您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Giải pháp cấp bách: Xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương trong phòng chống Covid
NEWS2025-03-31 18:14:34【Thể thao】2人已围观
简介I. Tình hình dịch Covid-19 ở Việt NamCó thể nói làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Việt Nam đã qua 3 giai đotrực tiếp ngoại hạng anh hôm naytrực tiếp ngoại hạng anh hôm nay、、
I. Tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam
Có thể nói làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Việt Nam đã qua 3 giai đoạn: từ ngày 27.4.2021 đến 1.7.2021 dịch xuất hiện và lây lan chậm,ảiphápcấpbáchXácđịnhnhiệmvụtạichỗcủamỗiđịaphươngtrongphòngchốtrực tiếp ngoại hạng anh hôm nay từ 1.7.2021 đến 14.7.2021 dịch lây lan nhanh, còn từ 14.7.2021 đến nay, dịch bùng phát, Hình 1, 2, 3 và Bảng 1.
Hình 1: Xu hướng diễn biến số ca nhiễm mới trong ngày của Việt Nam trong làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 4
Số ca nhiễm mới một ngày tăng từ 87 ngày 13.5.2021 lên 8.000 ngày 24.7.2021, gấp 92 lần so với ngày 13.5.2021 và dự báo ngày 4.8.2021 sẽ gấp 100 lần, Hình 1. Tổng số ca nhiễm tăng từ 3.658 ngày 13.5.2021 lên 125.795 ngày 28.7.2021, gấp 34 lần ngày 13.5.2021, Hình 2, lớn hơn tổng số ca nhiễm của Trung Quốc hiện nay (92.762). Số người đang điều trị tại các bệnh viện ngày 13.5.2021 là 984, đến ngày 28.7.2021 là 91.564 người, gấp hơn 93 lần ngày 13.5.2021, Hình 2. Số người đang điều trị/1 triệu dân tăng từ 10, ngày 13.5.2021 lên 938 ngày 28.7.2021, Hình 3 và ngày 30.7.2021 đã đạt 1.044 người. Số người chết tăng từ 36, ngày 13.5.2021, lên 1.111 ngày 28.7.2021, Bảng 1.
Ngày 17.2.2021, làn sóng lây nhiễm thứ 3 đạt đỉnh, với 710 người đang điều trị, tại làn sóng thứ 4, ngày 28.7.2021 tuy chưa đạt đỉnh, song người đang điều trị đã là 91.564 người, Hình 2, gấp hơn 128 lần đỉnh làn sóng thứ 3.
· Theo kinh nghiệm từ các nước có dịch Covid-19 trên thế giới, khi dịch đạt mức số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 300 (gấp 30 lần ngưỡng có dịch) thì việc chống lây nhiễm sẽ rất khó khăn, kéo dài (trong điều kiện chưa có Vắc xin phòng Covid-19). Hiện nay 30.7.2021 số người đang điều trị/1 triệu dân ở Việt Nam đã vượt 1.000 người.
Hình 2: Làn sóng lây nhiễm thứ 4: Tổng số ca nhiễm và số người đang điều trị (Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM)
Hình 3: Làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Việt Nam bắt đầu với 3 giai đoạn
Bảng 1: Tình hình dịch Covid-19 của Việt Nam
II. Tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM
Trước 5.2021, TP.HCM đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm, song không có dịch, số người điều trị trên 1 triệu dân không quá 6 người trong thời gian từ tháng 1.2020 đến 4.2021. Từ 29.5.2021, TP.HCM bước vào làn sóng thứ 5, trở thành địa phương có dịch, Hình 4. Số người điều trị/1 triệu dân tăng rất nhanh từ 26.6.2021 (316 người), đến 28.7.2021 đã là 6.172 người, gấp 6,5 lần bình quân cả nước (938 người), Hình 4, Bảng 2. Số ca mới phát sinh ngày 29.5.2021 là 39 người, đến 28.7.2021 đã là 6.318 người, tăng gấp gần 162 lần, Bảng 2. Điều này gây áp lực hết sức lớn cho hệ thống y tế của TP.HCM. Từ tháng 1.2020 đến 5.2021, không có người chết vì Covid-19 ở TP.HCM. Tháng 6.2021 có 11 người, tháng 7.2021 có hơn 1.500 người chết vì Covid-19.
Hình 4: Làn sóng lây nhiễm thứ 5 ở TP.HCM bắt đầu với 3 giai đoạn
Dự báo sơ bộ, đến ngày 4.8.2021 TP.HCM có thể có hơn 100.000 người nhiễm, nhiều hơn của Trung Quốc hiện nay (hơn 92.000 người nhiễm), Bảng 2.
Bảng 2: Tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM và dự báo sơ bộ
III. Nhận xét và kiến nghị:
· Nhận xét 1 và kiến nghị: Làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Việt Nam, bắt đầu vào 27.4.2021 và đã trở thành dịch Covid-19 vào ngày 13.5.2021 khi tỉ lệ số người đang được điều trị/1 triệu dân vượt quá 10 người, Hình 3, với tổng số người đang được điều trị là 984 người, Hình 2. Dịch đến nay đã trải qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn dịch lây lan chậm: số người đang được điều trị/1 triệu dân tăng từ trên 10 người lên 100 người, kéo dài trong 49 ngày từ 13.5.2021 đến 1.7.2021, Hình 2 và 3. Số người đang được điều trị tăng thêm khoảng 9.000 người, Hình 2, bình quân là 183 người/1 ngày, số người đang được điều trị/1 triệu dân tăng thêm khoảng 90 người, Hình 3, bình quân là 1,8 người/ngày trên 1 triệu dân. Số tỉnh, thành phố có dịch tăng từ 11, ngày 13.5.2021 lên 28 (chiếm 44% số tỉnh thành cả nước). Mức độ gia tăng này, xét theo năng lực hệ thống y tế cả nước là chịu đựng được, chưa gây quá tải, song hệ thống ý tế ở một số địa phương có dịch nặng (Bắc Giang, Bắc Ninh) quá tải, phải có sự chi viện bổ sung (20.000 bác sĩ và nhân viên y tế) của Trung ương và một số địa phương.
