Tên gọi chương trình 'Vua tiếng Việt' quá kiêu ngạo, gây phản cảm?

Bóng đá 2025-02-25 16:54:55 3759

Vua tiếng Việtlên sóng mùa đầu tiên vào ngày 10/9/2021. Ở mùa một,êngọichươngtrìnhVuatiếngViệtquákiêungạogâyphảncảvdqg y chương trình thu hút hơn 10.000 bản đăng ký tham dự và lựa chọn ra 96 người chơi tham gia trong 24 số.

Sau một khoảng thời gian tạm dừng, mùa 2 của Vua tiếng Việttrở lại trên VTV3 vào tối thứ Sáu hàng tuần, bắt đầu từ ngày 23/9/2022.

Ban tổ chức chương trình kỳ vọng cuộc thi là nơi tôn vinh tiếng Việt giàu và đẹp, đồng thời giúp lan tỏa sự thú vị, hấp dẫn, lôi cuốn của tiếng Việt.

Tên gọi chương trình Vua tiếng Việt quá kiêu ngạo, gây phản cảm? - 1

Nhiều lỗi sai trong Vua tiếng Việt được chỉ ra (Ảnh chụp màn hình).

Không thể phủ nhận, chương trình này với sự tham gia của đông đảo người chơi ở mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch đã thu hút được sự quan tâm lớn của công chúng.

Tuy nhiên, việc chương trình liên tục bị tố gặp lỗi và nhiều "sạn" thời gian qua khiến không ít người cảm thấy nuối tiếc.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, tên chương trình Vua tiếng Việtcó phần to tát so với một game show truyền hình, không nên dùng chữ "vua".

Chia sẻ với Dân trívề vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đặt tên chương trình là "Vua tiếng Việt" hoàn toàn không ổn.

Lý do là bởi tên gọi này kích thích lòng kiêu ngạo vô lối, đặc biệt là với lớp trẻ. Nhắc đến "vua" là nhắc đến người cao nhất, người làm luôn làm đúng, nói đúng, không ai sánh bằng. Người trẻ vì thế sẽ hiểu người thi hoặc người giành giải Vua tiếng Việtsẽ là người giỏi tiếng Việt nhất.

"Gọi "Vua tiếng Việt" thực ra là một kiểu câu view nhưng trong trường hợp này rất không nên vì gây phản cảm về mặt văn hóa. Ngay từ lần đầu nghe thấy tên gọi này tôi đã cảm thấy không phù hợp, không đảm bảo chất văn hóa của một chương trình truyền hình phát trên đài trung ương.  

Theo tôi, chương trình nên đổi thành những cái tên dung dị, khiêm nhường hơn như "Thi tiếng Việt", "Tiếng Việt tinh hoa"… Những tên gọi này nhã nhặn, phù hợp với nội dung chương trình", PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt nhấn mạnh.

Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cũng chỉ ra rằng, chương trình nhận là "Vua tiếng Việt" nhưng liên tục bị tố gặp sai sót. Việc sai sót này vô cùng nguy hiểm với công chúng.

Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp. Nếu chương trình sai sót sẽ dễ dẫn đến sai sót trên nhiều lĩnh vực. Người xem chương trình, đặc biệt là người trẻ, học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức sai. Người chơi cũng ảnh hưởng về tâm lý, hoang mang khi dự thi, mất niềm tin, nhầm lẫn giữa đúng và sai.

"Điều nguy hại nữa là khi phát sóng cái sai thì người ta xem được, nhưng khi chương trình đính chính chưa chắc mọi người đã biết. Người xem sẽ cảm thấy cách giải thích trước đó là đúng và sẽ sử dụng trong các hoạt động giao tiếp hoặc dùng để viết bài, làm văn. Tiếng Việt sẽ theo đó mà lệch lạc.

Tên gọi chương trình Vua tiếng Việt quá kiêu ngạo, gây phản cảm? - 2

PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt (Ảnh: Hồng Anh).

