Cũng theo báo cáo của CNN, đó là một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm xóa bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần gây ô nhiễm ra khỏi nền kinh tế châu Âu.
Không chỉ nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa, kế hoạch này cũng nhắm thẳng tới các nhà sản xuất nhựa - họ phải chịu chi phí quản lý và xử lý chất thải. Các nước châu Âu đang hướng tới việc thu thập 90% các loại chai lọ, đồ dùng nhựa dùng một lần vào năm 2025 thông qua tái chế.
Theo ước tính, nếu thực hiện đầy đủ kế hoạch này vào năm 2030, có thể tiêu tốn tới 3,5 tỷ USD chi phí mỗi năm. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được khoảng 7,6 tỷ USD/năm, tạo ra 30.000 việc làm và giảm 25,6 tỷ USD thiệt hại về xử lý ô nhiễm môi trường.
CNN lưu ý rằng, tỷ lệ tái sử dụng nhựa đang thấp hơn nhiều so với các sản phẩm khác: Trong khi chỉ có 14% tổng lượng nhựa trên thế giới được thu gom để tái chế, tỷ lệ này ở sản phẩm làm từ giấy là 58%, sắt thép khoảng 90%. Ngoài ra, có một khu vực được gọi là "Đảo rác Thái Bình Dương" (Great Pacific Garbage Patch) - nơi rác thải nhựa trên toàn thế giới "tập kết" về đó qua đường biển, tích tụ ít nhất 87.000 tấn chất thải có thể hủy diệt hệ sinh thái biển.
Khoảng 2 năm trước, Pháp đã đưa ra lộ trình cấm đồ nhựa tiện ích, từ túi nilon đến cốc, đĩa nhựa dùng một lần đến năm 2020 vì gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Theo GenK
" alt=""/>Châu Âu đang lên kế hoạch cấm sản phẩm nhựa dùng một lầnVào mới đây, Alipay, mảng thanh toán di động thuộc tập toàn Ant Financial, đã tuyên bố họ sẽ sớm áp dụng các filter làm đẹp (chỉ ở riêng Trung Quốc) cho các hệ thống thanh toán nhận diện khuôn mặt tại các địa điểm bán lẻ trên toàn quốc. Thông báo này được đưa ra sau một cuộc khảo sát gần đây (tại Trung Quốc) được tổ chức bởi cổng thông tin công nghệ Sina Technology. Câu hỏi được đặt ra là liệu người dùng có cảm thấy xấu xí khi phải quét khuôn mặt mỗi khi thực hiện thanh toán hay không. Và thật bất ngờ, hơn 60% trong số 40 ngàn người được hỏi trả lời có.
Trên trang Weibo chính thức của Alipay có bài đăng như sau: "Tôi đã biết các bạn nghĩ chúng tôi làm bạn trở nên xấu xí. Vì vậy Alipay sẽ triển khai filter làm đẹp cho toàn bộ hệ thống nhận diện khuôn mặt của mình trong vòng một tuần: chắc chắn sau đó bạn sẽ cảm thấy mình thật xinh đẹp mỗi khi thanh toán, còn hơn cả một ứng dụng làm đẹp nữa đấy!"
Hệ thống của Alipay sẽ vẫn sử dụng hình ảnh chưa qua chỉnh sửa của người dùng để đưa vào chỉnh lý cho các máy quét, và khách hàng sẽ thấy một phiên bản xinh đẹp của mình mỗi khi thanh toán, dù chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Ngoài ra, họ cũng cho biết đã áp dụng các filter tương tự cho ứng dụng trên điện thoại di động của mình.
Câu chuyện trên đã phản ánh mạnh mẽ văn hóa về nhan sắc một cách rộng rãi ở Trung Quốc, nơi người trẻ nhìn nhận bản thân qua những hình ảnh đẹp đẽ trên ứng dụng chỉnh ảnh, hay các ứng dụng livestream trực tuyến như Meitu. Và kết quả là họ không quen với những hình ảnh chưa qua chỉnh sửa của mình, dù không gây bất ngờ, nhưng quả thực là đáng lo ngại.
Về Alipay, họ được thành lập vào năm 2004 để cung cấp dịch vụ thanh toán cho Alibaba, và sau đó công ty mẹ của họ đổi thành Ant Financial, Alipay bắt đầu triển khai thanh toán ngoại tuyến bằng quét mã vạch từ năm 2011. Thanh toán bán lẻ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã bắt đầu được áp dụng từ 2017, bắt đầu từ KFC. Công ty cùng với các đối tác ví điện tử địa phương cho biết họ hiện có khoảng 1 tỷ người dùng hoạt động.
Trung Quốc đã đi trước các nước khác để áp dụng nhận dạng khuôn mặt trong thanh toán công cộng và thương mại, thậm chí công nghệ này còn đang phát triển rất mạnh sang nhiều mặt trong cuộc sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, nhận dạng khuôn mặt cũng đang gây ra những lo ngại, thách thức về quyền riêng tư và một số vấn đề đạo đức khi họ chuyển hướng sử dụng nó cho những nơi xảy ra đàn áp tôn giáo, cũng như phân biệt đối xử.
" alt=""/>Ám ảnh về bề ngoài phải ưa nhìn, Trung Quốc đưa cả hiệu ứng làm đẹp vào ứng dụng thanh toán![]() |
Facebook bình thường trở lại vào sáng nay 4/7 - Ảnh: H.Đ |
Trước đó, từ khoảng 21 giờ hôm 3/7, nhiều người dùng tại Việt Nam phản ánh tình trạng hình ảnh không hiển thị trên các nền tảng của Facebook. Các ảnh đăng trên newsfeed không hiển thị, chỉ có khung hình màu trắng hoặc xám. Hình ảnh gửi qua Facebook Messenger cũng chịu chung số phận. Các hình ảnh đại diện trong những bài viết chia sẻ lên Facebook cũng chỉ hiện khung trắng.
Tại thời điểm 21 giờ, dường như chỉ người dùng Việt Nam bị ảnh hưởng khi không thấy các thông tin về Facebook bị lỗi ở các quốc gia khác phát đi. Tuy nhiên sau đó tầm 1 giờ đồng hồ, các tình trạng tương tự mới được báo cáo trên toàn cầu.
" alt=""/>Sáng sớm 4/7, Facebook, Instagram đã hoạt động bình thường trở lại