2. Giai đoạn dịch lây lan nhanh: Số người đang được điều trị/1 triệu dân tăng từ hơn 100 lên 300 người, chỉ kéo dài trong 13 ngày từ 1.7.2021 đến 14.7.2021, Hình 3 và 2. Số người đang điều trị tăng thêm khoảng 20.000 người, Hình 2, bình quân 1.538 người/ngày. Số người đang điều trị/1 triệu dân tăng khoảng 200 người, Hình 3, bình quân khoảng 15 người/ngày trên 1 triệu dân. Số tỉnh, thành phố có dịch tăng từ 28, ngày 1.7.2021 lên 41 (chiếm 65% số tỉnh, thành cả nước), ngày 14.7.2021.
Về tổng thể, mức độ gia tăng người nhiễm, số người phải điều trị và số địa phương có dịch chưa gây quá tải cho hệ thống y tế cả nước, song ở nơi có dịch nặng như TP.HCM, hệ thống y tế quá tải nặng. Số người phải điều trị ngày 14.7.2021 là hơn 18.000 người, gấp 9 lần số giường bệnh truyền nhiễm sẵn sàng cho điều trị trước khi có dịch. Số F1, F2 phải truy vết và cách ly xấp xỉ 1 triệu người.
3. Giai đoạn dịch bùng phát: Số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 300 và gia tăng mạnh mẽ. Theo kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 của thế giới năm 2020 và đầu 2021, các nước nào có số người đang được điều trị/1 triệu dân vượt qua ngưỡng 300 người, thì sau đó sẽ chứng kiến dịch bùng phát, kéo dài, gặp rất nhiều khó khăn để kéo giảm lây nhiễm, đưa tỉ lệ người đang điều trị/1 triệu dân về mức không có dịch (dưới 10 người/1 triệu dân). Kinh nghiệm này cũng đúng với thực tiễn Việt Nam ở làn sóng lây nhiễm thứ 4. Chỉ sau 13 ngày, từ 14.7.2021 đến 27.7.2021, số người phải điều trị đã tăng thêm khoảng 60.000, trong khi 13 ngày trước đó chỉ tăng thêm 20.000, Hình 2, số người đang điều trị/1 triệu dân tăng thêm 600 người, trong khi 13 ngày trước đó chỉ tăng thêm 200 người, Hình 3. Số tỉnh, thành phố có dịch tăng từ 41 lên 50, chiếm khoảng 80% số tỉnh thành cả nước. Với cả nước có 91.564 người đang điều trị, ngày 28.7.2021, gấp 93 lần so với ngày xuất hiện dịch (984 người, ngày 13.5.2021) thì hệ thống y tế ở nhiều địa phương đã quá tải.
Số người phải điều trị ở TP.HCM hiện nay là 59.181 người, gấp hơn 11 lần ở Bắc Giang và Bắc Ninh lúc cao điểm (5.052 người), đã có gần 10.000 bác sĩ và nhân viên y tế ở các địa phương và Trung ương đến hỗ trợ thành phố, song chỉ bằng 1/2 số lực lượng đã phải hỗ trợ cho Bắc Giang và Bắc Ninh (20.000 người), vì 50 tỉnh, thành phố cả nước đều đang phải chống dịch.
Kiến nghị 1:Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, chúng ta cần phân loại 50 tỉnh, thành phố có dịch thành 3 nhóm, tương ứng 3 giai đoạn nói trên của dịch, để xác định “Nhiệm vụ tại chỗ” của công tác chống dịch một cách cụ thể, phù hợp, làm rõ mục tiêu công tác chống dịch của từng địa phương, Bảng 3.
· Nhận xét 2 và kiến nghị:
+ Trong 50 tỉnh, thành phố đang có dịch hiện nay (28.7.2021), có 22 địa phương có số người đang được điều trị/1 triệu dân (ĐĐT/1TD) từ 10 đến dưới 100, tức là ở giai đoạn “dịch lây lan chậm”. Đối với cả nước vừa qua, việc số người ĐĐT/1TD tăng từ 10 lên 100 đã kéo dài 49 ngày, Hình 3 và 2. Còn tại TP.HCM chỉ có 17 ngày, từ 29.5.2021 đến 15.6.2021, Hình 4. Đây chính là thời cơ vàng để các địa phương áp dụng các biện pháp đồng bộ, hiệu quả (5K, cách ly xã hội ở các điểm dịch, ổ dịch) để kéo giảm lây nhiễm, làm cho số người ĐĐT/1TD không tăng quá 100, mà phải giảm dần, tiến tới dưới 10, tức là hết dịch. Đây chính là “nhiệm vụ tại chỗ” của 22 tỉnh, thành phố hiện nay.
Đầu làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Hà Nội, dịch xuất hiện ngày 07.5.2021 với 91 người ĐĐT (dân số của Hà Nội là 8,2 triệu người), ứng với 11 người ĐĐT/1TD. Bằng các biện pháp chống dịch quyết liệt, ngày 03.6.2021 dịch đã đạt đỉnh với 344 người ĐĐT, ứng với 42 người ĐĐT/1TD, sau đó số người ĐĐT giảm dần. Như vậy Hà Nội đã thành công trong việc giảm lây nhiễm, làm cho số người ĐĐT/1TD không tăng từ 11 lên 100, không bước vào giai đoạn “dịch lây lan nhanh”.
Tuy nhiên các biện pháp chống dịch của Hà Nội sau 3.6.2021 trong thực tế có phần nới lỏng nhanh quá, trong khi dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh đang bùng phát. Do đó sau ngày 05.7.2021, khi số người ĐĐT ở Hà Nội đã giảm chỉ còn 212 người, thì lây nhiễm lại gia tăng. Ngày 28.7.2021 đã có 712 người ĐĐT, tương ứng với 95,6 người ĐĐT/1TD, BẢNG 3, gần đạt mức 100 người ĐĐT/1TD. Như vậy “nhiệm vụ tại chỗ” bây giờ của Hà Nội là phải giảm lây nhiễm bằng tất cả các biện pháp cần thiết để số người ĐĐT/1TD không vượt quá 100, hoặc nếu qúa một chút thì phải giảm dần để về mức dưới 10.
