
Trong năm vừa qua, một trong những lùm xùm trong ngành xe ô tô gây nhiều tranh cãi nhất có lẽ phải kể đến vụ việc những chiếc xe bán tại Việt Nam xuất hiện đường lưỡi bò.
Đầu tiên là việc phát hiện các mẫu xe Zotye như T600 hay Z8 đang bán tại thị trường Việt Nam xuất hiện đường lưỡi bò trên bản đồ định vị. Đây là một trong những tiết này thể hiện sự xâm phạm tới chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sau khi nhận được phản hồi, nhà phân phối dòng xe này đã nhanh chóng cho gỡ phần mềm bản đồ ra khỏi xe.
 |
Zotye như T600 hay Z8 đang bán tại thị trường Việt Nam xuất hiện đường lưỡi bò trên bản đồ định vị. |
"Đường lưỡi bò" không chỉ xuất hiện các mẫu ôtô trên, mà nhiều mẫu xe thuộc thương hiệu nổi tiếng như Volkswagen Touareg cũng dính lỗi trầm trọng này.
Trước đó, ngày 27/10/2019, hình mẫu "đường lưỡi bò" được cho là trên bản đồ của mẫu SUV Volkswagen Touareg trưng bày tại Triển lãm Ôtô Việt Nam 2019 lan truyền trên các hội nhóm ôtô. Đây là mẫu xe chuẩn bị được bán ra ở Việt Nam trong năm 2020.
 |
SUV Volkswagen có "đường lưỡi bò". |
Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Nguyễn Vương - TGĐ Volkswagen Việt Nam, cho biết Touareg trưng bày tại gian hàng Volkswagen thuộc diện tạm nhập tái xuất, phục vụ mục đích trưng bày. Đây là sản phẩm được công ty mượn lại của một đối tác Trung Quốc.
Tổng cục Hải quan và một số đơn vị liên quan đã đề xuất phương án xử lý chiếc xe, trong đó có việc tịch thu chiếc xe này và gỡ bỏ phần mềm, đồng thời xử phạt hành chính đơn vị nhập chiếc xe về và trưng bày xe tại VMS.
Xe rò rỉ dầu, 4 lần sửa thất bại của hãng
Cuối tháng 3/2019, hàng loạt khách hàng sử dụng mẫu xe SUV Nissan X Trail tố mẫu xe này có hiện tượng rò rỉ dầu động cơ.
Đa phần các xe Nissan Xtrail bị chảy dầu sản xuất năm 2017-2018, đã đi được trên dưới 10.000km, vẫn trong thời gian còn bảo hành 3 năm.
 |
khách hàng sử dụng mẫu xe SUV Nissan X Trail tố mẫu xe này có hiện tượng rò rỉ dầu động cơ. |
Nissan Việt Nam từng phát thông báo kết luận những vết dầu loang ghi nhận trên xe X-Trail không nguy hại và không gây ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ, hộp số CVT, hiệu suất vận hành của xe hay sự an toàn của người sử dụng xe. Tuy nhiên, người tiêu dùng cho rằng đó chỉ là động thái trấn an dư luận của hãng.
Chiếc Nissan X-Trail bị rò rỉ dầu nặng nhất của anh N.V.Dũng sau 4 lần sửa thất bại đã được mang vào Đà Nẵng để kiểm tra chi tiết. Sau khi chạy thử 1.000 km, chiếc xe Nissan X Trail bị rò rỉ dầu sửa 4 lần không hết của anh Dũng vẫn được hãng kết luận chính thức dầu rò chỉ là dầu chống gỉ, không phải dầu động cơ.
Sự việc dường như kết thúc tại đó. Tuy nhiên, từ khi dính án rò rỉ dầu này, niềm tin của khách hàng Việt đối với mẫu xe Nissan X Trail dường như bị giảm sút. Điều đó thể hiện rõ nét ở doanh số bán hàng của mẫu xe này sau đó liên tục giảm mạnh. Thậm chí có tháng Nissan X Trail lọt top xe bán chậm nhất Việt Nam, dù đã được hãng áp dụng nhiều ưu đãi giảm giá.
Honda CR-V bị tố cứng chân phanh
Đầu tháng 6/2019, Honda đã nhận được một số phản hồi của khách hàng về việc mẫu xe CR-V bị cứng chân phanh khi đang chạy với chế độ ga tự động (Cruise Control) và người lái đặt nhẹ chân lên bàn đạp phanh.
 |
Chiếc Honda CR-V phát hiện bị lỗi chân phanh. |
Ngay sau đó, Cục Đăng kiểm đã vào cuộc, yêu cầu Honda Việt Nam báo cáo bằng văn bản về vấn đề này.
Theo giải thích của hãng, đây không phải lỗi chất lượng xe mà bởi cảm biến nhận biết vấn đề bất thường với hệ thống trợ lực phanh hoạt động nên sẽ đổi sang hệ thống thay thế nhằm đảm bảo an toàn, tuy nhiên sẽ khiến người lái có cảm giác không thoải mái khi đạp phanh.
