Những động thái đáng ngờ của Trung Quốc trên Biển Đông
Những bức ảnh vệ tinh này cho thấy máy bay giám sát quân sự,ữngđộngtháiđángngờcủaTrungQuốctrênBiểnĐôtennis truc tuyen máy bay chống ngầm và tàu tình báo hải quân vũ trang của Trung Quốc đang neo đậu ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong bài viết được đăng trên trang tin News.com.au, cây viết Jamie Seidel cho rằng đây là một điều kỳ lạ, kể cả khi Bắc Kinh khẳng định rằng các khí tài quân sự này chỉ dành cho mục đích tìm kiếm và cứu hộ dân sự.
Từ năm 2012, Trung Quốc bắt tay vào một chương trình xây dựng quy mô lớn ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bắc Kinh tuyên bố yêu sách chủ quyền phi pháp ở hai quần đảo này và xây dựng một mạng lưới các căn cứ quân sự, đường băng, nhà chứa máy bay kiên cố với danh nghĩa “tìm kiếm và cứu nạn”.
Ảnh vệ tinh cho thấy 2 máy bay quân sự KJ-500 và Y-8Q của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập hôm 9/6. Ảnh: Maxar |
Trung Quốc nhiều lần khẳng định họ không có ý định quân sự hóa Biển Đông. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng về những động thái của Bắc Kinh gần đây đang chứng minh điều ngược lại.
Trong vụ việc mới nhất, các hình ảnh vệ tinh được cung cấp bởi công ty công nghệ vũ trụ Maxar đã cho thấy sự tập hợp các khí tài quân sự của Bắc Kinh ở Đá Chữ Thập, một trong những vị trí trọng yếu trên Biển Đông.
Phân tích từ Viện Hải quân Mỹ cho thấy, tàu giám sát Type-815 đang neo đậu gần Đá Chữ Thập. Và trên đường băng dài 3,3km của bãi đá này là máy bay tuần tra chống ngầm Y-8Q cùng một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm (AWAC) KJ-500.
Bất chấp lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông mà Bắc Kinh mới đơn phương tuyên bố, nhiều “tàu cá” của Trung Quốc vẫn tập trung ở vùng biển này.
Những điểm nóng trên Biển Đông
Theo ông Jamie Seidel, sự gia tăng hiện diện quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa một phần có thể đến từ những “phản ứng” gần đây của quốc tế.
Trong năm nay, Mỹ đã tăng cường hơn các hoạt động trên Biển Đông, với nhiều chuyến đi lại của các nhóm tác chiến tàu sân bay cùng hoạt động tự do hàng hải. Các cường quốc khác như Pháp, Đức, Anh, Australia và Canada cũng đã có sự hiện diện tương tự.
Điểm nóng của những động thái trên đầu tiên phải kể đến Đá Chữ Thập. Đây là một trong những cụm bãi cạn, đá ngầm và mỏm đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng căn cứ trái phép.
Phần khoanh tròn nghi là các máy bay Y8-MPA của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập hôm 5/6. Ảnh: Duan Dang |
Điểm nóng tiếp theo, nằm ngay phía nam Đá Chữ Thập, là Đảo Thị Tứ. Hòn đảo 37ha này do Philippines quản lý.
Đây cũng là nơi đang bị phong tỏa bởi một “đội tàu cá” từ Trung Quốc. Điểm nóng cuối cùng là Đá Ba Đầu, nơi hơn 200 “tàu cá” Trung Quốc đang neo đậu với mục đích "tránh bão" theo như tuyên bố của Bắc Kinh.
Trong bối cảnh trên, các hoạt động giám sát của Mỹ trên Biển Đông đã gia tăng đáng kể thời gian gần đây. Tổ chức Sáng kiến quan sát chiến lược Biển Đông, có trụ sở tại Bắc Kinh, ghi nhận tới 72 chuyến di chuyển của các máy bay giám sát Mỹ trên Biển Đông vào tháng 5, tăng mạnh khi năm ngoái là 35 chuyến.