Ngoài Hà Nội thì Đắk Lắk và Bình Định là 2 tỉnh có nguy cơ sắp vượt mốc 100 người ĐĐT/1TD, Bảng 3, cần phải có các giải pháp rất quyết liệt, khẩn trương. Hải Phòng là địa phương thứ 22 có dịch trong nhóm có số người ĐĐT/1TD dưới 100, Bảng 3. Với số người ĐĐT/1TD chỉ có 10,2, Hải Phòng là thành phố dễ thoát dịch nhất, trở về trạng thái bình thường mới, với số người ĐĐT/1TD dưới 10.
Ngoài Hà Nội thì Đắk Lắk và Bình Định là 2 tỉnh có nguy cơ sắp vượt mốc 100 người ĐĐT/1TD, Bảng 3, cần phải có các giải pháp rất quyết liệt, khẩn trương. Hải Phòng là địa phương thứ 22 có dịch trong nhóm có số người ĐĐT/1TD dưới 100, Bảng 3. Với số người ĐĐT/1TD chỉ có 10,2, Hải Phòng là thành phố dễ thoát dịch nhất, trở về trạng thái bình thường mới, với số người ĐĐT/1TD dưới 10.
Bảng 3: 50 tỉnh, thành phố ở Việt Nam đang có dịch với số người đang điều trị /1 triệu dân (ĐĐT/1 triệu dân) dưới 100 người, dưới 300 người và trên 300 người (ngày 28.7.2021)
+ Trong 50 tỉnh, thành phố đang có dịch, có 11 tỉnh có số người ĐĐT/1TD lớn hơn 100 và dưới 300, Bảng 3. Đây là các địa phương đã qua giai đoạn “dịch lây lan chậm” mà bước vào giai đoạn “dịch lây lan nhanh”, Hình 3 và 2. Với cả nước vừa qua, chỉ mất 13 ngày (1.7.2021 đến 14.7.2021) số người ĐĐT/1TD đã tăng từ 100 lên 300, cả nước sau đó bước vào giai đoạn “dịch bùng phát”, Hình 2, 3.
Còn tại TP.HCM chỉ mất 11 ngày để số người ĐĐT/1TD tăng từ 100 lên 300 người (15.6.2021 đến 26.6.2021), Hình 4. Vì vậy “nhiệm vụ tại chỗ” với 11 tỉnh này bây giờ là làm tất cả các biện pháp cần thiết (5K, cách ly các ổ dịch, khu dân cư, phường, xã, huyện, thành phố trực thuộc) để giảm lây nhiễm, không để số người ĐĐT/1TD tăng đến 300 người, mà phải giảm dần còn dưới 100 và sau đó là dưới 10, trở về trạng thái bình thường mới. Thời gian để 11 tỉnh này hoàn thành “nhiệm vụ tại chỗ” chỉ khoảng 1-2 tuần lễ, nếu không họ sẽ bước vào giai đoạn “dịch bùng phát”, với số người ĐĐT/1TD lên đến hàng trăm, hàng nghìn, Hình 4 và Bảng 3. Ngày 28.7.2021, Đồng Nai và Khánh Hòa có hơn 997 người ĐĐT/1TD, có nguy cơ sau 2 ngày đến 30.7.2021 sẽ vượt mốc 1.000 người ĐĐT/1TD, Bảng 3.
+ Trong 50 tỉnh, thành phố đang có dịch, có 17 tỉnh, thành phố có số người ĐĐT/1TD trên 300 người, tức là đang ở giai đoạn “dịch bùng phát”, trong đó có 9 tỉnh, thành phố đã và sắp vượt mốc 1.000 người ĐĐT/1TD, Bảng 3. Đây là các địa phương đã hoặc sẽ đối mặt với quá tải của hệ thống y tế, nhất là khi số người ĐĐT/1TD vượt ngưỡng 1.000 người. “Nhiệm vụ tại chỗ” của 17 tỉnh, thành phố này là phải áp dụng các biện pháp hết sức nghiêm ngặt, sáng tạo để kéo giảm sự lây nhiễm, làm cho số người ĐĐT/1TD giảm xuống 300, rồi 100 và sau đó là không quá 10, trở về trạng thái bình thường mới. Đây là quá trình phức tạp và nhiều rủi ro vì:
Khi số người ĐĐT/1TD vượt mức 300 và gia tăng, hệ thống y tế và hành chính bị quá tải, không phát hiện và cách ly, giám sát các F0 và F1 kịp thời, gây ra lây nhiễm cộng đồng âm thầm.
+ Khi bị cách ly, phong tỏa kéo dài, người dân mệt mỏi, chính quyền chịu áp lực, nên khi số người ĐĐT/1TD giảm, ví dụ từ 5.000 xuống còn 500 (giảm 90%), dễ tạo tâm lí chủ quan, dịch sắp hết, không thực hiện các biện pháp chống dịch, làm dịch bùng phát trở lại. Nhiều nước trên thế giới đã rơi vào tình trạng này như Ấn Độ (2 làn sóng dịch), Nhật Bản (6 làn sóng dịch), Hàn Quốc (4 làn sóng dịch), Anh (3 làn sóng dịch), Pháp (4 làn sóng dịch), Israel (4 làn sóng dịch). Ở trong nước cũng có địa phương đã trải qua nhiều làn sóng dịch như Đà Nẵng (3 lần dịch: 8.2020, 5.2021, 7.2021).
Kiến nghị 2:Mỗi tỉnh, thành phố cần căn cứ vào số liệu lây nhiễm của các quận huyện để vẽ nên 7 Biểu đồ thể hiện diễn biến dịch ở địa phương mình: Biểu đồ 1. Số ca nhiễm mới mỗi ngày (Hình 1), Biểu đồ 2. Tổng số ca nhiễm tính đến ngày gần nhất (Hình 2), Biểu đồ 3. Số ra viện một ngày (khỏi bệnh), Biểu đồ 4. Số đang điều trị mỗi ngày (Hình 2) và Biểu đồ 5. Số người đang điều trị tính trên 1 triệu dân (Hình 3 và 4), Biểu đồ 6. Số người chết mỗi ngày và Biểu đồ 7. Tổng số người chết tính đến ngày gần nhất. Căn cứ vào Biểu đồ 5, mỗi địa phương sẽ biết mình đang ở giai đoạn nào của dịch (dịch lây lan chậm, dịch lây lan nhanh, dịch bùng phát) từ đó xác định nhiệm vụ tại chỗ của địa phương mình.
