Nhận định, soi kèo Al Shorta vs Naft Misan, 21h00 ngày 14/1: Kịch bản quen thuộc
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/06b693259.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 15/1: Cửa trên ‘tạch’
Bệnh nhân được điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế (Ảnh: BV cung cấp).
Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp sốc nhiễm khuẩn khả năng do viêm tụy hoại tử.
Theo y văn thế giới, viêm tụy hoại tử xuất huyết là bệnh hiếm gặp và nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
Ngay sau đó, bệnh nhân đã được điều trị tích cực ngay từ đầu với hồi sức dịch, kháng sinh phổ rộng. Mặc dù vậy tình trạng bệnh vẫn nặng lên nhanh chóng, có dấu hiệu xuất huyết nặng ổ bụng kèm theo. Các xét nghiệm cho thấy tình trạng thiếu máu rất nặng và suy đa tạng.
Nhận thấy đây là một ca bệnh nặng, phức tạp, hiếm gặp ở trẻ em và đang đe dọa tính mạng, các bác sĩ tiếp tục hồi sức tích cực với thở máy, truyền máu khẩn cấp số lượng lớn.
Sau hội chẩn khẩn y khoa, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu cầm máu, loại bỏ toàn bộ tụy đã bị hoại tử nặng, khâu tĩnh mạch lách bị thủng gây xuất huyết ồ ạt ổ bụng do biến chứng của viêm tụy hoại tử. Bệnh nhân được truyền gần 3 lít máu trong thời gian ngắn từ khi vào viện đến trước và trong quá trình phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị thở máy, lọc máu liên tục để hỗ trợ các cơ quan tổn thương, sử dụng các thuốc vận mạch liều cao, đảm bảo huyết động và phối hợp nhiều kháng sinh phổ rộng.
Theo đại diện Bệnh viện Trung ương Huế, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân biểu hiện sốc nhiễm trùng dai dẳng, tổn thương thận, rối loạn điện giải, tổn thương gan, phổi, rối loạn chức năng đông máu nặng.
Sau 7 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân hết sốt, tình trạng nhiễm trùng và các tổn thương phổi, gan cải thiện, nước tiểu nhạt màu dần và trở về bình thường. Các chỉ số xét nghiệm về nhiễm trùng, chức năng các cơ quan, nước tiểu trở về bình thường.
Đến ngày 27/9, bệnh nhân chính thức được xuất viện sau hơn một tháng điều trị tích cực.
Chị H.T.P., mẹ bệnh nhân cho biết, cháu K.C là con một của gia đình nên rất lo sợ khi cháu rơi vào tình trạng nguy kịch. Suốt thời gian C. nằm thở máy ở bệnh viện, hai vợ chồng chỉ biết cầu mong phép màu đến với con.
">Sau cơn đau bụng, bé trai 15 tuổi rơi vào hôn mê vì căn bệnh hiếm gặp
Game bài Maucau club cổng game đổi thưởng hàng đầu Việt Nam
Game bài R88 club
Nhận định, soi kèo KF Tirana vs Bylis, 19h00 ngày 14/1: Đối thủ yêu thích
Đánh giá chi tiết nổ hũ huno club có uy tín hay không?
Loét miệng tái phát là một trong những triệu chứng của bệnh Behcet (Ảnh: BV).
Cách nhập viện 5 tháng, bệnh nhân thấy các sang thương tương tự nhiều hơn ở vùng chân, lan sang vùng tay, mông, lưng, cũng như sưng đau nhiều và giảm thị lực mắt trái. Đi khám tại một bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.
Bệnh nhân không có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý tự miễn. Triệu chứng đầu tiên bệnh nhân gặp phải là loét miệng nhiều lần. Các vết loét có đường kính 5-10mm, gây đau đớn, khó khăn trong ăn uống và nói chuyện, có thể tự lành nhưng tái phát nhiều lần trong năm.
Bên cạnh đó, bệnh nhân xuất hiện những tổn thương da, như các sẩn đỏ kèm mụn mủ xuất hiện từng đợt và tái phát ở vùng cẳng chân hay, mông, lưng... Ngoài ra, còn có hàng loạt triệu chứng ở thần kinh (đau nửa đầu kèm chóng mặt), mắt, đường tiêu hóa, khớp.
