您现在的位置是:Thế giới >>正文
Soi Tây Ban Nha hôm nay 11/9: Gijon vs Racing Santander
Thế giới57761人已围观
简介âyBanNhahôman city – brighton Hoàng Tài - 11/09/2022 05:25 ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3: Nhọc nhằn vượt ải
Thế giớiPhạm Xuân Hải - 29/03/2025 05:25 Tây Ban Nha ...
【Thế giới】
阅读更多Đại gia giàu kếch xù vẫn đi xe ôm, chỉ dùng một đôi giày giá rẻ
Thế giớiNarendra Raval (người Kenya, gốc Ấn Độ), năm nay 58 tuổi, ước tính sở hữu tài sản khoảng 500 triệu USD. Khối tài sản của ông có từ kinh doanh thép, dây thép gai, xi măng, nhôm... Người đàn ông này là một đại gia thường xuyên làm từ thiện. Mặc dù giàu có nhưng ông chỉ có một đôi giày bình dân 60 USD, một điện thoại di động bình thường, 6 cà vạt và 4 bộ comple. Thậm chí, đại gia này không có ví và không sở hữu thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ.
"Tôi từng chỉ có một bộ quần áo, đi chân trần nhiều năm, không có gì ăn... Bây giờ tôi chỉ có một đôi giày đã đi trong ít nhất 5 năm", Narendra Raval bày tỏ.
Khi con trai học ở nước ngoài, mỗi tháng ông cũng chu cấp rất ít so với khối tài sản đang có.
Trong cuộc phỏng vấn diễn ra tại văn phòng của tập đoàn Devki do ông sở hữu, Narendra Raval đã kể lại hành trình đi lên từ nghèo khó. Khi đến Kenya, ông đã cưới vợ, có những đứa con và khối tài sản lớn.
Khi còn rất nghèo đến nỗi không có giày để đi, ông Raval mơ ước có một máy bay trực thăng. Và ông đã làm việc vì ước mơ này và không bao giờ quên giấc mơ đó. Đến nay, ông đã sở hữu 3 máy bay trực thăng riêng. Thậm chí, đại gia này thừa nhận không biết hiện có bao nhiêu tiền.
Ông cho rằng, tiền không phải là những gì có trong ngân hàng. Tiền là 6.500 người làm việc cho ông, tiền là oxy mà các bệnh nhân trong bệnh viện mà ông đóng góp, tiền là thức ăn trên đĩa của những trẻ em nghèo...
"Đó là sự giàu có của tôi, không phải những gì tôi chi tiêu cho bản thân, công ty hay gia đình", Narendra Raval cho hay.
Ông Narendra Raval không biết hiện có bao nhiêu tiền và luôn làm từ thiện, giúp đỡ người khó khăn.
Ông Narendra Raval cũng không sở hữu xe sang. Trước đây, ông lái một chiếc xe của Toyota, sau đó gia đình đề nghị mua một chiếc Mercedes-Benz. Trong bối cảnh dịch Covid-19, người lái xe đã về với gia đình, ông tự lái xe hoặc tự đi bằng xe ôm.
Khi con trai học ở London (Anh), mỗi tháng ông Narendra Raval chỉ cho con 400 bảng Anh (12,8 triệu đồng). "Tôi quyên góp hàng triệu shilling (đơn vị tiền tệ của Kenya) mỗi ngày, vì vậy gia đình không hiểu tại sao tôi lại khắt khe với con trai. Con tôi phải tìm một công việc bán hàng và kiếm thêm tiền để bù vào số tiền mà tôi cho. Tôi đang dạy con giá trị của đồng tiền", ông cho hay.
Với số tiền có được, ông Narendra Raval hỗ trợ cho các trại trẻ mồ côi. Hiện, có 350 đứa trẻ được ông cung cấp tiền ăn và học.
"Khi mua chiếc trực thăng thứ nhất, những hành khách đầu tiên của tôi là trẻ em đang đi học. Trước đây, có thể không được ngồi ô tô như tôi ở Ấn Độ, nhưng các em đã được ngồi trên một chiếc trực thăng. Hy vọng rằng, trải nghiệm đó gieo vào chúng một điều gì đó", triệu phú này cho hay.
