Chị Nguyễn Quỳnh Nga, một người Hà Nội đã sang định cư ở thành phố Leipzig, Đức được 3 năm kể lại với Chuyên trang Ô tô- xe máy về hành trình học lái xe khá gian nan của mình. 47 triệu đồng cho một lần thi
Chị Nga cho biết, tại Đức, học lái xe cũng phải trải qua hai bước chính là thi lý thuyết và thi thực hành. Quá trình học cũng diễn ra ở những trung tâm dạy lái xe. Điều gây "choáng" đầu tiên là mức độ đắt đỏ của học phí.
Lệ phí cho một lần thi áp dụng toàn quốc sẽ tốn khoảng 215 Euro, tương đương gần 6 triệu đồng tiền Việt, trong đó thi lý thuyết tốn 55 Euro và thi thực hành tốn 160 Euro. Mức này gấp 10 lần lệ phí thi cấp bằng lái xe ở Việt Nam.
 |
Chị Nguyễn Quỳnh Nga và bộ đề thi lý thuyết lái xe hơn 1000 câu hỏi của Đức. |
Tuy nhiên, đối với học phí, nước Đức lại có sự cao thấp giữa các vùng, đắt nhất vẫn là ở Tây Đức và các thành phố lớn, ở Đông Đức rẻ hơn.
Chị Nga đang sống ở Leipzig, thành phố kinh tế lớn thứ 2 ở Đông Đức nên mức học phí không hề rẻ. Khóa học lý thuyết gồm 12 buổi vừa được chị hoàn tất đã tiêu tốn khoảng 250 Euro (hơn 6,7 triệu VND) bao gồm sách và đĩa học.
Nhưng học phí này chưa thấm vào đâu so với mức học phí học thực hành lái xe. Đây cũng là quá trình học khắc nghiệt và đắt đỏ nhất để một người dân có được tấm bằng lái xe ở Đức.
Bởi lẽ, nước Đức tính phí học thực hành lái xe là tính theo giờ. Ở thành phố Leipzig, học viên phải trả 30 Euro/giờ (khoảng hơn 800 ngàn VND). Ở trung tâm Tây Đức, mức học phí này còn cao hơn, khoảng 40-50 Euro/giờ.
Theo quy định, học viên phải học đủ ít nhất 50 giờ mới được phép thi, tức là tối thiểu, mỗi người sống ở Đông Đức như chị Nga phải tốn khoảng 1.500 Euro (khoảng hơn 40 triệu VNĐ) để hoàn tất điều kiện này.
Cộng thêm lệ phí đăng ký thi, mỗi học viên phải chi ít nhất là gần 47 triệu đồng cho 1 lần thi.
Chị Nga kể: "Trước khi học bằng lái, mình đã tham khảo bạn bè sống ở đây và “choáng” khi một người bạn sống ở thành phố khác nói tốn hơn 5.000 Euro (khoảng 135 triệu VND) mới có được bằng lái. Nguyên nhân là bởi, người này đã phải thi lại nhiều lần cả lý thuyết và thực hành".
"Nói chung, nếu học viên học không nghiêm túc, tập trung thì rất dễ trượt ngay từ vòng lý thuyết. Còn học chậm, tay lái yếu, kỹ năng kém thì thi trượt thực hành là tất yếu. Đến lúc này, học viên phải tốn một khoản tiền không nhỏ cả trăm triệu bạc chỉ để thuê thầy giáo dạy lái kèm. Đặc biệt, chế độ học tại Đức chỉ được phép học một kèm một, không có chuyện học ghép theo nhóm như ở Việt Nam", chị Nga chia sẻ.
Giám thị chấm điểm cả về văn hóa lái xe
Theo chị Nga, chính sự tốn kém đắt đỏ như vậy lại là động lực khiến việc học lái xe ở Đức được mọi người dân coi trọng và đầu tư nghiêm túc, tức là học thật, học tử tế. Và với người nhập cư chân ướt chân ráo như chị Nga thì thi bằng lái xe ở đây căng thẳng không khác gì thời đi thi đại học ở quê nhà.
 |
"Ở Đức, học lái xe tốn kém nên hầu như mọi người đều học nghiêm túc, tử tế", chị Nguyễn Quỳnh Nga, định cư tại hành phố Leipzig, Đức cho biết. |
Chị cho biết, bộ đề thi lý thuyết của Đức "khủng" hơn rất nhiều so với Việt Nam. Tài liệu ôn thi có tới 1.093 câu hỏi trong khi ở Việt Nam chỉ có 450 câu. Để dung nạp được kiến thức ở ngàn câu hỏi đó, chị đã phải tập trung cao độ suốt một tháng, lúc nào cũng kè kè quyển sách ôn luyện.
