New York Excelsiorđã đè bẹp Uprising với tỉ số 3-0 và giành được 100,000 USD tiền thưởng trước khi khép lại Stage 3. Đây đã là chiến thắng stage thứ hai liên tiếp của NYXL.
Đáng lý ra, đây phải là một trận Chung kết đặc biệt với những diễn biến bất ngờ theo đúng kỳ vọng của fan hâm mộ - nhưng mọi chuyện không diễn biến như vậy.
Uprising, với tư cách team hạt giống số một khi sở hữu 10 trận toàn thắng tại vòng bảng Stage 3, chạm trán với NYXL, đội đang có thành tích 27-3 xuyên suốt ba vòng bảng đã qua tại OWL.
Uprising rõ ràng là đội được đánh giá nhỉnh hơn ở thời điểm hiện tại và họ là team duy nhất có khả năng quật ngã được “gã khổng lồ” NYXL tại Stage 3. Nhưng sau những gì đã thể hiện, NYXL lại một lần nữa chứng minh lý do tại sao họ được coi là team Overwatchsố một.
NYXL làm cho trận đấu tưng bừng ngay từ map đấu đầu tiên, Route 66, khi dễ dàng đẩy chiếc xe tới trước checkpoint cuối cùng. Đợt tấn công tiếp theo của Uprising khó khăn hơn nhiều và họ chẳng thể làm được gì trước nỗ lực phòng ngự của NYXL.
Nepal là map đấu tiếp theo chứng kiến hàng loạt những pha xử lý xuất sắc của Uprising. Nhưng như vậy là chưa đủ để khuất phục NYXL – tỉ số chung cuộc là 2-0.
Ở map đấu thứ ba, Uprising cuối cùng cũng được chơi trên “sân nhà” của họ, Volskaya, nơi đã giúp cho họ sở hữu thành tích 10-0 ở mùa giải hiện tại. Nhưng nó không khiến cho NYXL cảm thấy chùn bước khi họ đã kết thúc map đấu một cách nhẹ nhàng trong khi thời gian còn lại điểm 3:03.
Trước cảm xúc trái chiều từ phía đám đông khán giả, những người đang lo ngại về một trận Chung kết buồn tẻ với cái kết chóng vánh, Uprising đã phản pháo. Họ còn thi triển lối tấn công nhanh hơn thế nhưng lại chẳng thể ghi được điểm số đầu tiên do cả hai teams đều chiếm được cứ điểm đầu tiên trong quỹ thời gian quy định mà không làm gì được hơn.
Tỉ số hòa buộc hai teams bước vào map đấu tiếp theo, nơi NYXL đánh bại Uprising trên Numbani.
“Tôi là người chơi Tracer hay nhất thế giới”, Park "Saebyeolbe" Jong Yeol, player được bình chọn là MVP của trận Chung kết Stage 3 OWL, phát biểu trong cuộc phỏng vấn ssau trận đấu.
Đây có thể coi là một vố đau mà Saebyeolbe dành cho người đồng nghiệp bên kia chiến tuyến, Kwon "Striker" Nam-joo, player cũng thường xuyên tạo ra những pha xử lý đẳng cấp với Tracer.
NYXL đã trình làng ba DPS players đẳng cấp thế giới với màn trình diễn của Widowmaker. Hero này có thể dễ chơi – chỉ việc point-and-click – nhưng nhiều teams lại chật vật trong việc tìm ra ai đó có thể liên tục thể hiện những pha xử lý ở đẳng cấp cao nhất.
Kim "Pine" Do-hyeon đã có khởi đầu tuyệt vời trên Route 66. Sau đó, chuyên gia Tracer Saebyeolbe đã áp đảo Nepal với hàng loạt những phả xử lý không thể chê vào đâu được tại Sanctum. Cuối cùng, Kim "Libero" Hae-seong chứng minh anh không hề kém cạnh với hai người đồng minh khi sở hữu nhiều cú multi-kill trên Volskaya để chính thức chấm dứt hy vọng của Uprising.
Chiến thắng thứ hai liên tiếp đem về cho NYXL 100,000 USD tiền thưởng. Còn về phía Uprising, họ cũng đã giành được 25,000 USD và vẫn có lý do để tự tin vào thương hiệu của họ tại OWL trước sự thống trị của phần lớn các teams có trụ sở ở New York, Mỹ.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>NYXL xây chắc vị thế team số một Overwatch LeagueẢnh minh họa
Dell, HP và Microsoft chiếm 52% doanh số notebook và máy tính bảng bán ra tại Mỹ. Ba công ty này cho rằng mức thuế đề xuất sẽ làm tăng giá laptop tại nước này. Động thái gây thiệt hại cho khách hàng, ngành công nghiệp, không thể giải quyết các vấn đề của Trung Quốc mà Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) muốn sửa đổi.
