您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Sam Varley dự đoán Granada vs Villarreal, 20h ngày 19/2
NEWS2025-04-02 22:42:35【Nhận định】3人已围观
简介ựđoánGranadavsVillarrealhngàthứ hạng của vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới Ẩn Danh - thứ hạng của vòng loại giải vô địch bóng đá thế giớithứ hạng của vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới、、
很赞哦!(5)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Septemvri Sofia, 22h45 ngày 1/4: Hướng tới top 8
- Bảo tồn 2 loài nguy cấp trong sách đỏ thế giới
- Bí quyết giúp chị em đẩy lùi nỗi lo mụn
- Vụ tai nạn khiến 3 người chết: Tài xế xin lỗi gia đình các nạn nhân
- Nhận định, soi kèo Le Havre vs Nantes, 22h15 ngày 30/3: Nỗ lực trụ hạng
- Chén rượu “bổ” + bát tiết canh: Người suýt mất mạng, người phải xin về
- 3 nạn nhân nặng vụ nổ bình gas ở Yên Phụ được chuyển về bệnh viện Bỏng Quốc gia
- Những dự án chinh phục vũ trụ bằng vệ tinh Make in Vietnam
- Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Auckland FC, 13h00 ngày 30/3: Củng cố ngôi đầu
- Những thói quen gây suy thận người Việt nào cũng mắc
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Apollon vs AC Omonia, 22h00 ngày 1/4: Khó cho cửa trên
Người dân cần thận trọng khi ăn uống tại hàng quán để tránh bị ngộ độc thực phẩm. Ngay sau khi ghi nhận các ca ngộ độc liên quan tới bún, các cơ quan chức năng liên ngành của tỉnh Điện Biên đã nhanh chóng tới các cơ sở bán hàng lấy mẫu kiểm tra và truy xuất nguồn gốc bún tươi. Tất cả các cơ sở này đều nhập bún từ một địa điểm tại phường Tân Thanh, TP. Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Trường hợp quán ăn tại Tủa Chùa nhập qua đường xe khách từ chiều tối ngày hôm trước.
Đơn vị chức năng đã kiểm tra cơ sở sản xuất bún này. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người lao động; phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hạn; điều kiện sản xuất của cơ sở chưa đảm bảo… Đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu test nhanh và lấy một gửi về Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia để tiến hành các bước xét nghiệm tiếp theo.
Theo bác sĩ Lò Văn Quyết, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, các bệnh nhân vào cấp cứu đều trong tình trạng hoảng loạn, lo lắng với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Việc quá nhiều bệnh nhân cùng ngộ độc đã tạo nên hội chứng tâm lý dây chuyền. Nhiều bệnh nhân khi vào viện không có biểu hiện ngộ độc nhưng vì đã ăn bún tại cơ sở này nên tới kiểm tra.
Bác sĩ Quyết cho biết ngộ độc thực phẩm luôn rình rập trong mỗi bữa ăn. Nguyên nhân có thể do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật hoặc độc tố của vi khuẩn, nhiễm hóa chất, chất độc có tự nhiên.
Biểu hiện ngộ độc thực phẩm ghi nhận thường có hai người trở lên có biểu hiện bệnh tương tự nhau sau khi cùng cùng ăn một loại thực phẩm, người không ăn thì không bị bệnh. Các triệu chứng gợi ý gồm đau bụng, nôn, ỉa chảy.
Các đối tượng có nguy cơ nặng nếu bị ngộ độc thực phẩm như trẻ dưới 2 tuổi, người cao tuổi, bệnh khớp, ung thư, dị ứng, suy dinh dưỡng, bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố. Tốt nhất, người dân khi thấy có biểu hiện ngộ độc cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ truyền dịch và kháng sinh, phòng biến chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết bún là món ăn dạng sợi phổ biến tại Việt Nam. Bún được làm từ gạo. Trước đây, với công nghệ làm bún thủ công, người làm phải ngâm bột lâu. Hiện tại, công nghệ làm bún đã tiên tiến, máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm hơn.