Trong bối cảnh tiếng Việt bị sử dụng lung tung, nhiều người muốn xem chương trình để tìm đến cái chuẩn nhưng chương trình lại có nhiều "sạn",  nhiều lỗi thì sẽ khiến công chúng "dễ nhiễm" sai theo", chuyên gia này nhấn mạnh.

Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt, khi xây dựng chương trình về tiếng Việt, nhà đài phải thật thận trọng. Chương trình cần có bộ máy biên tập giỏi, đặc biệt phải có những cố vấn am hiểu nhiều lĩnh vực của nghiên cứu ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ pháp, chính tả, lịch sử tiếng Việt…). Nếu không có những người làm chương trình giỏi hoặc đội ngũ cố vấn chặt chẽ thì lầm lẫn sẽ xảy ra liên tục.

Nhìn nhận một cách khách quan, vị chuyên gia này cho rằng, mục tiêu của chương trình Vua tiếng Việtrất hay, giúp ích cho cuộc sống nên được đông đảo người dân đón nhận.

Tuy nhiên, để chương trình có chất lượng hơn, nhà đài nên thay đổi tên chương trình cho phù hợp, chỉnh lý về cách làm, thận trọng khi lựa chọn các câu hỏi, đáp án. Đặc biệt, với những trường hợp sai sót nên có sự cầu thị, tiếp thu, xin lỗi và đính chính kịp thời để công chúng không học theo cái sai.

'Vua tiếng Việt' bị chê nhiều sạnKhán giả chỉ ra nhiều lỗi sai của chương trình "Vua tiếng Việt". Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công phân tích một số lỗi về chính tả, nhầm lẫn về phương ngữ... của ban biên tập cũng như cố vấn chương trình.
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/126e899651.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà

Barcelonaxác nhận Memphis Depay không còn chỗ trong đội hình sau khi Raphinha và Robert Lewandowski lần lượt gia nhập Nou Camp.

Đội bóng xứ Catalunya đã thông báo cho Memphis và đang chờ lời đề nghị phù hợp nhất.

Memphis muốn trở lại MU

Theo Fichajes, Memphis chỉ muốn đến Premier League, sân chơi mà anh khao khát chứng tỏ năng lực của bản thân.

Memphis thậm chí có kế hoạch trở lại MU, nơi anh thất bại khi mới 21 tuổi.

Những thay đổi mà HLV Erik ten Hag thực hiện kể từ khi đến Old Trafford là điều gây sức hấp dẫn với Memphis.

Ngôi sao người Hà Lan tự tin anh có thể thích nghi với chiến thuật của HLV Ten Hag.

Memphislà cầu thủ ghi bàn tốt nhất của Barca ở La Liga mùa trước, với 12 pha lập công. Trên mọi mặt trận, anh cũng có thành tích tốt nhất đội với 13 bàn, bằng Aubameyang.

Trong trận giao hữu thắng Inter Miami 6-0, anh vào sân đầu hiệp hai và ghi 1 bàn cùng 1 pha kiến tạo quyết định.

Tháng trước, Memphis đạt mốc 42 bàn thắng cho đội tuyển Hà Lan, san bằng thành tích với Klaas-Jan Huntelaar.

Mục tiêu của tiền đạo 28 tuổi này là vượt qua kỷ lục 50 bàn cho "cơn lốc màu da cam" mà Robin van Persie nắm giữ.

Fichajes dẫn nguồn tin cho biết Barca muốn thu về 20 triệu euro từ việc bán Memphis. Tottenham và Arsenal đang liên hệ nhưng anh chưa có câu trả lời dứt khoát vì có ý định trở lại MU.

De Jong từ chối MU, Barca mua Pau Torres

De Jong từ chối MU, Barca mua Pau Torres

De Jong từ chối đến MU, Barca đàm phán mua Pau Torres, Atletico gia hạn với Jan Oblak là những tin chuyển nhượng chính hôm nay, 22/7.">

Memphis Depay muốn về lại MU

Sáng 7/9, thành phố Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương 88 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các đại học, học viện trên địa bàn.

