Trụ sở và nhà máy ASML tại Veldhoven, Hà Lan. Ảnh: Bloomberg
Phản ứng trước thông tin này, cổ phiếu ASML rớt giá 16% trong phiên giao dịch ngày 15/10, “thổi bay” hơn 50 tỷ USD vốn hóa thị trường, theo CNBC.
Đà giảm giá tiếp tục vào ngày hôm sau, khiến ASML mất danh hiệu công ty công nghệ giá trị nhất châu Âu vào tay “gã khổng lồ” phần mềm SAP.
Nó cũng kéo theo các cổ phiếu bán dẫn khác như Nvidia, AMD và Broadcom lao dốc.
Ngoài đơn hàng gây thất vọng, ASML còn cảnh báo căng thẳng địa chính trị sẽ gây áp lực đến triển vọng năm 2025. Trong cuộc điện đàm với các nhà phân tích hôm 16/10, Roger Dassen, Giám đốc tài chính của ASML, cho biết doanh số bán hàng tại Trung Quốc sẽ giảm vào năm tới, một phần do các hạn chế xuất khẩu của Mỹ. Các hạn chế này khiến ASML thận trọng hơn khi nói đến kết quả kinh doanh tại đại lục.
Dựa theo thông tin từ ASML, các nhà phân tích của hãng tài chính UBS dự đoán doanh số sang Trung Quốc sẽ giảm 25% đến 30% vào năm 2025.
Trung Quốc quan trọng như thế nào đối với ASML?
Để thoát lệnh kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và tiếp tục sản xuất chip cho ngành công nghiệp điện tử, các khách hàng của ASML tại Trung Quốc đã dự trữ các máy móc loại kém tiên tiến hơn.
ASML chưa bao giờ bán máy in thạch bản cực tím tối tân (EUV) cho khách hàng Trung Quốc vì những quy định hạn chế trước đó.
Vì vậy, các công ty chip đại lục đã chọn đặt mua máy in thạch bản cực tím sâu (DUV) của ASML.
Năm ngoái, 29% doanh thu ASML đến từ Trung Quốc. Hiện tại, công ty dự đoán tỷ lệ sẽ giảm xuống còn khoảng 20% vào năm 2025.
Trong ba quý đầu năm, doanh số sang Trung Quốc tăng đáng kể khi khách hàng tranh giành mua máy DUV số lượng lớn vì lo ngại các hạn chế tiếp theo của Mỹ và Hà Lan.
Trong báo cáo thu nhập quý II/2024, ASML cho biết họ kiếm được tới 49% doanh thu từ Trung Quốc.
Vào tháng 9, Hà Lan mở rộng các hạn chế xuất khẩu đối với thiết bị sản xuất chip tiên tiến, kiểm soát máy móc ASML có thể bán sang các nước khác. Chính phủ cũng có thể cản trở việc ASML bảo trì các máy DUV đã bán cho Trung Quốc.
Theo Chris Miller, tác giả cuốn “Cuộc chiến bán dẫn”, Trung Quốc rất quan trọng đối với ASML. Phần lớn doanh thu đến từ các công cụ sản xuất chip thế hệ cũ.
Một điều trớ trêu là các hạn chế xuất khẩu máy DUV sang Trung Quốc lại giúp ASML vì khách hàng đẩy nhanh việc mua các loại máy móc này.
Giờ đây, ASML dự đoán sụt giảm doanh số bán hàng sang Trung Quốc do các hạn chế thương mại của Mỹ. Các nhà phân tích tại ngân hàng Bank of America cho biết công ty phải đối mặt với "sự sụt giảm mạnh về doanh thu từ Trung Quốc".
Dự báo của ASML về việc Trung Quốc chiếm khoảng 20% doanh thu vào năm 2025, ngụ ý doanh thu giảm 48% theo năm, nghiêm trọng hơn mức 3% mà họ ước tính.
Abishur Prakash, người sáng lập công ty tư vấn The Geopolitical Business, nhận định, nhu cầu từ Trung Quốc đối với máy móc của ASML có thể sẽ giảm đáng kể vì công ty bị "hạn chế nghiêm trọng bởi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu".
"Tương tự Intel có thị trường lớn nhất là Trung Quốc, ASML phụ thuộc sâu sắc vào nước này", Prakash trả lời CNBC qua email. "Đối với ASML, họ sẽ quan sát những gì đang diễn ra với Trung Quốc như một hạn chế tiềm tàng đối với hoạt động kinh doanh".
"Khi thế giới bán dẫn bị chặt đứt khỏi Trung Quốc, ASML có thể thấy nhu cầu đối với thiết bị của mình sụt giảm - từ Trung Quốc và cả các nơi khác", Prakash nói thêm.
