Tại hội nghị quốc tế về an ninh Á - Âu khai mạc ở Minsk hôm 31/10,êntiếngvềkhảnănghòatrongxungđộtvớhà nội Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kết thúc với kết quả hòa. Ông Lukashenko tiết lộ, nhận định này dựa trên những liên hệ gần đây với “các đại diện khôn ngoan” của phương Tây.
Theo đài RT, khi các phóng viên yêu cầu bình luận về phát biểu trên của nhà lãnh đạo Belarus, Ngoại trưởng Nga Lavrov nhấn mạnh: “Việc phỏng đoán không có ích gì. 'Hòa' là thuật ngữ có thể được áp dụng cho các tình huống rất khác, bao gồm cả thỏa thuận Istanbul. Từ ‘hòa’ không phản ánh đầy đủ nhu cầu đảm bảo lợi ích của tất cả các bên, kể cả ở quy mô châu lục”.
Các cuộc thương lượng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 3/2022 từng dẫn đến một thỏa thuận được các nhà đàm phán của cả Moscow và Kiev tán thành. Theo thỏa thuận đề xuất này, Ukraine sẽ từ bỏ mục tiêu gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và chấp nhận giới hạn lực lượng vũ trang của mình để đổi lấy sự đảm bảo an ninh quốc tế, kể cả từ Nga.
Nghị sĩ David Arakhamia, trưởng phái đoàn Ukraine tại Istanbul, thừa nhận nước này đã rút khỏi thỏa thuận sau khi Thủ tướng Anh khi đó Boris Johnson đến thăm Kiev và thúc giục họ chiến đấu với Nga.
Ngoại trưởng Nga nhắc lại sự bất bình của đất nước ông đối với Ukraine, trích dẫn tham vọng vào NATO và các chính sách đối nội của Kiev bị Moscow cáo buộc nhằm “hủy diệt văn hóa Nga”, bao gồm cả ngôn ngữ và Giáo hội chính thống Ukraine. Ông cũng biện minh rằng Moscow không còn lựa chọn nào khác ngoài hành động quân sự và bất kỳ giải pháp khả thi nào cho cuộc xung đột sẽ phải giải quyết cả 2 vấn đề trên.
Belarus và Ukraine hiện vẫn chưa lên tiếng bình luận về phát biểu trên của nhà ngoại giao hàng đầu Nga.
Nga tiết lộ điều kiện then chốt cho hòa đàm với Ukraine
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, Moscow không thể đàm phán hòa bình với Kiev trừ khi Ukraine từ bỏ nỗ lực gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và rút quân khỏi lãnh thổ Nga.
Hầu hết công trình cao tầng khu đô thị Nghĩa Đô của HICC1 đã hoàn thiện và có cư dân sinh sống, nhưng chưa có nghiệm thu về PCCC. Ảnh minh họa.
Là một doanh nghiệp lớn, “đầu đàn” trong lĩnh vực xây dựng tại Hà Nội, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội (HICC1) cũng chạy theo trào lưu “lấn sân” sang đầu tư bất động sản.
Ở lĩnh vực bất động sản, HICC1 để lại dấu ấn tại dự án khu đô thị Nghĩa Đô (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Dự án này có quy mô 8,2 héc ta, với 6 tòa chung cư cư được định hình cao cấp.
Phần lớn nhà chung cư đến nay đã được HICC1 hoàn thiện, bàn giao cho khách hàng, trong đó một số tòa chung cư đã đón nhận cư dân chuyển về sinh sống từ nhiều tháng nay.
Thế nhưng, tại đợt rà soát phòng cháy chữa cháy (PCCC) với các dự án nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội mới đây, Cảnh sát PCCC Hà Nội đã phát hiện hàng loạt nhà chung cư thuộc dự án khu đô thị Nghĩa Đô của HICC1 chưa được nghiệm thu PCCC theo quy định đã đưa cư dân chuyển về sinh sống.