Tuy nhiên, khu vực làm bún thường ẩm ướt nếu người làm không để bún thành phẩm sạch sẽ, trên khu vực giá cao bún sẽ dễ nhiễm vi sinh vật gây ngộ độc. Để tránh ngộ độc thực phẩm từ bún, ông Thịnh cho biết tốt nhất khi mua bún về người dùng nên chần bún qua nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C tiêu diệt vi sinh vật, chọn mua ở các cơ sở đảm bảo, không mua hoặc ăn bún đã có mùi ôi thiu, mủn sợi.
Hơn 30 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng tại Hội An
Sau khi ăn bánh mì Phượng tại Hội An, 31 người (trong đó có cả du khách) đã bị ngộ độc thực phẩm.">2 mẹ con bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bún bò
Còn nửa tháng nữa là em chính thức lên xe hoa. Mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, chỉ còn chờ ngày phát thiệp cưới nữa là xong. Tuy nhiên, bây giờ, tâm trạng của em lại đang rất rối bời, em không biết, mình có nên tiếp tục làm đám cưới nữa hay không ?
Em và chồng sắp cưới yêu nhau đã 3 năm. Khi yêu, anh cũng đưa em về quê ra mắt gia đình vài lần. Quê anh ở Nam Định còn em ở Hà Nội.
Những lần về thăm gia đình anh với tư cách bạn gái, em thấy gia đình anh rất vui vẻ, mọi người chân thật nên em rất quý. Tuy nhiên, kể từ khi bàn chuyện cưới xin, em thấy bố mẹ anh rất khác. Họ không còn vui vẻ thoải mái như trước nữa mà luôn coi mình là bề trên, cái gì cũng muốn tham gia và can thiệp .Bọn em không làm theo thì bực dọc và chửi bới.
Chúng em đi chụp ảnh cưới, dự dịnh sẽ chụp gói khoảng 4 – 5 triệu, nhưng bố mẹ chồng em không nghe. Mẹ chồng em bảo, như thế là phung phí. Theo ý của bà thì chỉ nên vào tiệm ảnh chụp 2 cái rồi phóng to chứ không cần phải làm album cho tốn tiền.
Em không đồng ý. Em nghĩ, cả cuộc đời mới có 1 dịp, người ta chụp ảnh cưới cả chục, cả trăm triệu, mình chụp như vậy là tiết kiệm lắm rồi. Thế mà bà giận, bảo em sống không biết lo toan tiết kiệm.
Rồi bà bảo, sau này cưới xong, tiền nong của hai vợ chồng, bà thu hết, cần tiêu gì thì bà đưa, chứ không thể để chúng em tự do thoải mái như thế được.
Em không dám nói gì, nhưng lạ một điều là chồng em cũng im lặng. Sau đó, em có hỏi thì anh bảo, bà nói cũng có lý, vì hai đứa đều tiêu hoang, không có người quản lý hộ thì lúc cần không biết lấy tiền đâu ra.
Thế là chúng em cãi nhau. Em rất buồn, em nghĩ, anh quá nhu nhược. Bọn em sống và làm việc ở Hà Nội, còn bà sống ở Nam Định, làm sao có thể để bà quản lý chi tiêu, rồi cần dùng gì thì lại hỏi bà? Thế mà anh lại đồng tình.
Ảnh minh họa Khi mua sắm đồ đạc cũng vậy, việc gì anh cũng nghe lời mẹ. Mua sắm giường tủ, chăn ga, gối đệm cho phòng trọ của bọn em trên Hà Nội, anh cũng phải đưa mẹ đi cùng và mua theo ý của bà chứ không phải em.
Mẹ chồng em thì càng ngày càng thể hiện quyền kiểm soát và tư tưởng chỉ biết thương xót con mình.
Thấy anh làm việc gì đó cho em là bà bực em ra mặt hoặc không thì bà lườm nguýt. Ai đời, buổi trưa nắng, một mình em phải lăn lóc ở bếp (mà bếp ở quê, nấu bằng rơm và than tổ ong thì mọi người biết là nóng bức đến thế nào) vậy mà chồng em cứ nằm khểnh xem ti vi.
Em gọi nhờ chồng phụ giúp thì mẹ chồng em bảo, cơm nước là việc của đàn bà, đàn ông vào bếp sẽ mụ mị người, đàn ông chỉ lo việc lớn thôi. Thế là, chồng em không dám ho he gì nữa. Anh quay đi khiến em rất bất ngờ.