Trong số 88 thủ khoa, khối ngành Kỹ thuật có 12 em; khối Quản lý - Văn hóa - Xã hội có 25 em; khối Kinh tế có 25 em; khối Sư phạm, Y - Dược có 13 em và khối Lực lượng vũ trang có 13 em.

{keywords}

Bình thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ (phải) và Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn (trái) trao bằng khen cho các thủ khoa

3 thủ khoa đạt kết quả học tập tuyệt đối 4.0/4.0 theo hình thức đào tạo tín chỉ là Nguyễn Minh Hoà (Trường ĐH Ngoại thương); Phan Vũ Khánh Ly và Nguyễn Minh Hằng (Học viện Tài chính).

4 sinh viên là thủ khoa kép (thủ khoa đầu vào và đầu ra) gồm Nguyễn Thị Quỳnh Nga (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội); Nguyễn Bảo Lâm (Trường ĐH Giao thông Vận tải); Quàng Thị Quỳnh Anh (Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội); Nguyễn Thị Thuỳ (Học viện Khoa học Quân sự).

Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đánh giá 88 thủ khoa được vinh danh là nguồn nhân lực chất lượng cao, một phần nguyên khí của thủ đô và đất nước. 

"Các em hôm nay được ghi danh vào sổ vàng truyền thống, nhưng hãy coi đây là cột mốc đầu tiên; mong các em không tự mãn với những thành tích đã có.

Từ đây, các em cần tiếp tục học giỏi hơn, học toàn diện hơn, học sáng tạo hơn để làm việc thật tốt. Dù công tác ở bất cứ đâu, làm bất cứ công việc gì, các em hãy thể hiện cao nhất tinh thần dấn thân, xung kích, sáng tạo", ông Quý nói.

Thay mặt sinh viên xuất sắc, Chu Thanh Thảo (Trường ĐH Văn hóa Hà Nội) chia sẻ danh hiệu thủ khoa là niềm vinh dự, tự hào, là cả cơ hội lẫn thách thức.

"Mặc dù vậy em tin rằng, khả năng của con người là không có giới hạn. Chỉ cần dám nghĩ, dám làm, thành công sẽ tới", Thảo chia sẻ.

Thúy Nga

Thủ khoa trường ĐH Luật HN vượt qua áp lực là 'con nhà nòi'

Thủ khoa trường ĐH Luật HN vượt qua áp lực là 'con nhà nòi'

Có bố, mẹ làm trong ngành Luật, với Nguyễn Anh Thư là áp lực khá lớn. Là Á khoa đầu vào, Thư cũng là sinh viên đầu tiên của ĐH Luật HN có huy chương Vàng tại 1 sân chơi quốc tế, được xét thẳng lên bậc thạc sĩ tại Singapore.

">

Hà Nội vinh danh 88 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2020

Tuy nhiên, sau gần 3 giờ đồng hồ tranh luận và nghị án sáng nay, Tòa án Nhân dân Quận 12, TPHCM đã ra quyết định đình chỉ vụ án.

Theo Tòa án Nhân dân Quận 12, quyết định kỷ luật của nhà trường đối với ông Đạt không phải là tranh chấp lao động nên không thuộc thẩm quyền của tòa án.

Nguyên do vụ kiện

Ông Phạm Quốc Đạt (sinh năm 1985) là giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Võ Trường Toản, Quận 12, TP.HCM. Hơn một năm trước, trong quá trình dạy học, ông Đạt đã cho sân khấu hóa tác phẩm “Bỉ vỏ" của nhà văn Nguyên Hồng và "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng…

Trong tác phẩm "Bỉ vỏ" có phân đoạn nhân vật Tám Bính bị hãm hiếp, còn trong tác phẩm "Số đỏ" có cảnh nhạy cảm của cô Tuyết và Xuân tóc đỏ. Hai phân đoạn nhạy cảm này đều được học sinh thể hiện. Những clip học sinh diễn hai phân đoạn này sau khi lan truyền trên mạng xã hội đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối.