Căn cứ thêm vào các Biểu đồ 1 (số ca nhiễm mới mỗi ngày), Biểu đồ 4 (số ca đang điều trị mỗi ngày) các địa phương có thể đánh giá được tình hình điều trị ở các bệnh viện (chưa quá tải, sắp quá tải, đã quá tải ở mức nào) từ đó xác định quyết tâm và các giải pháp ngăn chặn lây nhiễm phù hợp và các biện pháp giảm tải các bệnh viện, khu cách ly F1, F2…
Một cách tương tự, mỗi huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố cần lập 7 Biều đồ để tự đánh giá dịch ở đơn vị mình đang ở giai đoạn nào, nhiệm vụ tại chỗ của cấp ủy, chính quyền, y tế, công an, quân đội, giao thông, thông tin truyền thông, thương mại, giáo dục … là gì để chủ động triển khai một cách sáng tạo, hiệu quả, đồng thời lãnh đạo tỉnh, thành phố nhận ra trọng tâm công tác phòng chống dịch ở địa phương mỗi giai đoạn là ở huyện nào, quận nào, thị xã, thành phố nào, từ đó tổ chức chi viện từ cấp tỉnh cho các đơn vị này một cách hiệu quả.
Nếu ta đánh dấu các quận, huyện có lây nhiễm, nhưng chưa có dịch (số ĐĐT/1TD dưới 10 người) bằng màu xanh lá cây, thì có thể đánh dấu các quận, huyện có số người ĐĐT/1TD từ 10 đến dưới 100 – đang có dịch lây lan chậm – là màu vàng, các quận, huyện có số người ĐĐT/1TD từ 100 đến dưới 300 – đang có dịch lây lam nhanh – là màu da cam, các quận, huyện có số người ĐĐT/1TD từ 300 đến dưới 1.000 – đang có dịch bùng phát – là màu đỏ và có số người ĐĐT/1TD trên 1.000 – dịch bùng phát rất mạnh – là màu tím, thì chúng ta sẽ có bản đồ tình hình dịch của 1 tỉnh, thành phố với 5 màu. Nhiệm vụ tại chỗ của mỗi quận, huyện là phải trụ hạng và tụt hạng, không được thăng hạng: đang là vùng “vàng” phải chuyển về “xanh”, đang là “da cam” phải chuyển về “vàng” rồi “xanh”, đang là “đỏ” phải chuyển về “da cam” – “vàng” – “xanh”, đang là “tím” phải chuyển về “đỏ” – “da cam” – “vàng” – “xanh”.
. Nhận xét 3 và kiến nghị:
+ 9 tỉnh, thành phố có số người đang điều trị/1 triệu dân từ khoảng 1.000 đến 6.000, Bảng 3, là các địa phương có dịch nặng nhất cả nước: 9 tỉnh, thành phố này có tổng số người đang điều trị là 82.352, chiếm 90% tổng số người đang điều trị của cả nước. Hay nói cách khác: 90% số người đang điều trị - 90% số nguồn lây nhiễm của cả nước chỉ tập trung ở 9 tỉnh, thành phố này. Kết quả chống dịch hiện nay ở 9 tỉnh, thành phố này quyết định kết quả chống dịch của cả nước trong 1 tháng tới. 9 tỉnh, thành phố này có dân số 23,4 triệu người, bằng 24% dân số cả nước và đóng góp hơn 42% GDP của cả nước. Như vậy nếu 9 tỉnh, thành phố này được ưu tiên tiêm Vắc xin để dập dịch nhanh, thì có nghĩa là tiêm vắc xin cho 24% dân số cả nước, nhưng giảm được 90% nguồn lây nhiễm của cả nước, góp phần quan trọng dập dịch cả nước và sớm phục hồi kinh tế để tạo ra 42% GDP cho cả nước.
Trong trường hợp lượng vắc xin có hạn thì có thể ưu tiên cho 6 địa phương có biên giới liền kề với nhau (có nguy cơ lây nhiễm “chéo” rất cao) trong số 9 địa phương này: Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Tiền Giang. 6 tỉnh, thành phố này chiếm 84% tổng số người đang điều trị và 93% tổng số người chết của cả nước (1.789/1.919), nhưng chỉ chiếm 20% dân số Việt Nam (19,62 triệu dân) và đóng góp 39% GDP của cả nước.
Kiến nghị 3:Để việc tiêm vắc xin đóng góp hiệu quả nhất vào việc phòng chống dịch của cả nước, đề nghị xem xét thứ tự ưu tiên cho tiêm chủng đại trà (70% dân số) trong tháng 8 và tháng 9 năm 2021 cho Hà Nội và 9 địa phương có dịch nặng nhất.
IV. Dự báo
1. Việt Nam sẽ chống dịch thành công:
Đến nay, sau 1 năm rưỡi, chiến lược phòng chống dịch Covid-19 3 trụ cột của Việt Nam đã rõ:
1.1. Phát huy sức mạnh của hệ thống Chính trị và văn hóa Việt Nam
· Đảng lãnh đạo – Chính quyền tổ chức thực hiện – Mọi người dân tham gia, đoàn kết, sáng tạo.
· Mỗi người dân là một chiến sĩ – Mỗi gia đình là một tổ chiến đấu - Mỗi quận huyện là một pháo đài chống dịch.
1.2. Bốn phương châm phòng chống dịch theo dịch tễ học:
· Chủ động phòng ngừa – Phát hiện kịp thời – Truy vết thần tốc, cách ly triệt để - Điều trị hiệu quả (5K và Vắc xin là các giải pháp thuộc chủ động phòng ngừa).
1.3. Tổ chức thực hiện theo nguyên tắc 5 tại chỗ:
· Nhiệm vụ tại chỗ - Chỉ huy tại chỗ - Nhân lực tại chỗ - Phương tiện, thiết bị, vật tư tại chỗ - Hậu cần tại chỗ.
Trong 3 trụ cột của chiến lược phòng chống dịch này, 3 yếu tố đầu tiên: Đảng lãnh đạo, chủ động phòng ngừa, nhiệm vụ tại chỗ, là 3 yếu tố quyết định.