Theo nghiên cứu của Tổ chức công nghệ tiêu dùng, nếu áp dụng mức thuế đề xuất, giá laptop và tablet sẽ tăng ít nhất 19%, tương đương 120 USD vào giá bán lẻ trung bình của một laptop. Các công ty khẳng định giá tăng như vậy sẽ khiến laptop vượt khỏi tầm với của phần lớn người dùng.
" alt=""/>Microsoft, Intel phản đối đề xuất đánh thuế laptop, tablet của ông TrumpAdidas, Amazon, Cisco, Facebook, Hilton, Mozilla hay Netflix có thể không biết rằng họ đang trợ giúp tài chính cho các kênh nội dung độc hại thông qua số tiền quảng cáo trả cho YouTube.
Nhiều cơ quan chính phủ Mỹ cũng đang trả tiền cho các kênh này. Quảng cáo từ 5 cơ quan, chẳng hạn như Bộ giao thông, Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Mỹ cũng xuất hiện trên các kênh này.
Trả lời CNN, nhiều công ty không biết rằng quảng cáo của mình bị đặt trên các kênh đó và đang điều tra vụ việc.
Một trong số này, thương hiệu thời trang Under Armour, đã dừng mua quảng cáo trên YouTube sau khi phát hiện ra quảng cáo của họ xuất hiện trên kênh YouTube cổ xúy chủ nghĩa dân tộc da trắng có tên “Wife with A Purpose”.
“Chúng tôi có những quy tắc chặt chẽ về quảng cáo và đang làm việc với YouTube để hiểu rõ tại sao mọi việc không đi đúng quỹ đạo. Chúng tôi coi đây là vấn đề nghiêm túc và đang làm việc để khắc phục ngay lập tức”, người phát ngôn của Under Armour nói.
Đây không phải lần đầu tiên YouTube đặt quảng cáo của các đối tác lớn bên cạnh những đoạn video gây tranh cãi, hoặc mang tính tiêu cực, mặc dù luôn khẳng định sẽ bảo vệ đối tác.
Vụ việc lần này tiếp tục làm dấy lên câu hỏi liệu YouTube có thể kiểm soát tốt cơ chế đặt quảng cáo để bảo vệ các thương hiệu hay không. Có phải các công ty lớn luôn đứng trước nguy cơ bị đặt quảng cáo sai chỗ như vậy hay không? CNN đặt câu hỏi.
Sau những sự cố trong quá khứ, một vài công ty đã tạm dừng quảng cáo trên YouTube nhưng sau đó tiếp tục quay trở lại.
“Vấn đề chưa được giải quyết”, Nicole Perrin - nhà phân tích cấp cao của eMarketer - nói. “Nếu nhãn hàng muốn đảm bảo tình trạng này chấm dứt, cách duy nhất là dừng chi tiền (cho YouTube) cho đến khi nó được khắc phục hoàn toàn”.
Nhãn hàng tiếp tục quảng cáo trên YouTube để tiếp cận lượng người dùng khổng lồ của nền tảng này, đặc biệt nhóm người dùng trẻ. YouTube cho hay họ sở hữu khoảng hơn 1 tỷ người dùng. Những người này xem khoảng hơn 1 tỷ giờ video mỗi ngày.
“Chúng tôi sẽ hợp tác với các nhà quảng cáo để thay đổi cách kiếm tiền trên YouTube với các quy định chặt chẽ hơn, quản lý tốt hơn và minh bạch hơn”, phát ngôn viên của YouTube cho hay.
“Khi phát hiện ra quảng cáo bị đặt trên các video không phù hợp, chúng tôi lập tức loại bỏ quảng cáo đó. Chúng tôi biết rằng ngay cả khi các video đáp ứng chính sách về nội dung, không phải tất cả trong đó đều phù hợp với các nhãn hàng. Nhưng chúng tôi cam kết sẽ làm việc với các nhà quảng cáo và đưa mọi việc trở lại quỹ đạo”, bà này nói.
Tuy nhiên, phát ngôn của YouTube có vẻ không chiếm được lòng tin của nhiều người khi sai phạm liên tiếp lặp lại.
YouTube đặt quảng cáo như thế nào?
Hầu hết người dùng đều có thể tạo một tài khoản YouTube và đăng video. Tuy nhiên, YouTube sẽ quyết định việc đặt quảng cáo lên video hoặc kênh nào.