{keywords}
Phân đoạn nhạy cảm trong tác phẩm văn học được thầy Đạt cho học sinh đóng (Ảnh:cắt từ clip)

Lãnh đạo Trường THPT Võ Trường Toản đã họp và quyết định kỷ luật ông Đạt với hình thức đình chỉ đứng lớp 1 năm, chuyển làm công tác thư viện.

Sau khi bị kỷ luật, ông Phạm Quốc Đạt có đơn khởi kiện Trường THPT Võ Trường Toản (đại diện là ông Lương Văn Định - Hiệu trưởng) ra Tòa án nhân dân Quận 12, TP.HCM.

Toàn án nhân dân Quận 12 thụ lý vụ kiện. Sau nhiều lần hòa giải bất thành, tháng 3/2020, tòa quyết định xét xử vụ kiện. Đến tháng 7/2020, Tòa lại có quyết định tạm ngừng phiên tòa vì xét thấy “cần phải xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu từ Sở GD-ĐT TP.HCM, nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên toà”.

Vào đầu tháng 8, Tòa tiếp tục có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự kể từ ngày 11/8.

Đến ngày 3/9, Toà án nhân dân Quận 12 lại có quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự “Yêu cầu hủy các quyết định kỷ luật và bồi thường thiệt hại" nguyên đơn là ông Phạm Quốc Đạt và bị đơn là Trường THPT Võ Trường Toản (ông Lương Văn Định - đại diện theo pháp luật của bị đơn).

Ngày 4/9, Tòa có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Trước khi diễn ra phiên xử, Tòa án nhân dân Quận 12 đã có văn bản xin ý kiến Sở GD-ĐT TP.HCM về việc nội dung hoạt cảnh “Quan âm Thị Kính” và “Bỉ vỏ” có phù hợp với mục đích giảng dạy ở bậc THPT hay không?

{keywords}
Thầy Phạm Quốc Đạt (Ảnh: NQ)

Sở GD-ĐT đã có trả lời bằng văn bản về vấn đề này. Theo Sở, căn cứ chương trình giáo dục môn Ngữ văn THPT, tác phẩm “Quan âm Thị Kính” thuộc bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 7, và tác phẩm “Bỉ vỏ” không nằm trong chương trình giảng dạy ở bậc THPT.

Căn cứ Điều 12, Thông tư 12/2011 của Bộ GD-ĐT về ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học thì các hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học như trường hợp này có thể thuộc hoạt động ngoại khóa trong nhà trường.

“Hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp có tổ chức, có kế hoạch, có phương hướng, có mục đích rõ ràng. Nội dung, hình thức của các hoạt động ngoại khóa rất đa dạng, phong phú như câu lạc bộ khoa học, câu lạc bộ văn học, tham quan, xem kịch, sân khấu hóa các tác phẩm văn học, giao lưu với tác giả văn học… Mục tiêu của hoạt động ngoại khoá là bổ trợ, nâng cao kiến thức, kỹ năng, hình thành phẩm chất tốt đẹp, rèn luyện kỹ năng sống... Hoạt động ngoại khóa ở môn ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung phải được nhà trường, tổ bộ môn xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể, khoa học, phù hợp với tình hình đơn vị và đạt hiệu quả cao nhất. Việc quản lý hoạt động chuyên môn nói chung, hoạt động ngoại khoá nói riêng được căn cứ vào kế hoạch tổ bộ môn và hiệu trưởng phê duyệt” - văn bản của Sở GD-ĐT nêu rõ.

Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định nếu xét ở góc độ hoạt động ngoại khóa thì phải xem xét kế hoạch tổ chức, nội dung, mục đích cụ thể của hoạt động này mà tổ bộ môn, nhà trường đã xây dựng và hiệu trưởng nhà trường duyệt. Khi đó mới có đủ căn cứ trả lời "có phù hợp với mục đích giảng dạy ở bậc phổ thông trung học hay không".

