Cách tải toàn bộ ảnh từ Flickr về máy tính
VietNamNet sẽ hướng dẫn bạn tải tất cả ảnh và dữ liệu tài khoản Flickr về máy tính trước khi bạn quyết định xoá tài khoản hoặc chuyển sang dịch vụ khác.
Giới trẻ bùi ngùi tạm biệt dịch vụ Yahoo! Messenger
NASA gây sốc về sự sống trên sao Hỏa,áchtảitoànbộảnhtừFlickrvềmáytíbxh premier league Yahoo Messenger dừng hoạt động
Huyền thoại “chat chit” Yahoo Messenger sẽ chính thức dừng hoạt động
Gần đây, Flickr đã chính thức thông báo giới hạn dung lượng lưu trữ của tài khoản miễn phí xuống chỉ còn 1.000 file. Nghĩa là, dịch vụ chia sẻ hình ảnh thuộc sở hữu của SmugMug sẽ bắt đầu xoá ảnh của người dùng tính từ file cũ nhất cho đến khi đạt đến giới hạn 1.000 file.
Sau đây là cách tải dữ liệu Flickr về máy tính để tránh mất mát. Bạn có thể tải ảnh từ Camera Roll, Album hoặc cả hai. Sau đây là cách làm.
![]() |
Cách tải toàn bộ ảnh từ Flickr về máy tính |
Tải ảnh từ Camera Roll
1. Đăng nhập vào Flickr bằng tài khoản email Yahoo.
2. Rê chuột lên thẻ You và chọn Camera Roll như hình bên dưới.
![]() |
3. Sau đó, bạn chọn những file ảnh bạn muốn tải về và chọn tuỳ chọn Download.
![]() |
4. Tiếp theo, bạn chọn Create zip file.
![]() |
5. Flickr sẽ tiến hành nén tất cả những file bạn đã chọn vào một file Zip duy nhất và thông báo cho bạn qua email hoặc từ biểu tượng thông báo phía trên góc phải khi file đã sẵn sàng cho bạn tải về. Bạn có thể bấm vào dòng chữ view the progress để theo dõi quá trình tạo file.
![]() |
Tải toàn bộ ảnh trong một album Flickr
1. Chuyển đến thẻ You và chọn tuỳ chọn Albums.
![]() |
2. Kế đến, bạn mở một album bất kỳ và nhấp chuột lên biểu tượng Download.
![]() |
3. Một lần nữa, bạn chọn Create zip file.
![]() |
4. Đợi thông báo từ Flickr khi file zip đã sẵn sàng tải về. Bạn có thể bấm vào dòng chữ view the progress để theo dõi quá trình tạo file.
![]() |
Tải toàn bộ dữ liệu tài khoản Flickr
Cuối cùng, nếu bạn muốn tải về toàn bộ ảnh, bao gồm tất cả dữ liệu của bạn, bạn mở phần cài đặt tài khoản Flickr và chọn Request My Flickr Data. Tuỳ chọn này nằm ở góc phải và cuối trang.
![]() |
Quá trình tạo file nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào lượng ảnh và video bạn có. Khi quá trình tạo file hoàn tất, bạn sẽ thấy hàng loạt liên kết tải về trên trang Settings. Dữ liệu tài khoản sẽ nằm trong phần Account Data. Tất cả video và hình ảnh sẽ nằm trong phần Photos and Videos.
![]() |
Ca Tiếu (theo The Windows Club)

Flickr ngừng cung cấp gói lưu trữ ảnh miễn phí dung lượng 1TB
Tháng 4/2018, Flickr đã được mua lại bởi dịch vụ lưu trữ ảnh chuyên nghiệp SmugMug. Và vừa qua, công ty này đã thông báo một sự thay đổi mới đó là dừng cung cấp dịch vụ lưu trữ 1TB miễn phí và giới hạn chỉ còn 1.000 file ảnh.
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo Arema FC vs Madura United, 19h00 ngày 24/4: Tưng bừng bàn thắng
Không đủ năng lực tài chính triển khai dự án nghìn tỷ
Thanh tra TP Hà Nội vừa công bố kết luận về việc Thanh tra vi phạm tại Dự án tổ hợp dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở (tên thương mại là Dream Town) tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng Đại Mỗ (Công ty Coma 6) làm chủ đầu tư.
Thanh tra TP cho biết, trong quá trình thực hiện dự án Công ty Coma 6 và một số cơ quan để xảy ra nhiều sai phạm.
Về nguồn gốc đất, Công ty Coma 6 đã sử dụng 37.238,6m2 đất tại xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm (nay là phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) từ năm 1966 để sản xuất cơ khí.
Năm 2008, Công ty Coma 6 tiến hành lập dự án và đề nghị UBND TP Hà Nội cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng 37 nghìn m2 đất thuộc sở hữu của công ty này. Đến năm 2009, Coma 6 chính thức được UBND Thành phố chấp thuận cho phép nghiên cứu lập và thực hiện dự án, tổng mức đầu tư ban đầu là gần 283 tỷ đồng.
Kết luận thanh tra cho hay, theo báo cáo tài chính năm 2008 (chưa được kiểm toán), nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Coma 6 đến 31/12/2008 là 24 tỷ đồng, không đảm bảo 20% tổng mức đầu tư của dự án (tổng mức đầu tư là gần 283 tỷ đồng).
Dù được Sở Tài chính yêu cầu công ty cần tiến hành các thủ tục để được bổ sung vốn điều lệ và tăng nguồn vốn chủ sở hữu theo đúng quy định hiện hành nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH-ĐT) không yêu cầu công ty này bổ sung vốn điều lệ và tăng nguồn vốn chủ sở hữu mà vẫn có văn bản số 1148 ngày 26/11/2009 do ông Nguyễn Văn Sửu - Giám đốc Sở ký báo cáo UBND TP đề nghị cho phép Công ty Coma 6 nghiên cứu lập và thực hiện dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án Dream Town Công ty Coma 6 và một số cơ quan để xảy ra nhiều sai phạm.
Theo kết luận thanh tra, việc này là chưa thực hiện đúng quy định tại Khoản 3, Điều 6 Quyết định số 22/2007 ngày 09/02/2007 của UBND TP, trong đó, TP quy định “Sở KH-ĐT là cơ quan xem xét trình UBND TP chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập và triển khai dự án đầu tư”.
Việc này cũng vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Điều 22 Quyết định số 15/2007 ngày 23/01/2007 của UBND TP, trong đó, TP quy định “Nội dung thẩm tra: Năng lực tài chính của nhà đầu tư: nguồn vốn chủ sở hữu (không nhỏ hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án do nhà đầu tư đề xuất), khả năng huy động vốn của nhà đầu tư để thực hiện theo tiến độ của dự án”.
Cũng theo kết luận thanh tra, khi lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2010, tổng mức đầu tư của dự án là hơn 1.186 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Coma 6 là 13,6 tỷ đồng (theo Báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2009) bằng 1,1% tổng mức đầu tư là không đủ năng lực tài chính theo quy định.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Tứ - Phó Giám đốc Sở KH-ĐT vẫn ký văn bản số 430 báo cáo UBND TP chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án là chưa thực hiện đúng quy định.