Bệnh nhân đã trải qua nhiều lần thăm khám ngoại trú tại các cơ sở y tế khác nhau, nhưng bệnh chưa cải thiện. Sau khi được nhập Bệnh viện Da liễu TPHCM, bác sĩ chuyên khoa đã tiến hành các xét nghiệm và đánh giá lâm sàng.
Dựa trên tiêu chuẩn quốc tế về bệnh (có tổn thương mắt, loét áp-tơ miệng, tổn thương da, xét nghiệm bệnh lý pathergy dương tính), người đàn ông được chẩn đoán đã mắc hội chứng Behcet. Thời gian mắc bệnh là 8 năm.
Sau khi có chẩn đoán xác định, bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch và chăm sóc hỗ trợ, hướng dẫn khám đa chuyên khoa (Mắt, Khớp, Thần kinh, Tiêu hóa).
Hiện tại, bệnh nhân đã xuất viện và khám ngoại trú thường xuyên tại một bệnh viện tuyến cuối, với tình trạng cải thiện rõ rệt, sạch sang thương da, mắt nhìn rõ, khớp giảm đau nhiều.
Bác sĩ Loan chia sẻ, hội chứng Behcet là một bệnh viêm mạch hệ thống có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bao gồm mắt, da, khớp, đường tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương.
Bệnh Behcet hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo vị trí địa lý, phổ biến hơn ở các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ (80-270 ca/100.000 người), Iran…. và tỷ lệ thấp ở các quốc gia châu Âu, Hoa kỳ (0,12-7,5 ca/100.000 người).
Nguyên nhân chính xác của bệnh Behcet vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số yếu tố có thể đóng vai trò trong việc gây bệnh, như di truyền (gen HLA-B51), môi trường, rối loạn miễn dịch... Bệnh thường gặp hơn ở người trưởng thành (20-40 tuổi), thường nặng hơn ở nam giới.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, Behcet có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hàng loạt cơ quan như mắt (gây mất thị lực), thần kinh (nhức đầu, đột quỵ), tim mạch (các cục máu đông, bệnh lý của động mạch phổi...), tiêu hóa (đau bụng, chảy máu và thủng), da...
Do đó, bác sĩ khuyến cáo, người dân khi thấy các dấu hiệu ngoài da như loét miệng và loét sinh dục tái phát (ít nhất 3 lần trong 12 tháng), tổn thương mụn mủ, mắt nhìn mờ - đỏ, đau khớp, viêm mạch máu, viêm đường tiêu hóa, tổn thương hệ thần kinh… cần đến bệnh viện chuyên khoa Da liễu ngay để được phát hiện sớm, tránh các biến chứng.
">Phát hiện ca bệnh Behcet hiếm gặp, nguy hiểm bị "bỏ quên" suốt 8 năm
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bệnh nhi sáng 24/9 (Ảnh: Thế Anh).
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng: Viêm phổi do đuối nước và hít bùn đất, biến chứng ARDS - Đa chấn thương - Gãy xương đòn phải - Đụng gập gan phải - Tổn thương phần mềm nhiều nơi - Theo dõi sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng - Rối loạn đông máu - DIC - Hội chứng tiêu cơ vân cấp.
Trong suốt 5 ngày ở Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ rửa phổi, dịch ra đục ngầu bùn cát. Các bác sĩ cũng nội soi dạ dày tại giường bệnh, lấy ra được lượng lớn sỏi, bùn cát.
Bệnh viện Bạch Mai liên tục hội chẩn toàn viện, hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản để tìm phương án điều trị cho ca bệnh khó.
Sáng 24/9, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm bé gái đang được điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai).
Bộ trưởng cũng chia sẻ những mất mát mà gia đình bệnh nhi và những nạn nhân trong đợt mưa lũ vừa qua phải gánh chịu, mong gia đình sớm vượt qua đau thương, nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.
Sau 2 tuần được điều trị và chăm sóc tích cực, đến hôm nay (24/9), bệnh nhi có một số cải thiện. Tuy nhiên, hiện bệnh nhi vẫn trong tình trạng nặng, phải thở máy, phối hợp nhiều kháng sinh, dinh dưỡng, phục hồi chức năng.