Về vấn đề khiếu nại các quyết định xử lý kỷ luật ông Phạm Quốc Đạt có thuộc thẩm quyền xử lý của Sở GD-ĐT hay không, Sở GD-ĐT cho hay quyết định xử lý kỷ luật của hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản không thuộc thẩm quyền của Sở mà người khiếu nại có quyền, nghĩa vụ khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Lê Huyền

Hòa giải bất thành, tòa sẽ xử vụ thầy giáo cho học sinh diễn “cảnh nóng”

Hòa giải bất thành, tòa sẽ xử vụ thầy giáo cho học sinh diễn “cảnh nóng”

- Sau một thời gian hòa giải, Toàn án nhân dân Quận 12, TP.HCM sẽ xét xử vụ thầy giáo Trường THPT Võ Trường Toản- người cho học sinh diễn “cảnh nóng”.

">

Thầy giáo cho học sinh diễn “cảnh nóng” và hiệu trưởng lôi nhau ra tòa

Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2

Công Phượng chơi xấu, suýt ẩu đả

Tình huống diễn ra ở phút 60, thời điểm CLB TPHCM bị B.Bình Dương dẫn 2 bàn, Tống Anh Tỷ trong nỗ lực tranh cướp bóng đã phạm lỗi với Sầm Ngọc Đức. Ngay lập tức Công Phượng trả đũa cầu thủ đội khách khi phá bóng rất mạnh vào người Anh Tỷ. Rất may, tổ trọng tài đã kịp thời can ngăn nếu không sự việc có thể vượt tầm kiểm soát.

{keywords}
Hành động không đẹp của Công Phượng

Trận này, Công Phượng ghi bàn trở lại sau 2 trận. Dù vậy, TPHCM vẫn thua Bình Dương và đánh mất ngôi đầu vào tay Sài Gòn FC.

Sài Gòn FC thăng hoa, bất bại 8 trận

Đội bóng của HLV Vũ Tiến Thành đang thể hiện phong độ cực ấn tượng tại LS V-League 2020. Với trận thắng Hải Phòng, Sài Gòn đánh chiếm ngôi đầu bảng của TPHCM, đồng thời là đội bóng duy nhất bất bại ở LS V-League 2020. 

Trọng tài gây bão, VFF ra tay

Sau thất bại 1-2 trên sân Tam Kỳ của Quảng Nam, SLNA có phản ứng dữ dội với tổ trọng tài, đòi BTC giải đấu xem xét lại vài tình huống gây tranh cãi.

{keywords}
Trọng tài gây nên nhiều tranh cãi

Cụ thể là tình huống Phan Văn Đức ngã trong vọng cấm, nhưng trọng tài từ chối thổi phạt đền cho SLNA. 

Đỉnh điểm là bàn thắng quyết định chiến thắng cho Quang Nam: Hữu Phước dứt điểm,  bị Hồ Tuấn Tài chặn lại ở vạch vôi. Trọng tài Nguyễn Minh Thuận sau vài phút cân nhắc quyết định công nhận bàn thắng cho đội chủ nhà, bất chấp phản ứng quyết liệt từ các cầu thủ đội khách.

Sau liên tiếp các sự cố của trọng tài, lãnh đạo VFF ra văn bản khẩn lệnh Ban trọng tài chấn chỉnh giới Vua áo đen, đồng thời mời Trưởng Ban trọng tài Dương Văn Hiền ra Hà Nội làm việc. VFF yêu cầu người đứng đầu Ban trọng tài phải kiểm soát tốt hơn nữa công tác trọng tài, không để xảy ra thêm quá nhiều sự cố.

Đức Chinh toả sáng

Tiền đạo Đức Chinh lập cú đúp giúp SHB Đà Nẵng chặn đứng chuỗi trận bất bại của Thanh Hoá dưới thời HLV Nguyễn Thành Công. Việc Đức Chinh lấy lại phong độ không chỉ là tin vui với HLV Lê Huỳnh Đức, mà còn HLV Park Hang Seo hài lòng ra mặt khi lặn lội vào xứ Thanh ngắm giò cẳng cầu thủ.