Cụ thể, trong danh sách 15 công trình nhà chung cư cao tầng chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào hoạt động vừa được công bố, có đến 4 công trình, thuộc dự án khu đô thị Nghĩa Đô do HICC1 làm chủ đầu tư.
Các công trình cụ thể được Cảnh sát PCCC Hà Nội công bố gồm 4 công trình, bao gồm, Tòa CT1A, CT1B, CT2B và CT2C, với hàng nghìn cư dân sinh sống.
Trong danh sách công trình nhà cao tầng chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào sử dụng được Cảnh sách PCCC Hà Nội công bố mới đây, còn nổi bật các cụm công trình lớn, nằm trong quần thể khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường.
Cụm tòa nhà HH2 ABC, thuộc địa phận phường Yên Nghĩa, Hà Đông của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai cũng chưa được nghiệm thu PCCC, đã đưa cư dân vào ở từ nhiều tháng nay.
Đó là cụm công trình Tòa nhà HH2 ABC, thuộc địa phận phường Yên Nghĩa, Hà Đông và cụm công trình Tòa nhà HJK, thuộc địa phận phường Dương Nội, quận Hà Đông.
Mặc dù cả 2 cụm công trình nằm trong quần thể khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường. Tuy nhiên trước đó, cụm công trình Tòa nhà HH2 ABC đã được chủ đầu tư khu đô thị chuyển nhượng cho đối tác là Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai, một doanh nghiệp xây dựng, đồng thời cũng là một tên tuổi trong làng bất động sản.
Hàng loạt dự án của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai đã hoàn thiện, được thị trường biết đến, như: Dự án CT2 đường Tô Hiệu (quận hà Đông), dự án chung cư trên đường Ngô Thì Nhậm; hoặc dự án đang triển khai Xuân Mai Riverside (cũng thuộc quận Hà Đông)…
Trong khi đó, cụm công trình Tòa nhà HJK được chuyển nhượng cho Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển bất động sản Thế Kỷ (Cengroup), một nhà phân phối bất động sản lớn tại miền Bắc, nhưng đang có xu hướng chuyển sang đầu tư phát triển dự án.
Mặc dù là dự án “đầu tay” trong chiến lược phát triển dự án bất động sản của Cengroup, nhưng tòa HJK (hiện đã được đổi tên thành Parkview Residence) lại dính hàng loạt tai tiếng từ khi bán hàng, cho đến khi đã bàn giao căn hộ và đưa dự án vào vận hành.
Theo tìm hiểu của BizLIVE, trong khoảng 3 năm trở lại đây, Cảnh sát PCCC Hà Nội liên tục tiến hành rà soát, kiểm tra và công bố các công trình nhà cao tầng chưa đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC trên địa bàn thành phố.
Việc công bố các công trình nhà cao tầng chưa đảm bảo an toàn về PCCC, theo giải thích của Cảnh sát PCCC Hà Nội, để các chủ đầu tư khắc phục, chứ không phạt cho tồn tại, nhằm tránh hoặc giảm thiểu thấp nhất thiệt hại trong trường hợp hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo thống kê của Cảnh sát PCCC Hà Nội, thời gian vừa qua, Hà Nội đã tiến hành xử lý 117 lượt/81 cơ sở với tổng số tiền lên tới hơn 3 tỷ đồng. Tạm đình chỉ hoạt động với 2 công trình là tòa nhà Nam Anh, tại 71C Đền Lừ 2, P. Hoàng Mai, Q. Hoàng Mai và tòa nhà kim khí Thăng Long - Trung tâm thương mại dịch vụ công cộng bãi đỗ xe, chung cư cao tầng tại số 1 Lương Yên, Q. Hai Bà Trưng.
Ngoài ra, còn tạm đình chỉ 2 bộ phận hạng mục công trình hệ thống cấp ga trung tâm thuộc chung cư BMM, tại số 19, P. Phúc La, Q. Hà Đông và tòa nhà chung cư N09 B2, thuộc KĐT mới Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy.
