Cú tai nạn kinh hoàng năm 1978 tại NewYork (Mỹ) đã khiến Kim Anh đi từ bi kịch này đến bi kịch khác. Vì quá đau đớn do vết thương chằng chịt thân thể, Kim Anh buộc lòng phải hít Cocain để giảm đau. Và từ đó bà cũng trượt dần trong vũng lầy của ma tuý đến 12 năm sau mới thoát ra.

Từ hát chơi thành ca sĩ thật

Sau khi tham gia khóa học tiếng Việt, năm 1974, ca sĩ Kim Anh sang Pháp tiếp tục việc học theo diện trao đổi du học sinh. Năm 1975, bà trở lại Mỹ và bắt đầu đón các đoàn người ở Việt Nam qua. Và đây chính là cơ duyên đưa đẩy bà đến với âm nhạc và trở thành một danh ca nổi tiếng Á - Âu vào thập niên 80.

“Năm 1975, một số người từ Việt Nam qua, chính tôi là người đón họ về nhà, cưu mang, cho họ chỗ ăn chỗ ở. Có 12 người là các thành viên của 3 ban nhạc về ở nhà tôi và được tôi xin cho theo học các khóa học về tiếng Anh. Trong thời gian ở đây, cứ mỗi lần nhớ nhà những người này lại nhờ tôi thuê đàn, trống về chơi cho vui.

{keywords}

Ca sĩ Kim Anh thời trẻ. Ảnh: TL.

Thế rồi có đàn, có trống, có nhạc mà không có người hát nên mấy ông ấy bảo tôi tham gia ban nhạc với vai trò ca sĩ. Tôi bảo tôi không biết hát tiếng Việt nhưng mấy anh cứ động viên sẽ dạy cho tôi. Từ hôm đó, cứ buổi sáng tôi đi làm, buổi chiều ở nhà phục vụ cơm nước và tập hát cùng các em trong ban nhạc. Nhiều người hỏi tôi vì sao thời đó tôi nhiệt tình với những người không quen biết như thế. Thú thật, lúc đó tôi ở một rất buồn, lại thấy mọi người mới sang cũng đang rất khổ nên giúp đỡ họ chứ không nghĩ gì khác”, Kim Anh nhớ lại.

Những buổi tập nhạc dù chỉ mang tính chơi chơi nhưng đã gieo vào lòng thiếu nữ Kim Anh tình yêu âm nhạc mãnh liệt. Đó cũng là thời điểm bà bắt đầu có những kiến thức sơ đẳng về nhạc lý. Cho đến một ngày đẹp trời của năm 1979, nhạc sĩ Lam Phương (lúc đó là hàng xóm) đã sang nhà bà chơi rồi tập cho bà bản nhạc Việt đầu tiên “Mùa xuân không còn nữa” vì “tao thấy mày hát nhạc Hoa tao chẳng hiểu gì hết”. Tiếp nữa, một cô bạn thân cũng tình cờ tặng bà cuốn nhạc của Lê Uyên Phương và ca khúc nhạc Việt thứ hai bà nghe rồi thuộc nằm lòng đó là “Vũng lầy cho chúng ta”.

“Thời đó đĩa nhạc Việt ở Mỹ hiếm lắm. Mấy người từ Việt Nam mang qua được mấy cái băng cassette nhưng băng bị nhão nhoét, bỏ vào đài phát không ra tiếng. May quá, tôi được anh Lam Phương tập nhạc cho rồi cô bạn tặng cho cuốn băng mà nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần. Từ đó tôi bắt đầu đến với âm nhạc như một cứu cánh trong cuộc đời”, giọng ca “Mùa thu lá bay” hân hoan kể.

Ca sĩ Kim Anh kể, năm 1977 bà bỏ nơi đang sống lên thành phố NewYork hát cho các phòng trà của người Hoa. Thời điểm đầu bà chỉ hát một số ca khúc tiếng Hoa và tiếng Pháp vì vẫn chưa giàu vốn tiếng Việt. Những ngày đầu mới đi hát, bà được trả với mức lương khá bèo nhưng càng về sau khi tiếng hát của bà thực sự làm mê đắm rất nhiều người thì mức lương càng lúc càng cao. Cuộc sống của bà thay đổi như một giấc mơ. Bà được rất nhiều người yêu nhạc mến mộ và yêu thương. Tuy nhiên, khi cánh cửa cuộc đời vừa hé thì cũng là lúc tai họa giáng xuống đầu bà.