“Trách nhiệm thuộc phòng đô thị thời điểm năm 2009, 2010 (nay là phòng quản lý ngoài ngân sách), ông Nguyễn Văn Tứ - Phó Giám đốc Sở KH-ĐT năm 2010 và ông Nguyễn Văn Sửu - Giám đốc Sở KH-ĐT năm 2009-2010 đã ký văn bản theo đề xuất của phòng ban chuyên môn mà thiếu sự kiểm tra, xem xét”, kết luận thanh tra nêu rõ.
Buông lỏng quản lý, xây dựng trái phép, tự ý chuyển nhượng dự án
Về việc triển khai thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Thanh tra TP cho biết, Công ty Coma 6 đã triển khai đầu tư xây dựng dự án từ ngày 20/12/2010 khi chưa có quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (phê duyệt ngày 26/7/2011). Thời điểm chủ đầu tư gửi thông báo khởi công và triển khai thi công xây dựng công trình thì quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phân khu đô thị GS đều chưa được phê duyệt.
Do năng lực, trình độ quản lý của Đội trật tự xây dựng xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm trước đây còn hạn chế vì vậy không cập nhật được dự án để phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Trong khi đó thời gian thực hiện dự án đã được UBND TP chấp thuận từ quý I/2010 đến quý I/2013.
“Như vậy việc để cho công ty tổ chức thi công xây dựng đã xảy ra trước thời điểm thành lập quận Nam Từ Liêm (1/4/2014) theo Nghị quyết số 132 ngày 27/12/2013. UBND huyện Từ Liêm, Đội thanh tra trật tự xây dựng huyện Từ Liêm, UBND xã Tây Mỗ đã buông lỏng quản lý, để chủ đầu tư khởi công xây dựng khi chưa được phép mà không kiểm tra, kiến nghị xử lý là chưa thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP tại Giấy chứng nhận đầu tư”, kết luận thanh tra nêu.
Theo đó, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, Đội trưởng đội thanh tra trật tự xây dựng huyện Từ Liêm, Chủ tịch UBND xã Tây Mỗ thời điểm năm 2010-2014.
Cũng tại kết luận thanh tra, Thanh tra Hà Nội cho biết, trong quá trình thực hiện dự án Công ty Coma 6 ký hợp đồng chuyển nhượng dự án với Công ty CP Đầu tư phát triển nhà THC để chuyển nhượng một phần dự án (phần công trình tòa nhà văn phòng, dịch vụ, thương mại VP1) khi chưa được UBND TP có văn bản chấp thuận.
Bên cạnh đó, công ty đã đưa công trình xây dựng chung cư tại dự án Dream Town vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Đối với việc nộp tiền sử dụng đất, theo Quyết định số 806 ngày 16/02/2011 của UBND TP thì số tiền sử dụng đất Công ty Coma 6 phải nộp là hơn 139 tỷ đồng. Đến thời điểm thanh tra, công ty này đã nộp số tiền trên nhưng chưa nộp tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất hơn 31 tỷ đồng. Cục thuế đã có quyết định về cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với công ty.
Về việc huy động vốn, bán căn hộ, Thanh tra Hà Nội cho biết, từ năm 2013 đến năm 2018, Công ty Coma 6 đã bàn giao 699 căn hộ chung cư, 41 căn nhà vườn và 8 căn biệt thự cho khách hàng, với tổng doanh thu là hơn 1.287 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, chủ đầu tư không kê khai đủ số doanh thu nêu trên. Số doanh thu chịu thuế TNDN kê khai còn thiếu là hơn 57,2 tỷ đồng. Trách nhiệm này thuộc chủ đầu tư.
Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân
Từ những sai phạm trên, Thanh tra TP kiến nghị UBND TP yêu cầu Công ty Coma 6 kiểm điểm trách nhiệm đối với các sai phạm đã nêu, khắc phục ngay các sai phạm tại kết luận thanh tra. Khẩn trương khắc phục ngay số tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất 31 tỷ đồng vào ngân sách.
Đồng thời, chỉ đạo Sở KH-ĐT giai đoạn 2009-2010 kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân để xảy ra tồn tại như kết luận đã nêu. Được biết, ông Nguyễn Văn Sửu - Giám đốc Sở KH-ĐT thời kỳ đó hiện là Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội.
Cùng với đó, chỉ đạo UBND quận Nam Từ Liêm, UBND phường Tây Mỗ kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân giai đoạn 2010-2014 để xảy ra sai phạm; chỉ đạo Cục thuế Hà Nội kiểm tra liên quan đến việc chấp hành quy định của pháp luật đối với việc nộp thuế TNDN theo thẩm quyền. Tiếp tục đôn đốc, có biện pháp thu hồi số tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư theo quy định.
Giao Sở TN-MT chủ trì, phối hợp cùng sở Quy hoạch Kiến trúc, UBND quận Nam Từ Liêm kiểm tra, đối chiếu thực tế với quy hoạch, căn cứ quy định pháp luật đề xuất biện pháp xử lý đối với khu đất VP1, VP2, báo cáo UBND TP.
Hồng Khanh
Đất vàng 1 tỷ/m2: Chỗ biến tướng, nơi đại gia ‘ôm’ 4.000m2 bỏ hoang thập kỷ
- Những khu đất vàng quanh khu vực hồ Gươm với giá cả tỷ đồng một mét vuông nhưng hàng nghìn m2 lại bị bỏ hoang cả thập kỷ, trung tâm văn hoá thì biến mình thành quán cafe, chỗ thì muốn xây vượt tầng…
" alt="Kiến nghị kiểm điểm Phó Chủ tịch Hà Nội liên quan sai phạm dự án Dearm Town" />n
Đoàn cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đang tiến hành khảo sát thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) tại 2 tầng Bệnh viện Phổi Bắc Giang, với quy mô 58 giường để điều trị bệnh nhân nặng.
Theo ông Bừng, hiện toàn bộ nhân lực y tế của tỉnh đã được huy động, tăng cường cho công tác chống dịch, riêng mảng điều trị còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế. Vừa qua, các tỉnh bạn hỗ trợ nhưng chủ yếu ở khâu truy vết, lấy mẫu.
Điển hình như Bệnh viện dã chiến tại nhà thi đấu, dự kiến cần 620 cán bộ y tế nhưng hiện tại nhân lực của tỉnh đã cạn, huy động hết trong ngành hiện chỉ được hơn 100 người.
Trường hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có thể hỗ trợ 300 nhân viên y tế đồng thời huy động thêm nguồn lực tại một số huyện để đào tạo thì mới tạm thời đáp ứng được.
Với các bệnh nhân Covid-19 đã được chuyển vào viện, lãnh đạo các cơ sở y tế đều cho biết mọi việc đang trong tầm kiểm soát, sức khỏe người bệnh đều ổn định.
