Tăng tốc 5G
Do 5G đang được trông đợi mang lại những dịch vụ mới mang tính cách mạng nhằm thúc đẩy quá trình số hóa liên tục của nhiều ngành dọc kế thừa,ĐiềugìđangchờđónMạnglướikhuvựcChâuÁTháiBìnhDươngtrongnătai nạn giao thông có một số khả năng kết nối mạng lõi sẽ là yếu tố sống còn để mang tới những dịch vụ đó, bao gồm: Kỹ thuật truyền thông có Độ tin cậy Cực cao và Độ trễ Thấp (uRLLC), công nghệ Phân lớp Mạng, Ảo hóa, Tự động hóa và Điều phối.
Trong khi chi tiêu cho đầu tư khối lượng lớn liên quan tới 5G được kỳ vọng trong năm 2020 và xa hơn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chúng ta sẽ thấy được những triển khai 5G sớm ở khu vực đô thị tại các thành phố lớn như Tokyo, Seoul, Singapore, Hong Kong và Sydney diễn ra cùng lúc với sự sẵn có sớm của nhiều loại thiết bị cầm tay di động 5G trong nửa cuối năm 2019. Nhiều cơ hội ứng dụng ban đầu quan trọng hơn, do vậy, sẽ dành cho các giải pháp truy cập không dây cố định 5G trên thị trường mà chưa có truy cập băng thông rộng phổ biến như tại Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Philippin và Thái Lan.
Các giải pháp này và những sáng kiến liên quan tới 5G khác sẽ định hướng cho các nhà mạng di động ở khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương giúp tăng cường cơ sở hạ tầng mạng lưới của họ từ đầu năm 2019 với 5 lĩnh vực chính: Tăng cường quang hóa - cùng với sự tăng cường tần số phổ 5G, xuất hiện nhu cầu phải có thêm các tài nguyên vô tuyến, do đó sẽ là quang hóa tăng cường; Nâng cấp mạng lưới - về dung lượng, độ phủ và độ tin cậy; Phân tách & Ảo hóa - ở cả các lớp mạng ảo và vật lý; Tự động hóa & Điều phối - khắp khu vực RAN, Giao vận và Lõi; Đảm bảo Dịch vụ - nâng cao độ bảo đảm đầu cuối của dịch vụ.
Nâng cấp lên cơ sở hạ tầng có thể lập trình thực sự đáng tin cậy
Thông thường, lớp IP (giao thức internet) đóng vai trò là cơ chế vận chuyển cơ bản dành cho sự linh hoạt của các dịch vụ mạng. Tuy vậy, nhu cầu ứng dụng của người dùng ngày càng đẩy mạnh tính linh hoạt của dịch vụ tại tất cả các lớp và miền của mạng lưới, bao gồm và đặc biệt tại các tính năng mạng vật lý và các lớp vận chuyển quang gói hội tụ, một phần là do dung lượng tăng thêm và các yêu cầu về độ trễ thấp của các ứng dụng đang phát triển như kết nối trung tâm dữ liệu (DCI), mà không thể thực hiện được trên IP.
Rất nhiều hồ sơ đề xuất từ các nhà mạng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có liên quan tới NFV (Ảo hóa chức năng Mạng) và VNF (Các tính năng mạng ảo) trong năm 2018 đã cho thấy rõ rằng các nhà mạng đang chuyển đổi nhanh chóng sang các chức năng mạng ảo hóa giúp mang lại tốc độ dịch vụ nhanh chóng và khả năng linh hoạt cho các doanh nghiệp và các ngành dọc khác.
Trong lĩnh vực quang gói, các nhà mạng đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp vô cùng linh hoạt, có khả năng lập trình và mở rộng được. Cho đến nay Ciena đã là nhà cung cấp duy nhất đi tiên phong trong các giải pháp linh hoạt và khả trình có thể cung cấp các mạng xương sống vừa đáng tin cậy, vừa linh hoạt thông qua các giao diện khả trình và kiến trúc có thể cấu hình lại và truyền dẫn.