{keywords}

Cú tai nạn kinh hoàng năm 1978 đã khiến cho Kim Anh không còn là một "giai nhân". Ảnh: TL.

“Vào năm 1978, khi tôi đi hát ở NewYork thì gặp đúng thời điểm thành phố này có một cơn bão tuyết kỷ lục, lớn nhất trong lịch sử 100 năm. Tuyết phủ trắng đường khiến cho xe cộ bị ùn ứ, tắc tị lại, không lưu thông được. Tôi còn nhớ hôm đó sau khi hát xong ra gara đỗ xe thì không tìm thấy xe mình đâu hết. Tôi đang loay hoay chưa biết về nhà bằng cách nào thì có người bạn đi xe máy đến bảo “để tao chở mày về”. Đi đến giữa cầu Brooklyn tôi có cảm giác không an tâm nên bảo bạn dừng lại cho tôi xuống. Nhưng bạn vừa dừng xe lại để quay đầu xe để dừng lại thì xe bị đóng băng trên đường. Chưa kịp xử lý thế nào thì bỗng thấy có hai cái đèn pha dọi thẳng vào mình rồi sau đó tôi không biết gì nữa”, Kim Anh bàng hoàng nhớ lại.

Theo lời kể lại của nhân chứng, sau cú tai nạn ấy các cảnh sát đã phải mất một lúc lâu mới nậy tung chiếc xe để lôi được Kim Anh ra ngoài. Lúc đó, bà đã hoàn toàn bất tỉnh, toàn thân nhiều chỗ bị thương trầm trọng.

Tai nạn kinh hoàng và vũng lầy ma tuý

“Tôi không biết ai đã đưa tôi vào bệnh viện nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ trong cơn mê man tôi cứ luẩn quẩn trong đầu rằng: “Đừng cạo tóc tôi, tôi còn phải về gặp ba tôi nữa”. Đến khi tỉnh dậy, tôi nghe mọi người xung quanh nói là tôi đã bị hôn mê 36 tiếng. Và lúc đó tôi bị gãy tay, gãy chân, vỡ xương chậu, bị vỡ giác mạc, nát lưỡi, một phần mặt bên trái cũng bị lệch xương… Tôi phải thay đến 98.7% máu trong cơ thể và bác sĩ còn định thay mắt cho tôi vì bị vỡ giác mạc. Đầu tôi lúc đó có hàng trăm mũi kim dí vào để truyền đủ các loại thuốc. Vì quá nhiều vết thương nên nếu dùng thuốc giảm đau thôi không sẽ không có tác dụng. Các bác sĩ đành cứ phải 4 tiếng lại tiêm cho tôi một mũi Morphine. Lúc đầu 4 tiếng sau giảm xuống 3 tiếng rồi 2 tiếng vì cơn đau càng ngày càng dữ dội…”.

{keywords}

Kim Anh trên bìa đĩa "Anh về với em", sản phẩm kết hợp với Huy Sinh. Ảnh: TL.

Trong cơn đau đớn tột cùng Kim Anh gật đầu chấp nhận hít Cocain để giảm đau, theo gợi ý của một người có hiểu biết trong ngành y.

Kim Anh kể rằng, trong thời gian đó, có một người bạn tên là Victor Chao tìm đến chăm sóc. Thấy bệnh tình của bà quá nặng mà thuốc giảm đau càng lúc càng mất tác dụng nên nghe theo lời bác sĩ, Victor Chao đã mua Cocain cho bà hít. Trước đó, mỗi tuần tôi bà phải chích 32 mũi ở phần sống lưng mới ngồi dậy được nhưng từ khi có Cocain bà không phải tiêm nữa. Bà cũng không phải uống số thuốc an thần gấp đôi người bình thường để mỗi đêm có thể chợp mắt được một chút nữa. Từ những lần hít Cocain để vượt qua cơn đau, Kim Anh “bập” vào ma túy ngày càng “nặng đô” hơn.