Tuy vậy, nếu tình hình dịch bệnh tại địa phương không sớm được ngăn chặn, các đơn vị sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Điểm hạn chế chung của các cơ sở điều trị tại Bắc Giang là vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn vì hầu hết đều chưa có kinh nghiệm điều trị bệnh truyền nhiễm, trong khi trang thiết bị y tế còn rất thiếu.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng tỉnh cần khẩn trương tìm địa điểm phù hợp mở rộng các bệnh viện dã chiến mới nhằm tăng quy mô 2.500 lên 3.000 giường bệnh để chủ động ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Song song đó, các cơ sở điều trị cần phát huy tối đa khả năng sẵn có. Một số cơ sở đã có xét nghiệm đông máu, có thể phát hiện sớm, can thiệp nhanh.
“Chủng virus lần này chúng ta cần hết sức cảnh giác vì có nhiều diễn biến bệnh nhanh không lường trước. Cần ưu tiên khẩn trương hoàn thiện trung tâm ICU ở Bệnh viện phổi Bắc Giang, để chủ động điều trị tại địa phương với sự giúp sức của các chuyên gia từ bệnh viện tuyến trung ương được điều về chi viện”, ông Khoa nói.
Về tình hình nhân lực y tế, ông Khoa cho rằng cần nhất là cán bộ, nhân viên y tế ngành truyền nhiễm. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cầm sớm trao đổi với các tỉnh bạn (nơi không nóng về dịch bệnh) tăng cường chi viện nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trong tình huống hiện nay có thể huy động tất cả lực lượng hiện có, kể cả lực lượng đã về hưu. Ông giao Sở Y tế nhanh chóng thống kê, rà soát và cần thiết trao đổi với các tỉnh bạn và báo cáo cụ thể để UBND tỉnh đề xuất hỗ trợ.
Đồng thời Sở Y tế phải rà soát ngay các các trang thiết bị, phương tiện chống dịch để đề xuất UBND xem xét mua sắm kịp thời.
Ông Dương thông tin thêm, một doanh nghiệp đã đồng ý cho tỉnh mượn khu nhà xưởng rộng 15.000m2 để lập bệnh viện dã chiến. Sở Y tế đang khảo sát để báo cáo.
Chủ tịch Bắc Giang: Không có chuyện F0 vạ vật, thiếu ăn trong khu cách ly
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, thông tin trên mạng xã hội về chuyện không được hỗ trợ trong vùng dịch là thất thiệt, đi ngược với chủ trương chống dịch của tỉnh.
" alt="Bắc Giang thiết lập 3.000 giường bệnh, thêm nhân viên y tế về hưu chống dịch Covid" />"Chiến thuật" xét nghiệm sáng tạo, hiệu quả
Việt Nam đang phải đối phó với làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư được đánh giá với nhiều khó khăn và thử thách hơn rất nhiều. Đợt dịch này có khả năng kéo dài hơn, diện rộng, có nhiều ổ dịch, biến thể mới của virus lây nhanh hơn.
Đánh giá chung về diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện nay, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, TS.Kidong Park cho biết, WHO đang theo dõi rất chặt chẽ tình hình. Dịch bệnh lần này tiến triển nhanh, có tính chất phức tạp.
Tuy nhiên, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới cũng đánh giá, Việt Nam đã tăng cường các biện pháp ứng phó đã được chứng minh là có hiệu quả trong các đợt dịch bùng phát vừa qua. Các biện pháp này được điều chỉnh hàng ngày theo diễn tiến của tình hình dịch bệnh.
Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, phải kể đến sáng kiến gộp mẫu trong xét nghiệm Covid-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai thành công việc xét nghiệm mẫu gộp 5, trở thành “vũ khí” hữu hiệu cho Đà Nẵng chiến đấu đại dịch.
Theo báo cáo của UBND thành phố Đà Nẵng, trong đợt dịch thứ hai vào năm 2020, phương pháp lấy mẫu gộp 5 đã cho thấy lợi ích thiết thực, tiết kiệm về chi phí xét nghiệm (giảm xuống còn gần 12 tỷ đồng thay vì hơn 55,4 tỷ đồng nếu xét nghiệm mẫu đơn). Số liệu thống kê từ ngày 8-23/8/2020 cho biết, trong vòng 16 ngày, số người được lấy mẫu xét nghiệm tại thành phố Đà Nẵng là 97.103 người bằng phương pháp gộp nhóm, nhờ đó "quét" được toàn bộ ổ dịch tại Bệnh viện Đà Nẵng, mở rộng xét nghiệm cho đại diện hộ gia đình. Sau một tháng, dịch bệnh được khống chế.
Ông Lê Thành Chung - Phó Giám đốc CDC Đà Nẵng chia sẻ, sáng kiến xét nghiệm mẫu gộp này xuất phát từ bối cảnh Đà Nẵng trở thành tâm dịch vào cuối tháng 7/2020, các ca nhiễm và nghi nhiễm tăng nhanh khiến thành phố thiếu thốn nhân lực và vật lực để làm xét nghiệm Covid-19. Trước tình hình này, lãnh đạo thành phố đã nhanh chóng chỉ đạo CDC nghiên cứu cách làm gộp. Ở thời điểm đó, dẫu chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế, CDC Đà Nẵng đã chủ động nghiên cứu và bắt đầu thử nghiệm và tự đánh giá nội bộ. Phương pháp này đã được kiểm chứng, cho thấy không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
“Phương pháp xét nghiệm mẫu gộp là giải pháp kịp thời để giải quyết khó khăn cho Đà Nẵng về nhân lực và vật lực xét nghiệm Covid-19. Hồi đó, nếu không xét nghiệm gộp thì sẽ không thể giải quyết được nhanh số lượng mẫu lớn trong đợt dịch năm ngoái” - ông Lê Thành Chung - Phó Giám đốc CDC Đà Nẵng bày tỏ.
Sáng kiến được nhân rộng ra các vùng dịch
Năm 2021, bước vào đợt dịch thứ ba, trước diễn biến dịch hết sức phức tạp và áp lực lớn trong việc xét nghiệm số lượng mẫu ngày càng tăng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tiếp tục cải tiến phương pháp mẫu gộp nhóm 5 thành mẫu gộp nhóm 10 và bước đầu triển khai gộp mẫu kết hợp (gộp 20) để tăng công suất xét nghiệm trong đợt dịch năm 2021.
Kể từ ngày 01/5/2021 đến nay, có gần 70.000 mẫu xét nghiệm đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng thực hiện với kết quả xét nghiệm phải có trong vòng 24 giờ để đáp ứng kịp với tốc độ truy vết, giám sát diện rộng. Trong số đó có ngày lên đến hơn 22.000 mẫu.
Sáng kiến này đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 biểu dương.
Đánh giá về phương pháp này, PGS. Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, hiệu quả của phương pháp lấy mẫu xét nghiệm của Đà Nẵng đã được khẳng định qua các đợt dịch Covid-19 vừa qua. “Phương pháp gộp mẫu là một kỹ thuật trong xét nghiệm đã có từ trước. Trước đây, người ta làm xét nghiệm với bệnh sốt xuất huyết cũng làm mẫu gộp, hiện nay Đà Nẵng là nơi đầu tiên thực hiện gộp mẫu xét nghiệm trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Việc gộp mẫu này có tiện ích là làm được nhiều mẫu một lúc, chẳng hạn như chạy 10 mẫu, 6 mẫu, 5 mẫu chẳng hạn. Việc xét nghiệm chạy được nhiều mẫu sẽ đem đến kết quả nhanh. Đây là biện pháp hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp”- ông Phu chia sẻ.