{keywords}
Tiền đạo Đức Chinh

Vùi dập Thanh Hóa 3 bàn không gỡ, SHB Đà Nẵng nối dài phong độ ấn tượng sau chuỗi khởi đầu chật vật. Sau vòng 8, SHB.Đà Nẵng có 11 điểm và tạm xếp thứ 7, hơn ĐKVĐ Hà Nội FC chỉ số phụ.

Video TPHCM - Bình Dương

Lịch Thi Đấu LS V-League 1 2020
NgàyGiờĐộiTỉ sốĐộiVòngKênh
05/07
05/0717:00Quảng Nam2:1Sông Lam Nghệ AnVòng 8 
05/0717:00Hải Phòng FC0:2Sài Gòn FCVòng 8 
05/0719:15Viettel1:1Hà Nội FCVòng 8 
06/07
06/0717:00Thanh Hóa0:3SHB Đà Nẵng FCVòng 8 
06/0717:00Hoàng Anh Gia Lai1:0Hồng Lĩnh Hà TĩnhVòng 8 
06/0718:00Than Quảng Ninh FC3:2Nam Định FCVòng 8 
06/0719:15Hồ Chí Minh City1:2Bình Dương FCVòng 8 
">

Công Phượng xấu xí, trọng tài vào tầm ngắm

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, kết thúc năm học 2019-2020, toàn quốc có 364.776 giáo viên mầm non (tăng 2.604), bình quân toàn quốc đạt 1,82 giáo viên/lớp (tăng 0,02 giáo viên/lớp), tỷ lệ giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên theo Luật giáo dục 2019 đạt 73,7%.

Trong đó, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ đào tạo trình độ đại học sư phạm trở lên đạt 50,7%, tỉ lệ giáo viên đạt trình độ đào tạo cao đẳng sư phạm là 23,5%, còn 26,3% giáo viên có trình độ trung cấp.

Tỷ lệ giáo viên mầm non được cấp trên đánh giá chuẩn nghề nghiệp đạt 86,8%.

Thiếu 45.242 giáo viên mầm non công lập

Tuy nhiên, cũng theo thống kê, số giáo viên còn thiếu ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập là 45.242 giáo viên. Đây là số lượng còn thiếu năm học 2019-2020 sau khi đã được bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non.

Số giáo viên hợp đồng lao động tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập tính đến tháng 3/2020 là 48.392 người. Một số tỉnh có nhiều giáo viên hợp đồng lao động như Tuyên Quang (2.411), Thái Nguyên (1.533), Bắc Giang (1.108), Phú Thọ (2.368), Vĩnh Phúc (3.489), Bắc Ninh (1.259), Thái Bình (4.595), Nam Định (6.305), Thanh Hóa (4.260), Hà Nội (1.683), Nghệ An (2.466), Đắk Lắk (1.178), Đồng Nai (1.212), TP HCM (1.745), Cần Thơ (1.482). Điều này gây khó khăn trong quá trình quản lý, không ổn định đội ngũ, khó khăn trong thực hiện chính sách đối với giáo viên.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Trong năm học vừa qua, các địa phương đã tích cực thực hiện xét tuyển số giáo viên đang thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Ví dụ như Hà Nội phê duyệt 5.021 chỉ tiêu hình thức thi tuyển và xét đặc cách; 98 giáo viên mầm non ở Hậu Giang có hợp đồng lao động và đóng BHXH từ 2015 trở về trước được xét đặc cách.

