Đi nhiều nước và làm việc với nhiều đối tác, tôi phải công nhận một điều: người Việt Nam rất thông minh, nhanh nhạy và nhiệt huyết. Chúng ta không ngại cạnh tranh, thậm chí luôn sẵn sàng cho việc này. Tuy nhiên, thay vì cạnh tranh về mặt cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ, người Việt, dù trong nước hay ở những nước tôi biết, thường tập trung cạnh tranh về giá. Xét về mặt thị trường, điều này không hề sai, nếu không muốn nói là rất tốt cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, xét về vĩ mô, điều này không tốt cho sự phát triển của cả ngành.
Ví dụ những cửa hàng bán lẻ nhu yếu phẩm Việt Nam tại Nhật, biên lợi nhuận gộp thường bằng một nửa trung bình ngành, biên lợi nhuận sau thuế còn thấp hơn. Các cửa hàng bán nhu yếu phẩm nước khác thường duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao. Kết quả là khá ít cửa hàng của Việt Nam có thể mở rộng thành chuỗi do có ít lãi để tái đầu tư; còn chuỗi bán đồ ăn của các nước khác có khá nhiều. Lý do: họ biết "nhìn nhau mà sống".
Tương tự, một người bạn của tôi ở Pháp cũng vừa phải nhượng lại quán ăn bán đồ Việt Nam. Vài ba năm đầu, việc kinh doanh rất tốt do đây là quán duy nhất bán đồ Việt Nam trong thị trấn. Tuy nhiên, doanh thu đi xuống rõ kể từ khi có một quán Việt Nam khác cũng được mở, với menu tương đương và giá rẻ hơn 15%.
Quay trở lại Việt Nam, việc cạnh tranh về giá có thể thấy rõ ở nhiều sản phẩm. Biểu hiện rõ rệt nhất có lẽ là tình trạng mua bán hàng online, khi mà việc inbox hỏi giá được đánh giá là "đặc sản Việt Nam". Ngoài chuyện tăng tương tác, tiếp cận khách hàng, còn một lý do quan trọng là các chủ shop thường lo sợ nếu công khai giá, các đối thủ cạnh tranh sẽ ra giá rẻ hơn để "cướp khách". Hoặc gần đây một ứng dụng giao đồ ăn đã phải đóng cửa chủ yếu bởi lý do tương tự, họ đã giảm giá dịch vụ tới mức không thể cầm cự được.
Theo kinh tế học, giảm giá thành sẽ rất tốt trong việc khuyến khích cầu. Tuy nhiên, cũng theo kinh tế học, giảm giá bán sẽ làm giảm giá trị thặng dư, doanh nghiệp sẽ đóng ít thuế hơn cho nhà nước và sẽ có ít ngân sách để phân bổ vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Đây là lý do nhiều MNC chọn không tham gia vào cuộc chơi giảm giá.
Với những doanh nghiệp lớn trên thế giới, chi tiêu cho R&D thường chiếm 3-5% doanh thu. Nếu nói về ngành, con số này cao nhất ở ngành công nghệ sinh học với 30%; những ngành như bán dẫn, phần mềm... con số cũng dao động trong khoảng 15-20%. Nếu nói về giai đoạn phát triển, giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn chuyển mình (sau khi đã mở rộng và cần thêm sản phẩm hoặc thị trường mới) thường yêu cầu chi tiêu cho R&D nhiều, với khoảng 20% doanh thu.
R&D là một định nghĩa khá rộng, bao trùm sản phẩm, phương thức sản xuất lẫn thị trường; trong đó việc nghiên cứu phương thức sản xuất thường ít được nói tới nhất, giữ kín nhất vì nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Ví dụ: phương thức sản xuất của các MNC đã tiến từ OEM, qua ODM và tới OBM.
OEM là nhà sản xuất mặt hàng gốc, hoặc gọi nôm na là gia công. Đây thường là những doanh nghiệp đầu tư vào trang thiết bị, phụ trách về nguyên vật liệu và sản xuất theo yêu cầu của bên đặt hàng. OEM thường không dễ xoay xở khi có biến động về sản phẩm hoặc thị trường. Đây cũng thường là bên có biên lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi giá trị.
Trên OEM là ODM, nghĩa là nhà thiết kế sản phẩm gốc. Đây là những doanh nghiệp sử dụng nhiều chất xám, chuyên biến ý tưởng thành những nguyên mẫu. Sau khi nguyên mẫu được chấp nhận, bước khó nhất của ODM là làm thế nào để sản xuất đại trà nguyên mẫu này, bao gồm cả việc tìm kiếm và quản lý chất lượng OEM. ODM thường là bên có biên lợi nhuận cao nhất, nhưng doanh thu thua xa OEM hoặc OBM.