Từ việc triển khai thành công ở Đà Nẵng, hiện nay việc xét nghiệm gộp mẫu xét nghiệm này đang được Bắc Giang, Bắc Ninh- những “điểm nóng” của dịch Covid-19 học tập, triển khai. Tại cuộc họp trực tuyến với UBND tỉnh Bắc Giang mới đây, viện dẫn từ kinh nghiệm Đà Nẵng đã có thể triển khai đến mẫu gộp 10 mẫu đơn, mẫu gộp 20 mẫu đơn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu địa phương này cần triển khai ngay các biện pháp nâng cao năng lực xét nghiệm PCR mẫu gộp nhằm giải toả nhanh lượng mẫu chưa xét nghiệm, theo kịp tốc độ lấy mẫu.
Doãn Phong
" alt="‘Chiến thuật’ xét nghiệm Covid" />Venezuela tiếp nhận vắc xin Sputnik V của Nga vào tháng 3
Venezuela, với khoảng 30 triệu dân, đã nhận được 1,4 triệu liều vắc xin từ Trung Quốc và Nga. Các nhà chức trách nước này hy vọng sẽ nhận đủ liều cho khoảng 5 triệu người từ hệ thống Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Venezuela đã sử dụng ít nhất 250.000 liều vắc xin Covid-19. Như vậy, chưa tới 1% dân số được tiêm liều đầu tiên.
Kể từ khi các bệnh nhân Covid-19 đầu tiên được công bố vào tháng 3 năm ngoái, đất nước Nam Mỹ đã có trên 216.000 ca mắc và 2.411 trường hợp tử vong do Covid-19.
Nhưng Tiến sĩ Enrique Lopez-Loyo, Chủ tịch Học viện Y khoa Quốc gia Venezuela, cho biết các chuyên gia từ tổ chức độc lập và nghiên cứu quốc tế tính toán con số chính thức nên nhân với 8 hoặc 10 do tỷ lệ xét nghiệm thấp của đất nước.
Cuối năm 2020, Venezuela tiến hành khoảng 2.500 đến 3.000 xét nghiệm mỗi ngày. Trong khi đó, các quốc gia Nam Mỹ khác như Chile hoặc Colombia tiến hành 30.000 đến 50.000 xét nghiệm hàng ngày.
Tổng thống Nicolas Maduro đưa ra hình thức luân phiên giữa các tuần “linh hoạt” (việc đi lại thoải mái hơn) và các tuần “nghiêm ngặt” (kiểm soát và đóng cửa nhiều cửa hàng).
“Không có giải pháp giãn cách nào là hoàn hảo”, ông Lopez-Loyo nói. Ông nhấn mạnh tiêm phòng là cách tốt nhất để kiểm soát đại dịch.
“Với tốc độ tiêm vắc xin như hiện nay, chúng ta có thể mất tới 10 năm để thực hiện xong việc chủng ngừa”, Lopez-Loyo nói.
An Yên(TheoCAN)
Vắc xin Covid-19 khó ngăn biến thể Ấn Độ lây lan
Một cố vấn cho Chính phủ Anh cảnh báo vắc xin Covid-19 kém hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của biến thể Ấn Độ.
" alt="Đất nước ‘cần 10 năm’ mới tiêm xong vắc xin Covid" />Chiếc xe Dongben X30 được vợ chồng Phạm Phúc mua với giá khoảng 260 triệu đồng
Chiếc xe Phúc mua là Dongben X30 của hãng xe Trung Quốc, giá lăn bánh khoảng 260 triệu đồng. Đặc điểm của xe là có hai chỗ ngồi ở cabin lái, phía sau là khoang chở hàng khá rộng với kiểu cửa lùa hai bên. Nhờ đặc điểm này, Phúc đã đặt mua vật liệu, dụng cụ về tự làm. Quá trình dọn xe mất khoảng 2 tháng, vừa tranh thủ làm xe và làm việc online.
Theo Phạm Phúc, chi phí để làmnội thất hết khoảng 70 triệu đồng, trong đó vất vả nhất là việc thiết kế một bộ giường tủ vừa khít khoang chở hàng để biến khu vực này thành căn hộ di động theo đúng nghĩa.
Đây là loại giường hộp, lắp ghép từ gỗ cao su với kích thước Dài x Rộng x Cao là 2,1 x 1,4 x 0,4 (m), bên dưới chia làm các khu vực chức năng gồm ngăn bếp kéo ra ngoài, ngăn kéo chứa dụng cụ bếp, ngăn kéo chứa quần áo, ngăn lớn chứa các dụng cụ như bàn xếp, ghế xếp, ghế và lều vệ sinh, dụng cụ tắm, đồ nghề sửa chữa... Chiều cao giường đươc tính toán để khi hai vợ chồng ngồi trên giường vẫn thoải mái không bị đụng đầu.
Ngoài việc chứa đồ dùng sinh hoạt và đi dã ngoại thì Phúc rất tỉ mẩn để thiết kế một ngăn dài giữa giường chứa ống nước 45 lít, thêm ngăn chứa nước dự phòng 30 lít, ngăn chứa pin dự trữ 12V 100Ah. Trên nóc xe gắn 2 Tấm pin mặt năng lượng mặt trời 200W và 4 thanh đèn led 12V gắn quanh tấm pin để chiếu sáng ban đêm. Thiết kế này giúp sinh hoạt hai người đủ cho 2 ngày như tắm rửa, nấu ăn, vệ sinh.
Phúc giới thiệu về nội thất đặc biệt trên chiếc xe của hai vợ chồng.
Hạnh phúc trên từng cây số
Kể từ khi có “căn hộ di động”, mỗi chuyến đi của Phúc và Linh thêm phần thú vị vì họ có thể mang theo nhiều vật dụng, biến mỗi điểm đến là nơi nghỉ dưỡng đầy đủ dịch vụ thiết yếu, khác hẳn trước đây khi đi du lịch bằng xe máy.
Hai vợ chồng tận hưởng những ngày tháng hạnh phúc bên nhau sau khi cưới, căn hộ di động giúp họ có động lực đi du lịch nhiều nơi. Phúc cho biết hành trình đáng nhớ nhất là lúc chiếc xe vừa làm xong thì bằng lái cũng vừa mới lấy, cả hai quyết đinh lên Đà Lạt chụp ảnh cưới xong sẽ làm một tour về Bình Thuận, Vũng Tàu thăm bạn bè, kết hợp du lịch.
“Khi đến Vũng Tàu thì trời đã tối, tôi chạy xe ra biển để kiếm chỗ cắm trại ngủ thì không để ý khiến xe sa lầy vào bãi cát, loay hoay mãi không lên được. Đang hoang mang vì ở khu vực vắng vẻ thì may quá có người phụ nữ đi ngang qua nói sẽ gọi người nhà đem xe bán tải qua kéo giúp”, Phúc kể.
