Liên tục điều chỉnh nới tiến độUBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
Theo đó, UBND TP giao Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 37/215 dự án chưa khắc phục dứt điểm các vi phạm để kết luận, làm rõ nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết triệt để các vi phạm. Trường hợp chủ đầu tư cố tình chây ì tiếp tục vi phạm thì kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án hoặc thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, UBND TP chỉ đạo Sở TNMT tiến hành kiểm tra 4 dự án theo kiến nghị của Đoàn tái giám sát HĐND TP để chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan và báo cáo, đề xuất UBND TP giải quyết xử lý theo quy định.
 |
Sau hơn 10 năm giao đất, dự án AIC Xuân Đỉnh vẫn chỉ là bãi đất trống quây tôn kín, kỳ vọng về một dự án văn phòng kết hợp lưu trú, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe kinh doanh nằm ở vị trí đắc địa của quận Bắc Từ Liêm vẫn chỉ nằm trên giấy |
Cụ thể 4 dự án gồm: Dự án Đầu tư xây dựng trụ sở kết hợp văn phòng sinh thái thương mại và khu trưng bày sản phẩm (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà; dự án Bãi đỗ xe công cộng Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm) của HTX Thống Nhất; dự án Xây dựng trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe kinh doanh (Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) do Công ty CP Bất động sản AIC làm chủ đầu tư và dự án Xây dựng di chuyển, mở rộng cơ sở sản xuất dệt kim và may xuất khẩu (quận Bắc Từ Liêm) của Công ty CP Haprosimex Thăng Long.
Trong đó dự án Xây dựng trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe kinh doanh (dự án AIC Xuân Đỉnh) của Công ty CP Bất động sản AIC (Công ty AIC) đã được bàn giao đất và ký hợp đồng thuê đất từ tháng 12/2010 và liên tục được điều chỉnh nới tiến độ nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống gây lãng phí tài nguyên đất.
Dự án AIC Xuân Đình là khu "đất vàng" đối diện Công viên Hòa Bình, đường Đỗ Nhuận. Khu đất có ký hiệu là F1, F2, được UBND TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ năm 2008 cho Công ty CP đầu tư bất động sản Hà Nội.
Đến năm 2009, UBND TP chấp thuận chủ trương chuyển nhượng dự án từ Công ty CP đầu tư bất động sản Hà Nội sang Công ty AIC.
Năm 2010, UBND TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ nhất, tiến độ dự án được điều chỉnh đến năm 2012.
Năm 2013, UBND TP Hà Nội tiếp tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ hai, tiến độ dự án điều chỉnh đến năm 2015.
Nhà đầu tư được bàn giao đất trên thực địa và ký hợp đồng thuê đất năm 2010, được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 4.065m2, thời gian sử dụng 50 năm.
Ngày 11/6/2019, Sở TNMT Hà Nội có kết luận thanh tra đồng thời kiến nghị UBND TP Hà Nội chấp thuận gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với dự án.
 |
Đoàn giám sát của HĐND TP kiểm tra tại dự án sử dụng đất sai mục đích của Công ty CP Haprosimex Thăng Long (Ảnh: dbndhanoi.gov.vn) |
Ngày 18/7/2019 UBND TP Hà Nội đã có quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với dự án và đề nghị chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính, đưa đất vào sử dụng trong thời hạn này.
Gần 1 năm sau, tháng 6/2020, Sở TNMT có thông báo đề nghị Công ty AIC đưa đất vào sử dụng, nhưng không nhận được phản hồi của AIC.
Gần đây nhất, ngày 9/3/2021, Sở TNMT tiếp tục có văn bản đôn đốc (lần 2). Đến ngày 11/3/2021 chủ đầu tư mới có phản hồi và báo cáo đã hoàn thành nộp nghĩa vụ tài chính 3,781 tỷ đồng.
Hiện trạng đến tháng 4/2021 dự án đã xong giải phóng mặt bằng nhưng đang quây tôn và chưa thực hiện triển khai xây dựng.
Đề nghị thu hồi đất nếu không hợp tác với cơ quan Nhà nước
Theo Thường trực HĐND TP, nội dung của kết luận thanh tra Sở TNMT từ năm 2019 chưa được triển khai đầy đủ, dự án vẫn chậm điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương đầu tư. Theo dự kiến của Đoàn giám sát đến hết thời gian gia hạn sử dụng đất (tháng 7/2021), nếu nhà đầu tư không tích cực triển khai sẽ khó hoàn thành nội dung này.
Tiến độ dự án không chuyển biến sau gần 3 năm HĐND giám sát và hơn 2 năm sau Kết luận thanh tra của Sở. Thậm chí chủ đầu tư - Công ty AIC có dấu hiệu trì hoãn, không thực hiện dự án.