Bất ngờ hơn là lúc bàn chuyện hôm cưới.
Chẳng là, chúng em đã thống nhất, khi đón dâu từ Hà Nội về, đoàn xe đưa dâu (khoảng 20 người) sẽ ở lại dùng cơm với họ nhà trai cho tình cảm. Nhưng khi thông báo với bố mẹ thì ông bà không đồng ý.
Mẹ chồng em bảo, trước giờ không có tục lệ như thế nên cứ thế mà làm. Thêm vào đó, khách khứa của chồng em, mẹ em cũng giới hạn, chỉ cho 2 mâm.
Em nghe mà bức xúc. Tiền cỗ, tiền tổ chức, thậm chí cả tiền ăn hỏi, tiền mua vàng để bà trao cho con dâu cũng là tiền của chúng em bỏ ra. Bây giờ, bà lại giới hạn lượng khách, và không cho mời cơm nhà gái khi họ vừa đi một chặng đường xa để đưa dâu. Thế mà chồng em vẫn vâng dạ. Và bảo em báo bên nhà gái tự túc.
Em giận và chán nản lắm. Em không muốn tổ chức đám cưới nữa. Em nghĩ, nếu lấy phải một người chồng nhu nhược, không có chính kiến và có một bà mẹ chồng đòi kiểm soát mọi thứ thì em cũng không có hạnh phúc. Nhưng từ chối bây giờ thì có phải quá đáng lắm không?
Thanh Thủy
(Hà Nội)
">Có nên bỏ hôn lễ khi phát hiện ra ý đồ của mẹ chồng ?
Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Trưởng ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành Giao thông vận tải.
Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành Giao thông vận tải có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong ngành giao thông vận tải, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ, kinh tế số, xã hội số.
Cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến chuyển đổi số; xây dựng phát triển Bộ điện tử, Bộ số, kinh tế số thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.
Ban chỉ đạo cũng có các nhiệm vụ khác như: Giúp Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Bộ điện tử, Bộ số, kinh tế số; chỉ đạo triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông vận tải, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/6/2020...
Việc Bộ Giao thông vận tải kiện toàn, đổi tên Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ thành Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành Giao thông vận tải là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1619 ngày 24/9/2021 về kiện toàn và đổi tên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Trước Bộ Giao thông vận tải, đã có các Bộ: TT&TT, Công Thương; Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các tỉnh, thành phố Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Giang, Ninh Thuận, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Long An, Bình Dương có quyết định kiện toàn và đổi tên Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử /chính quyền điện tử thành Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số.
Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đã được kiện toàn, đổi tên thành Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số từ ngày 24/9/2021. Việc này nhằm tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn mới.
Gồm 16 thành viên, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số có Chủ tịch là Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch thường trực là Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực TT&TT; và Bộ trưởng Bộ TT&TT làm Phó Chủ tịch.
Vân Anh
Bộ GTVT chuyển đổi số để thay đổi căn bản phương thức quản lý
Chương trình chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ và đột phá cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược của ngành. Việc ứng dụng công nghệ số sẽ thay đổi căn bản phương thức quản lý của Bộ.
">Kiện toàn, đổi tên Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử Bộ GTVT
Soi kèo phạt góc Celta Vigo vs Las Palmas, 2h00 ngày 1/4
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, an toàn thông tin mạng giờ đây là chuyện của mọi người.
Theo Thứ trưởng, chúng ta vẫn nói về khái niệm một ngôi làng toàn cầu, một ngôi làng mà ở đó mọi người dân trên toàn cầu có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn nhờ CNTT và Truyền thông. Đến nay, không gian mạng đã và đang hiện thực hóa ý tưởng đó. Xã hội đang dần dịch chuyển các hoạt động từ không gian thực lên không gian mạng, xóa nhòa ranh giới địa lý giữa các vùng miền, giữa các quốc gia.
Trong 2 năm gần đây, chúng ta chuyển dần các hoạt động của mình lên không gian mạng nhiều hơn. Mỗi ngày 1 người Việt Nam trực tuyến trên mạng Internet khoảng gần 7 tiếng. Thời lượng này sẽ tiếp tục tăng lên và đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn thông tin mạng sẽ cao hơn.