(Theo CNBC, Xinhua)
" alt=""/>Công ty Hà Lan ‘ngấm đòn’ lệnh cấm xuất khẩu máy móc sang Trung QuốcPhóng viên VietNamNetđã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Đức Phượng, Công ty Luật Hợp Việt, xung quanh vấn đề này.
- Xin Luật sư cho biết, số tiền thu được khi VAMC đưa tài sản đảm bảo ra đấu giá sẽ được xử lý như thế nào? Những tình huống nào có thể xảy ra?
Việc Saigon One Tower bị thu giữ để xử lý nợ xấu (nợ của tổ chức tín dụng) được thực hiện theo quy định Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội. Đây chỉ là một trong các cách để xử lý, ngoài các hình thức khác như: Khởi kiện để thi hành án, mở thủ tục phá sản…
![]() |
Dự án 7.000 tỷ bị siết nợ, khách hàng sẽ ra sao? |
Dù thực hiện cách nào thì cũng phải dựa trên các căn cứ chính để giải quyết. Thứ nhất, nguyên tắc là ngân hàng chỉ được thanh toán trong phạm vi được bảo đảm, nếu dôi dư thì phải trả chủ đầu tư. Nhưng lại không có quy định nào về thứ tự chi trả hoặc phong tỏa đối với số tiền dôi dư này, ngoại trừ các biện pháp hành chính (nợ thuế, xử phạt,….) hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án có thể thực hiện ngay.
Thứ hai, đối với những người liên quan như khách hàng đã góp vốn tại dự án, thì tùy hiệu lực pháp luật của giao dịch đó. Việc giải quyết quyền lợi của các khách hàng tùy theo hiệu lực pháp lý giao dịch của họ với chủ đầu tư.
Trước khi Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 có hiệu lực, pháp luật công nhận việc góp vốn và nhận sản phẩm. Tùy từng giai đoạn có những yêu cầu cụ thể khác nhau.
Nếu giao dịch góp vốn đủ điều kiện và hợp pháp (giao dịch trước khi thế chấp hoặc sau khi thế chấp nhưng được ngân hàng đồng ý) thì quyền lợi của khách hàng được bảo đảm. Ngân hàng phải giải quyết quyền lợi bằng việc hoàn trả, bồi thường bằng tiền hoặc thỏa thuận thêm với bên mua tài sản tiếp tục thực hiện hợp đồng góp vốn. Trường hợp không chấp thuận việc giải quyết thì khách hàng kiện ra Tòa yêu cầu chủ đầu tư (bị đơn) và ngân hàng/VAMC(người có quyền, nghĩa vụ liên quan).
Nếu giao dịch góp vốn không đủ điều kiện hoặc không hợp pháp (giao dịch sau khi thế chấp nhưng không được ngân hàng đồng ý) thì quyền lợi những khách hàng này chỉ có thể khởi kiện chủ đầu tư để hoàn trả tiền vì giao dịch không có hiệu lực pháp lý.
Ngoài hai trường hợp trên, có thể, chủ đầu tư mới có thể tự nguyện thỏa thuận cùng với các khách hàng góp vốn, ngân hàng và Công ty CP Địa ốc Sài Gòn M&C để giải quyết quyền lợi của họ.
- Như vậy, quyền lợi của những khách hàng đã ký hợp đồng góp vốn mua căn hộ tại dự án này sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Đối với khách hàng giao dịch hợp pháp thì quyền lợi được bảo đảm. Tuy nhiên, với khách hàng giao dịch không hợp pháp, thì quyền lợi của họ tương đối bấp bênh, vì chỉ yêu cầu được chủ đầu tư cũ và phụ thuộc tài sản, năng lực tài chính của hiện nay của chủ đầu tư.
Ngoài khả năng trên thì các bên (khách hàng, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn M&C, ngân hàng/VAMC, chủ đầu tư mới) có thể có một sự thỏa thuận thống nhất phương án giải quyết cho tất cả các khách hàng. Tuy nhiên, khả năng này phụ thuộc vào ý chí và thiện chí của các bên, không thể ép buộc.
- Theo Luật sư, khách hàng phải làm gì để đảm bảo quyền lợi lúc này?
