Hồi đầu tháng 4/2023,ạthọcsinhbằngđọcsáchđạođứcmộthìnhthứcgiáodụcvănhoánhậnthứtruc tiep bong da Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) bắt đầu áp dụng hình thức xử phạt mới đối với học sinh. Thay vì phải viết bản kiểm điểm, chép phạt, lao động công ích, học sinh vi phạm nội quy được yêu cầu lên thư viện, tìm một cuốn sách để đọc sau đó viết lại cảm nhận của mình.
Giải thích về việc "đọc sách, viết cảm nhận", thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân cho biết muốn có hình phạt cho học sinh thấm thía, phù hợp với các em nhưng phải mang định hướng giáo dục của nhà trường.
"Thông qua hình thức này, nhà trường muốn gửi đến hai thông điệp: Hình thành văn hoá đọc cho học sinh; Đọc một cuốn sách hay giúp các em có sự lắng đọng trong tâm hồn, biết yêu thương nhiều hơn, từ đó giảm bớt những xung đột học đường”, thầy Phú cho hay.
Hiệu trưởng trường Bùi Thị Xuân khẳng định: “Thực tế, học sinh của trường thích thú với hình thức này, cho tới nay phụ huynh cũng rất đồng tình".
Mới đây khi một nhóm nữ sinh Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (quận Gò Vấp, TP.HCM) đánh bạn trong nhà vệ sinh bị phạt bằng cách đọc sách Đạo đức trong vòng 2 tuần, bên cạnh việc hạ hạnh kiểm.
Ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp, cho hay phòng GD-ĐT đã hướng dẫn Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi có hình thức kỷ luật đối với nhóm học sinh đánh bạn trong nhà vệ sinh.
Trước đó, một clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh 3 nữ sinh thay nhau đánh một nữ sinh. Vụ việc được xác định xảy ra đầu năm học trong nhà vệ sinh của Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Ba nữ sinh đánh bạn đang lớp 9 còn nữ sinh bị đánh học lớp 8. Thời điểm xảy ra vụ việc còn 1 nữ sinh đứng quay clip và 1 nữ sinh canh cửa.
Liên quan đến vụ việc, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi đã có hình thức kỷ luật hạ hạnh kiểm nhóm nữ sinh đánh bạn, tuy nhiên chưa xác định được mức độ nghiêm trọng cho đến khi clip này xuất hiện trên mạng xã hội.
Ông Trịnh Vĩnh Thanh cho hay, Phòng GD-ĐT và Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi đã tìm hiểu nguyên nhân vụ việc và được biết có lý do các em muốn nổi tiếng. Mặt khác, các em đang ở độ tuổi muốn thể hiện nhưng suy nghĩ chưa chín chắn do vậy, hình thức kỷ luật học sinh hướng đến mục tiêu răn đe. Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi sẽ hạ hạnh kiểm đánh giá mức độ rèn luyện của nhóm học sinh bên cạnh đó sẽ có hình thức kỷ luật bổ sung là đọc sách.
“Quan điểm của tôi là phải tự giáo dục. Do vậy, nhóm học sinh đánh bạn sẽ phải đọc sách, chủ yếu là sách Đạo đức trong vòng 2 tuần vào các giờ ra chơi, ở thư viện. Trong quá trình đọc sách, các em phải chiêm nghiệm những câu chuyện, sau đó phải viết cảm nhận của bản thân.
Nhà trường lựa chọn sách cho các em đọc là những câu chuyện về tình bạn, tình gia đình, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với bản thân. Các học sinh cũng phải kể lại cảm nhận của mình trước toàn trường”- ông Thanh nói.
Trưởng phòng GD-ĐT Quận Gò Vấp cho hay: “Nếu kỷ luật bằng cách đình chỉ học tập, trong lúc các em đang muốn nghỉ học là tạo điều kiện cho các em. Mặt khác, nếu bắt các em nghỉ sẽ mất bài, hổng kiến thức. Trong quá trình bị đình chỉ lỡ có chuyện gì xảy ra vì nhà trường buông lỏng, gia đình cũng buông lỏng sẽ tạo điều kiện cho các em đi vào con đường sai trái”- ông Thanh nói.
Trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp cũng cho hay, chúng ta hãy luôn nghĩ về việc kỷ luật tích cực, xem việc học sinh đánh nhau là hiện tượng của tuổi mới lớn. Thầy cô giáo, người lớn phải hướng các em đi theo hướng tích cực.
Tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM hiện nay có tiết đọc sách tại thư viện với thời lượng 45 phút/tuần đã được lồng vào thời khóa biểu của học sinh khối 10, 11.
Ông Bùi Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, nhà trường muốn giảm áp lực học tập cho các em, đồng thời giới thiệu hoạt động của thư viện - nơi học sinh đều biết nhưng chưa thật sự quan tâm - và mong muốn xa hơn là hình thành thói quen đọc sách, văn hóa đọc trong môi trường giáo dục.
Chính ông Phú cũng là người đưa ra hình thức kỷ luật “chẳng giống ai”. Với những trò vi phạm quy chế nhà trường, thay vì yêu cầu viết kiểm điểm, hạ hạnh kiểm…, ông Phú cho các em vào thư viện, chọn một cuốn sách trong tủ Hạt giống tâm hồn hay Người con hiếu thảo, tự ngồi đọc rồi sau đó viết bài cảm nhận, nộp lại cho giáo viên.
Theo ông Phú, đây là hình phạt để học sinh có thời gian nghĩ về các lỗi đã vi phạm, khi đọc những mẩu truyện các em sẽ từ từ thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành động.
Thúy Nga và nhóm PV, BTV