Năm 1981, có một người chủ nhà hàng qua thăm bà trong bệnh viện và đã bảo lãnh cho bà được đi hát vì chỉ có hát bà mới nhanh hồi phục. Những ngày đó bà đi hát trên xe lăn và không lần nào hát mà bà không khóc. Bà thấy cuộc đời của bà quá nhiều trái ngang và sóng gió. Thậm chí, có một thời gian, trước khi lên sân khấu bà phải nhờ đến rượu. Cứ uống rượu vào bà mới xua đi được cái cảm giác buồn đau của mình để thăng hoa với từng lời hát. Dần dần, rượu cũng trở thành một “người bạn” không thể rời xa của Kim Anh.

{keywords}

Chính âm nhạc đã đưa Kim Anh trở lại với cuộc đời sau 12 năm trượt dài trong ma tuý. Ảnh: TL.

Được một thời gian bà được một gia đình ân nhân người Việt vì hâm mộ tiếng hát của bà qua bài “Mùa thu lá bay” đón về chăm sóc. Chính quãng thời gian này đã giúp bà phục hồi nhanh hơn và sớm trở lại với sân khấu ca nhạc.

“Về nhà họ, ba cô con gái của ông bà thay nhau đút cơm cho tôi ăn. Hai năm ròng rã được quý nhân cưu mang, chữa trị, đến khi cắt băng, tôi xin đi chứ không làm phiền quý nhân của mình thêm nữa. Ba năm trời đau đớn, ngồi cho người ta khoan từng mũi vào xương và ngủ ngồi, đến lúc ráp xương, được ngủ nằm, là một hạnh phúc lớn nhất đời khi đó. Tôi ngủ vùi 4 đêm, 5 ngày, nhiều người cứ nghĩ là tôi chết…”, Kim Anh bồi hồi hoài niệm.

(còn tiếp)

Theo Dân trí

" />

Ca sĩ Kim Anh: Câu chuyện ám ảnh sau cú tai nạn kinh hoàng

Cú tai nạn kinh hoàng năm 1978 tại NewYork (Mỹ) đã khiến Kim Anh đi từ bi kịch này đến bi kịch khác. Vì quá đau đớn do vết thương chằng chịt thân thể,ĩKimAnhCâuchuyệnámảnhsaucútainạnkinhhoàtin ngan Kim Anh buộc lòng phải hít Cocain để giảm đau. Và từ đó bà cũng trượt dần trong vũng lầy của ma tuý đến 12 năm sau mới thoát ra.

Từ hát chơi thành ca sĩ thật

Sau khi tham gia khóa học tiếng Việt, năm 1974, ca sĩ Kim Anh sang Pháp tiếp tục việc học theo diện trao đổi du học sinh. Năm 1975, bà trở lại Mỹ và bắt đầu đón các đoàn người ở Việt Nam qua. Và đây chính là cơ duyên đưa đẩy bà đến với âm nhạc và trở thành một danh ca nổi tiếng Á - Âu vào thập niên 80.

“Năm 1975, một số người từ Việt Nam qua, chính tôi là người đón họ về nhà, cưu mang, cho họ chỗ ăn chỗ ở. Có 12 người là các thành viên của 3 ban nhạc về ở nhà tôi và được tôi xin cho theo học các khóa học về tiếng Anh. Trong thời gian ở đây, cứ mỗi lần nhớ nhà những người này lại nhờ tôi thuê đàn, trống về chơi cho vui.

{ keywords}

Ca sĩ Kim Anh thời trẻ. Ảnh: TL.

Thế rồi có đàn, có trống, có nhạc mà không có người hát nên mấy ông ấy bảo tôi tham gia ban nhạc với vai trò ca sĩ. Tôi bảo tôi không biết hát tiếng Việt nhưng mấy anh cứ động viên sẽ dạy cho tôi. Từ hôm đó, cứ buổi sáng tôi đi làm, buổi chiều ở nhà phục vụ cơm nước và tập hát cùng các em trong ban nhạc. Nhiều người hỏi tôi vì sao thời đó tôi nhiệt tình với những người không quen biết như thế. Thú thật, lúc đó tôi ở một rất buồn, lại thấy mọi người mới sang cũng đang rất khổ nên giúp đỡ họ chứ không nghĩ gì khác”, Kim Anh nhớ lại.