Theo Bizlive
Dân chung cư nơm nớp... lo cháy
Chưa bao giờ chuyện cháy nhà, cháy chung cư rồi cháy quán karaoke xảy ra như... cơm bữa như hiện nay. Thực trạng ấy khiến người sống trong căn hộ cao cấp cho tới người sống tại một khu nhà ở xã hội đều nơm nớp lo sợ.
" alt="Cháy chung cư: Đại gia xây nhà, cố ý lơ là “Bà hỏa”?"/>
Các bác sĩ BV 103 trong ca ghép đa tạng đầu tiên tại Việt Nam.
BS An cho biết, lâu nay, Việt Nam chỉ mới thực hiện được ghép đơn tạng chứ chưa bao giờ ghép đa tạng. "Đề tài KC10 đã đặt ra vấn đề này và BV 103 chúng tôi đã nhận ghép đa tạng tụy và thận", BS An cho hay.
Để chuẩn bị cho ca ghép đa tạng đầu tiên, các bác sĩ tại BV 103 được lựa chọn để gửi đi các trung tâm lớn của thế giới để học tập, sưu tầm tài liệu. Để được thực hành kỹ thuật, BV 103 đã mổ hơn 40 cặp lợn, lấy tụy và thận con này ghép sang con khác.
Tuy nhiên, việc khó khăn để có thể tiến hành ghép tạng chính là tìm được người hiến. BS An cho biết, do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, nguồn tạng hiến ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
BS An kể, lần đó, may mắn bệnh viện vận động được một người không may bị tai nạn giao thông hiến tạng. Các bác sĩ rà lại danh sách bệnh nhân đang chờ ghép tạng tại BV 103 thì thấy có anh Phan Thái Huyên, một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường biến chứng suy thận, là quân nhân tại tỉnh đội Sơn La, có các chỉ số phù hợp. Việc liên lạc với anh Huyên thông báo về việc ghép tạng nhanh chóng thực hiện.
Tuy nhiên, thông báo lúc khoảng hơn 1 giờ chiều thì tới hơn 2 giờ, anh Huyên gọi điện lại thông báo rằng, lúc đó không có xe chạy tuyến Sơn La - Hà Nội. Và nếu muốn xuống Hà Nội, anh phải đi xe khách buổi tối, sớm nhất là 5h sáng hôm sau mới có thể có mặt tại bệnh viện.
"Kể từ khi người hiến tạng chết não thì tạng chỉ có thể duy trì được từ 12-18 tiếng để thực hiện ghép. Nếu như bệnh nhân sáng hôm sau mới xuống được bệnh viện thì sẽ quá muộn", BS An nhớ lại. Để đảm bảo thời gian, BS An đã phải gọi điện nhờ tỉnh đội trưởng Sơn La điều một chuyến xe riêng đưa anh Huyên xuống Hà Nội ngay trong đêm đó.
Thiếu tướng, bác sĩ Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện 103, người trực tiếp thực hiện ca ghép đa tạng đầu tiên.
"Chúng tôi chỉ kịp làm các xét nghiệm cơ bản nhất, không kịp thể làm hết tất cả. Tới 3 giờ sáng hôm đó, chúng tôi quyết định thực hiện ghép tạng", BS Anh nhớ lại. Ca ghép kéo dài suốt 13 tiếng, từ 3 giờ sáng ngày 28/2 tới 16 giờ ngày 1/3 mới kết thúc. Hai ngày sau, sáng 3/3 anh Huyên tỉnh lại.
"Tới lúc bệnh nhân tỉnh lại thì ca ghép có thể nói là đã thành công về kỹ thuật", BS An nói.
5 tháng mất ngủ
Bệnh nhân đã tỉnh. BV 103 cũng đã tổ chức họp báo thông báo ca ghép tạng lịch sử đã hoàn tất. Tuy nhiên, quá trình theo dõi bệnh nhân sau ghép mới là khoảng thời gian khiến BS An "mất ăn mất ngủ".