Nhà bình luận quân sự Trung Quốc Song Zhongping cho rằng, Mỹ đang lo ngại tiềm lực quân sự ngày một lớn mạnh của Trung Quốc, nên phải tăng cường hoạt động giám sát trên Biển Đông nhằm kịp thời ứng phó với các động thái quân sự từ phía Bắc Kinh.
Trong khi đó, Tướng Kenneth Wilsbach thuộc Lực lượng Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương nói rằng, sự gia tăng các hoạt động trên để giám sát “những hành động phi pháp” của Bắc Kinh trên Biển Đông.
“Chúng tôi muốn biết thêm nhiều thứ… những thứ mà tôi cho là các hoạt động bất chính của Trung Quốc", ông Wilsbach cho hay. "Chúng tôi muốn có thể theo dõi các hoạt động quân sự của họ, và nắm được bất kỳ cuộc thử nghiệm hay mua bán khí tài mới nào mà họ đã thực hiện. Đó là lý do chúng tôi phải thu thập thêm thông tin".
Phản ứng từ Philippines
Không chỉ có các nước phương Tây tăng cường lập trường đối phó với Bắc Kinh. Bất chấp sự lưỡng lự của Tổng thống Rodrigo Duterte, sự kiên nhẫn của Philippines đối với Trung Quốc dường như cũng đang cạn kiệt.
Ảnh vệ tinh cho thấy các vệt sáng được khoanh tròn bị tình nghi là tàu khu trục Type 054A (1) và tàu hải cảnh Trung Quốc (2) xung quanh Đá Chữ Thập hôm 21/5. Ảnh: Twitter |
Cuối tháng trước, Manila đã ra thêm một công hàm "phản đối việc triển khai không ngừng, sự hiện diện kéo dài và các hoạt động bất hợp pháp của các tàu cá cùng nhiều phương tiện trên biển của Trung Quốc” trong các khu vực lân cận Đảo Thị Tứ.
Johnny Pimentel, Chủ tịch Ủy ban Tình báo chiến lược của Philippines, nói rằng ông muốn thấy Hải quân nước này duy trì sự hiện diện thường xuyên trên Biển Đông, để ngăn chặn sự kiểm soát của Trung Quốc đối với bất kỳ rạn, bãi đá nào trong các khu vực mà Manila yêu sách chủ quyền ở vùng biển này.
Bên cạnh đó, Quốc hội Philippines đang thảo luận về việc tăng cường ngân sách quốc phòng. Nước này dự định sẽ mua thêm 4 khinh hạm đời mới cùng 12 tàu hộ tống, 18 tàu tuần tra và 40 tàu tấn công nhanh trước năm 2028.
Ngoài ra, Philippines còn lên kế hoạch xây dựng 12 tiền đồn hải quân mới trên khắp các quần đảo.
Về phần mình, Tướng Kenneth Wilsbach cho biết Mỹ cũng sẵn lòng giúp đỡ Philippines.
“Tôi tin tưởng rằng, hai chính phủ có thể đi đến một thỏa thuận, cũng như đáp ứng những lợi ích chung và riêng của mình, và sẽ đạt tới điểm mà quân đội chúng ta, một khi thỏa thuận được thực hiện, có thể được đào tạo, hoạt động cùng nhau”, ông Wilsbach nhận định. “Và nếu nhận được sự kêu gọi và chỉ đạo từ những chỉ huy của chúng ta, thì các bạn biết đó, hãy thực hiện các nguyên tắc của Hiệp ước Phòng thủ chung".
Tại buổi họp báo ngày 10/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. "Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông", bà Hằng khẳng định. Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, có đóng góp thiết thực và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông cũng như tạo thuận lợi cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC).
|
Việt Anh
Mỹ tăng gấp đôi số chuyến bay trinh sát ở Biển Đông
Tổ chức Sáng kiến thăm dò Biển Đông (SCSPI) cho biết, số chuyến bay trinh sát Mỹ thực hiện ở Biển Đông gần đây đã tăng mạnh.