Những buổi tập nhạc dù chỉ mang tính chơi chơi nhưng đã gieo vào lòng thiếu nữ Kim Anh tình yêu âm nhạc mãnh liệt. Đó cũng là thời điểm bà bắt đầu có những kiến thức sơ đẳng về nhạc lý. Cho đến một ngày đẹp trời của năm 1979, nhạc sĩ Lam Phương (lúc đó là hàng xóm) đã sang nhà bà chơi rồi tập cho bà bản nhạc Việt đầu tiên “Mùa xuân không còn nữa” vì “tao thấy mày hát nhạc Hoa tao chẳng hiểu gì hết”. Tiếp nữa, một cô bạn thân cũng tình cờ tặng bà cuốn nhạc của Lê Uyên Phương và ca khúc nhạc Việt thứ hai bà nghe rồi thuộc nằm lòng đó là “Vũng lầy cho chúng ta”.

“Thời đó đĩa nhạc Việt ở Mỹ hiếm lắm. Mấy người từ Việt Nam mang qua được mấy cái băng cassette nhưng băng bị nhão nhoét, bỏ vào đài phát không ra tiếng. May quá, tôi được anh Lam Phương tập nhạc cho rồi cô bạn tặng cho cuốn băng mà nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần. Từ đó tôi bắt đầu đến với âm nhạc như một cứu cánh trong cuộc đời”, giọng ca “Mùa thu lá bay” hân hoan kể.

Ca sĩ Kim Anh kể, năm 1977 bà bỏ nơi đang sống lên thành phố NewYork hát cho các phòng trà của người Hoa. Thời điểm đầu bà chỉ hát một số ca khúc tiếng Hoa và tiếng Pháp vì vẫn chưa giàu vốn tiếng Việt. Những ngày đầu mới đi hát, bà được trả với mức lương khá bèo nhưng càng về sau khi tiếng hát của bà thực sự làm mê đắm rất nhiều người thì mức lương càng lúc càng cao. Cuộc sống của bà thay đổi như một giấc mơ. Bà được rất nhiều người yêu nhạc mến mộ và yêu thương. Tuy nhiên, khi cánh cửa cuộc đời vừa hé thì cũng là lúc tai họa giáng xuống đầu bà.

{ keywords}

Cú tai nạn kinh hoàng năm 1978 đã khiến cho Kim Anh không còn là một "giai nhân". Ảnh: TL.

“Vào năm 1978, khi tôi đi hát ở NewYork thì gặp đúng thời điểm thành phố này có một cơn bão tuyết kỷ lục, lớn nhất trong lịch sử 100 năm. Tuyết phủ trắng đường khiến cho xe cộ bị ùn ứ, tắc tị lại, không lưu thông được. Tôi còn nhớ hôm đó sau khi hát xong ra gara đỗ xe thì không tìm thấy xe mình đâu hết. Tôi đang loay hoay chưa biết về nhà bằng cách nào thì có người bạn đi xe máy đến bảo “để tao chở mày về”. Đi đến giữa cầu Brooklyn tôi có cảm giác không an tâm nên bảo bạn dừng lại cho tôi xuống. Nhưng bạn vừa dừng xe lại để quay đầu xe để dừng lại thì xe bị đóng băng trên đường. Chưa kịp xử lý thế nào thì bỗng thấy có hai cái đèn pha dọi thẳng vào mình rồi sau đó tôi không biết gì nữa”, Kim Anh bàng hoàng nhớ lại.

Theo lời kể lại của nhân chứng, sau cú tai nạn ấy các cảnh sát đã phải mất một lúc lâu mới nậy tung chiếc xe để lôi được Kim Anh ra ngoài. Lúc đó, bà đã hoàn toàn bất tỉnh, toàn thân nhiều chỗ bị thương trầm trọng.