Thống kê trên thế giới cho thấy, có 900 cuộc tấn công mạng, có 5 mã độc mới sinh ra trong mỗi giây, phát hiện 40 điểm yếu, lỗ hổng mỗi ngày. Đó đều là những nguy cơ hiện hữu mà chúng ta phải đối mặt và điều này có thể tăng lên theo hàm số mũ trong thời gian tới.
Nhấn mạnh đảm bảo an toàn thông tin cho các tổ chức, cá nhân, cho người dân trên không gian mạng là mục tiêu quan trọng nhất, Thứ trưởng cũng cho rằng: An toàn thông tin mạng giờ đây là câu chuyện của mọi người. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ triển khai chiến dịch phổ cập an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân. Việc khai trương, cung cấp Visafe, ứng dụng an toàn không gian mạng trên nền tảng di động cho người dân Visafe chính là sự mở đầu cho chiến dịch này.
6 nhóm hành động cụ thể để tạo dựng niềm tin số
Trao đổi tại phiên chính của Vietnam Security Summit 2021, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin đã chia sẻ về quan điểm, định hướng, mục tiêu cũng như những hành động cụ thể mà Bộ TT&TT thấy cần phải làm trong thời gian tới để tạo lập niềm tin số, nâng cao thứ hạng của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế về an toàn thông tin mạng.
“Niềm tin số là nền tảng cho các hoạt động kinh tế xã hội trong kỷ nguyên số. Tạo lập niềm tin số là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công. Vì vậy, tạo niềm tin số là một thách thức rất lớn cho không chỉ của Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới”, ông Phúc nhận định.
Chia sẻ hình dung của Bộ TT&TT về bức tranh an toàn không gian mạng năm 2025, ông Phúc cho biết, doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng trên thế giới đến năm 2025 dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 14 - 15%/năm. Tại Việt Nam, Bộ TT&TT đặt mục tiêu tăng trưởng gấp đôi doanh thu lĩnh vực này, khoảng 25 – 30%/năm.
Nhu cầu nhân lực an toàn không gian mạng vào 2025 được dự báo sẽ tăng trưởng gấp đôi so với năm 2020, tức là cần khoảng 6 triệu người. Cũng vào năm 2025, đối tượng bị tấn công dự báo sẽ gấp 2,7 lần so với năm 2020 và gấp tới 7,5 lần vào năm 2030.
Cùng với đó, vào năm 2025, dự báo rằng mỗi giây sẽ có 3.000 cuộc tấn công mạng và 12 mã độc mới, tăng tương ứng 3 lần và 2,4 lần so với năm 2020. Số lỗ hổng, điểm yếu mới xuất hiện mỗi ngày vào 2025 là khoảng 70, tăng 1,75 lần so với năm 2020.
Lượng tử và trí tuệ nhân tạo (AI) là 2 công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực an toàn thông tin mạng giai đoạn đến năm 2025, thể hiện ở việc nhiều ứng dụng mật mã phi đối xứng có thể bị phá vỡ trong những năm tới; và AI sẽ dần thay thế con người trong lĩnh vực an toàn không gian mạng, đạt khoảng 38,2 tỷ USD vào năm 2026, tăng 23,2%/năm.
Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc tham luận tại phiên báo cáo chính. Người đứng đầu Cục An toàn thông tin cũng thông tin: Định hướng của Chính phủ, Bộ TT&TT trong lĩnh vực an toàn không gian mạng là “An toàn không gian mạng cho tất cả, bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng”.
Với định hướng đó, Bộ TT&TT đã xác định 8 mục tiêu cần đạt được thời gian tới gồm: Duy trì thứ hạng 25, hướng tới thứ hạng 20 về chỉ số GCI; Mỗi người dân có một “Hiệp sĩ” bảo vệ; Mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có 1 đơn vị chuyên nghiệp bảo vệ; 100% bộ, ngành, địa phương bảo đảm an toàn thông tin theo 4 lớp; bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin 11 lĩnh vực quan trọng; 100% người sử dụng được tiếp cận nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thông tin; tỷ lệ thông tin tiêu cực duy trì dưới 10%; và 100% nền tảng số tuân thủ quy định pháp luật.