Đảng lãnh đạo phải làm cho yêu cầu: “chủ động phòng ngừa” thấm sâu vào mỗi người dân, cấp ủy, cấp chính quyền, mỗi ngành và được thực hiện tự giác, sáng tạo, làm cho yêu cầu: xác định “nhiệm vụ tại chỗ” được mỗi người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, mỗi ngành: Y tế, Công an, Quân đội, Ngoại giao, Thông tin, Giao thông, Thương mại, Giáo dục, Nông nghiệp, Công nghiệp… thấm nhuần và thực hiện sáng tạo, hiệu quả.
Trên tinh thần đó, tự hào về thành tựu chống dịch vừa qua, thấy rõ các yếu kém, hạn chế ở mỗi ngành, mỗi cấp, nhìn thằng vào sự thật, bám sát vào thực tiễn, tin tưởng ở Nhân dân, tổng kết kịp thời, nhất định chúng ta sẽ phòng chống dịch thành công ở Việt Nam, phù hợp với tình hình dịch và các phương pháp, công cụ chống dịch của thế giới.
2. Thế giới đang bước vào làn sóng dịch thứ 3 từ 21.6.2021 còn rất nhiều thách thức
Làn sóng dịch thứ 1 đạt đỉnh ngày 21.1.2021 với 18,33 triệu người đang điều trị, sau đó giảm dần. Đến ngày 12.3.2021, khi số người ĐĐT đạt thấp là 14,4 triệu người thì làn sóng thứ 2 lại bùng phát, đạt đỉnh ngày 29.4.2021 với 17,86 triệu người ĐĐT. Số người ĐĐT sau đó giảm, chạm đáy 11,26 triệu người ngày 21.6.2021 và làn sóng thứ 3 lại bùng phát. Ngày 31.7.2021 số người ĐĐT là 15,01 triệu người.
Việc dự báo tình hình dịch trên thế giới 5 tháng tới và năm 2022 là rất khó khăn vì:
1. Làn sóng dịch thứ 3 đã bắt đầu được 40 ngày, song nhiều nước ở Châu Mỹ và Châu Âu, do nhận định đã tiêm trên 50% dân số đủ 2 mũi Vắc xin, nên đang nới lỏng và thậm chí bỏ tất cả các hạn chế trong cuộc sống để phòng dịch đã làm thời gian qua. Nguy cơ dịch bùng phát 2 – 3 tháng tới là rất cao, vì ngay tại các nước phát triển gần 50% dân số chưa tiêm đủ 2 mũi, còn toàn thế giới mới chỉ có 12% dân số tiêm đủ 2 mũi, trong đó Châu Á là 5,2%, Châu Âu là 37,2%, Châu Mỹ là 24%, Châu Phi là 1,7% và Châu Đại Dương là 10,6% (ngày 28.7.2021), ở Việt Nam là 0,7%.
2. Ngoài biến thể Delta, khởi nguồn từ Ấn Độ, khi số người toàn cầu đang phải điều trị tăng như hiện nay, hình thành các tâm dịch mới, quy mô lớn thì đây là cơ hội để ra đời các biến thể mới mạnh hơn. Các vắc xin đang có hiện có tác dụng mạnh với các biến thể mới hay không thì chưa có nghiên cứu khoa học làm rõ.
3. Việc xác định lúc nào thì nới lỏng cơ bản các biện pháp phòng chống dịch mà đất nước không lại bước vào làn sóng dịch mới, dù có tiêm Vắc xin, chưa có đủ cơ sở thực tiễn, phải được làm rất thận trọng. Xem xét số ca nhiễm mới mỗi ngày ở Mỹ (bình quân 7 ngày cuối cùng), ta thấy dịch đạt đỉnh ngày 11.1.2021 với 255.575 ca nhiễm mới. Đến 21.6.2021, khi rất nhiều người Mỹ đã tiêm Vắc xin, số ca nhiễm mới chỉ còn 11.789, bằng 4,6% lúc đạt đỉnh, tức là đã giảm 95,4%. Tuy vậy, sau đó làn sóng dịch mới lại bùng phát, dù thêm nhiều người đã tiêm Vắc xin, ngày 31.7.2021 có 74.986 ca nhiễm mới.
Tại Anh dịch đạt đỉnh ngày 8.01.2021 với 59.102 ca nhiễm mới, đến 7.5.2021 giảm chỉ còn 1.989 ca, bằng 3,4% lúc đạt đỉnh, tức giảm 96,6%. Tuy vậy sau đó làn sóng dịch mới lại bùng phát, dù thêm nhiều người đã tiêm Vắc xin. Ngày 21.7.2021 có 47.101 người nhiễm mới. Tại Pháp, dịch đạt đỉnh ngày 6.4.2021 với 38.890 ca nhiễm mới. Đến 30.6.2021 chỉ còn 1.854 ca mới, bằng 4,8% lúc đạt đỉnh, tức giảm 95,2%. Nhưng sau đó, tuy số người tiêm Vắc xin đã tăng, làn sóng dịch mới lại bùng phát, ngày 31.7.2021 có 21.189 ca nhiễm mới. Qua thực tế của 3 nước Mỹ, Anh, Pháp ta thấy, khi số ca nhiễm mới mỗi ngày giảm hơn 95% so với lúc cao nhất, thì vẫn xảy ra dịch tái bùng phát, khi bỏ các biện pháp phòng chống dịch, dù đã tiêm vắc xin 2 liều cho xấp xỉ 50% dân số.
Với Việt Nam hiện nay, số ca nhiễm mới mỗi ngày đang ở giai đoạn gia tăng, khoảng 6.000 đến 8.000 ca một ngày, chưa đạt đỉnh, Hình 1. Ngay cả khi đã giảm chỉ còn 300 đến 400 ca mỗi ngày (giảm 95%) thì cũng chưa có nghĩa là không có nguy cơ dịch tái bùng phát, nhất là khi tỉ lệ tiêm đủ 2 mũi vắc xin ở nước ta hiện nay chưa đạt 1% dân số.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân

Sáng 2/8 có thêm 3.201 ca Covid-19, tiêm được 6,4 triệu liều
Sáng 2/8, Việt Nam ghi nhận thêm 3.201 ca Covid-19, nâng tổng số mắc cả nước vượt 157.000 trường hợp.