Sau đám cưới, hai vợ chồng trẻ tiếp tục những ngày tháng hạnh phúc trên chiếc xe Van. Họ tiếp tục lên đường đi khắp nơi, mục đích sẽ khám phá hết Việt Nam. Phúc kể đã đi được các tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung ra đến Huế rồi quay về ăn Tết, dự định qua Tết sẽ đi ra các tỉnh miền Bắc nhưng do tình hình Covid phức tạp nên chưa thể thực hiện được.
Phúc tự học hỏi trên youtube để thiết kế không gian bếp cho Linh thoải mái nấu nướng bất cứ nơi nào xe dừng nghỉ. Phúc cho biết chuyến đi dài nhất gần đây của hai vợ chồng là hết các tỉnh thành Tây Nguyên và Miền Trung ra đến Huế rồi vào lại các tỉnh thành ven biển. Do hành trình dài nên không thường xuyên dựng trại ven đường nấu ăn được nên phải ăn quán, khiến chi phí một ngày hết khoảng 500 ngàn đồng. Nếu tự nấu nướng sẽ giảm đáng kể.
Quan điểm của hai vợ chồng là có phước thì không phải họa, là họa thì không tránh khỏi, nên cứ vô tư đi chơi không có gì phải lo lắng. Để thỏa mãn sở thích tìm những chỗ vắng vẻ cắm trại qua đêm, trên xe Phúc đã trang bị thêm hệ thống báo động khi có người đến gần xe hoặc có hành vi cậy cửa, bẻ khóa.
“Có một lần đang ngủ ở bờ sông Trà Khúc, Quảng Ngãi, đến khoảng 5 giờ sáng thì có người gõ của xe ầm ầm, đang hoang mang mở ra xem sao thì có mấy cô đi tập thể dục hỏi xe mình bán đồ gì. Hay một lần khác ngủ ở Bãi Hòn Chồng, Nha Trang, mặt trời chưa ló rạng thì chưa bất ngờ nghe nhạc đùng đùng bên tai. Mở cửa ra thấy rất nhiều cô, chị đang tập thể dục kế bên xe”, Phúc vui vẻ nhớ lại.
Cả hai có sở thích tìm những chỗ vắng vẻ cắm trại qua đêm. Mọi sinh hoạt cần thiết đều có đủ trên xe. Phạm Phúc cho biết hai vợ chồng hiện chưa có kế hoạch mua nhà hay ở riêng mà chọn đi về liên tục giữa hai nơi là Bình Dương (nhà Phúc) và Bến Tre (nhà Linh), vừa để thỏa niềm vui trên từng cây số bên nhau, cũng là để thăm nom hai bên nội ngoại.
Việc đi du lịch khám phá trên Mobihome không ảnh hưởng đến công việc vì hai vợ đều làm online và đã có nguồn thu nhập khá ổn định. Nhưng Phúc cho biết hiện tại vợ còn mấy tháng nữa sẽ đẻ nên phải tạm hoãn các chuyến đi lại. Tuy nhiên hành trình hạnh phúc của cặp đôi sẽ chỉ là tạm dừng. Phúc ấp ủ sau khi có con sẽ nâng cấp lên chiếc Mobihome lớn hơn để cả nhà cùng đi muôn nơi.
Phúc và vợ dán những hình doremon dễ thương lên cabin lái như một cách giải trí trên đường dài Nhờ cấu hình là xe tải Van, gầm cao nên hai vợ chồng dễ dàng đi khắp nơi. Trong ảnh là lúc dừng chân ngắm mây trên đồi chè Cầu Đất, Đà Lạt. Thưởng thức không khí lạnh trên đỉnh Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Vợ chồng Phúc và Linh có đủ đồ nghề cắm trại nên bất cứ chỗ nào dừng chân cũng rất tiện. Hiện tại, hành trình du lịch của cả hai tạm dừng để chờ sinh con. Phúc và Linh ấp ủ dự định khám phá khắp Việt Nam trên chiếc xe to hơn khi gia đình thêm thành viên. Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cặp vợ chồng trẻ chi gần 3 trăm triệu cải tạo xe van thành nhà di động
Một cặp vợ chổng trẻ mới cưới ở Mỹ đã quyết định rời khỏi biệt thự gần 100m2 của mình để sống "phiêu bạt" trên ngôi nhà di động chế từ xe chiếc xe Van rộng vỏn vẹn chỉ gần 10m2.
" alt="Vợ chồng 9X biến xe Van giá rẻ thành căn hộ di động đi muôn nơi" />Tổng chi phí hoàn thiện của ngôi nhà này là 26,6 tỷ đồng, tương đương 1,1 triệu USD.
Theo tiết lộ của gia chủ, tổng diện tích của toàn bộ công trình, bao gồm nhà ở, khu vực nhà kho, gara và vườn tược là 675m2. Trong đó, phần nhà ở là 160m2 với 2,5 tầng dành cho cả gia đình sinh hoạt.
Sau 6 năm sử dụng, ông Thành đã quyết định chi thêm 23 tỷ đồng để sửa chữa toàn bộ ngôi nhà theo phong cách tân cổ điển châu Âu.
Hiện nay, vị đại gia Hải Dương đang tiến hành đầu tư xây dựng thêm một lâu đài dát vàng ngay bên cạnh căn nhà đang ở. Căn nhà được khởi công vào năm 2019 và dự kiến hoàn thành vào năm 2023 với chi phí ước tính khoảng 10 triệu USD.
Tất cả đồ nội thất, trang trí đều theo phong cách tân cổ điển châu Âu. Nhìn từ xa là chiếc đèn chùm được mạ vàng 24k. Phòng ăn nổi bật với bộ bàn ghế dát vàng Lâu đài ở Ninh Bình
'Lâu đài Thành Thắng" của ông Đỗ Văn Tiến (52 tuổi) - một doanh nhân ở Ninh Bình trong lĩnh vực sản xuất xi măng - được khởi công xây dựng từ năm 2016. Tòa nhà nằm trên quốc lộ 1A, huyện Gia Viễn, trước đây là một vùng trũng, được chủ nhân mua lại.
Mặt sàn xây dựng của tòa lâu đài chính 6 tầng này khoảng 2.000 m2. Mái vòm với nhiều chi tiết phức tạp là điểm nhấn nổi bật khi nhìn vào ngôi nhà. Ông Tiến từng chia sẻ, "Công trình này được xây dựng để thỏa đam mê về kiến trúc của tôi, chứ không phải phô trương gì. Đây cũng là nơi để gia đình có một cuộc sống thoải mái". Ở trung tâm tòa nhà, các chi tiết chạm nổi trên trần đều được mạ vàng. Những bức họa về chúa và các vị thần được lồng ghép khéo léo, từ đó mang tới cảm giác bình an cho gia chủ. Theo chia sẻ từ công ty thiết kế, công trình này có nhiều phần được ốp đá Tây Ban Nha. Hàng vạn m3 khối gỗ quý được được sử dụng. Chiều cao nội thất đại sảnh vòm không gian trong nhà thông tầng tương đương với chiều cao của nhà 11 tầng, đường kính rộng tới 18m không có cột ở giữa, chiều cao kiến trúc phía ngoài tương đương với chiều cao của tòa nhà 18 tầng vời số tiền đầu tư lên tới hơn nghìn tỷ đồng. Tòa lâu đài Lan Khoa Khuê ở Nam Định
Tòa lâu đài nằm ở vị trí đắc địa của xã Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định được xây trong 9 năm. Đến nay lâu đài vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Chủ nhân lâu đài là vợ chồng ông Nguyễn Văn Khuê (SN 1958) và bà Nguyễn Thị Lan (SN 1961). Được biết, ông Khuê hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khoáng sản, tàu biển.