Theo Dân Trí
Đại gia giàu kếch xù chỉ dùng điện thoại cũ, sống giản dị không ngờ
Sống giản dị, dùng điện thoại cũ không xa hoa là điều mọi người ấn tượng về tỷ phú sở hữu khối tài sản 3,1 tỷ USD.
">...
【Thế giới】
阅读更多Người yêu 'quất ngựa truy phong' khi bụng tôi ngày một lớn
Thế giớiTôi và anh quen nhau từ khi chúng tôi còn là sinh viên. Ra trường, anh sang Nhật làm việc còn tôi ở trọ và làm ở một công ty nhỏ tại Hà Nội vì nhà tôi cách thủ đô hơn 60 km. Chúng tôi thường xuyên nói chuyện qua mạng internet. Anh về nước thăm gia đình, tôi đã đồng ý yêu anh. Yêu nhau được 3 năm, anh tính chuyện lâu dài với tôi. Anh nói tôi đi học tiếng Nhật rồi sang đó làm, chúng tôi sẽ được gần nhau nhiều hơn. Tôi ở nhà nghe lời anh, vừa đi làm vừa tranh thủ học buổi tối.
Năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, anh về nước sinh sống và làm việc, anh nói chờ hết dịch thì chúng tôi cùng sang Nhật. Dịch bệnh kéo dài nên chúng tôi chưa quyết định được ngày đi, anh bàn với tôi là tổ chức đám cưới trước rồi sang Nhật sau.
Anh về ra mắt và xin phép bố mẹ tôi cho chúng tôi qua lại. Tôi cũng mấy lần sang nhà anh cùng nhóm bạn. Bố mẹ anh đối xử với tôi bình thường như những người bạn khác của anh, chưa lần nào anh chính thức nói tôi là người yêu anh. Tôi hỏi anh thì anh bảo đợi dịp thích hợp.
Chúng tôi thường xuyên gặp nhau, anh quan tâm, chăm sóc tôi, tôi thực sự hạnh phúc. Nhiều lần, anh đòi hỏi nhưng tôi không muốn đi quá giới hạn. Sau lần ra mắt và xin phép bố mẹ tôi, tôi cũng thoải mái hơn với anh.
Anh nói: “Chúng mình sắp về chung một nhà, em còn cấm anh tới khi nào?”. Tôi đã đồng ý trao cho anh tất cả sau lần đi xem phim và anh ngủ lại phòng trọ của tôi. Một lần rồi 2 lần, chúng tôi đã quan hệ nhiều lần mà không có biện pháp bảo vệ nào cả.
Một ngày, anh hẹn đón tôi về nhà anh ăn cỗ giỗ ông nội, anh nói sẽ giới thiệu tôi với gia đình và xin phép chuyện cưới xin. Tôi vừa mừng vừa lo nhưng cũng chuẩn bị cho mình một tâm lý thật tốt để ra mắt gia đình chồng tương lai.
Sang nhà anh, tôi chào hỏi mọi người rồi làm phụ giúp mọi việc. Mọi người trong gia đình anh nhìn tôi xét nét. Tôi hỏi gì mọi người mới trả lời còn thì không ai bắt chuyện với tôi, kể cả mẹ anh. Tôi sợ lắm, nhưng tôi nghĩ chỉ cần mình cố gắng rồi mọi chuyện sẽ tốt thôi. Hết ngày, anh không đưa tôi về vì mẹ bắt anh chở đi có việc, anh bảo tôi bắt xe buýt về.
Về phòng trọ, tôi cứ nghĩ miên man rồi thiếp đi lúc nào không hay. Tỉnh dậy vội cầm điện thoại xem anh có nhắn tin hay gọi cho tôi không mà không thấy. Mãi chiều tối hôm sau anh nhắn cho tôi một tin: “Mẹ anh bảo chúng mình không hợp tuổi nhau, lấy nhau sẽ khổ, mình dừng lại nhé”.