很赞哦!(2)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Urawa Red Diamonds, 17h00 ngày 28/3: Theo dòng lịch sử
- Từng có ngàn m2 đất ở khu nhà giàu, gia đình Sài Gòn chỉ còn căn nhà 2,4 m2
- Bác sĩ hút nước tiểu bằng miệng, cứu sống bệnh nhân 70 tuổi trên máy bay
- Ghen tỵ với cách thể hiện tình cảm với vợ của ông bố U70 Hải Dương
- Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Adelaide United, 15h35 ngày 29/3: Bảo vệ vị trí
- Người yêu gọi tên xa lạ lúc ân ái và tâm sự đau khổ của cô gái trẻ
- Tâm sự nữ bác sĩ sau chuyến đi du lịch cùng người lạ
- Tâm sự mẹ chồng khát cháu trai, nữ kế toán ngoại tình dù đã 3 mặt con
- Nhận định, soi kèo Teuta vs Skenderbeu, 22h59 ngày 27/3: Giờ phút quyết định
- Thịt chim bồ câu bổ gấp 9 lần thịt gà, cách chế biến thịt chim bồ câu ngon, bổ
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3
Sốc: Thực khách “chén sạch” 180 con hàu sống chưa đầy 30 phút Có mặt tại nhà hàng Acme Oyster House ở New Orleans, Mỹ, một thực khách tên Adam Richman đã thử sức mình với thử thách ăn 180 con hàu sống trong 1 tiếng. “Trận chiến” giữa con người và những con vật thân nhuyễn này thu hút toàn bộ khách có mặt trong nhà hàng.
Thực khách có 1 tiếng để hoàn thành "bài thi" ăn hết 180 con hàu sống Theo lời người giới thiệu, Adam có 1 tiếng để hoàn thành cuộc thi. Anh được phép sử dụng thêm những loại sốt ăn kèm theo ý muốn. Trong những phút đầu, Adam thi khá suôn sẻ. Anh nhanh chóng ăn hết hàng chục con hàu với sự thoải mái.
“Hàu ở đây tươi mát, sạch sẽ, có vị như kem mịn rất ngon miệng”, thực khách người Mỹ nhận định. Tuy nhiên, càng về cuối, sự khó chịu có vẻ đã xuất hiện. Tốc độ ăn của Adam chậm dần và được những người xung quanh cổ vũ nhiệt tình.
Vị khách này đã "đánh bay" 180 con hàu sống chỉ trong vòng 21 phút, sử dụng chưa hết một nửa thời gian quy định Cuối cùng, ngoài sức tưởng tượng, vị khách này đã “chén sạch” 180 con hàu sống chỉ trong vòng 21 phút, đồng thời phá kỷ lục của những người cũ từng thiết lập trước đó. Theo lời người giới thiệu, đây là thực khách thứ 29 đã vượt qua thử thách của nhà hàng thành công.
Hàu tươi sống ăn kèm nước sốt đậm đà là món ăn khoái khẩu của nhiều người Nhà hàng hàng Acme Oyster House mở cửa từ năm 1910, chuyên phục vụ những món ăn truyền thống ở vùng New Orleans. Các món đặc sản trong nhà hàng gồm tôm, gumbo cua, súp hàu, hàu tươi sống, bánh yến mạch hải sản…
Nữ tiếp viên tàu hỏa quỳ gối an ủi khách hơn một tiếng
Nữ tiếp viên trên tàu hỏa ở Đài Loan (Trung Quốc) nhận 'mưa' lời khen khi dành hơn một giờ đồng hồ an ủi nữ hành khách đang khóc vì có chuyện buồn.
">Sốc: Thực khách 'chén sạch' 180 con hàu sống chưa đầy 30 phút
Ít người biết rằng việc sử dụng nhà vệ sinh trong lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh là một trong những hành động gây ra nhiều mối nguy nhất trong khi bay.
Một tiếp viên hàng không tiết lộ với tờ Business Insider rằng, nếu có người đang ở trong nhà vệ sinh, phi công sẽ không được phép cất cánh cho tới khi hành khách ra khỏi đó.
Trong trường hợp này, tiếp viên phải cảnh báo cho phi công biết. ‘Chúng tôi là người chịu trách nhiệm nếu không cảnh báo cho phi công tình huống đó’.
Năm ngoái, một người đàn ông bị đuổi khỏi chuyến bay của hãng hàng không Delta khi cố sử dụng nhà vệ sinh trước khi máy bay cất cánh, chính xác là khi máy bay còn chưa di chuyển trên đường băng.
Hầu hết mọi người đứng về phía hành khách kia. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng đó là một quy định an toàn bay.
Lý do là vì trong nhà vệ sinh không hề có một thiết bị an toàn nào (như đai an toàn) để giữ cho hành khách ở yên một vị trí.
Nhà vệ sinh cũng là nơi có nhiều vật sắc nhọn có nguy cơ gây sát thương. Trong trường hợp phải sơ tán khẩn cấp, hành khách có thể bị mắc kẹt trong nhà vệ sinh và không thể thoát.
Theo trang Gizmodo, một trong những lý do khủng khiếp hơn khiến nhà vệ sinh bị cấm dùng trong lúc cất cánh và hạ cánh là, trong trường hợp xấu nhất gây tử vong, đội phản ứng khẩn cấp chỉ có thể xác định các thi thể dựa trên bản đồ chỗ ngồi.
Cặp đôi vô tư làm 'chuyện ấy' trong WC máy bay khiến hành khách xếp hàng dài đứng chờ
Nhiều hành khách phải xếp hàng đứng ngoài suốt 10 phút chờ đợi một cặp đôi vô tư 'làm chuyện ấy' trong nhà vệ sinh trên máy bay.
">Vì sao bạn tuyệt đối không được đi vệ sinh lúc máy bay cất cánh và hạ cánh?
Cựu CEO McDonald's Steve Easterbrook.