Ông Nguyễn Văn Khuê cho biết: Tên tòa lâu đài là Lan Khoa Khuê là sự kết hợp tên của các thành viên trong gia đình - tên ông (Khuê), tên vợ (Lan) và tên người con trai (Khoa). Chi phí xây dựng công trình tính đến nay đã vượt ra ngoài con số 40 tỷ đồng.
Lâu đài có diện tích 470m2 nằm trên mảnh đất 3000 m2. Lâu đài có nhiều phòng như: Phòng triển lãm cổ vật, phòng làm việc, phòng ở cho gia nhân... Hoa văn đắp nổi trên trần nhà bằng đồng mạ vàng 18k Được biết dù đã 9 năm, nhưng tòa lâu đài này vẫn chưa xây xong các hạng mục. Lâu đài hàng trăm tỷ ở Hà Nam
Nằm ngay trung tâm Phủ Lý – Hà Nam, một tòa lâu đài lộng lẫy, hoành tráng 4 mặt tiền giá trị hàng trăm tỷ đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Theo người dân xung quanh, tòa nhà do vợ chồng đại gia Xuân Thanh làm chủ. Người dân cho hay, vị đại gia này khá có tiếng trong giới đầu tư xây dựng công trình và buôn bán cây cảnh. Những cây cảnh được bày trí trong khuôn viên lâu đài có giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.
Tính tổng chi phí, tòa lâu đài có giá trị hàng trăm tỷ đồng. Tòa lâu đài được xây dựng trên khuôn viên 2.700m2, diện tích sàn 300mx5 tầng, được đặt tên là “Lâu đài Tổng Hải Sơn”. Riêng chi phí xây thô tòa lâu đài đã tiêu tốn của gia chủ khoảng 20 tỷ đồng. Phần gỗ trang trí là loại gỗ đỏ quý hiếm cũng tốn khoảng 50 tỉ đồng, trong đó có cây gỗ nguyên khối lên đến 1 triệu USD. Hình ảnh chiếc cầu thang chạm khắc rất cầu kỳ. Nhật Hạ (Tổng hợp)
Ngắm biệt thự khủng của Đàm Vĩnh Hưng bên Mỹ, bất ngờ điểm đặc biệt
Đàm Vĩnh Hưng từng đăng tải trên trang cá nhân về căn biệt thự rộng rãi, hoành tráng được thiết kế cầu kì cả nội và ngoại thất mới tậu của mình.
" alt="Những tòa lâu đài hoàng tráng, dát vàng 24k của đại gia tỉnh" />
- ·Nhận định, soi kèo Kashima Antlers vs Nagoya Grampus, 17h00 ngày 25/4: Điểm tựa sân nhà
- ·LMHT: Riot ‘mở đường’ cho Annie và Brand Hỗ Trợ ở bản 10.22, sửa lỗi Kiếm Âm U tại CKTG 2020
- ·Tin tức Covi
- ·FPT bị cắt trộm cáp viễn thông
- ·Nhận định, soi kèo Kashima Antlers vs Nagoya Grampus, 17h00 ngày 25/4: Điểm tựa sân nhà
- ·Tin bóng đá ngày 11/1/2021: Ozil để Arsenal trả góp phần đền bù
- ·Công an Đồng Nai tạm giữ 18 người kích động gây rối
- ·Nhóm thanh niên đánh đập cặp đôi nước ngoài, cướp tài sản
- ·Nhận định, soi kèo Spartak Subotica vs Napredak, 22h00 ngày 24/4: Cửa trên ‘tạch’
- ·Đã có Đường dây nóng Khai báo y tế 18001119
Đầu trần, phóng nhanh, nam thanh niên suýt trả giá bằng cả mạng sống
Nam thanh niên điều khiển xe máy với tốc độ cao, khi gặp tình huống bất ngờ suýt chút nữa đã phải trả giá bằng mạng sống của mình…
" alt="Mũ bảo hiểm cứu sống người đi xe máy khi bị xe tải quệt vào đầu" />Cadillac Eldorado là một chiếc xe dẫn động cầu trước đậm chất Mỹ. Ảnh: Autocar
Sự thật: Ngày nay, có rất nhiều xe dẫn động cầu trước được bán ở Mỹ, người Mỹ không hề có thành kiến đối với loại xe này. Thậm chí 3 mẫu xe sedan bán chạy nhất tại Mỹ năm 2020 là Toyota Camry, Honda Civic và Toyota Corolla đều là xe dẫn động cầu trước.
Và trong quá khứ cũng vậy, có rất nhiều mẫu xe dẫn động cầu trước xuất sắc được sản xuất tại đây. Ví dụ như mẫu Cadillac Eldorado, sử dụng động cơ V8 dung tích 8.2 lít, dẫn động cầu trước được sản xuất từ năm 1967 đến năm 2002, hoặc mẫu Cord L-29 sản xuất năm 1929.
Cách đặt tên của hãng xe Aston Martin
Lầm tưởng: Mọi người cho rằng cái tên Aston Martin của hãng xe Anh quốc được đặt bằng cách ghép tên của người sáng lập Lionel Martin và Aston Clinton, một thị trấn nhỏ tại Anh.
Ngay cả người Anh cũng lầm tưởng về cách đặt tên của Aston Martin. Ảnh: Autocar Sự thật: Từ Martin đúng là được lấy từ tên của người sáng lập hãng xe nhưng Aston lại có nguồn gốc từ Aston Hill, tên một giải đua mà Lionel Martin đã tham gia và giành chiến thắng.
Tên của Chevrolet Nova có nghĩa là "Xe không chạy"
Lầm tưởng: Nhiều người nói rằng chiếc Chevrolet Nova không thể bán chạy ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha vì "No va" trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Xe không chạy".
Chevrolet Nova có nghĩa là ngôi sao vụt sáng. Ảnh: Autocar Sự thật: Thực tế là trong tiếng Tây Ban Nha, từ "Nova" với trọng âm ở đầu âm tiết đồng nghĩa với từ "Nova" trong tiếng Anh, có nghĩa là một ngôi sao vụt sáng. Cách phát âm giữa "Nova" và "No va" hoàn toàn khác nhau và những người nói tiếng Tây Ban Nha không bao giờ nhầm lẫn giữa 2 từ này.
Đường đua xe Drag có chiều dài đúng bằng 1/4 dặm
Lầm tưởng: Đua xe Drag là một loại hình đua xe thể thao phổ biến tại Mỹ từ những năm thập niên 50. Thể thức thi đấu của đua xe Drag khá đơn giản, các tay đua sẽ chạy trên một đường đua thẳng tắp, chiều dài của đoạn đường đua là 1/4 dặm (1320 feet). Với các giải đua nghiệp dư, chiều dài của đường đua có thể thay đổi nhưng ở các giải đấu chuyên nghiệp quãng đường 1320 feet là bất biến.