Tai nạn kinh hoàng và vũng lầy ma tuý

“Tôi không biết ai đã đưa tôi vào bệnh viện nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ trong cơn mê man tôi cứ luẩn quẩn trong đầu rằng: “Đừng cạo tóc tôi, tôi còn phải về gặp ba tôi nữa”. Đến khi tỉnh dậy, tôi nghe mọi người xung quanh nói là tôi đã bị hôn mê 36 tiếng. Và lúc đó tôi bị gãy tay, gãy chân, vỡ xương chậu, bị vỡ giác mạc, nát lưỡi, một phần mặt bên trái cũng bị lệch xương… Tôi phải thay đến 98.7% máu trong cơ thể và bác sĩ còn định thay mắt cho tôi vì bị vỡ giác mạc. Đầu tôi lúc đó có hàng trăm mũi kim dí vào để truyền đủ các loại thuốc. Vì quá nhiều vết thương nên nếu dùng thuốc giảm đau thôi không sẽ không có tác dụng. Các bác sĩ đành cứ phải 4 tiếng lại tiêm cho tôi một mũi Morphine. Lúc đầu 4 tiếng sau giảm xuống 3 tiếng rồi 2 tiếng vì cơn đau càng ngày càng dữ dội…”.

{ keywords}

Kim Anh trên bìa đĩa "Anh về với em", sản phẩm kết hợp với Huy Sinh. Ảnh: TL.

Trong cơn đau đớn tột cùng Kim Anh gật đầu chấp nhận hít Cocain để giảm đau, theo gợi ý của một người có hiểu biết trong ngành y.

Kim Anh kể rằng, trong thời gian đó, có một người bạn tên là Victor Chao tìm đến chăm sóc. Thấy bệnh tình của bà quá nặng mà thuốc giảm đau càng lúc càng mất tác dụng nên nghe theo lời bác sĩ, Victor Chao đã mua Cocain cho bà hít. Trước đó, mỗi tuần tôi bà phải chích 32 mũi ở phần sống lưng mới ngồi dậy được nhưng từ khi có Cocain bà không phải tiêm nữa. Bà cũng không phải uống số thuốc an thần gấp đôi người bình thường để mỗi đêm có thể chợp mắt được một chút nữa. Từ những lần hít Cocain để vượt qua cơn đau, Kim Anh “bập” vào ma túy ngày càng “nặng đô” hơn.

Năm 1981, có một người chủ nhà hàng qua thăm bà trong bệnh viện và đã bảo lãnh cho bà được đi hát vì chỉ có hát bà mới nhanh hồi phục. Những ngày đó bà đi hát trên xe lăn và không lần nào hát mà bà không khóc. Bà thấy cuộc đời của bà quá nhiều trái ngang và sóng gió. Thậm chí, có một thời gian, trước khi lên sân khấu bà phải nhờ đến rượu. Cứ uống rượu vào bà mới xua đi được cái cảm giác buồn đau của mình để thăng hoa với từng lời hát. Dần dần, rượu cũng trở thành một “người bạn” không thể rời xa của Kim Anh.

{ keywords}

Chính âm nhạc đã đưa Kim Anh trở lại với cuộc đời sau 12 năm trượt dài trong ma tuý. Ảnh: TL.

Được một thời gian bà được một gia đình ân nhân người Việt vì hâm mộ tiếng hát của bà qua bài “Mùa thu lá bay” đón về chăm sóc. Chính quãng thời gian này đã giúp bà phục hồi nhanh hơn và sớm trở lại với sân khấu ca nhạc.

“Về nhà họ, ba cô con gái của ông bà thay nhau đút cơm cho tôi ăn. Hai năm ròng rã được quý nhân cưu mang, chữa trị, đến khi cắt băng, tôi xin đi chứ không làm phiền quý nhân của mình thêm nữa. Ba năm trời đau đớn, ngồi cho người ta khoan từng mũi vào xương và ngủ ngồi, đến lúc ráp xương, được ngủ nằm, là một hạnh phúc lớn nhất đời khi đó. Tôi ngủ vùi 4 đêm, 5 ngày, nhiều người cứ nghĩ là tôi chết…”, Kim Anh bồi hồi hoài niệm.

(còn tiếp)

Theo Dân trí