dung.

Giai đoạn hoàn thiện luôn gặp nhiều khó khăn và phải chỉnh sửa nhiều. Có những vấn đề tưởng chừng là đơn giản và ít ảnh hưởng đến cấu trúc của câu chuyện thì lại là vấn đề lớn. Kha khá minh họa phải vẽ lại.

Chẳng hạn, chỉ một chi tiết các giáo sĩ dòng Tên không đeo thắt lưng bằng thừng mà đeo thắt lưng bằng vải mà tôi đã phải sửa lại vài chục tranh. Hay việc hồi thế kỉ 17, ngôn ngữ (từ ngữ, cách nói) của người Việt, đặc biệt là giáo dân sẽ không hoàn toàn giống như hiện nay. Chúng tôi đã phải cân nhắc việc sử dụng một số từ ngữ cổ hoặc một số từ ngữ của giáo dân nhưng không quá xa lạ để bạn đọc hiện nay vẫn có thể tiếp nhận được. Việc này Thủy và Ly làm rất tốt.

Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữđược đề xuất trao giải tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 năm 2024.

Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank.

">

Khám phá hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ

- Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chế tài cụ thể đối với các trường không tham gia hoặc không được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục

Theo kết luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại về công tác Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết sẽ rà soát, đánh giá năng lực của các trung tâm KĐCLGD hiện có, bao gồm tự đánh giá của từng trung tâm và đánh giá ngoài bởi các tổ chức đánh giá độc lập. 

{keywords}
 Sẽ chế tài cụ thể đối với các trường không tham gia hoặc không được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục

Căn cứ trên kết quả đánh giá, Cục Khảo thí và KĐCLGD - Bộ GD-ĐT phối hợp với các trung tâm KĐCLGD đề xuất các giải pháp để tăng cường năng lực cho các trung tâm. Trung tâm nào không đáp ứng yêu cầu theo quy định sẽ không được tiếp tục kiểm định. Cục Khảo thí và KĐCLGD chủ trì, triển khai và báo cáo kết quả cho lãnh đạo bộ trước ngày 31/12.

Cục Khảo thí và KĐCLGD xây dựng kế hoạch, lộ trình KĐCLGD cho tất cả các cơ sở giáo dục ĐH (bao gồm cả cơ sở giáo dục ĐH công lập và ngoài công lập), khuyến khích các trường chủ động chuẩn bị điều kiện, tự nguyện tham gia kiểm định, nhằm minh bạch các điều kiện bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu trường. 

Xác định rõ quyền lợi đối với các trường đạt kiểm định, và chế tài cụ thể đối với các trường không tham gia hoặc không được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Kết quả kiểm định phải được công bố công khai, trên cơ sở đó bộ sẽ xem xét, lựa chọn khoảng 15-20 trường trọng điểm để tăng cường đầu tư. Công bố kế hoạch trước ngày 30/11 để các cơ sở giáo dục biết và đăng ký kiểm định.

Bộ trưởng cũng yêu cầu tăng cường cả về số lượng và chất lượng đối với đội ngũ kiểm định viên KĐCLGD. Các cơ sở đào tạo kiểm định viên rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo, nhằm đào tạo được các kiểm định viên đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất... Đồng thời, tăng cường năng lực cho các đơn vị chuyên trách làm công tác đảm bảo chất lượng bên trong cơ sở giáo dục ĐH. Các cơ sở giáo dục phải báo cáo về Bộ năng lực của các đơn bị chuyên trách trước ngày 31/12.

Lê Huyền - Lê Văn


">

Có chế tài với các ĐH không tham gia kiểm định

友情链接