Kỷ lục về tốc độ trên đường đua Drag thuộc về chiếc Chevrolet Camaro Funny Car. Ảnh: Autocar Sự thật: Từ sau cái chết của tay đua Scott Kalitta năm 2008, ban tổ chức đã yêu cầu rút ngắn chiều dài của đường đua xe Drag xuống chỉ còn 1000 feet (khoảng 304m) để đảm bảo an toàn cho các tay đua. Mặc dù chiều dài đường đua ngắn hơn, thế nhưng kỷ lục về tốc độ lại không hề giảm xuống. Tay đua Robert Hight đã lập được kỷ lục 546 km/h trên đường đua này với chiếc Chevrolet Camaro Funny Car vào năm 2017.
Tất cả xe Ford Model T đều màu đen
Lầm tưởng: Trong cuốn tự truyện "My Life and Work" xuất bản năm 1922, Henry Ford viết rằng ông đã thông báo cho nhân viên của mình về quyết định chỉ tập trung vào sản xuất một chiếc xe – chiếc Ford Model T, và nói thêm "Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể có chọn màu xe yêu thích, miễn là anh ấy thích màu đen"
Điều này làm mọi người cho rằng tất cả các xe Ford Model T sản xuất ra đều được sơn màu đen. Lý do là khi thực hiện sơn xe bằng phương pháp phun sơn, màu đen chính là màu khô nhanh nhẩt, giúp đẩy nhanh tốc độ sản xuất.
Ford Model T còn được bán với nhiều màu sơn khác nhau. Ảnh: Autocar Sự thật: Ford Model T được sản xuất bắt đầu từ năm 1908, thế nhưng trong 6 năm đầu sản xuất, Ford Model T không hề có màu đen, chỉ từ năm 1914 trở đi, dòng xe này mới được sơn đen hoàn toàn. Vì vậy, đúng là đa số Ford Model T có màu đen, nhưng không phải là tất cả.
Mũi tên bạc là biệt danh của xe đua Mercedes
Lầm tưởng: Mũi tên bạc (Silver Arrow) là tên gọi của những chiếc xe đua Mercedes do Lewis Hamilton, Nico Rosberg, Valtteri Bottas và George Russell điều khiển trong các giải đua xe.
Đội đua Mercedes đã giành được nhiều danh hiệu vô địch với cái tên này trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2020. Cái tên này đã không được sử dụng gần đây vì lớp sơn bạc đã được thay bằng màu đen vào đầu mùa giải 2020 như một tuyên bố của Mercedes chống lại sự phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, câu chuyện về Mũi tên bạc trên thực tế còn dài hơn nhiều.
Cái tên "Mũi tên bạc" không phải là sở hữu riêng của Mercedes. Ảnh: Autocar Sự thật: Cái tên Mũi tên bạc được sử dụng lần đầu vào giai đoạn 1934-1939. Nó không phải để chỉ riêng những chiếc xe đua của Mercedes mà còn để nói tới xe đua của Auto Union (Audi ngày nay). Hai hãng xe này đã làm mưa làm gió ở các giải đua GP trong thời kỳ đó.
Tới thập niên 50, cái tên Mũi tên bạc lại được sử dụng để đặt biệt danh cho chiếc xe đua W196 F1 của Mercedes. Những chiếc Mercedes gần đây chính là thế hệ thứ 3 được đặt biệt danh này.
Toyota Corolla là mẫu xe bán chạy nhất thế giới
Toyota Corolla được coi là dòng xe bán chạy nhất thế giới.Theo một báo cáo của hãng Toyota vào tháng 8 năm 2021, doanh số của Toyota Corolla đã vượt quá 50 triệu chiếc, hơn 10 triệu chiếc so với tổng của cả 2 dòng xe huyền thoại là Volkswagen Beetle và Ford Model T.
Tuy nhiên, một số người đang nghi ngờ cách tính của Toyota là không khách quan.
Những chiếc Toyota Corolla đời 1966 hoàn toàn khác biệt so với thế hệ hiện tại. Ảnh: Autocar Sự thật: Dòng xe Toyota Corolla được sản xuất từ những năm 1966 và trải qua 12 thế hệ sản phẩm khác nhau. Ngoại trừ cái tên, thế hệ hiện tại của Corolla không còn giữ lại chút tương đồng nào so với các sản phẩm đời đầu. Ngược lại, những chiếc Ford Model T và Volkswagen Beetle thay đổi rất ít trong dòng đời sản phẩm của nó.
Không có gì nghi ngờ về số lượng những chiếc xe Toyota Corolla được bán ra trên thế giới, thế nhưng sẽ là khách quan hơn nếu coi những thế hệ sản phẩm của Toyota Corolla là những dòng xe riêng biệt.
Động cơ V12 là công nghệ độc quyền của các hãng xe Italia
Lầm tưởng: Không có gì đậm chất Ý hơn động cơ V12 đến từ các siêu xe của Ferrari, Lamborghini, Maserati và Alfa Romeo. Đến nỗi, nhiều người còn cho rằng động cơ V12 là công nghệ độc quyền của các hãng xe nước này.
Một chiếc Jaguar E-Type trang bị động cơ V12. Ảnh: Autocar Sự thật: Đúng là có rất nhiều siêu xe trang bị động cơ V12 đến từ Ý, thế nhưng người Ý không sở hữu riêng công nghệ này. Các hãng xe khác như BMW, Cadillac, Jaguar , Toyota... cũng sản xuất động cơ V12. Thậm chí người Ý cũng không phải là những người đầu tiên phát minh ra động cơ V12. Động cơ V12 đầu tiên trên thế giới được hãng Putney Motor Works chế tạo tại London, Anh vào năm 1904. Tới năm 1947, Ferrari mới bắt đầu đưa động cơ này lên sản phẩm của mình.
Ngân Vũ(theo Autocar)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Khám phá xe Kei: Đại sứ văn hóa của người Nhật
Không chỉ là phương tiện đi lại, dòng xe Kei tí hon còn thể hiện phong cách sống, văn hóa đậm chất riêng của người Nhật.
" alt="Những lầm tưởng thú vị trong lịch sử ô tô" />- Công an TP Phan Thiết (Bình Thuận) hôm nay tạm giữ 12 người để điều tra hành vi gây rối, phá hoại tại trụ sở UBND tỉnh, trong đó có đối tượng xúi giục, cho tiền người khác để gây rối.Bộ trưởng TT&TT chỉ đạo định hướng thông tin ứng phó sự cố" alt="Bình Thuận: Tạm giữ nghi can cho tiền, xúi giục gây rối" />
Trong phòng xét nghiệm Covid-19 - Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh)
Hơn 11h đêm, bác sĩ Hà cùng các đồng nghiệp mới rời khu vực xét nghiệm, trở về phòng nghỉ ngơi. Ca làm việc đáng ra kết thúc trước đó một tiếng, nhưng do hôm nay số lượng mẫu dồn về nhiều, họ cố gắng hoàn thành nốt để kịp trả kết quả.