ODM thường sẽ nhận đơn đặt hàng về yêu cầu sản phẩm từ OBM, chính là nhãn hàng người tiêu dùng quen thuộc. OBM chính là "trùm cuối" và quản lý mọi khâu, từ nghiên cứu, sản xuất cho tới người tiêu dùng. Trùm cuối này sẽ có doanh thu và biên lợi nhuận rất cao, và biên lợi nhuận này sẽ được đầu tư vào các công việc tìm kiếm, làm việc và quản lý OEM, ODM. Các công việc này có thể được làm thành quy trình, và quy trình này có thể được áp dụng khi nhãn hàng muốn phát triển ở một thị trường mới, một quốc gia mới. Đây là điều gần như không thể với OEM hoặc ODM.
Quay trở lại câu chuyện người bạn của tôi. Các MNC ngại khi phải cạnh tranh với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam không phải do họ không thể; trái lại, họ hoàn toàn có thể, và có khả năng bóp nghẹt những đối thủ nhỏ hơn. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, sẽ có ít sản phẩm mới được tung ra thị trường, và người chịu thiệt cuối cùng chính là người tiêu dùng. Do đó, biên lợi nhuận ở một mức độ hợp lý nên được người tiêu dùng hoan nghênh.
Phạm Trung Tuấn
" alt=""/>Cạnh tranh về giáCác con được góp mặt trong "ngày vui" của bố mẹ. |
Nói về ý tưởng cho ra đời bộ ảnh cưới này, chị Đỗ Thanh Huyền và ông xã Nguyễn Huy Tộ (cùng sinh năm 1991, Hà Nội) rất hào hứng. Chị Huyền cho hay, chị và chồng đã lên ý tưởng cho bộ ảnh cưới cách đây 1 năm. Sau khi ngắm lại những bức ảnh cưới của bố mẹ ngày trước, chị thấy rất thú vị. Chị bàn với chồng nhân kỉ niệm 10 năm ngày cưới, hai người sẽ làm một bộ ảnh mô phỏng.
Hơn bao giờ hết, chị muốn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, muốn tái hiện phong cách cưới thập niên 80-90 giống bố mẹ của mình. Bản thân chị Huyền cũng là người hoài niệm, thích những thứ hoài cổ. Thực hiện bộ ảnh cưới này, các con chị cũng sẽ được “góp mặt”, giải đáp thắc mắc “tại sao chúng con không có trong ảnh cưới của bố mẹ”.
Sau khi lên ý tưởng, chị Huyền lên mạng tham khảo kiểu trang điểm, làm tóc, chọn trang phục và bối cảnh ảnh cưới xưa. Từng làm nghề trang điểm cô dâu nên với chị Huyền, việc tự làm tóc, trang điểm cho mình không hề khó. Hoa cầm tay cũng do chị tự mua về rồi thiết kế. Vì vậy chi phí cho bộ ảnh cưới không đáng kể.
Tìm bối cảnh để chụp cho giống những năm 80-90 thế kỷ trước là điều khá khó. |
Điều khó khăn khi thực hiện chính là cách chọn bối cảnh, phông nền làm sao cho giống với những năm 80-90. Chị và chồng đã chuẩn bị khoảng 1 tháng để cho ra đời bộ ảnh đáng yêu này.
Nhìn những bức ảnh lung linh, ai cũng nghĩ đó là sản phẩm kì công, chỉnh sửa photoshop tỉ mỉ nhưng không… Toàn bộ những bức ảnh cưới được mẹ đẻ của chị Huyền chụp bằng điện thoại. Sau đó, chồng chị có chỉnh màu để ảnh trở nên mờ ảo giống ngày xưa nhiều hơn.
Toàn bộ ảnh cưới đều do mẹ chị Huyền chụp bằng điện thoại. |
Gia đình nhỏ của chị Huyền khá đông thành viên với 3 con trai, 1 con gái. Bé út vừa được 4 tháng tuổi. Được xuất hiện trong ngày vui của bố mẹ, các con của chị Huyền vô cùng thích thú.
Nhan sắc trẻ trung, xinh đẹp của bà mẹ 4 con. |
Quen nhau qua người bạn chung, chị Huyền và chồng nên duyên sau 1 năm tìm hiểu. Coi con cái là tài sản lớn nhất, anh chị lúc nào cũng đồng lòng, cùng vun vén cho tổ ấm của mình. Cuộc sống vợ chồng trải qua không ít thăng trầm, lúc vui lúc buồn nhưng chị Huyền và chồng luôn dặn lòng, phải nhìn vào những điểm tốt của nhau để sống, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ bỏ qua.
Gia đình nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười |
10 năm bên nhau, cặp vợ chồng 9X luôn cảm thấy hài lòng với những gì đang có. Bởi anh chị luôn biết cách làm mới cuộc hôn nhân của mình, khiến nó trở nên thi vị. Chụp ảnh cưới theo phong cách cũ là một trong những ví dụ khiến vợ chồng, con cái thêm gắn kết, vui vẻ.
Tú Linh
Ảnh: NVCC
Từ chuyến du lịch gia đình ban đầu, Thanh Thảo và các em bí mật chuẩn bị dụng cụ, dẫn bố mẹ tới các địa điểm nổi tiếng ở Đà Lạt để chụp bộ ảnh kỷ niệm 35 năm ngày cưới.
" alt=""/>Gia đình 4 con ở Hà Nội tái hiện ảnh cưới thập niên 90 'gây sốt'