Từ đó, Thường trực HĐND TP đề nghị UBND TP chỉ đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc khẩn trương thực hiện hướng dẫn nhà đầu tư điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết ô đất F1, F2 theo chỉ đạo của TP. Trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch – Đầu tư sớm hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Bên cạnh đó, chỉ đạo Sở TNMT hậu kiểm thực hiện các kết luận thanh tra của Sở và tham mưu với UBND TP các biện pháp xử lý đối với dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai theo đúng quy định.
 |
Gần 20 năm giao đất, Công ty Haprosimex Thăng Long chưa hoàn thiện các thủ tục trong khi đó tự ý cho thuê đất trái luật, các cơ quan có thẩm quyền đã xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng tự ý cho thuê nhưng công ty vẫn tiếp tục hành vi bất chấp quy định của pháp luật |
“Trường hợp nhà đầu tư chậm trễ trong việc thực hiện, không hợp tác đối với các cơ quan nhà nước, thì đề nghị Sở TNMT phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất” - Thường trực HĐND TP đề nghị.
Có thể thấy, đến nay sau hơn 10 năm giao đất, kỳ vọng về một dự án văn phòng kết hợp lưu trú, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe kinh doanh nằm ở vị trí đắc địa của quận Bắc Từ Liêm vẫn chỉ nằm trên giấy.
Gần 20 năm không hoàn thiện thủ tục, tự ý cho thuê đất đai, nhà xưởng
Ngoài dự án trên của AIC, dự án Xây dựng di chuyển, mở rộng cơ sở sản xuất vải dệt kim và may xuất khẩu của Công ty CP Haprosimex Thăng Long (Công ty Haprosimex Thăng Long) cũng là 1 trong 4 dự án UBND TP giao Sở TNMT kiểm tra.
Dự án được UBND TP phê duyệt từ năm 2001, thời gian thực hiện từ 2001-2002. Cũng như dự án AIC Xuân Đỉnh, dự án này cũng liên tục được điều chỉnh tiến độ.
Năm 2006, dự án được phê duyệt điều chỉnh đến hết năm 2007. Sau đó, tiếp tục được điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2011. Nhà đầu tư đã được bàn giao đất, ký hợp đồng thuê 8.349m2 từ năm 2002 với thời hạn cho thuê đất là 20 năm, trả tiền thuê đất hàng năm.
Dự án thuộc danh mục dự án chậm triển khai UBND quận Bắc Từ Liêm đã báo cáo Đoàn giám sát của HĐND TP năm 2018.
Năm 2019, tại kết luận thanh tra của Sở TNMT, Sở đề nghị nhà đầu tư chấm dứt hành vi tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất khi chưa đuọc cấp phép, trường hợp không thực hiện sẽ bị xử lý thu hồi.
Tuy nhiên, hiện trạng dự án đến tháng 4/2021, theo kiểm tra thực địa trực tiếp của Đoàn giám sát dự án có 1 khối nhà bê tông 3 tầng diện tích khoảng 400m2; 1 công trình 3 tầng diện tích sàn xây dựng hơn 3.100m2 Công ty TNHH kinh doanh ô tô NISU đang sử dụng làm showroom ô tô Nissan theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Haprosimex Thăng Long; Riêng tầng 1 có 03 phòng làm việc của cty cổ phần Haprosimex Thăng Long, diện tích khoảng 300m2. 1 nhà xưởng sản xuất của công ty; 1 nhà kho; 1 khối nhà bê tông cho thuê kinh doanh văn phòng phẩm. Hiện nhà đầu tư vẫn đang tiếp tục tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được nhà nước cho thuê, chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.
Kết quả rà soát hồ sơ liên quan cho thấy, nhà đầu tư chưa liên hệ với UBND quận Bắc Từ Liêm để tiếp tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư với diện tích hơn 2.800m2 đất theo quy định.
Đáng chú ý, mặc dù đã bị xử phạt 15 triệu đồng về hành vi tự ý cho thuê tài sản khi chưa được cấp phép từ năm 2019 nhưng đến nay Công ty Haprosimex vẫn tiếp tục hành vi này.
“Như vậy, nội dung của kết luận thanh tra Sở TNMT chưa được triển khai đầy đủ, tiến độ dự án không có chuyển biến sau gần 3 năm HĐND giám sát và gần 2 năm sau kết luận thanh tra của Sở, chủ đầu tư không liên hệ cơ quan nhà nước, có dấu hiệu trì hoãn, không thực hiện dự án” - Thường trực HĐND TP nêu.