Để giải quyết vấn đề này, Honda Việt Nam cho biết đã cài đặt lại phần mềm ECU cho 6 xe CR-V ở trên để tránh tái diễn tình trạng trên.
Xe gặp nạn không bung túi khí
Trong năm 2019, một số mẫu xe mới vừa ra mắt đã gặp phải tình trạng tai nạn nghiêm trọng nhưng túi khí không bung gây nhiều tranh cãi.
Cụ thể, hồi tháng 8, tại Bắc Ninh, một chiếc Toyota Camry 2019 vừa mới ra biển trong khi xuống hầm đã đâm vào dải phân cách nên vỡ nát phần đầu. Điều gây chú ý là túi khí trong xe không hề bung. Chiếc xe này được trang bị tới 7 túi khí trong xe.
 |
Nhiều xe gặp tai nạn nặng nhưng túi khí không bung. |
Cũng trong tháng 8, tại Bắc Ninh, một chiếc VinFast Fadil đâm vào gốc cây, vỡ cản trước nhưng không bung túi khí. Sau đó, đoạn clip ghi lại sự việc đã tiết lộ lý do không bung túi khí là bởi chiếc xe chỉ quệt phía bên, chưa đúng vị trí để cảm biến kích hoạt túi khí.
Trước đó, hồi tháng 2, chiếc Kia Cerato 2019 cũng vừa mới mua đã gặp nạn tại Tây Ninh. Phần vỏ xe bị hư hại nặng nề nhưng túi khí trong xe không bung. Nguyên nhân không bung túi khí được lý giải là bởi chiếc Cerato này chỉ có 2 túi khí trước, trong khi lại va chạm ngang hông với chiếc xe tải, nên túi khí không thể bung. Lý do cản xe bung ra là bởi mài xuống mặt đường.
Liên tục xảy ra tình trạng ô tô bỗng nhiên bốc cháy
Năm 2019, cộng đồng ghi nhận nhiều vụ ô tô khi đột nhiên bốc cháy không rõ nguyên nhân ngay cả khi đang di chuyển hay đậu trong bãi. Một số trường hợp gây thiệt hại lớn về tài sản cho chính chủ xe, thậm chí gây liên lụy đến người khác.
Đỉnh điểm xảy ra vào đợt nắng nóng cao điểm tháng 5. Vụ việc đầu tiên xảy ra vào trưa ngày 12/5, chiếc xe Mercedes C200 đang lăn bánh trên đường đi đám cưới ở thị trấn Dùng (Thanh Chương, Nghệ An) thì đột nhiên bốc cháy dữ dội.
5 ngày sau, 17/5, ô tô Ford EcoSport đang trên đường đi bảo dưỡng ở xã Thạch Thanh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng bất ngờ phát hỏa, cháy trơ khung.
 |
Honda CR-V đang đậu trên đường bỗng nhiên bốc cháy dữ dội ở Nam Định. |
Ngày 18/5, một chiếc Honda CR-V đang đậu trên đường thuộc phường Lộc Vượng, Tp Nam Định, tỉnh Nam Định cũng đột nhiên phát nổ từ dưới nắp ca-pô rồi cháy biến dạng hoàn toàn đầu xe.
0h30 rạng sáng ngày 21/5/2019, chiếc ô tô 4 chỗ được cho là chạy dịch vụ xe công nghệ, chở theo 2 hành khách lưu thông trên quốc lộ 1 hướng từ Tp.HCM đi miền Tây cũng đột nhiên bị bốc cháy khi đang dừng đèn đỏ.
Chi Bảo

Điểm danh 3 mẫu ô tô mới dự báo xuất hiện tại Việt Nam trong năm 2020
Dưới đây là 3 mẫu ô tô được dự đoán sẽ về Việt Nam trong năm 2020. Tại các nước khu vực Đông Nam Á, các mẫu xe này đều rất được ưa chuộng.
" alt="Nhìn lại loạt scandal trên thị trường ô tô Việt trong năm qua"/>
Nhìn lại loạt scandal trên thị trường ô tô Việt trong năm qua
Hướng đến thay đổi thói quen “chuộng” thuốc ngoạiTrong giai đoạn 1 (2012-2016) của đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, sau 4 năm thực hiện đề án, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 50% cho công tác phòng, chữa bệnh với 520 hoạt chất trên tổng số 953 hoạt chất hiện đang lưu hành trên thị trường.
Tuy nhiên tỉ lệ sử dụng thuốc nội tại các BV tuyến tỉnh chỉ tăng 1,5% lên mức 35,4% so với trước khi triển khai đề án. Đặc biệt, tỉ lệ sử dụng thuốc nội tại BV tuyến trung ương rất thấp và có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2013, tỉ lệ này là 11,57%; năm 2014 là 11,31% và đến năm 2015 chỉ còn 10,02%.