Đặc biệt, theo ông Phúc, Bộ TT&TT thấy rằng có 6 nhóm hành động cụ thể cần phải được tập trung triển khai để tạo lập niềm tin số, đảm bảo an toàn không gian mạng cho tất cả mọi người, đó là: Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng số; Bảo vệ dữ liệu số; Bảo vệ hệ thống thông tin cơ quan Đảng, Nhà nước; Bảo vệ hệ thống thông tin trong các lĩnh vực quan trọng; Xây dựng môi trường mạng an toàn; Bảo đảm thông tin lành mạnh trên không gian mạng.
Với mỗi nhóm này, Bộ TT&TT đều đưa ra các nội dung công việc cụ thể cần triển khai. Đơn cử như, để xây dựng môi trường mạng an toàn, bên cạnh việc phổ cập ứng dụng an toàn không gian mạng, Bộ TT&TT cũng sẽ tiếp tục triển khai gán nhãn tín nhiệm mạng, phát triển Cổng không gian mạng quốc gia; phát triển nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng...
Theo chương trình, song song với phiên báo cáo chính và 3 phiên hội thảo chuyên đề, Vietnam Security Sumit 2021 còn có triển lãm quốc tế ảo về các sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng của hơn 20 nhà cung cấp.
Vân Anh
Ra mắt ứng dụng Visafe giúp nâng cao niềm tin số cho người dân
Để nâng cao niềm tin số cho người dân Việt Nam, NCSC phối hợp cùng VTC phát triển và cho ra mắt ứng dụng Visafe. Hướng đến người dùng ở mọi độ tuổi với tính năng “một chạm”, Visafe sẽ giúp người dân an toàn hơn trên không gian mạng.
">Mở chiến dịch phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân
Bui đá mù mịt trong khu vực sản xuất của Công ty Châu Tiến. Ảnh: Công nhân làm việc trong công ty cung cấp. Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An thống nhất với nội dung kiến nghị của đoàn kiểm tra và giao giám đốc các sở, ngành, thủ trưởng các đơn vị khẩn trương thực hiện. Cụ thể, Sở Y tế điều tra bệnh nghề nghiệp đối với 4 người lao động đã mất.
Sở Y tế sẽ xác định bệnh nghề nghiệp cho 5 người đang điều trị bệnh bụi phổi silic và 5 người có liên quan đến bệnh phổi. Tổ chức giám định mức suy giảm khả năng lao động sau khi có kết quả xác định bệnh nghề nghiệp cho 10 người này. Chỉ đạo Công ty Châu Tiến khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc chấp hành pháp luật về bệnh nghề nghiệp, môi trường lao động, quan trắc môi trường lao động. Đồng thời, hướng dẫn công ty chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ liên quan để khám xác định bệnh nghề nghiệp cho tất cả người lao động đã và đang làm việc tại công ty. Giám định mức suy giảm lao động cho người bị bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
Bảo hiểm xã hội tỉnh yêu cầu Công ty Châu Tiến khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc chấp hành pháp luật về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Công ty Châu Tiến đóng ở Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Công ty Châu Tiến khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Hướng dẫn công ty thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam chỉ đạo Công ty Châu Tiến khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường; theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời các vấn đề về môi trường phát sinh...
Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động tỉnh giám sát công ty này thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, BHXH cho người lao động. Chỉ đạo Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn cơ sở.
Đã có 4 công nhân tử vong vì bệnh bụi phổi, nhiều người khác đang điều trị. Ảnh: Việt Hòa UBND tỉnh Nghệ An giao UBND huyện Nghi Lộc, UBND các huyện, thành phố, thị xã có người lao động đã và đang làm việc tại Công ty Châu Tiến kiểm tra, giám sát công ty thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.
Như VietNamNetđưa tin, báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Nghệ An mới đây đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Công ty Châu Tiến.
Cụ thể, doanh nghiệp này chưa thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; không thực hiện đầy đủ về quan trắc môi trường, phân loại số lao động làm việc nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc...