Từ thực tế trên, Thường trực HĐND TP đề nghị UBND TP chỉ đạo Sở TNMT hậu kiểm thực hiện các kết luận thanh tra của Sở; xem xét có chế tài xử lý nghiêm đối với việc không thực hiện kết luận thanh tra, không hợp tác với cơ quan chức năng, có hành vi cố ý vi phạm và không triển khai dự án theo đúng tiến độ được phê duyệt.
Đồng thời tham mưu với UBND TP các biện pháp xử lý theo đúng quy định.
Thuận Phong

Hà Nội lập đoàn liên ngành kiểm tra, loạt dự án hoang ôm đất vào ‘tầm ngắm’
UBND TP Hà Nội lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, rà soát, lập hồ sơ xử lý đối với các dự án đã được gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định của Luật Đất đai nhưng vẫn chưa đưa đất vào sử dụng đất.
" alt="Hà Nội kiểm tra dự án ôm đất vàng bỏ hoang của AIC có bị thu hồi"/>
Hà Nội kiểm tra dự án ôm đất vàng bỏ hoang của AIC có bị thu hồi

-“Tụi em phải làm thêm giờ để giải quyết cho hết đống hồ sơ vay 30.000 tỷ tồn đọng, lấy đâu thời gian nhận hồ sơ mới. Có chỉ đạo dừng ký hợp đồng tín dụng mới từ hôm qua rồi nên anh đừng trông chờ gói này” - Thanh, nhân viên tại một ngân hàng lớn cho biết.Trong vai khách hàng đi mua nhà vay gói 30.000 tỷ, phóng viên VietNamNet nhận được khá nhiều thông tin phản hồi tương tự từ các ngân hàng tham gia chương trình cho vay ưu đãi này.
Theo chị Thanh, riêng chi nhánh của chị có khoảng vài chục hồ sơ từ trong Tết đang giải quyết. “Ngân hàng Nhà nước ra văn bản yêu cầu ngừng ký hợp đồng tín dụng mới từ 31/3 trước đó chỉ 3 ngày khiến khách hàng không khỏi lo lắng, sợ không kịp duyệt hồ sơ. Họ gọi điện thúc giục, chủ đầu tư cũng nhờ giải quyết nhanh nên 2 ngày nay nhân viên ngân hàng phải làm việc rất căng thẳng, được hồ sơ nào hay hồ sơ đó” - chị Thanh chia sẻ.
 |
Nhiều dự án trước đây quảng cáo rầm rộ với thông điệp dự án cuối cùng được vay gói 30.000 tỷ, nay cũng đã chuyển hướng
|
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản khu Tây Bắc TP.HCM cho biết, hiện đang còn vài hồ sơ ngân hàng đang xét duyệt. Về cơ bản thì ngân hàng họ cũng hỗ trợ tối đa để có thể ký hợp đồng tín dụng trước hạn 31/3. Tuy nhiên, cũng có hồ sơ khách hàng làm chưa đầy đủ thì bó tay, chúng tôi buộc phải trả lại cọc nếu khách hàng không chuyển sang vay thương mại.
“Tụi em vừa đầu tư mấy chục triệu cho chiến dịch quảng cáo dự án ăn theo gói 30.000 tỷ. Định làm trận cuối trước thời điểm chấm dứt là 1/6. Ai ngờ Ngân hàng ra quyết định ngừng ký hợp đồng tín dụng mới sớm hơn dự tính. Giờ một số mới cọc không biết có kịp làm hồ sơ không” - Long, nhân viên môi giới bán căn hộ gói 30.000 tỷ than thở.
Dự án Dream Home Palace (Q.8) trước đây quảng cáo rầm rộ với thông điệp dự án cuối cùng được vay gói 30.000 tỷ, giờ cũng đã chuyển hướng. Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng giám đốc DKRS, đơn vị phân phối dự án, chia sẻ: “Nếu hồ sơ ngon lành thì chỉ mất khoảng 3 - 4 ngày là có kết quả. Còn vướng mắc do giấy tờ của khách hàng thì tùy trường hợp. Các hồ sơ cũ vay gói 30.000 tỷ đa phần là từ trong năm, gần đây rất ít”.
Tìm hiểu dự án Đạt Gia Residence, nhân viên tư vấn Công ty Địa Ốc Trường Phát, cho hay, việc tư vấn gói 30.000 tỷ đã ngưng từ khoảng 1 tuần trước đó. Nếu khách hàng mua căn hộ thời điểm này chỉ có thể được ngân hàng ưu đãi thời gian đầu.
Cũng ở mức giá được hưởng gói 30.000 tỷ nhưng nhân viên tư vấn dự án Him Lam Phú Đông, cạnh đại lộ Phạm Văn Đồng, hầu như không nhận tư vấn về gói này. Thay vào đó là giải pháp thanh toán 50% nhận nhà. Phần còn lại được trả trong 4 năm với lãi suất cố định 5%/năm, khách hàng chỉ phài trả 0,5 - 1% giá trị căn hộ một tháng.