Nhiều BV lớn sử dụng dưới 6% thuốc nội (năm 2015): Phụ sản TƯ (3,14%); BV K (3,3%); Bạch Mai (3,97%); Bệnh viện Việt Đức (5,87%); Tai mũi họng TƯ (5,63%)…
Bộ Y tế đánh giá, người dân nói chung và không ít thầy thuốc nói riêng vẫn còn có quen dùng thuốc ngoại đắt tiền để chữa bệnh trong khi hiệu quả so với thuốc sản xuất tại Việt Nam là tương đương.
Chính những thói quen này gây tốn kém, lãng phí kinh phí cho chữa bệnh rất lớn, vì thuốc nhập ngoại thường có giá thành đắt hơn nhiều trong khi đó thuốc sản xuất tại Việt Nam thì được sử dụng rất thấp.
 |
Bên trong một nhà máy thuốc đạt tiêu chuẩn GMP tại Việt Nam |
Theo mục tiêu của Bộ Y tế, đến năm 2020, tỉ lệ sử dụng thuốc Việt trong các BV tuyến TƯ đạt 22%, trừ một số bệnh viện chuyên khoa; 50% ở bệnh viện tuyến tỉnh (tăng 2% - 4%/năm) và 75% ở bệnh viện tuyến huyện.
Mục tiêu chung, thuốc sản xuất trong nước sẽ đáp ứng 70% nhu cầu điều trị và giá trị thuốc Việt Nam xuất khẩu mỗi năm tăng từ 5 - 10% so với năm trước.
Bộ Y tế cho rằng, khi nhận thức đúng về chất lượng, hiệu quả thuốc sản xuất tại Việt Nam và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dược tại Việt Nam qua đó sẽ làm thay đổi thói quen sử dụng thuốc ngoại bằng thuốc sản xuất trong nước. Điều này cũng góp phần giảm gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình và xã hội, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam.
4 nhóm giải pháp cơ bản
Để thực hiện mục tiêu nói trên, trong 3 năm qua, ngành y tế đã đề ra 4 nhóm giải pháp cơ bản: Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp đối với cơ sở y tế và thầy thuốc; Giải pháp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc và giải pháp về truyền thông.
Về cơ chế chính sách, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan trình Quốc Hội/Chính phủ ban hành các văn bản quy định theo hướng ưu tiên thuốc sản xuất trong nước như Luật Dược sửa đổi 2016, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Luật đấu thầu, Chiến lược Quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030...
Đặc biệt, để ưu tiên trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập, Bộ Y tế đã ban hành Danh mục 640 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung ứng, không mua thuốc nhập khẩu; thuốc sản xuất trong nước được phân nhóm để đấu thầu riêng, đồng thời được tham gia tất cả các nhóm đấu thầu khác khi đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật.
Về phía cơ sở y tế, việc triển khai Đề án đã được lãnh đạo các tỉnh/thành, Sở Y tế chỉ đạo sát sao. Nhiều bệnh viện đã chỉ đạo xây dựng danh mục thuốc đấu thầu với chính sách ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. Năm 2018 tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước tuyến huyện đã tăng lên 76,62%, tuyến tỉnh tăng 57,03%, nếu tính cả tuyến huyện và tỉnh thì tăng 63,53%.
Ngành y tế cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ y tế và người dân thông qua các buổi tọa đàm, tập huấn, phóng sự với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”...
Nhờ những giải pháp đồng bộ trên, tỉ lệ giá trị và số lượng thuốc sản xuất trong nước sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã tăng dần qua từng năm.
Đến năm 2018, theo báo cáo của các sở y tế, tỉ lệ trung bình giá trị thuốc sản xuất trong nước sử dụng tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện có sự tăng nhanh qua các năm, từ mức 46,62% năm 2013 tăng lên 63,53% năm 2018.
Riêng tuyến tỉnh, trong thời gian qua tỉ lệ dùng thuốc sản xuất trong nước đã tăng từ 34,1% (năm 2013) lên 57,0% (năm 2018), vượt mức mục tiêu đề ra năm 2020 là 50%; đối với tuyến huyện đạt 76,62% năm 2018 vượt mức mục tiêu đến năm 2020 là 75%.
Điển hình, một số tỉnh có tỉ lệ thuốc trong nước sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cao như: Phú Yên (87%), Quảng Bình (76,9%), Tuyên Quang (76,46%)…
Hiện Việt Nam cũng đã sản xuất được sản xuất được 12/13 loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Cũng theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 200 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, 11 nhà máy đã đầu tư và đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, PIC/S. Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng đầy đủ 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Có 652 thuốc trong nước đã được công bố chứng minh tương đương sinh học so với thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh.
(Nguồn Cục Quản lý Dược)
" alt="4 giải pháp thúc đẩy người Việt dùng thuốc Việt"/>
4 giải pháp thúc đẩy người Việt dùng thuốc Việt