Văn phòng đẹp, coi công ty là nhà và 'bán máu' hết tuổi trẻ
Zing.vn lược dịch bài viết của Arielle Pardes,ănphòngđẹpcoicôngtylànhàvàbánmáuhếttuổitrẻtrận đấu arsenal phóng viên tờ Wired về phong cách làm việc tại Sillicon Valley.
Một ngày làm việc bắt đầu sau 9h sáng, xe bus miễn phí, Wi-Fi miễn phí, bữa sáng và bữa trưa miễn phí, đồ ăn thức uống cũng đều miễn phí. Trong góc văn phòng có nước hoa quả hoặc kombucha.
Bạn có thể mặc bất cứ thứ gì đến công ty, chọn nơi ngồi làm việc bất kỳ, giao tiếp với sếp và đồng nghiệp qua những màn hình sáng, tự do lựa chọn thời gian bắt đầu. Sếp bạn thì lượn lờ trên chiếc xe tự cân bằng... Văn hóa làm việc này là những gì đang xảy ra tại Thung lũng Silicon và đang dần lan rộng đến nhiều nơi khác trên thế giới.
Rất nhiều các tiện ích khác như phòng tập thể dục, phòng tập yoga, phòng thiền, châm cứu... được bố trí và phục vụ miễn phí. Phong cách công sở tại đây là sự tích hợp hoàn hảo giữa công việc và cuộc sống. Nó giải phóng nhân viên khỏi sự tù túng, bó buộc của văn phòng. Tuy nhiên, phải chăng thung lũng Silicon đang hủy hoại văn hóa làm việc, không chỉ đối với những người làm trong lĩnh vực công nghệ mà còn cho tất cả chúng ta?
Công sở thời đại mới đang cố gắng thoát khỏi vẻ ngoài là một nơi làm việc. Ảnh: Accenturre. |
Tiện ích hay công cụ bóc lột?
Có thể dễ dàng tìm thấy ở những công ty như United Shore, Commvault, CoverMyMeds, Cargill cùng rất nhiều ông lớn công nghệ khác đặt tại đây các căn phòng được bố trí với trò chơi teambuilding, bóng bàn, billard, không gian thiền hoặc nhân viên massage cùng đầu bếp chuyên nghiệp... phục vụ mỗi ngày. Các chính sách ngày nghỉ cũng dần nới lỏng, nhiều công ty tin rằng họ sẽ hoạt động năng suất hơn thông qua những đãi ngộ này.
Tư vấn viên Mike Robbins từng làm việc với các công ty như Google, Microsoft, Wells Fargo và NBA cho rằng mọi người đều muốn làm theo những gì đã và đang xảy ra ở thung lũng Silicon.
“Khi tôi tư vấn cho các công ty hoạt động theo cách “truyền thống” hơn, họ tỏ ra rất quan tâm và gặng hỏi những câu đại loại như Google đang làm gì? Chuyện gì đang xảy ra ở thung lũng Silicon?”, Robbins cho biết.
Bên cạnh những đổi mới về quy tắc ăn mặc, tiện ích bổ sung trong môi trường công sở và đẩy mạnh làm việc từ xa, Robbins cũng cho rằng thung lũng Silicon đang làm mất đi rào cản giữa công việc và cuộc sống. Trong cuốn sách mới nhất “Bring Your Whole Self to Work”, Robbins nhận định khi ranh giới giữa công việc và cuộc sống không rõ ràng, mọi người dường như phải làm việc mọi lúc mọi nơi.
Những tiện ích như chiếc Nap pod này chính là công cụ lấy đi thời gian về nhà của nhân viên. Ảnh:Pinterest. |
Ngay cả các chính sách ngày nghỉ không giới hạn phổ biến tại những công ty như Netflix cũng không thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi. Thực tế, cuộc điều tra năm 2017 củaSage Business Researchercho thấy những nhân viên làm việc với chính sách như vậy lại là những người nghỉ ít ngày hơn. Nhiều tiện ích khác cũng mang tác dụng phụ tương tự. Bữa tối miễn phí sẽ khuyến khích mọi người ở lại văn phòng lâu hơn còn nap pod (buồng ngủ nhỏ gọn được thiết kế cho thư giãn, ngủ trưa...) buộc chúng ta nghỉ ngơi tại nơi làm việc.