Nhiều chuyên gia đánh giá, việc Ngân hàng Nhà nước kết thúc sớm việc ký hợp đồng tín dụng mới gói 30.000 tỷ là một động thái có tính toán trước. Trong khi những khách hàng cũng đang còn lo chưa biết có được giải ngân với lãi suất ưu đãi sau 1/6 hay không thì việc kéo thêm khách hàng mới sẽ là gánh nặng quá sức.
Quốc Tuấn
- Gói 30.000 tỷ: Ngừng giải ngân hợp đồng mới
- Gói 30.000 tỷ: Một chính sách nhân văn nhưng kết thúc "không có hậu"
- Gói 30.000 tỷ chờ ‘phán quyết’, nhiều dự án hủy kế hoạch mở bán
- Gói 30.000 tỷ hết thiêng, đại gia tung chiêu độc
- Gói 30.000 tỷ: Lãi suất thỏa thuận là không công bằng
- Nghịch cảnh 30.000 tỷ: Người thu nhập thấp xin nộp tiền sớm
" alt="Gói 30.000 tỷ: Còn 2 ngày “thần tốc” trước quyết định đóng cửa"/>
Gói 30.000 tỷ: Còn 2 ngày “thần tốc” trước quyết định đóng cửa
Từ lâu, hãng đồng hồ TAG Heuer đã gắn liền với Thế giới siêu xe. Không chỉ là nhà tài trợ cho nhiều đội đua trong lịch sử, TAG Heuer còn thường xuyên tung ra những mẫu đồng hồ đặc biệt, lấy cảm hứng từ các hãng siêu xe khác nhau - Aston Martin là một trong số đó.Để kỷ niệm mối quan hệ hợp tác này, chiếc xe đặc biệt Aston Martin DBS Superleggera TAG Heuer đã vừa được công bố, đương nhiên đi kèm với một phiên bản đồng hồ độc đáo tương xứng.
Về thiết kế tổng thể, DBS Superleggera TAG Heuer hoàn toàn không có sự khác biệt so với những chiếc DBS Superleggera thường. Điểm nhấn của phiên bản đặc biệt này nằm ở màu sơn đen bóng Monaco Black kết hợp với các chi tiết bằng sợi carbon như mui, cánh đuôi, cánh khuếch tán dưới cản sau và ốp gương.
Ngoài ra, mỗi chiếc DBS Superleggera TAG Heuer đều được lắp sẵn lốp Pirelli P-Zero hiệu năng cao với chỉ trang trí màu đỏ trùng với màu heo phanh.
Những điểm nhấn màu đỏ tiếp tục được sử dụng cả ở bên trong cabin của chiếc xe, cụ thể hơn là các đường viền chỉ ghế ngồi và logo TAG Heuer thêu trên lưng ghế.
Được bọc kết hợp giữa nhung Alcantara và da cao cấp, mỗi ghế ngồi của DBS Superleggera TAG Heuer đều có chỉ thêu hoa văn hình khối tam giác bắt mắt. Đặc biệt, các chi tiết ốp trang trí bên trong cabin xe có hoa văn rất giống đá hoa, nhưng Aston Martin không công bố chính xác vật liệu đã sử dụng để làm ra chúng.
Bên dưới lớp vỏ, DBS Superleggera TAG Heuer vẫn tiếp tục được trang bị khối động cơ V12 5.2L tăng áp kép Twin-Turbo mạnh 725PS tại 6.500v/ph và mô-men xoắn cực đại 900Nm. Sức mạnh của động cơ vẫn được dẫn tới các bánh sau qua hộp số tự động 8 cấp ZF. Nhờ đó, chiếc xe chỉ mất 3,4 giây để tăng tốc từ 0-100km/h và 6,4 giây để đạt 0-161km/h (0-100mph). Tốc độ tối đa của DBS 59 là 340km/h.
Mức giá của phiên bản đặc biệt này không được Aston Martin công bố, tuy nhiên hãng có cho biết rằng sẽ chỉ có tổng cộng 50 chiếc DBS Superleggera TAG Heuer sẽ được sản xuất.
(Theo Nghe nhìn Việt Nam)

Những chiếc xe triệu đô ai ngắm cũng phải say đắm
Nhiều xế hộp cổ được giới yêu xe cho là “vô giá”, được đánh giá không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là những tác phẩm nghệ thuật. Những chiếc xe này luôn săn lùng trong các buổi đấu giá và được trả với mức giá cao ngất.
" alt="Ngắm Aston Martin DBS Superleggera bản đặc biệt phong cách đồng hồ TAG Heuer"/>
Ngắm Aston Martin DBS Superleggera bản đặc biệt phong cách đồng hồ TAG Heuer