Đại diện McDonald’s cho biết hội đồng quản trị đã xác nhận chuyện ông Steve có mối quan hệ tình cảm vi phạm những quy định của công ty. Cụ thể là công ty này cấm các nhân viên có ‘mối quan hệ tình cảm trực tiếp hoặc gián tiếp’ từ việc hẹn hò cho tới việc quan hệ tình dục với nhau.
‘Sẽ là không phù hợp khi thể hiện sự thiên vị hay khi đưa ra các quyết định kinh doanh mà cảm xúc hoặc tình bạn được đặt cao hơn lợi ích của công ty’ - quy định này nêu rõ.
Công ty cũng cho biết, ông Steve sẽ nhận được 6 tháng tiền trợ cấp sau khi nghỉ việc. Số tiền tương đương khoảng 675.000 USD - hoặc một nửa số lương trung bình của năm ngoái. Ngoài ra, vị cựu CEO sẽ nhận được hơn 40 triệu USD tiền cổ phiếu mà ông có thể rút ra trong tương lai và các khoản vốn khác.
McDonald’s từ chối cung cấp thông tin cụ thể về mối quan hệ của ông Steve.
Viết thư cho các nhân viên cấp dưới của mình, Steve thừa nhận: ‘Tôi đã có mối quan hệ đồng thuận gần đây với một nhân viên. Điều đó vi phạm quy định của McDonald’s và đó là một sai lầm’.
Được biết, trong nhiều năm gần đây, các doanh nghiệp khác cũng từng có những hành xử tương tự khi phát hiện các mối quan hệ tình cảm ở nơi làm việc. Năm ngoái, giám đốc điều hành của Intel - ông Brian Krzanich đã từ chức sau khi công ty này phát hiện ra ông có mối quan hệ với một nhân viên - hành vi vi phạm quy định dành cho các nhà quản lý.
Cô gái nghiện tình dục, từng quan hệ với 200 người đàn ông, nay đã thay đổi
Mắc bệnh nghiện tình dục, nhưng một bước ngoặt trong đời đã khiến Laurie- một phụ nữ xinh đẹp thay đổi.
">Bị sa thải vì hẹn hò với nhân viên, CEO McDonald's cầm hơn 40 triệu USD ra đi
Nhận định, soi kèo Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Buồn cho chủ nhà
Liam Payne. Ảnh: Billboard Liam Payne - cựu thành viên nhóm nhạc One Direction ngã từ ban công khách sạn ở Buenos Aires, Argentina ngày 16/10 và không thể qua khỏi do đa chấn thương. Cái chết thương tâm của nam ca sĩ sinh năm 1993 khiến nhiều người bàng hoàng.
Theo PEOPLE, một vị khách ở cùng khách sạn với Liam Payne cho biết họ nghe thấy tiếng động cũng như tiếng hét dữ dội trước khi vụ việc xảy ra.
Và theo kết quả khám nghiệm tử thi ban đầu vừa được công bố, nam ca sĩ có 25 vết thương, trong đó riêng vết thương cực lớn ở đầu có thể dẫn tới tử vong ngay lập tức. Liam Payne bị chảy máu bên trong và bên ngoài hộp sọ, vùng ngực, bụng và chân tay là nguyên nhân dẫn đến cái chết. Các vết thương cũng hoàn toàn phù hợp với việc Liam Payne ngã từ độ cao khoảng 13-14m xuống đất.
Các nhà chức trách vẫn đang tiến hành điều tra thêm về vụ việc. Họ cũng nhận định nạn nhân đang trải qua một cơn bùng phát do tác dụng của việc lạm dụng chất kích thích. Dựa vào vị trí ngã và các vết thương trên cơ thể, cơ quan công tố cho rằng Liam Payne đã không cố gắng bảo vệ mình khi bị ngã và có thể ở trạng thái bất tỉnh một phần thời điểm xảy ra tai nạn.
Cơ quan chức năng cũng đã tìm thấy chất lạ có vẻ như là ma túy, đồ uống có cồn trong phòng khách sạn của Liam Payne. Một số đồ đạc trong phòng cũng đã bị phá hủy. 5 nhân chứng gồm 2 phụ nữ và 3 nhân viên khách sạn từng tiếp xúc với nam ca sĩ trước thời điểm anh bị ngã cũng đã làm việc với cảnh sát để cung cấp lời khai nhằm làm rõ nguyên nhân cái chết của Liam Payne. Nam ca sĩ được cho là có hành vi bất thường trước khi qua đời và việc này đã được nhân viên khách sạn báo với 911.
">Công bố kết quả khám nghiệm tử thi của Liam Payne nhóm One Direction
Hiện căn nhà rộng hơn 2 m2 sàn bằng gỗ, tường và mái bằng tôn, xung quanh là cát, xi măng, sắt thép, gạch ngổn ngang của vợ chồng anh Sơn Dương, 37 tuổi, quê Trà Vinh đang ở trong con hẻm đường Gò Cát, phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM.
Bên ngoài căn nhà được bao quanh bằng tôn, có cổng khóa lại. Trước đó, căn nhà của anh chị ở huyện Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, khi lại ở quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân.... Cứ công trình ở đâu thì anh chị lại dời nhà đến đó.
Nói là nhà cho sang, thực ra, nó chỉ là căn chòi anh Dương đóng sẵn để công trình xong lại dời đến chỗ mới. Anh Dương cho biết, đến nay, hai vợ chồng đã có hơn 14 năm ở Sài Gòn và 56 lần dời nhà. Vậy là, trung bình, ba bốn tháng anh chị lại làm quen với nơi mới một lần, tùy vào thời tiết, diện tích căn nhà chủ thầu nhận lớn hay nhỏ.
‘Công trình này chắc cũng hơn tháng nữa là hoàn thành. Không biết giáp Tết, chủ thầu có nhận nhà nữa không’, anh Dương lo lắng đến việc giáp Tết hai vợ chồng thất nghiệp, không có tiền mua sắm cho ngày Tết.
Xung quanh căn nhà dựng tạm của vợ chồng anh Dương là sắt thép, xà gồ, xi măng... Năm 2005, anh Dương nên duyên vợ chồng với chị Lý Thị Giúp, 32 tuổi. Ở quê, ruộng ít, công việc bữa có bữa không, hai vợ chồng gửi hai con, bé lớn 13 tuổi, bé nhỏ 3 tuổi cho mẹ vợ nuôi rồi lên Sài Gòn làm công nhân xây dựng.
