Giải pháp gỡ khó cho người bệnh tâm thần mắc đái tháo đường
Ngày 14/8,ảiphápgỡkhóchongườibệnhtâmthầnmắcđáitháođườlich am 2022 Sở Y tế TP.HCM tổ chức sơ kết đánh giá kết quả ban đầu của chương trình "Gói can thiệp thiết yếu bệnh không lây nhiễm cho y tế cơ sở" (WHO-PEN). Tham dự có Trưởng văn phòng đại diện Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam cùng các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý bệnh không lây.
Theo Sở Y tế TP.HCM, WHO-PEN đã giúp y tế cơ sở cập nhật những kiến thức quan trọng trong hoạt động chăm sóc người bệnh mắc các bệnh đái tháo đườngvà tăng huyết áp.
Chương trình còn cung cấp cơ sở khoa học giúp cải thiện danh mục thuốc cho trạm y tế đối với 2 loại bệnh mạn tính không lây nói trên, đáp ứng mong đợi của người dân khi khám bệnh tại trạm.
Tuy nhiên, một vấn đề được các chuyên gia đặt ra liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tâm thần. Thực tế, tất cả bác sĩ trong chương trình đều được tập huấn kỹ về khám và phát hiện sớm dấu hiệu tâm thần của người mắc bệnh đái tháo đường, cũng như hướng dẫn chỉ định các thuốc thuộc nhóm tâm thần.
Vậy nhưng bác sĩ phải giới thiệu người bệnh này đến phòng khám chuyên khoa tâm thần để có thuốc. Theo Sở Y tế TP.HCM, điều này là không thực tế, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc nếu người bệnh bỏ cuộc.
Do đó, các chuyên gia đề nghị Bảo hiểm Xã hội xem xét thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi bác sĩ đa khoa công tác tại y tế cơ sở khám, chỉ định thuốc cho người bệnh đái tháo đường và thuốc thuộc nhóm tâm thần.
Tại hội nghị, đại diện các trung tâm y tế cho rằng vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến cơ chế, chính sách khám chữa bệnh tại trạm y tế cần sớm được điều chỉnh.
Cụ thể như, theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, người dân tham gia bảo hiểm y tế đã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến cuối của TP.HCM không được Bảo hiểm Xã hội giải quyết chi trả nếu đến trạm y tế khám chữa bệnh.
Hay vấn đề đấu thầu thuốc, nếu để trung tâm y tế tự đấu thầu thì trạm y tế không thể có đủ thuốc cho công tác khám chữa bệnh ban đầu, nhất là các bệnh mạn tính không lây. Điều này lại càng khó giữ chân người bệnh ở y tế cơ sở.
Sở Y tế TP.HCM cho biết đã kiến nghị với UBND TP và Bộ Y tế cho phép sở triển khai đấu thầu tập trung cấp địa phương mở rộng hướng về y tế cơ sở. Tuy nhiên, nhiều tháng qua, kiến nghị này vẫn chưa được phép thực hiện.
Sau khi lắng nghe các ý kiến, Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình WHO-PEN.
Đồng thời, tổ chức này sẽ khuyến nghị UBND TP và Bộ Y tế xem xét điều chỉnh các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn của y tế cơ sở, nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc và quản lý nhóm bệnh không lây. Theo Tiến sĩ Angela Pratt, nhóm bệnh không lây vốn là gánh nặng lớn nhất về bệnh tật và tử vong.
Lo sợ người quen nhìn thấy khi đi khám tâm thầnÝ thức bản thân có thể bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu nhưng chị Phạm Thị Lan (TP.HCM) không dám đi khám chuyên khoa tâm thần. Chị sợ người quen nhìn thấy và bình phẩm.