Bên cạnh đó, công ty tham gia BHXH chưa đúng thời gian quy định; đóng thiếu thời gian cho 10 người lao động.
Quá trình hoạt động của dự án có nhiều tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường như: Chưa lập hồ sơ báo cáo đề xuất cấp giấp phép môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cấp phép; công tác thu gom, lưu trữ chất thải nguy hại chưa đúng quy định. Việc xử lý khí thái, bụi và công tác an toàn môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu...
Với hàng loạt vi phạm nêu trên, đoàn liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính và kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An xử phạt theo thẩm quyền đối với Công ty Châu Tiến.
Việt Hòa
Diễn biến mới vụ công nhân tử vong vì mắc bệnh bụi phổi
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Nghệ An đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Công ty TNHH Châu Tiến, đóng tại Khu công nghiệp Nam Cấm, dẫn đến nhiều công nhân bị mắc bụi phổi, tử vong.">Nhiều người tử vong ở công ty bột đá: Nghệ An chỉ đạo xử lý sai phạm
Nhiều sinh viên muốn thi vào ĐH Dược, nhưng đã từ bỏ ước mơ vì lo không có tiền học, nhưng giờ, với Quỹ hỗ trợ sinh viên Đại học Dược Hà Nội, những sinh viên nghèo sẽ được chấp cánh.
Năm 2012, Lê Đức Duẩn, làng Nhị Khê, Hoàng Long, Phú Xuyên, Hà Nội, đạt danh hiệu Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội với 29 điểm.
Chia sẻ về niềm đam mê y học, Duẩn từng tâm sự trong nước mắt: "Động lực lớn nhất để em nỗ lực học đỗ ĐH Dược Hà Nội và Học viện Y học Cổ truyền là khát khao tìm ra phương thuốc trị bệnh ung thư. Sau này, những ai mắc căn bệnh này không phải ra đi sớm như bố và anh trai em".
Nhưng hoàn cảnh gia đình Duẩn hết sức khó khăn, không thể lo chi phí cho em theo học tại ĐH Dược Hà Nội. "Nguyện vọng của em là được vào trường ĐH quân sự hay công an vì ở đó SV không phải đóng tiền, em sẽ không phải lo nghỉ học như từng nơm nớp suốt những năm phổ thông".Năm 2012, Lê Đức Duẩn, làng Nhị Khê, Hoàng Long, Phú Xuyên, Hà Nội, đạt danh hiệu Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội với 29 điểm.
Không chỉ có Duẩn, nhiều sinh viên đã vào học tại ĐH Dược rồi nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Em Nguyễn Thị Thu Hương - quê Cẩm Khê – Phú Thọ – sinh viên lớp M1K67 là một trong số nhiều sinh viên học giỏi nhưng hoàn cảnh không thuận lợi.Hoàn cảnh gia đình Hương không lấy gì làm khá giả, cho đến năm Hương lên lớp 3, bố Hương đột ngột qua đời. Bao nhiêu gánh nặng dồn hết lên vai mẹ Hương, một mình mẹ làm lụng sớm khuya kiếm tiền nuôi ba chị em Hương và chăm sóc bà nội Hương tuổi đã cao, lại thường xuyên đau yếu. Thế nhưng mẹ Hương vẫn quyết tâm “dù nhà nghèo vẫn phải cho con cái học hành đầy đủ”.
Chẳng thế mà từ nhỏ, Hương đã hiểu được cái khổ và quyết tâm học thật tốt để vươn lên cái nghèo, để cho mẹ Hương đỡ khổ. Ở thôn Hương, mọi người thường gọi Hương là “cô học trò nghèo” nhưng trong đó ẩn chứa bao sự nể phục vì những thành tích mà không dễ gì các học sinh trong thôn, trong huyện Hương làm được.
Và cũng không lấy gì làm ngạc nhiên khi Hương lọt vào top sinh viên có điểm đầu vào cao nhất của trường Đại học Dược Hà Nội.
Ngày 5/5, Hương cùng 24 bạn sinh viên khác đã được Quỹ hỗ trợ sinh viên Đại học Dược Hà Nội trao học bổng, tổng trị giá là 132 triệu đồng.