Được chủ thầu đồng ý, anh chị dùng ván, cây khô chống đỡ, bạt cũ dựng lán bên cạnh công trình ở, trông vật liệu giúp chủ thầu, một phần cho đỡ tốn tiền thuê trọ. Điện, nước đã có sẵn ở công trình, anh chị chỉ mất tiền ăn, nước uống.
Sáng chị dậy sớm, đi chợ mua đồ ăn rồi về nấu cơm cho cả ngày. 7 giờ sáng, các công nhân khác đến làm, hai vợ chồng cũng xong việc cá nhân, ăn bữa sáng.
Thu nhập từ việc thợ hồ của anh Dương, phụ hồ của chị Giúp mỗi ngày giúp họ trang trải cuộc sống. Chiều, tan giờ làm, chị quét dọn cho sạch. Còn anh đi nhặt đinh rơi, sắp xếp gạch đá, sắt thép lại cho gọn.
Nhà tắm được che tạm bằng chiếc bạt cũ, vì thế, khi không có ai, chồng đứng canh cho vợ tắm, rồi ngược lại.
Nhà vệ sinh được dựng tạm bằng tấm bạt cũ, trần bỏ trống. ‘Ở ngoài trời như thế này, tôi lo nhất là lúc ngủ. Vợ chồng tôi may mắn chưa gặp cướp, người nghiện và được chủ đăng ký tạm trú cho. Nhiều người ở như thế này hay bị mất đồ và tiền lắm. Có người còn gặp người nghiện, họ đến nằm ngủ cạnh lán luôn. Sáng tỉnh dậy thì mất hết tiền làm cả tuần vừa được chủ trả công', người đàn ông sinh năm 1982 kể.
Anh Dương dùng gạch và tám ván cũ làm bếp nấu. Dù sống nay đây mai đó nhưng anh chị ngày nào cũng tự đi chợ chọn thực phẩm về nấu ăn để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng. Đây là căn buồng hạnh phúc của vợ chồng chị Giúp. Ban ngày, chị dùng bạt che lại để không dính bụi từ xi măng, gạch đá. Ban đêm, chị trải chiếu xuống làm chỗ ngủ. Căn phòng được dựng tạm nên cứ mưa là bị nước tạt vào, rồi muỗi, rắn ghé thăm thường xuyên. Anh Dương cho biết, xa con trong thời gian dài, hai vợ chồng nhớ nhưng đành chịu. 'Tôi với vợ chỉ biết bù cho con bằng cách gắng làm việc, không cho phép mình ốm đế lo cho con ăn học. Khi một công trình xong, hai vợ chồng được nghỉ 2-3 ngày thì chạy xe máy về thăm con', ông bố hai con nói. Vợ chồng anh Dương nghỉ một lúc sau ngày làm việc ngoài nắng nóng. Anh cũng cho biết, cuộc sống ngoài trời không an toàn nhưng hai vợ chồng chấp nhận, vì ở quê không có việc làm.
Chị Giúp đang cùng công nhân khác cắt sắt giữa trưa nắng. Gia đình Sài Gòn nuôi gà trên 10 ngôi mộ người thân trước cửa nhà
Đàn gà của cha con ông Sỹ (TP.HCM) vô tư đi lại, mổ thức ăn trên 10 ngôi mộ xây tạm bằng gạch, che bằng tấm lưới xanh.
">Vợ chồng Trà Vinh 14 năm mang căn nhà tôn đi khắp Sài Gòn
Video: Cận cảnh tiệc sinh nhật xa hoa của cựu tiếp viên hàng không
Jamie Chua - nữ đại gia Singapore, sở hữu gia tài kếch xù cùng khoản trợ cấp lên đến 10 tỷ đồng/tháng từ chồng cũ được rất nhiều người ngưỡng mộ khi sở hữu tủ đồ hiệu với hơn 200 túi Hermes, 300 đôi giày có giá trị 'khủng'. Cô từng là tiếp viên hàng không của hãng Singapore Airlines trước khi kết hôn cùng đại gia Nurdian Cuaca người Indonesia. Cả hai sống hạnh phúc bên nhau 15 năm. Jamie Chua sinh cho chồng 2 người con, 1 trai, 1 gái. Sau đó, chồng Jamie Chua ngoại tình và bắt đầu lén lút chuyển nhượng số tài sản thành riêng tư sau lưng cô. Jamie Chua liền nộp đơn lên tòa án để đóng băng tài sản trị giá 93,2 triệu đô la Singapore. Năm 2011, hai người chính thức ly hôn. Sau đó, cô đã mở một thương hiệu mỹ phẩm tư nhân và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình. Bên cạnh mỹ phẩm, Jamie Chua khá mát tay trong lĩnh vực địa ốc, bất động sản. Mới đây, mỹ nhân sinh năm 1975 tiếp tục gây sốc khi tổ chức bữa tiệc sinh nhật dát vàng bên những người bạn.
Không gian bữa tiệc được trang trí màu đỏ nhưng các vật dụng, đồ ăn... đều được dát vàng. Cựu tiếp viên mạnh tay chi hàng tỷ đồng cho ngày vui của mình. Cô mặc bộ đầm màu đỏ đầy tinh tế, đầu đội vương miện bằng vàng đính kim cương. Nụ cười rạng rỡ của nữ đại gia khi cắt bánh gato. Bạn trai mặc đồ cùng tông màu với Jamie Chua. Con gái Jamie Chua cũng sở hữu nhan sắc xinh đẹp không thua kém mẹ. Chiếc bánh sinh nhật cầu kỳ, sử dụng vàng dát lên từng bông hoa, chiếc lá, được thợ làm bánh chế tác tỉ mỉ suốt nhiều giờ đồng hồ. Vẻ gợi cảm của cựu tiếp viên hàng không hấp dẫn nhất Malaysia
Từng làm việc tại hãng hàng không Asia Airline, Quah Sue Theng (Cherry Q) được bình chọn là 1 trong những tiếp viên hàng không hấp dẫn nhất của Malaysia.
">Sinh nhật dát vàng của cựu tiếp viên nhận trợ cấp 10 tỷ/tháng từ chồng cũ