Tôi chết lặng, hỏi anh đủ thứ mà anh không nói. Bình tĩnh tôi nhắn lại anh: “Anh đã nói chuyện và thuyết phục mẹ chưa? Chẳng lẽ chỉ vì lý do không căn cứ ấy mà anh chia tay em? Em để anh yên tĩnh suy nghĩ một tuần rồi quyết định nhé”.
Tôi không liên lạc với anh, tắt mạng internet một tuần để suy nghĩ. Trong tuần đó tôi phát hiện mình có thai. Hết tuần, tôi hỏi anh suy nghĩ kĩ chưa, anh trả lời tôi: “Mình chia tay nhé”. “Kể cả khi em có thai?”, tôi hỏi anh.
Anh vẫn lạnh lùng: “Em đừng đùa anh, kể cả có thì giờ nhỏ vẫn bỏ được, anh sẽ chuyển khoản tiền cho em đi bỏ thai”. Tim tôi như bị ai bóp nghẹt, tôi chỉ nói đúng một câu: “Em đồng ý chia tay” rồi cúp máy.
Từ lúc đó anh không hỏi tôi một lời, cái thai trong bụng tôi ngày một lớn, tôi không muốn cho anh biết cũng không muốn bỏ con, giờ tôi phải làm sao?
Độc giả giấu tên
Chồng tôi không muốn sinh con thứ hai
Khi con tôi 3 tuổi, tôi nói với chồng sinh thêm con thứ 2, anh ậm ờ không trả lời thẳng mà tìm cách lảng tránh.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Septemvri Sofia, 22h45 ngày 1/4: Hướng tới top 8
- Mâm cơm Việt của chàng trai 10 năm sống ở châu Phi khiến nhiều người thán phục
- Không thể quên việc mẹ chồng ngồi trong xe hoa của tôi
- Việt Nam sẵn sàng bảo hộ công dân sau động đất ở Đài Loan
- Nhận định, soi kèo U19 Trabzonspor vs U19 Inter Milan, 22h00 ngày 1/4: Tin vào ‘tiểu Nerazzurri’
- Cô nàng được mệnh danh nữ thần hoạt náo viên
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Zeledon vs Alajuelense, 09h00 ngày 1/4: Thắng vì ngôi đầu
-
Số là bãi đất trống phía sau khu chúng tôi ở xuất hiện một đoàn tổ chức hội chợ, hát lô-tô. Mỗi ngày, từ 7 giờ tối, nhà tôi ăn cơm, họ bắt đầu chạy chương trình đến 11, 12 giờ đêm. Suốt hơn bốn giờ đồng hồ, hàng chục người thi nhau nói, hát, hò reo và mở nhạc. Tiếng nhạc xập xình, ầm ầm, thùm thụp vỗ vào từng vách nhà, từng phòng ngủ, đến mức chạm tay vào tường có thể thấy rõ nhịp rung bần bật.
Muốn nói chuyện với nhau, chúng tôi phải kêu thật to, không thể xem tivi, làm việc, nghỉ ngơi. Con tôi phải tranh thủ học lúc họ chưa hoạt động và chỉ có thể ngủ được khi họ tắt loa.
Mỗi lần tiếng nhạc bắt đầu nổi lên, tôi cảm giác mình thật sự căng thẳng, ức chế và có thể cáu bẳn với bất cứ ai. Hàng xóm ai cũng kêu, nhưng không biết làm cách nào.
Tôi ra gặp những người tổ chức hội chợ, nhỏ nhẹ nhắc họ giảm âm lượng, chỉnh loa giảm "bass" để không ảnh hưởng nhiều đến bà con. Bởi tôi hiểu, đó là mưu sinh của họ. Nhưng chẳng có gì thay đổi. Mỗi tối họ vẫn hò hét. Càng về khuya, tiếng nhạc sàn càng khủng khiếp.
