Một vài lần trong tháng, người đàn ông mang tên Bassam đi mua sắm đồ tiêu dùng thiết yếu và thực phẩm như gạo, rau quả tại siêu thị Tazweed phục vụ cho khoảng 75.000 người tị nạn ở khu trại Zaatari thuộc vùng thảo nguyên bán khô hạn của Jordan, cách biên giới Syria hơn 10km.
Tại quầy thanh toán, người thu ngân kiểm lại hàng hóa, nhưng Bassam không hề sử dụng tiền mặt hay thẻ tín dụng. Thay vào đó, anh ta nhìn vào camera để quét mống mắt của mình. Phiếu mua hàng của Bassam có ghi hình thức thanh toán "EyePay" và "World Food Programme Building Blocks". Những chuyến mua hàng tại siêu thị của Bassam thuộc dự án sử dụng blockchain để hỗ trợ quyền con người của Liên Hợp Quốc (UN). Việc quét mống mắt nhằm xác thực nhân thân thuộc cơ sở dữ liệu của UN, truy suất tài khoản gia đình được quản lý bằng biến thể của Ethereum bởi Chương trình Lương thực thế giới (WFP).
Building Blocks, tên của dự án nói trên, khởi động từ đầu năm 2017, giúp WFP phân phối hỗ trợ đổi tiền lấy lương thực cho hơn 100.000 người tị nạn Syria tại Jordan. Được kỳ vọng sẽ bao trùm hết khoảng 500.000 người tị nạn Syria cho đến cuối năm 2018, dự án Building Blocks nếu thành công sẽ thúc đẩy việc triển khai công nghệ blockchain cho các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc.
Chương trình Lương thực thế giới đã thành công khi đem thực phẩm đến cho 80 triệu người trên thế giới, nhưng kể từ 2009, tổ chức này đã chuyển hướng từ bàn giao lương thực sang chuyển tiền đến những người cần sự giúp đỡ. Phương thức này có thể đem lại nguồn thức ăn cho nhiều người hơn, cải thiện kinh tế địa phương và tăng cường minh bạch. Nhưng nó cũng vấp phải một vấn đề về hiệu quả: làm việc với các ngân hàng địa phương hay khu vực. Trong năm 2017, WFP đã chuyển khoản số tiền 1,3 tỷ USD cho mục tiêu này, với phần phí giao dịch và các loại phí khác đủ để trang trải hàng triệu bữa ăn. Các kết quả bước đầu của dự án blockchain đã giảm được tới 98% những phí nói trên.
Giám đốc WFP, Houman Haddad, là người đứng sau và ủng hộ hoàn toàn cho dự án trên nền tảng blockchain, với kỳ vọng còn đạt được nhiều hơn cả tiết kiệm chi phí. Đó chính là giải quyết được vấn đề trọng điểm của mọi cuộc khủng hoảng nhân quyền: cách thức giúp đỡ những người dân thường không có giấy tờ căn cước hoặc tài khoản ngân hàng có thể tham gia vào hệ thống tài chính và pháp luật nơi mà những điều kiện tiên quyết để có được việc làm và cuộc sống ổn định.
" alt=""/>Bên trong trại tị nạn tồn tại nhờ tiền ảo ở JordanQuyết định gạch tên EGM đã được công bố vào ngày 21/5, ba ngày trước khi khóa sổ đăng ký đội hình trước thềm The International 7. Bất cứ team nào có sự thay đổi về nhân sự player sau ngày 24/5 đều sẽ không nhận được lời mời tham dự Main Event cũng như các vòng loại khu vực của TI7.
Mặc dù là một trong những thành viên gạo cội của Alliance ở năm 2013. EGM đã ba lần bị “kick” ra khỏi đội trong vòng bốn năm qua. Nhờ khả năng sử dụng những hero “tủ”, EGM được coi là một trong những nguồn sức mạnh chính đằng sau chức vô địch TI3 của Alliance, giải đấu mà họ đã đánh bại Natus Vincere để giành lấy số tiền thưởng 2,8 triệu USD.
Ngoài màn trình diễn gần đây của Alliance tại Trung Quốc, team đã thất bại trước TNC Gamingtại trận Chung kết, cũng như ứng viên của nước chủ nhà kiêm ứng viên vô địch,Invictus Gamingtại vòng bảng – Alliance cũng không thể vượt qua được vòng loại Kiev Major, giải đấu khép lại vào ngày 30/4.
Đội hình được dẫn dắt bởi carry player kỳ cựu Jonathan "Loda" Berg, đã có một quãng thời gian dài chật vật kể từ thành công đạt được năm 2014, và cũng trải qua hàng loạt nhưng thãy đổi nhân sự rùm beng từ đó.
Tổ chức Alliance viết trong bản thông báo, họ thấy “tự tin” khi EGM sẽ không gặp bất cứ một vấn đề nào để tìm ra một team mới.
Ba Chấm(Theo Dot Esports)
" alt=""/>[Dota 2] Alliance “đá” EGM ra khỏi đội hìnhChiều nay, 17/4, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc về công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Thông tin trong buổi làm việc, đại diện EVN cho biết hiện Tập đoàn đã triển khai các nội dung liên quan trong luật An toàn thông tin mạng; Các văn bản, nội dung chỉ đạo vè công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng của Bộ TT&TT và các đơn vị chức năng.
Tập đoàn EVN đã ban hành quy định “Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam” để hướng dẫn thực hiện và tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đối với thông tin và các hệ thống thông tin của các đơn vị trong ngành điện lực.
Ban hành đề án “An toàn thông tin cho các hệ thống CNTT, VTDR và RĐH của EVN” để định hướng, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc công ty mẹ - Tập đoàn, các công ty con hực hiện các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị ám dụng các biện pháp, giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống; Ban hành các quy trình, quy định nội bộ về đảm bảo ATTT cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; phân công lãnh đạo phụ trách và thành lập hoặc chỉ định bộ phận đầu mối chịu trách nhiệm về an toàn thông tin. Cũng theo quy định đã ban hành từ 2015, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh thông tin trong đơn vị mình quản lý.
EVN cũng đã có công văn yêu cầu các đơn vị tiến hành lâp hồ sơ xác định cấp độ an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.
Về hạ tầng kỹ thuật an toàn thông tin, EVN đã triển khai mạng nội bộ theo mô hình client/server; Tổ chức mạng theo phân vùng, phân lớp ứng dụng, phòng thủ/dự phòng theo chiều sâu; Quản lý mật khẩu, quản lý truy cập, cấu hình gia cố hệ thống thông tin chắc chắn, an toàn. Kiểm soát máy tính tại chỗ, phân vùng mạng ảo (VLAN). Có các chính sách như mã hóa truy cập từ xa, kiểm soát các thiết bị IoT, WiFi và sử dụng các thiết bị lưu trữ di động. Đồng thời cũng trang bị các giải pháp sao lưu dự phòng…
" alt=""/>Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng: EVN nên đầu tư hơn cho nguồn nhân lực ATTT