Dan Lyons từng là nhà báo sau đó chuyển sang làm việc tại các công ty khởi nghiệp giữa những năm 2000. Hơn ai hết, ông hiểu rõ về văn hóa làm việc 24/7 này.
Trải nghiệm khủng khiếp này khiến ông từ bỏ luôn giới công nghệ và bắt tay vào viết kịch bản series truyền hình "Silicon Valley". Đối với bất cứ ai không thực sự sống trong thế giới công nghệ, series này dường như là thước phim parody (phim nhái) vô lý, nhưng lại là bức chân dung quá đỗi chân thật với nhiều người đang “sống trong chăn”.
Văn hóa hối hả
Lyons thích châm biếm những điều ngớ ngẩn của văn hóa làm việc ở “thiên đường công nghệ”. Cuốn "Lab Rats" xuất bản năm 2018 của ông ghi lại tất cả thể loại hội thảo, thể chế văn hóa kỳ quái đã định hình nên Thung lũng Silicon: Phương pháp “lego play”, nỗi ám ảnh về văn phòng mở hay coi như đã tốt nghiệp sau khi bị đuổi việc…
Lyons tin rằng phong cách làm việc thời đại mới này là nước cờ sai lầm từ trong cốt lõi. Niềm vui của người làm mất đi không chỉ đến từ văn hóa tại thung lũng Silicon mà còn từ kiểu hình kinh doanh của nó, ông gọi là “chủ nghĩa tư bản cổ đông”.
Những công ty công nghệ hiện đại bị ám ảnh với “tăng trưởng” và “lợi nhuận”, từ chi phí tiêu dùng của công nhân viên đến lợi ích của các nhà đầu tư. Một số nhân viên may mắn có cổ phiếu, đa số còn lại thì không. Nhưng dù sao thì tiền rồi cũng sẽ chảy về túi các nhà đầu tư.
Và cứ thế, người lao động bị các tiện lợi trước mắt đánh lừa ngày này qua ngày khác mà không màng tới lâu dài họ bị bóc kiệt sức như thế nào. Cha đẻ ngôn ngữ lập trình Ruby on RailsDavid Heinemeier Hanson gọi đây là “tham công tiếc việc nhỏ giọt”: lợi ích ngày càng nhiều của người nghèo là do người giàu đang ngày càng giàu.
Văn hóa làm việc 996 ở Trung Quốc cũng được cho là âm thầm bóc lột người lao động. Ảnh: Forbes India. |
Điều tồi tệ nhất chính là thế giới công nghệ đã tìm cách tận dụng sự “tham công tiếc việc” này để sinh lợi cho một tập thể nhất định, rồi tạo ra “văn hóa hối hả”. Thay vì làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều mỗi ngày, nay họ đổi thành 9h sáng đến 9h tối. Cái văn hóa 996 lấy cảm hứng từ câu nói của Elon Musk: Chưa ai từng thay đổi thế giới với 40 giờ làm việc một tuần.
Chúng ta có thể xóa bỏ văn hóa làm việc mà chính chúng ta đã tạo ra không? Có lẽ. Những tháng gần đây, người lao động và rất nhiều nhân viên tại thung lũng Silicon đã bắt đầu nhận ra sự vô lý của quy tắc này và tự tạo bước chuyển mình nhất định.
Đọc tới đây chắc cũng đủ để mọi người muốn quay trở lại những năm 1950, thế giới mà văn phòng chỉ là văn phòng, người ta chỉ cần hoàn thành công việc và rồi rời đi, về lại cuộc sống thoải mái đời thường.