Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội: Không quá lo về giáo viên cho chương trình mới

作者:Thời sự 来源:Giải trí 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-21 07:11:11 评论数:

 Trao đổi với VietNamNet xung quanh vấn đề chuẩn bị nguồn lực giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới,ệutrưởngĐHSưphạmHàNộiKhôngquálovềgiáoviênchochươngtrìnhmớchampions league 2024 GS Nguyễn Văn Minh cho rằng các trường sư phạm đang vào cuộc quyết liệt.

{ keywords}
GS Nguyễn Văn Minh khẳng định các trường ĐH sư phạm đang vào cuộc quyết liệt chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho chương trình mới. Ảnh: Lê Văn.

Một số ý kiến cho rằng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ôm đồm, khá nặng với nhiều môn học, không như mục tiêu của chương trình là giảm gánh nặng cho học sinh. Ông nghĩ sao?

- GS.TS Nguyễn Văn Minh: Chúng ta cần nhìn nhận chương trình tổng thể mới chỉ là một bộ khung. Băn khoăn này cũng là một cảnh báo để chương trình môn học làm sao cho thật phù hợp.

Tuy nhiên, trước khi chúng ta nói nhiều môn học thì cũng nên có sự so sánh. Chương trình tiểu học hiện tại là 11 môn bắt buộc và 2 hoạt động khác, trong khi đó trong dự thảo chỉ còn 8 môn với lớp 1 và 2, có 9 môn ở lớp 3 và 11 môn đối với các lớp 4 và 5. Nếu nhìn nhận rộng hơn, chương trình của các nước Anh, Đức với các cấp học tương tự như vậy thì số đầu môn của chúng ta vẫn thấp hơn.

Trước đây, do việc thi cử nặng nề, cách dạy, cách học theo phương pháp truyền tải kiến thức là chủ yếu, đã tạo nên tâm lí lo lắng cho học sinh, phụ huynh thì tôi nghĩ rằng các nhà soạn thảo chương trình sẽ có những đúc rút điều chỉnh để không lặp lại những khó khăn mà phụ huynh và xã hội đang lo lắng.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu đổi mới ngay thì nguồn lực giáo viên hiện tại chưa đáp ứng được, ông có ý kiến gì về điều này?

- Chúng ta biết rằng thầy cô là yếu tố quyết định thành công của đổi mới. Là một trường đào tạo giáo viên các cấp thì tôi nghĩ, chúng tôi phải làm sao chuẩn bị thật tốt để hỗ trợ các thầy cô khi triển khai chương trình giáo dục mới. Tất nhiên nhà trường cũng đã chuẩn bị các chuyên đề để bồi dưỡng, trong quá trình này chúng tôi cũng đã lấy ý kiến các trường để có thể triển khai sớm nhất.

Phía thầy cô, để đổi mới một thói quen là rất khó. Và chúng ta đổi mới cả cách nghĩ, cách làm thì điều đó càng khó hơn. Tuy nhiên, sự đồng hành và vào cuộc chủ động của các thầy cô cùng với các trường sư phạm, các bộ ban ngành, đặc biệt là các địa phương thì chúng ta có thể từng bước tạo nên sự chuyển biến tích cực.

{ keywords}

Chương trình tiểu học mới dự kiến chỉ còn 8 môn với lớp 1 và 2, có 9 môn ở lớp 3 và 11 môn đối với các lớp 4 và 5. Ảnh Thanh Hùng

Các trường sư phạm mà cụ thể là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã đổi mới như thế nào để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, thưa ông?

- Sau khi có Nghị quyết 29 các trường đại học sư phạm đã chủ động ngồi lại với nhau, chúng tôi đã chuẩn bị xây dựng chương trình. Năm 2014, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã khởi xướng và đã áp dụng việc này. Hiện tại trong 7 trường sư phạm đã thống nhất sử dụng 70% chương trình do trường chúng tôi xây dựng.

Việc này chưa phải kết thúc, mà xây dựng chương trình bao giờ cũng là một quá trình, chúng ta tiếp tục đổi mới làm sao để thích ứng với yêu cầu của chương trình mới.

Mặt khác nhà trường cũng chuẩn bị các chuyên đề bồi dưỡng. Thực ra việc này các trường cũng làm cách đây mấy năm và làm liên tục, sau đó lấy ý kiến các cơ sở. Chúng tôi đang rà soát để làm sao việc bồi dưỡng diễn ra tốt nhất ở giai đoạn tới, để giáo viên yên tâm rằng khi có chương trình thì các trường sư phạm sẽ bồi dưỡng để đảm đương được.

Chúng tôi sẽ làm khảo sát đối với các thầy cô đang giảng dạy, những gì thầy cô cần và còn thiếu. Không phải là triển khai kiểu “hàng ngang”, vì chúng ta đang phát triển theo năng lực học sinh, các thầy cô thiếu gì thì chúng ta bù đắp cái đó.

Trong dự thảo có đưa ra một số môn học mới, vậy việc chuẩn bị đội ngũ cho các môn học này như thế nào?

- Vấn đề này các trường sư phạm cũng đã làm việc với nhau từ năm 2014. 

Thời điểm đó chúng tôi đã dự tính môn học mới theo xu thế giới và chúng ta không thể đi riêng, những chuyên đề như tích hợp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kinh tế và pháp luật, thiết kế và công nghệ cũng đã có sự chuẩn bị phần nào rồi.

Một số môn liên quan về nghệ thuật cũng đã được nhà trường đặt ra nên sinh viên ra trường từ năm 2018 ở các khoa, ngành này sẽ đảm bảo chất lượng.

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên những môn học này cũng đã được chúng tôi xây dựng thành các chuyên đề và gửi cho nhiều sở để lấy ý kiến phản hồi.

Các trường sư phạm đã và đang vào cuộc quyết liệt nên việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, theo tôi là không quá lo lắng.

Xin cảm ơn ông!

Hà Phương