Tôi gọi điện tới công an phường nhờ nhắc nhở đoàn. "Việc này do bộ phận văn hóa của phường quản lý", anh cảnh sát khu vực nói. Và theo anh biết, đoàn đã xin phép và phường đã "cấp phép". Tôi lại tìm gọi cho người phụ trách văn hóa của phường. Anh cán bộ "chưa hề nghe thông tin về việc có đoàn hội chợ hoạt động" và hứa sẽ xác nhận, xử lý theo kiến nghị của dân.
Lại thêm một tuần trôi qua, vẫn không có gì thay đổi.
Tôi đại diện xóm tôi, viết một lá đơn, xin nghỉ làm để lên phường nộp, kiến nghị giải quyết sự việc. Rút kinh nghiệm, tôi yêu cầu cán bộ cho tôi biên nhận đơn và nói rằng, nếu không xử lý, tôi sẽ gửi đơn lên cấp cao hơn hoặc liên hệ truyền thông nhờ họ giúp.
Tối hôm đó, đoàn hát mới dừng mở nhạc. Tôi tự hỏi nếu mình không biết luật và không làm căng thì hàng trăm gia đình sẽ phải cơ cực đến khi nào.
Chịu đựng tiếng ồn quá cỡ, bị tước mất quyền nghỉ ngơi và không bị làm phiền ngay tại chính ngôi nhà của mình; chịu đựng sự tra tấn của karaoke tự phát, tiếng ồn trước sự thờ ơ của người có trách nhiệm đang là tình trạng ở nhiều nơi, đặc biệt tại TP HCM.
Một thời gian, tôi đã phải tính đến chuyển nhà vì các dãy nhà trọ xung quanh tối nào cũng có những cuộc nhậu, hát karaoke, cãi nhau, mở nhạc ầm ĩ. Hát tại nhà thường đi kèm tiệc nhậu. Có hơi men vào, họ gần như bất chấp. Tôi không dám nhắc nhở vì khi đó rất dễ xảy ra va chạm như bao nhiêu vụ việc ẩu đả trong bối cảnh tương tự, không ít lần gây chết người. Chúng tôi đành chịu đựng.
Tôi không bài xích hát karaoke tại các gia đình như một thú vui giải trí lành mạnh, thuận tiện và bình dân. Nhưng hát trong không gian như vậy phải có nguyên tắc. Người gây ra tiếng ồn tại sao không chịu hiểu rằng khi mình hát là đang tra tấn người khác, là vi phạm luật. Tôi không nhắc lại tác hại của tiếng ồn, bởi không ít người đã nói rồi.
Ngoài karaoke, tôi còn thấy rất nhiều quán nhậu, quán cà phê, cửa hàng bán quần áo, đồ điện tử thường xuyên mở nhạc to. Họ đặt loa ngoài cửa, bật nhạc cả ngày từ sáng đến tối với âm lượng rất lớn. Họ chẳng hề quan tâm nó có ảnh hưởng gì đến những người xung quanh không, và lâu nay cũng không bị ai nhắc.
Nếu không may, một ngày hàng xóm của bạn có mặt bằng và cho thuê để bán hàng, có thể sinh hoạt cả gia đình bạn sẽ bị đảo lộn bởi tiếng nhạc ầm ĩ. Hoặc nếu kế nhà bạn có bãi cỏ đẹp, khoảng đất trống, phù hợp cho việc tụ tập thì đó có thể là nguồn cơn của rắc rối. Chỉ cần một chiếc loa di động và vài điện thoại thông minh, bạn sẽ bị tra tấn suốt ngày.
Điều tai hại là hầu hết chúng ta vẫn nghĩ theo cách: tôi hát, tôi mở nhạc ở nhà tôi, phòng tôi, đụng chạm gì đến người xung quanh đâu. Ai không muốn nghe thì bịt tai lại. Thử nghĩ xem, nếu nhà chúng ta có trẻ sơ sinh hay người già, người ốm, họ sẽ sống ra sao?