Các địa phương cũng tăng cường thực hiện tuyển mới giáo viên theo quy định và số giáo viên được tuyển trong năm học là 17.605 người.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh

Tỷ lệ giáo viên/lớp các vùng đều tăng so với năm học 2019-2020 nhưng riêng vùng Đông Nam Bộ giảm 0,06 GV/lớp (tăng lớp nhưng giáo viên không tăng mà lại giảm đi) và có một số tỉnh giảm như: Hải Phòng (-0,05 GV/lớp), Nam Định (-0,02 GV/lớp), Bắc Kạn (-0,04 GV/lớp), Yên Bái (-0,05 GV/lớp), Thái Nguyên (-0,07 GV/lớp), Đà Nẵng và Ninh Thuận (-0,2 GV/lớp)… Số giáo viên giảm ở một số tỉnh chủ yếu do chưa được tuyển bù cho số giáo viên nghỉ hưu, trong khi tăng quy mô nhóm/lớp.

Mặc dù bình quân giáo viên tăng nhưng tại một số tỉnh bình quân giáo viên còn ở mức thấp gây khó khăn trong quá trình phân công nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ. Một số tỉnh có bình quân giáo viên/lớp thấp: Vĩnh Phúc 1,59; Hưng Yên 1,45; Hà Giang 1,37; Bắc Kạn 1,5; Điện Biên 1,47; Sơn La 1,47; Ninh Thuận 1,42; Kon Tum và Gia Lai 1,47; Trà Vinh 1,49; An Giang 1,51…

Không để kéo dài tình trạng hợp đồng nhiều năm

Theo Bộ GD-ĐT, cũng do tình trạng thiếu giáo viên ở nhiều địa phương, một số tỉnh đã không thể bố trí cho trẻ học đủ 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non, như Vĩnh Long; An Giang; Kiên Giang; Bình Dương; Quảng Trị,...

{keywords}
Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD-ĐT

Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non nhìn nhận tình trạng thiếu giáo viên tại nhiều địa phương chậm được khắc phục. Do thiếu giáo viên, nhiều trường mầm non không tuyển sinh trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi đến trường, phòng học không sử dụng, trong khi trẻ phải đến học tại các nhóm, lớp độc lập tư thục thiếu cơ sở vật chất hoặc được chăm sóc tại gia đình. Điều này gây lãng phí cơ sở vật chất, giảm tỷ lệ huy động trẻ ở các địa phương.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Việc thiếu giáo viên ở nhiều địa phương cũng tạo áp lực lớn cho đội ngũ trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở một số địa phương rất thấp. Nhiều nơi giáo viên làm việc ngoài giờ kéo dài nhưng không được trả chế độ thừa giờ; thu nhập của giáo viên mầm non thấp, thời gian làm việc ở trường quá dài, áp lực công việc lớn (9-10h/ngày), ảnh hưởng đến cuộc sống. Chưa kể, cùng đó là việc thiếu nhân viên hành chính, nhân viên y tế và cấp dưỡng để thực hiện các nhiệm vụ và tổ chức bán trú cho trẻ tại trường.

Một số giáo viên mầm non năng lực nghề nghiệp còn hạn chế, chưa biết tận dụng các điểm mạnh, khắc phục hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất sẵn có. Một số cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế trong việc xây dựng và phát triển Chương trình giáo dục mầm non, khả năng triển khai và đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm chưa đạt yêu cầu; hạn chế về kỹ năng sư phạm, xử lý tình huống trong chăm sóc, giáo dục trẻ dẫn đến gây mất an toàn cho trẻ. Ngoài ra, nhân viên nấu ăn, bảo vệ, phục vụ trong các cơ sở giáo dục mầm non thiếu về số lượng và chưa có cơ chế để thực hiện chế độ, chính sách.

Do đó, theo ông Minh, một trong những phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra ở năm học 2020-2021 là phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 102 ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế, tổ chức rà soát định mức giáo viên/lớp; có giải pháp bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo quy định, các đơn vị thiếu giáo viên bố trí bảo đảm ít nhất 2 giáo viên/lớp; thực hiện tuyển dụng viên chức đối với giáo viên mầm non, không để kéo dài tình trạng hợp đồng nhiều năm và thiếu giáo viên trong khi vẫn còn nhiều chỉ tiêu tuyển dụng.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với giáo viên mầm non theo quy định hiện hành.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho hay Bộ GD-ĐT mong muốn các đại biểu góp ý về công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ GD-ĐT trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn... Đặc biệt, chỉ ra những hạn chế, bất cập của các văn bản với với thực tiễn áp dụng của địa phương.