BS Hoàng Mạnh An nhớ lại, vào khoảng ngày thứ 5 sau ghép, biến chứng bắt đầu xuất hiện. "Từ vết mổ bắt đầu đùn ra rất nhiều dịch. Đến tuần thứ 2 thì có hiện tượng tràn dịch đa màng. Màng phổi, màng tim, ổ bụng lúc nào cũng đầy dịch, chọc hút hàng lít".
BS An và các đồng nghiệp chẩn đoán tụy mới được ghép đã bị viêm đồng thời kích thích cả tụy cũ còn trong ổ bụng cũng viêm thì mới dẫn đến việc tràn dịch lớn như vậy. "Một mặt chúng tôi tích cực điều trị, mặt khác chúng tôi gọi điện sang các trung tâm của Mỹ, Nhật để hỏi kinh nghiệm trong việc xử lý vấn đề này", BS An kể.
Sau đó tình trạng bệnh nhân có đỡ hơn nhưng đến tháng thứ 4 thì từ vết mổ, dịch lại trào ra như suối. Ban đầu, BS An sợ rằng miệng nối của tụy với thành tá tràng và bàng quang bị xì.
"Việc các miệng nối của tụy ghép bị xì như vậy sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc tụy bị viêm cũng rất dễ khiến bệnh nhân tử vong vì nhiễm độc", BS Anh chia sẻ.
BS An cho biết, khi đó ông lo lắng là bởi không chỉ là ca ghép có thể thất bại, mà bởi nếu như ca ghép đầu tiên không thành công, phải rất lâu sau đó sẽ không dám ghép nữa.
Chính vì thế 5 tháng theo dõi điều trị cho bệnh nhân Huyên là khoảng thời gian BS An và các đồng nghiệp tại BV 103 mất ăn mất ngủ. Họ phải thay phiên nhau túc trực ở bệnh viện 24/24 để theo dõi mọi thay đổi của bệnh nhân. "Suốt 5 tháng ấy, tôi rất ít khi về nhà", BS An chia sẻ.
"Đến tháng thứ 5 chúng tôi mở nhỏ ổ bụng để khâu đóng bít đầu tá tràng thì bệnh nhân hoàn toàn bình phục. Điều vô cùng hạnh phúc với anh ấy là không phải dùng thuốc điều trị tiểu đường, suy thận nữa, chỉ dùng thuốc ức chế miễn dịch theo quy trình chung của người ghép tạng", BS An nói.
Anh Phan Thái Huyên, 21 tháng sau ca ghép đa tạng với tình trạng sức khỏe ổn định. Ảnh: BV 103.
Nhớ lại khoảng thời gian 5 tháng theo dõi điều trị tại bệnh viện sau ghép, anh Huyên cho biết, lúc đó anh không hề biết những biến chứng sau khi phẫu thuật của mình, song anh nhớ rất rõ các bác sĩ đã rất tận tình chăm sóc anh trong suốt thời gian đó.
Anh Huyên cũng xác nhận, sau 2 năm thực hiện ca ghép, bệnh của anh đã khỏi, sống khỏe mạnh ổn định như người bình thường. Anh cũng không còn bị những cơ hạ đường huyết mà có lần suýt cướp đi mạng sống của anh hành hạ. Và quan trọng hơn là anh không còn phải ăn uống kiêng khem như trước.
Hiện tại, BS An và BV 103 đang chuẩn bị cho ca ghép đa tạng thứ 2. BS An cho biết, sau thành công của ca ghép đầu tiên, ca ghép sau sẽ thuận lợi hơn và chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều.
Lê Văn
Thầy giáo Bách Khoa chế tạo hơn 70% nhà máy bia VN" alt="3.600 giờ mất ngủ của bác sĩ ghép đa tạng đầu tiên ở Việt Nam"/>