Là người góp sức vận động thành lập quỹ, và là cựu sinh viên trường ĐH Dược,dược sỹ Nguyễn Hữu Dũng – Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ xúc động nói: “Tôi không tưởng tượng nổi nhiều sinh viên Dược lại nghèo như vậy. Ngày xưa chúng tôi cũng khổ nhưng giờ, vẫn có nhiều em còn khổ hơn.Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng suất học bổng để các bạn sinh viên nghèo không phải dừng học giữa đường”.
“Sắp tới, quỹ sẽ tổ chức dạy ngoại ngữ, các kỹ năng mềm, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên Dược sau khi ra trường. Tính đến thời điểm này, đây là quỹ đầu tiên và duy nhất của các cựu sinh viên quay về tri ân trường cũ bằng cách giúp sinh viên gặp khó khăn, để những sinh viên nghèo không phải bỏ học. Xa hơn, các cựu sinh viên trường ĐH Dược muốn vì tương lai ngành Dược bằng việc hỗ trợ các em”, ông Dũng chia sẻ thêm.
Còn dược sỹ Nguyễn Anh Tuấn, cựu sinh viên ĐH Dược, K55, Phó trưởng ban kiểm soát quỹ cho biết: Ý tưởng thành lập quỹ nảy sinh khi tôi thấy vẫn còn có những sinh viên nghèo. Ngày trước còn đi học, bạn tôi có những người phải đi chạy bàn kiếm tiền, lấy thức ăn thừa về để ăn. Có bạn nghèo quá phải bỏ học giữa chừng, nếu như vậy trường Dược không giữ được nhân tài. Nên quỹ hỗ trợ ra đời sẽ giúp các em theo đuổi con đường học ngành Dược.
Từ việc thành lập quỹ này, tôi hy vọng nhiều cực sinh viên của trường khác cũng thành lập được quỹ trường mình để giúp đỡ các thế hệ tiếp theo một cách bền vững.
Tối 5/5, tại Lễ ra mắt và gây quỹ hỗ trợ Sinh viên ĐH Dược Hà Nội năm 2016, chỉ trong vài giờ phát động, nhiều cựu sinh viên Đại học Dược đã ủng hộ 515 triệu đồng.
Quỹ đã trao học bổng cho 25 sinh viên, chia làm 2 loại học bổng: Học bổng NGỌN ĐUỐC - dành cho 5 bạn sinh viên hoàn cảnh khó khăn có thành tích xuất sắc trong học tập với trị giá 8,8 triệu đồng, tương đương 1 năm học phí.
TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược và GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội trao học bổng cho sinh viên.
Học bổng TRÁI TIM - dành cho 20 bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trị giá 4,4 triệu đồng, tương đương 1 kỳ học phí.
Quỹ Hỗ Trợ Sinh Viên Đại Học Dược Hà Nội (gọi tắt là HUPF) được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập, công nhận Điều lệ vào ngày 10/08/2015, căn cứ vào quyết định số 3801/QĐ-UBND.Quỹ nhằm đại diện cho các cựu sinh viên Đại học Dược Hà Nội, và các cá nhân, tổ chức hỗ trợ cho sinh viên Đại học Dược Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn.
HUPF là quỹ xã hội - từ thiện, hoạt động không vì lợi nhuận; nhằm mục đích thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ học bổng cho sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn, có nhiều nỗ lực, phấn đấu rèn luyện.
Quỹ là nơi kết nối, tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp đào tạo thế hệ Dược sỹ trẻ của trường Đại học Dược Hà Nội.
HUPF hoạt động trong phạm vi thành phố Hà Nội, được tổ chức vận động, huy động nguồn tài trợ, hỗ trợ trong phạm vi thành phố Hà Nội, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.Ngay từ khi mới thành lập, các sáng lập viên đã cùng đóng góp số tiền 1,01 tỷ đồng.rong thời gian vận động thành lập, Quỹ đã trích tiền góp của các thành viên sáng lập (ngoài số tiền để thành lập quỹ ở trên), tài trợ học phí cho 41 em sinh viên Đại học Dược Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn năm 2013, với số tiền hơn 150 triệu đồng.
Lê Thúy
">Để thủ khoa học giỏi nhà nghèo không phải bỏ trường