Chính phủ đã có quy định xử phạt hành chính về hành vi tạo tiếng ồn ngoài chuẩn cho phép và trong khung giờ từ 22 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP. Trong đó, người vi phạm có thể bị phạt đến 160 triệu đồng. Nhưng, có ai thử thống kê bao nhiêu người đã bị phạt do tra tấn lỗ tai và tinh thần người khác bằng tiếng ồn? Bao nhiêu trường hợp đã được cán bộ phường nhắc nhở, đo tiếng ồn để xử phạt?
Ở đây có hai tình huống. Cán bộ chức năng không thực thi pháp luật về tiếng ồn; hoặc quy định không áp dụng được trong thực tế.
Trong cuộc họp mới đây của TP HCM, có nhà chức trách phân trần rằng cán bộ không thể đo tiếng ồn để có cơ sở xử lý. Nhưng theo tôi biết, có nhiều app đo tiếng ồn hoàn toàn có thể tải miễn phí về điện thoại thông minh. Nhà chức trách cũng cho rằng việc xử lý tiếng ồn chưa phân định rõ giữa các cơ quan: tài nguyên và môi trường, ủy ban phường, xã, công an địa phương, cơ quan văn hóa hay an ninh trật tự. Vì thế, ai cũng cho rằng không phải công việc của mình.
Anh trai tôi sống ở Australia, nghe tôi than vãn nên kể rằng. Ở chỗ anh, nếu bị ai đó hay nhìn vào nhà mình và hành vi đó khiến mình bất an, anh có thể báo với cảnh sát. Cảnh sát sẽ lập tức có mặt, yêu cầu người kia giải thích. Đó là chưa nói đến việc gây ồn ào, bất cứ ai cũng có thể gọi điện và cảnh sát sẽ tới ngay gặp người mở nhạc.
Việc chủ tịch TP HCM vừa yêu cầu xử lý "hung thần karaoke tự phát" khiến tôi cảm thấy được an ủi phần nào. Hy vọng, mệnh lệnh ấy không phải một chỉ đạo dân túy.
Đặng Quỳnh Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Khi hàng xóm ồn ào">Khi hàng xóm ồn ào
-
Khi đang học một trường trung cấp, tôi gặp anh trong một lần đi dã ngoại cùng bạn bè. Anh là một người cao ráo, đẹp trai lại vừa tốt nghiệp trường Đại học Y. Chúng tôi như trúng tiếng sét ái tình, tìm hiểu rồi yêu nhau chỉ sau một tháng gặp mặt. Anh về làm tại bệnh viện tỉnh nhà, tôi vui mừng và tự hào lắm. Gia đình tôi rất quý mến anh bởi tính tình hiền lành. Nhà anh chỉ có hai mẹ con, bố anh đã bỏ mẹ con anh đi sống cùng người đàn bà khác khi anh mới 2 tuổi. Mọi tình thương yêu, mẹ anh đều dồn hết cho con trai.
Tốt nghiệp ra trường, tôi làm kế toán cho một công ty tư nhân, lương không cao nhưng gần nhà. Chúng tôi cưới nhau sau một năm yêu đương mặn nồng và tôi nhanh chóng có tin vui.
Bầu bí khiến tôi mệt mỏi nên công việc không hoàn thành tốt, ông chủ tỏ ý không hài lòng. Chồng liền bảo tôi nghỉ việc, ở nhà chăm sóc gia đình, anh sẽ đi làm để nuôi cả nhà. Tôi ngoan ngoãn nghe lời anh.
Con gái tôi ra đời trong sự vỡ òa hạnh phúc. Mẹ chồng tôi nghỉ hưu nên bà phụ giúp tôi chăm con. Chồng tôi hàng ngày vẫn đi làm, lương tháng đưa đều cho tôi chi tiêu. Khi con gái tôi được 3 tuổi, tôi có thai đứa thứ 2.
Tôi vui mừng thông báo với chồng nhưng anh không vui vẻ lắm khiến tôi chạnh lòng. Hàng đêm, tôi suy nghĩ có phải mình anh đi làm nuôi cả gia đình nên mệt mỏi hay vì lý do khác?
Tôi bắt đầu tìm công việc làm thêm để đỡ đần anh. Bầu bí lần hai tôi không mệt mỏi như đứa đầu nên lao vào công việc. Tôi bán hàng, kinh doanh cùng bạn, tiền kiếm được cũng kha khá.