Các kênh YouTube với hơn 1.000 người theo dõi và 4.000 giờ xem trong 12 tháng gần nhất mới có thể kiếm tiền từ YouTube. Các kênh này được chia sẻ một phần lợi nhuận từ quảng cáo của YouTube khi hãng chạy quảng cáo trên video của họ. Video có thể hiện quảng cáo ngay cả khi các kênh đó không bật tính năng kiếm tiền.
Đầu năm nay, YouTube giới hạn số lượng kênh có thể kiếm tiền từ quảng cáo, là một phần trong nỗ lực ngăn chặn các video không phù hợp kiếm tiền trên nền tảng của họ. Các nhà quảng cáo - trong khi đó - đặt niềm tin vào YouTube trong việc quyết định (và xác định) nội dung nào nhạy cảm, hoặc phù hợp để đặt quảng cáo.
Nhãn hàng có thể đặt mục tiêu để quảng cáo của họ hiển thị cho nhóm đối tượng nhất định nhưng không chắc chắn biết được quảng cáo của họ xuất hiện trên video nào. Họ cũng được phép liệt kê một số kênh và sử dụng bộ lọc “loại trừ chủ đề nhạy cảm” để chặn quảng cáo của mình xuất hiện trên đó.
Nói với CNN, nhiều công ty cho biết họ đã dùng bộ lọc này và hy vọng quảng cáo xuất hiện trên các kênh “an toàn” nhưng việc đặt quảng cáo sai chỗ vẫn xảy ra. Đây không phải lần đầu tiên YouTube và các nhãn hàng gặp mâu thuẫn trong cách xác định video “an toàn”.
Năm 2015, quảng cáo của nhiều công ty lớn xuất hiện trên video của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Năm ngoái, nhiều nhà quảng cáo tẩy chay YouTube khi quảng cáo của họ xuất hiện trên các video có chứa nội dung kích động thù địch.
“YouTube lại thất bại”
YouTube tiếp tục đặt quảng cáo trên các kênh do mạng trực tuyến InfoWars điều hành. Mạng này nổi tiếng với việc quảng bá các thuyết âm mưu và bị các nhà quảng cáo phản ứng dữ dội trước đây. Họ cũng đặt quảng cáo của Mozilla và 20th Century Fox trên một kênh YouTube về chủ nghĩa quốc xã.
“YouTube một lần nữa thất bại trong việc lọc các kênh theo mong muốn của chúng tôi”, người phát ngôn của 20th Century Fox nói với CNN.
“Chúng tôi bị sốc khi quảng cáo của Nissan xuất hiện bên cạnh các nội dung không phù hợp. Chúng tôi sử dụng các biện pháp bảo vệ kỹ thuật số để quảng cáo của mình không xuất hiện trên các nội dung xúc phạm và có thỏa thuận với đối tác để đảm bảo nguyên tắc an toàn thương hiệu”, người đại diện của Nissan nói. “Ngay lúc này, chúng tôi dừng tất cả các hoạt động quảng cáo trên YouTube để giải quyết vấn đề”.
Các công ty nói gì
Amazon cho hay họ đang tiến hành lọc quảng cáo. Facebook khẳng định sẽ làm việc với YouTube để giải quyết vấn đề.
Adidas thì khẳng định “chúng tôi không biết về tình trạng này trên YouTube và sẽ làm việc với YouTube để kiểm tra”.
Đại diện Hilton nói: “chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc quảng cáo của mình được đặt ở đâu và như thế nào. Chúng tôi có bảng hướng dẫn, sử dụng bộ lọc và các công cụ quản lý khác để đảm bảo quảng cáo xuất hiện trên các trang phù hợp với giá trị của mình. Tôi có thể đảm bảo chúng tôi sẽ nhanh chóng loại bỏ quảng cáo khỏi các kênh đó. Chúng tôi cũng sẽ làm việc chặt chẽ với các bên để điều tra về vấn đề và đảm bảo mọi biện pháp phù hợp được tiến hành”.
Trong khi đó, phía Netflix cho rằng: "chúng tôi sử dụng nhiều bộ lọc để tránh cho video của mình xuất hiện trên các trang hoặc video không phù hợp với giá trị. Mặc dù hoạt động tốt trong phần lớn trường hợp, vẫn có một vài thứ không như mong muốn. Chúng tôi đang làm việc với Google để thu hẹp khoảng cách này”.
Theo GameK
" alt=""/>Nhãn hàng tiếp tục bị đặt quảng cáo kèm video YouTube độc hại