Khách hàng luôn là người bị động, khó chọn một giải pháp tối ưu vì còn phải chờ động thái và ý chí của VAMC, chủ đầu mới của dự án (bên mua lại dự án), có thể dự kiến một số vấn đề:
Đối với khách hàng giao dịch hợp pháp, nếu VAMC xây dựng giá để đưa đấu giá mà với giá đó thì chủ đầu tư mới tiếp tục thực hiện việc giao căn hộ thì trường hợp này khách hàng yên tâm và chờ năng lực của chủ đầu tư mới. Ngược lại, nếu giá đưa ra đấu giá mà không bao gồm việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao căn hộ thì khách hàng cần phải thực hiện việc khởi kiện Công ty CP Địa ốc Sài Gòn M&C (bị đơn) và ngân hàng/VAMC (người có quyền, nghĩa vụ liên quan) để yêu cầu hoàn trả tiền.
Đối với khách hàng giao dịch không hợp pháp, không được pháp luật công nhận thì cần tiến hành thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu (nếu còn thời hiệu khởi kiện), trường hợp hết thời hiệu khởi kiện thì kiện đòi tài sản.
- Xin cảm ơn ông!
Khách hàng có thể rơi vào tình thế mất trắng Theo luật sư Trần Thái Bình, Công ty Luật LNT &Partner, số tiền từ việc xử lý tài sản thế chấp, trước hết sẽ được dùng để thanh toán những chi phí phát sinh, có liên quan đến quá trình mà VAMC thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp, kể cả chi phí định giá. Sau đó, số tiền này sẽ được trả cho các khoản vay có bảo đảm từ Ngân hàng (theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có) theo thứ tự ưu tiên là: Thứ 1. Trong trường hợp dự án được thế chấp dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, thì sẽ căn cứ vào việc đăng ký hợp lệ của các giao dịch bảo đảm đó. Nếu như tất cả các giao dịch này đều được đăng ký đúng theo quy định thì sẽ căn cứ vào thời điểm đăng ký của từng giao dịch, giao dịch bảo đảm nào được đăng ký trước thì sẽ được ưu tiên. Thứ 2. Sau khi số tiền thu được được thanh toán cho các giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì mới đến các giao dịch chưa đăng ký. Trường hợp có nhiều giao dịch thế chấp chưa được đăng ký thì ưu tiên thứ tự thời gian, giao dịch nào thực hiện trước sẽ được ưu tiên thanh toán. Thứ 3. Đối với các nghĩa vụ khác, sẽ chỉ được thực hiện thanh toán trong trường hợp khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế. “Xét về quyền lợi của các khách hàng đã ký hợp đồng góp vốn, về bản chất thì hợp đồng góp vốn cùng đồng nghĩa là “cùng chia sẻ rủi ro”, không phải là một nghĩa vụ có bảo đảm. Theo nguyên tắc xử lý, do đây không phải là những nghĩa vụ được bảo đảm, nên chỉ được xem xét đến sau khi các nghĩa vụ ưu tiên nêu trên đã được thanh toán hết. Với khoản nợ của chủ đầu tư và các bên liên quan rất lớn, lên đến 7.000 tỷ đồng, nên tôi e rằng nhiều khả năng khách hàng sẽ không thể nhận lại đủ số "vốn" đã góp. Khách hàng theo dạng ký hợp đồng góp vốn không có nhiều lựa chọn trong trường hợp này, và khó có thể làm gì khác hơn. Khách hàng nên chuẩn bị đến khả năng xấu nhất là không thể nhận lại hết số tiền đã góp vào dự án, hoặc thậm chí có thể không nhận lại được đồng nào do không nằm trong thứ tự ưu tiên được thanh toán trước” - luật sư Trần Thái Bình chia sẻ. |
Quốc Tuấn
UBND phường Điện Biên, quận Ba Đình (Hà Nội) vừa có văn bản gửi Công ty cổ phần may Lê Trực thông báo sẽ khóa cổng công trình 8B Lê Trực để bản đảm an ninh trật tự tại đây.
" alt=""/>Dự án 7.000 tỷ bị siết nợ, khách hàng sẽ ra sao?Đường ray của chuyến tàu này được xây dựng trên một cây cầu bắc ngang qua đập Pasak Jolasid, vốn không nhận được quá nhiều sự chú ý của du khách. Tuy nhiên, khi mùa mưa năm nay kéo dài hơn mọi khi, nước dâng tới sát đường ray, tạo ra cảm giác con tàu đang nổi trên mặt nước.
Ngay khi những hình ảnh về "tàu hỏa nổi" được chia sẻ trên mạng xã hội, số lượng người đặt vé đã tăng đột biến. Đại diện công ty Đường sắt Quốc gia Thái Lan cho biết, chuyến tàu kéo dài 6 giờ đồng hồ này chỉ chạy vào cuối tuần, và số vé cho tới năm mới đã được bán hết toàn bộ.
"Tôi chưa bao giờ được thấy một cảnh tượng như vậy", hành khách Bunyanuch Pahuyut chia sẻ.
Việt Dũng