Cũng lúc này, tôi nhận ra điều khác lạ ở chồng, anh đi trực nhiều hơn, có khi cả tuần không về nhà. Tiền lương anh đưa cho mẹ con tôi cũng ít hơn với lý do đang dồn tiền đầu tư làm ăn cùng bạn.
Đúng lúc đó, mẹ chồng tôi phát hiện bà mắc bệnh, tiền lương hưu dành dụm bao năm dùng vào việc thuốc thang. Tôi vừa lo việc nhà, con cái, công việc kinh doanh và lo chăm bà.
Tôi thương bà bởi bà coi tôi như con gái, lo lắng, chăm sóc tôi từ ngày chập chững về nhà chồng, bà tâm sự với tôi mọi điều. Chính bà đã nói với tôi: “Con để ý chồng con nhé, mẹ nghe được một vài điều không hay...”. Tôi không hề nghi ngờ chồng tôi nhưng lời bà nói khiến tôi suy nghĩ và để tâm.
Ngày tôi đi sinh bé thứ hai, tôi gọi điện cho chồng nhưng anh không bắt máy. Em trai và mẹ đẻ đã đưa tôi đến viện. Sáng hôm sau, tôi mới thấy anh tới phòng tôi nằm và thăm con, anh không một lời hỏi thăm vợ. Tôi ấm ức nằm khóc, mẹ tôi động viên: “Chắc nó đi trực mệt, con thông cảm, khóc lại hại sức khỏe”. Tôi nghe lời mẹ, bỏ qua cho anh
Nhà tôi gần nhà anh nên mẹ tôi thường xuyên qua chăm con gái, anh đi làm cả tuần không một ngày nghỉ. Sinh con được một tháng, tôi bắt đầu lại công việc vì kinh tế khó khăn. Chồng không những không phụ giúp mà anh còn không mang một đồng tiền lương nào về cho gia đình. Tôi thắc mắc thì anh nổi khùng lên nói tôi lúc nào cũng tiền, tiền.
Tôi để ý và phát hiện anh ngoại tình với một người đàn bà đã hai con, cô ta không trẻ hơn tôi nhưng khôn khéo khiến chồng tôi mê mệt. Tôi khuyên can thì anh nổi nóng và những cuộc cãi vã của chúng tôi bắt đầu nhiều từ đó.
Tôi stress kinh khủng và muốn ly hôn nhưng mỗi lần như thế mẹ chồng tôi lại an ủi, bà gần như cầu xin tôi hãy nghĩ tới hai đứa con mà cố gắng. Bi kịch thật sự ập đến khi bọn xã hội đen tới nhà đòi nợ và định xiết nhà.
Lúc này, tôi mới biết chồng tôi chơi lô đề, cờ bạc, số tiền nợ là hơn 400 triệu đồng, không trả thì sẽ mất nhà. Chồng tôi còn bị đánh đập, đe dọa tính mạng. Mẹ chồng tôi khóc suốt, bà đau khổ vì không dạy bảo được con. Bệnh của bà ngày càng nặng nhưng bà không đi viện chữa, số tiền còn lại bà đưa tôi để phụ trả nợ, tôi cũng đi chạy vạy vay thêm.
Cứ tưởng sau lần đó anh sẽ thay đổi, không ngờ anh vẫn ngựa quen đường cũ. Mẹ chồng tôi lo sợ anh sẽ lại mang ngôi nhà đi thế chấp lần nữa, bà làm di chúc sang tên cho mẹ con tôi. Trước khi mất, bà cầu xin tôi đừng bỏ anh, bà nói chỉ có tôi thương và giúp được anh, tôi đã đồng ý.
Nhưng chồng tôi không thay đổi. Khi biết mẹ chồng sang tên ngôi nhà cho tôi, anh chửi bới ầm ĩ, thậm chí anh còn đánh tôi. Anh không chỉ lén lút quan hệ với người tình mà còn công khai nói lời ong bướm với cô ta trên mạng xã hội.