Bữa tối cũng chỉ có thể bắt đầu vào đêm muộn, khi đã hoàn thành việc khử khuẩn, tắm rửa sạch sẽ. Chia nhau từng hộp sữa pha sẵn loại cao năng lượng, chị Hà chia sẻ, đây là thức ăn duy nhất họ có thể dùng những ngày này.
“Khát nước và khô miệng cả ngày dài, thành ra khi ăn cũng không còn vị giác. Hơn nữa, hầu như đêm mới xong việc, quá bữa lâu lắm rồi, chúng tôi chỉ muốn ăn nhanh để được đi ngủ, hôm sau còn làm tiếp”, bác sĩ Hà nói.
Nhiều hôm mệt quá, kết thúc ca trực, khử khuẩn xong xuôi, họ bỏ mọi sinh hoạt khác, có khi quên cả ăn để ngủ liền tới ca làm hôm sau.
Từ ngày 15/5 tới 20/5, trung bình mỗi ngày, lượng bệnh phẩm từ Bắc Giang chuyển về Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí lên tới hơn 2.000 mẫu. Cùng với mẫu lấy từ khu vực Thị xã Đông Triều, một số khu cách ly trên địa bàn, chị Hà và các đồng nghiệp tiếp nhận tất thảy hơn 3.000 mẫu xét nghiệm/ngày.
“Cường độ công việc tăng gấp 10 lần bình thường, mẫu tính bằng thùng chứ không tính lẻ như trước đây nữa”, bác sĩ Hà tâm sự.
Toàn đội xét nghiệm của chị Hà có 18 người, chia nhau làm việc theo 3 ca, kíp. Thông thường, mỗi ca chỉ có 4 người làm việc, nhân viên vừa sắp mẫu, vừa xét nghiệm, trả kết quả. Tuy nhiên, do lượng mẫu đổ về hiện rất lớn, riêng trong phòng xét nghiệm phải luôn duy trì 6 người/ca.
Phía ngoài, bệnh viện huy động thêm rất nhiều nhân sự ở các đơn vị khác như Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng đào tạo, Phòng quản lý chất lượng… làm công tác nhặt mẫu, xếp mẫu, ghép kết quả.
Bác sĩ Hà chia sẻ, ở các đợt dịch trước, nhân sự từ tất cả khoa phòng đều dồn vào khối xét nghiệm hỗ trợ. Đợt này, 200 y bác sĩ của bệnh viện đã lên đường giúp Bắc Giang lấy mẫu, số nhân lực còn lại không nhiều, bởi vậy mỗi người phải cố gắng gấp nhiều lần bình thường.
Từ ngày tăng cường xét nghiệm hỗ trợ Bắc Giang, cường độ công việc không ngừng nghỉ, bác sĩ Hà và các đồng nghiệp gần như không có thời gian trò chuyện cùng các con. “Trong phòng xét nghiệm thì không thể gọi điện, khi về lại thường quá mệt, phải đi nghỉ ngơi ngay hoặc gọi được thì con đã ngủ rồi”, chị Hà kể.
Đợt dịch lần này, chồng bác sĩ Hà không phải cách ly, có thể ở nhà với 2 con, bé lớn 6 tuổi, bé út 4 tuổi. Các cháu rất tự lập bởi từ các đợt dịch cao điểm trước đó, “mẹ không ở nhà nhiều cũng thành quen”.
Tuy nhiên, không thể tránh được những lúc bé buồn vì nhớ mẹ. “Để an ủi các cháu, tôi thường tự quay trước một video, tự trả lời lần lượt những câu bé hay hỏi như “Mẹ ăn cơm chưa?”, “Mẹ đang làm gì?”… rồi gửi cho chồng. Khi bé nhớ mẹ, bố sẽ bật video lên, các con nghĩ là mẹ gọi về nên rất vui”, chị Hà tâm sự.
Công tác phân loại mẫu, xếp mẫu trước khi đưa vào phòng xét nghiệm Với bác sĩ Hà, bản thân chị còn may mắn hơn nhiều đồng nghiệp khác trong kíp xét nghiệm.
Có cặp vợ chồng trong kíp cùng nhận nhiệm vụ ở lại bệnh viện, con mới chưa đầy 2 tuổi phải gửi về quê, nhờ người chăm sóc. Đợt bùng dịch trước đó, hai vợ chồng cũng “bỏ lại” con suốt hơn 1 tháng để tập trung cho công việc ở bệnh viện.
Xa nhà liên tục, lúc được gặp con qua điện thoại, em bé lại chạy đi và không tỏ ra quấn quýt, thân thiết nữa. “Bạn ấy tủi thân lắm. Cứ thỉnh thoảng lại bảo, nếu dịch cứ kéo dài, con em quên hơi em thì sao”, chị Hà kể.
Không ai bảo ai, mọi người trong kíp rất hạn chế hỏi nhau về chuyện gia đình, tránh gợi lên sự tủi thân. Họ động viên nhau cùng cố gắng, hy vọng cuộc sống bình thường sớm trở lại.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà tâm sự, chị và các đồng nghiệp đều rất sẵn sàng chung sức giúp Bắc Giang chống dịch.
“Dịch bệnh ở đâu cũng là dịch bệnh, Bắc Giang hay Quảng Ninh không có quá nhiều khác biệt trong suy nghĩ của tôi. Hơn nữa, Bắc Giang cũng có người thân, bạn bè của chúng tôi. Chỉ khi cả đất nước yên ổn, Quảng Ninh cũng mới có thể yên ổn, gia đình mình mới có thể bình an”, chị Hà chia sẻ.
Mong ước lớn nhất của bác sĩ Hà và toàn bộ kíp xét nghiệm là các đồng nghiệp nơi tâm dịch Bắc Giang có tinh thần tốt nhất, sức khỏe tốt nhất, dịch bệnh sớm qua đi, mọi người đều được quay trở về với gia đình.
Nguyễn Liên
Y bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19 đeo khẩu trang cả khi ngủ
Để tránh cho nhau nguy cơ lây nhiễm, sau giờ làm việc, y bác sĩ thường ăn riêng, không tiếp xúc gần. Đặc biệt, họ đeo khẩu trang cả khi ngủ dù rất bí bách, khó chịu…
" alt="Chuyện ở phòng xét nghiệm Covid" />
- ·Nhận định, soi kèo Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4: Nỗ lực vươn lên
- ·Đập, hồ chứa thủy điện Bình Phước kết nối với Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh
- ·Apple giới thiệu iPhone 12 với màn hình OLED và 5G
- ·MobiFone tăng cường mạng lưới phục vụ lễ hội Đền Hùng
- ·Nhận định, soi kèo PSG vs Nice, 1h45 ngày 26/4: Cơ hội của đội khách
- ·Hà Nội sẽ trả đất dịch vụ cho dân bằng đất đấu giá xen kẹt
- ·Samsung độc tôn trên thị trường điện thoại 5G, nhưng Apple sẽ sớm vượt lên
- ·Mũ bảo hiểm cứu sống người đi xe máy khi bị xe tải quệt vào đầu
- ·Nhận định, soi kèo Gareji Sagarejo vs Dila Gori, 23h00 ngày 24/4: Khó bắt nạt đối thủ
- ·Cán bộ hải quan kiếm tiền tỷ nhờ 'tuồn' tang vật ra ngoài bán