"Vấn đề nghiêm trọng của bệnh nhi vẫn là phổi do hít phải bùn đất và ngâm nước trong thời gian dài. Phim chụp cho thấy phổi vẫn có nhiều ổ áp xe, ho nhiều đờm….Chiều nay Bệnh viện sẽ tiếp tục hội chẩn để tập trung mọi nguồn lực tốt nhất điều trị cho cháu", PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ.
PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện cho biết, bệnh viện sẽ tập trung cao nhất mọi nguồn lực về nhân lực, vật lực, thuốc, vật tư y tế… để cứu chữa và chăm sóc cho cháu.
Bé trai 7 tuổi vượt qua nguy kịch
PGS.TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng Khoa Phẫu thuật Nhi & Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bé trai H.G.B. (7 tuổi), nạn nhân vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang được điều trị tại khoa. Hiện trẻ tỉnh táo, tự chơi được, thích gọi điện nói chuyện với anh trai đang học trường nội trú tại huyện Bảo Yên, Lào Cai.
Trước đó, sau khi hội chẩn với Bệnh viện Đa khoa Lào Cai, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức quyết định chuyển em lên Hà Nội điều trị, bởi trong vụ lũ quét, bé có vết thương đầu lộ sọ, nhiều nguy cơ.
"Kết quả cấy vi khuẩn ở BV Lào Cai là vi khuẩn tụ cầu. Vết thương đầu lộ sọ này cần được che phủ tốt nhất để tránh nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm", PGS Hoa thông tin.
Bác ruột bệnh nhi cho biết, trận lũ quét xảy ra khoảng 6h sáng 10/9. Sau đó, bé được người dân tìm thấy lẫn trong bùn nước cách làng 500m, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Lào Cai cấp cứu.
"Nhà tôi cách nhà cháu chỉ 200m, tôi nhìn thấy cảnh đất đồi sạt, ám ảnh không thể nào quên. Nhà cháu tôi, bố mẹ đều chết hết vì vùi lấp trong bùn, đất. Còn cháu B. được phát hiện đưa đi viện, anh trai đang học nội trú tại trường ở huyện Bảo Yên", bác ruột đang chăm sóc T. tại viện chia sẻ.
PGS Hoa cho biết, bệnh nhi được cấp cứu đưa vào bệnh viện huyện, sau đó lên tỉnh Lào Cai và theo dõi chấn thương bụng, gan, có chấn thương thận, tuyến thượng thận. Ngoài ra bệnh nhi gãy xương đùi, đã được kết hợp xương ở Bệnh viện Đa khoa Lào Cai. Vết thương hở sọ là nặng nhất, nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn yếm khí có thể nguy hiểm tính mạng.
Sau khi được chuyển về Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa, liên viện để điều trị cho cháu bé.
"Vết thương đùi, bụng của bệnh nhi chưa phải can thiệp. Tuy nhiên, khi hội chẩn chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, hàm mặt, các bác sĩ quyết định phẫu thuật để che phủ vết thương hở sọ. Sau ca mổ kéo dài 5 tiếng, các bác sĩ đã che phủ được da đầu tối đa. Ngoài ra, lấy được rất nhiều bùn đất, mủ trong hốc mắt của trẻ", PGS Hoa cho biết.
Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, tâm lý bình thường, vết thương sau mổ ổn định nhưng do thiếu da, chuyển vạt da che phủ hở sọ nên phải theo dõi chặt phòng nguy cơ hoại tử. Khi được nói chuyện với anh trai 15 tuổi đang học tại trường nội trú huyện ở Bảo Yên, bé rất nhớ anh, mong anh được xuống Hà Nội thăm.
Vụ lũ quét thôn làng Nủ xảy ra khoảng 6h ngày 10/9. Tổng số người chết tại Làng Nủ tính đến trưa 22/9 là 55 người. Số người mất tích hiện còn 12 người, số người bị thương đang điều trị tại bệnh viện 14 người.
">Diễn biến sức khỏe 2 bé vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị ở Hà Nội
5 sự thật bạn chưa biết về ung thư phổi
友情链接