Vì lô đề, cờ bạc mà anh ta có nguy cơ bị đuổi việc. Hai con tôi còn nhỏ, cần có cha, tôi lại có lời hứa với mẹ chồng lúc bà lâm chung. Giờ tôi phải làm sao?
Độc giả Thanh Lam
Tôi muốn đón mẹ chồng về ở chung vì chị dâu quá đáng
Bức xúc với anh chồng và chị dâu, vợ chồng tôi đón mẹ chồng lên thành phố ở cùng nhưng tôi cũng lo lắng không biết quyết định này có đúng đắn không.
" alt="Chồng ngoại tình, nghiện cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay">Chồng ngoại tình, nghiện cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
-
Khu nhà ở Gia Khải (tên thương mại Gia Khải Luxury) quy hoạch trên khu đất rộng 2,3 ha, mặt tiền đại lộ Hùng Vương. Dự án gồm 144 sản phẩm nhà phố theo kiến trúc hiện đại, hướng đến đối tượng người mua là chuyên gia, người có thu nhập cao. Dự án sở hữu những điểm cộng về vị trí, tiện ích. Nằm tại mặt tiền đại lộ tại phường An Điền, thành phố Bến Cát, khu nhà phố có thể kết nối nhanh đến các khu công nghiệp trên địa bàn và trung tâm thành phố. Điều này giúp các chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp tiết kiệm thời gian di chuyển để tận hưởng cuộc sống.
" alt="Những yếu tố giúp Gia Khải Luxury hút sự quan tâm">Những yếu tố giúp Gia Khải Luxury hút sự quan tâm
-
Kèo vàng bóng đá RB Bragantino vs Ceara, 06h00 ngày 1/4: Khó tin chủ nhà
-
Có lẽ hạnh phúc đến quá nhanh nên khi gõ những dòng này để cảm ơn quý báo và độc giả, Nhi vẫn hồi hộp như khi đưa ra ý tưởng viết bài trên trang Hẹn hò của báo VnExpressvào hồi tháng 8 năm nay. Cả hai vợ chồng đều có bài viết đầu tiên trên báo vào năm nay. Đây là bài của Nhi: "Chờ chàng trai sống chuẩn mực và trách nhiệm đến bên em". Anh Dương cũng có một bài viết trên báo: "Tìm bạn đời bình dị, thấu hiểu". Lúc viết bài, Nhi nghĩ rất hiếm người may mắn được gặp người phù hợp nên không quá kỳ vọng. Bài viết của Nhi nhận được sự quan tâm của nhiều anh chị, có người làm quen, có người giới thiệu bạn. Tuy có kết nối vài người thời gian ban đầu, sau đó đôi bên đều thấy không phù hợp và dần dần dừng lại. Nhi không còn muốn làm quen qua online nữa, một phần rủi ro, một phần do bận rộn công việc nên hơi lười. Một ngày cuối tuần tháng 9, vào mục Hẹn hò thấy bài viết khá xuất sắc của một chàng trai, đọc đi đọc lại vài ba lần dù biết anh ấy là người bận rộn, đi nhiều, không phải là mẫu người mà ban đầu bản thân mong muốn để xây dựng một gia đình sớm tối có nhau, quấn quýt. Bức thư gửi đi rất ngắn gọn và kèm theo link của bài viết mà Nhi đã đăng trên báo. Khá bất ngờ vì chưa đầy hai tiếng sau anh ấy đã phản hồi lại, kèm một lời từ chối: "Anh không phải mẫu người chồng mà em mong chờ, anh đi công tác khá nhiều", bản thân có chút hụt hẫng. Sau đó mấy ngày, Nhi đi Nhật Bản công tác, vào email cá nhân thì nhận được thư của anh Dương gửi đến từ tối chủ nhật, đúng hôm gửi thư làm quen.
" alt="Cuộc gặp ở Nhật Bản của hai người độc thân quen trên VnExpress">Cuộc gặp ở Nhật Bản của hai người độc thân quen trên VnExpress