“Đây là hội nghị rất quan trọng và cần phải tập trung trao đổi một cách thẳng thắn và thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, khách quan, vì sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nếu chúng ta có nền tảng vững chắc trong phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong tương lai”, bà Minh nói.

Kết thúc năm học 2019-2020 toàn quốc hiện có 15.461 nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non (sau đây gọi là trường mầm non), 23.960 điểm trường lẻ, so với năm học trước giảm 40 trường (giảm 159 nhà trẻ và trường mẫu giáo, tăng 119 trường mầm non), giảm 2.278 điểm trường lẻ, với tỷ lệ bình quân 1,39 trường mầm non/đơn vị hành chính cấp xã, tỷ lệ điểm trường lẻ/trường mầm non là 1,55 (chủ yếu ở các vùng, khu vực miền núi).

Hiện nay, toàn quốc có 3.180 trường mầm non ngoài công lập (tỉ lệ 20,6%, tăng 144 trường), chăm sóc cho 1.172.967 trẻ (tỷ lệ 22,1%); nhiều tỉnh có tỷ lệ trường mầm non ngoài công lập (MN NCL) cao, tập trung ở các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Tỉnh có tỷ lệ trường MN NCL cao như: Hà Nội 30%, Hải Phòng 28,3%, Đà Nẵng 65,9%, Quảng Nam 19,4%, Quảng Ngãi 19,1%, Bình Định 20,9%, Khánh Hòa 20,4%, Ninh Thuận 26,4%, Bình Thuận 20,3%, Bình Dương 71,1%, Đồng Nai 36,2%, TP Hồ Chí Minh 65,5%, Bà Rịa-Vũng Tàu 40,5%...

Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ em mầm non học tại các cơ sở GDMN ngoài công lập chưa đạt theo mục tiêu đến năm 2020 của Đề án PTGDMN giai đoạn 2018-2025 (Quyết định số 1677/QĐ-TTg), còn nhiều tỉnh có tỉ lệ trường mầm non NCL rất thấp[ Mục tiêu huy động trẻ em MN NCL đến năm 2020 là: 25%; Tỉnh có tỷ lệ trường MN NCL dưới 10% gồm: Hậu Giang 2,3%, Đồng Tháp 5,3%, An Giang 9,1%, Vĩnh Long 9,2%, Trà Vinh 8,2%, Tiền Giang 8,6%, Hà Tĩnh 7,2%, Quảng Bình 7%, Thanh Hóa 4,8%, Hòa Bình 3,2%, Điện Biên 1,8%, Hà Nam 4,2%, Nam Định 2,1%, Ninh Bình 4,6%, Cao Bằng 0,5%, Bắc Kạn 0,8%...], toàn quốc có 13 tỉnh có dưới 10 trường mầm non NCL, trong đó tỉnh Hà Giang, Lai Châu chưa có trường mầm non NCL.

Ngoài hệ thống trường mầm non, cấp học mầm non có 15.914 cơ sở nhóm/lớp độc lập tư thục, tăng 240 cơ sở so với năm học trước.

Một số địa phương vẫn còn nhiều phòng học tạm như: Hà Giang: 249 phòng, Tuyên Quang: 172, Bắc Giang: 216, Điện Biên: 463, Sơn La: 287, Ninh Bình: 232, Thanh Hóa 471… gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Thanh Hùng

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ thêm phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ thêm phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng

Đó là một trong những nội dung của Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm mà Chính phủ vừa ban hành ngày 25/9. 

">

Cả nước thiếu hơn 45.000 giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập

友情链接