“Tôi gần như bỏ bê việc nhà, chăm con và chỉ chăm chú học, rồi luyện trên máy”, chị Nga nói.
Về cách thức thi, nước Đức cũng áp dụng trắc nghiệm 30 câu. Nhưng với Việt Nam, chỉ cần học viên trả lời đúng từ 26/30 câu (tương ứng 26/30 điểm) là đỗ thì ở Đức chỉ cần sai 1 hoặc 2 câu là có khả năng trượt.
Lý do là vì Đức không tính kế quả thi dựa trên số câu trả lời đúng mà dựa trên tổng điểm, trong khi đó, một câu có thể có được tính là 3 đến 10 điểm. Nếu học viên chỉ làm sai 1-2 câu thì có thể bị trừ tới 10 điểm, chính là ngưỡng khiến thí sinh bị "rớt".
Trong 30 câu hỏi thi trắc nghiệm, có 20 câu liên quan đến luật và 10 câu về tình huống. Vì vậy, bên cạnh việc hiểu luật giao thông thì khả năng ngôn ngữ (với người định cư là thi tiếng Đức) cũng khiến học viên như chị Nga không phải người bản xứ thêm phần khó khăn.
Việc gian lận thi cử trong thi trắc nghiệm lý thuyết cũng rất khó xảy ra bởi một phòng thi chỉ khoảng hơn chục thí sinh, người đi thi được yêu cầu bỏ điện thoại ở ngoài. Đây là quy định được nước Đức thực hiện rất nghiêm và không có chuyện ai đó có thể làm thay học viên như chiêu trò "bao đậu lý thuyết" tại Việt Nam được nhiều học viên rỉ tai nhau.
"Nhờ học ngày học đêm, mình chỉ bị trượt lý thuyết 1 lần và vừa qua, thi đã đỗ ở lần thi thứ 2. Nhưng với phần thi thực hành, qua tìm hiểu bạn bè thì mức độ khó còn kinh khủng hơn nhiều", chị Nga cho hay.
Theo tìm hiểu của chị, học viên phải học lái đủ các điều kiện môi trường, giao thông như ban ngày, ban đêm, trên cao tốc, đường nông thôn, đường vắng, đường đông... Mục đích là học xong, người dân có thể tự tin lái ra đường.
Điều này hoàn toàn khác với cách học ở Việt Nam, phổ biến là chỉ học đủ để đi thi, học viên chỉ học theo sa hình và luyện xe chíp trong sa hình, dẫn tới tình trạng nhiều người được cấp bằng nhưng không dám lái thật ngoài đường.
"Khi thi thực hành, học viên phải thể hiện được kỹ năng lái tốt trong mọi môi trường, điều kiện đường sá với các tình huống giao thông. Tất cả quá trình này đều được đánh giá bởi người chấm thi ngồi ngay bên dưới, thầy dạy lái ngồi bên cạnh.
"Giám thị sẽ yêu cầu thí sinh lái trong phố, đường nông thôn và trên cao tốc Autobahn. Lúc này, người chấm thi sẽ quan sát toàn bộ quá trình xử lý thông tin trên đường, tốc độ, và chấm điểm cả về cả văn hóa lái xe. Khó khăn nhất sẽ là những yêu cầu bất thình lình được đưa ra bởi giám thị. Sai lầm sẽ phải trả giá bằng việc thi lại", chị Nga kể.
“Và nếu phải thi một lần nữa, bạn sẽ phải lập lại quá trình học lái xe đủ 50 giờ ôn luyện với thầy dạy lái kèm hóa đơn chi trả toát mồ hôi”, chị Nga cho biết.
"Ở Đức, nếu học thi không cẩn thận và thi đi thi lại dễ tốn đến cả chục ngàn Euro, đắt hơn cả mua xe BMW cũ cho nên, hầu như ai đi học cũng rất nghiêm túc”, chị Nga nhấn mạnh.
Minh Quân
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về chuyên trang qua email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

“Bay” mất trăm triệu vì kiểu lái xe ngây thơ của một phụ nữ
Lần đầu tiên "biểu diễn" lái xe, chị vợ chủ thầu xây dựng đạp ga rú lên rồi đâm thẳng tường rào. Cú “đua xe” bất đắc dĩ đã bay mất trăm triệu sau đó.
" alt=""/>Đức: Học lái xe lơ mơ, tốn hơn trăm triệu đồng
. Từ nhà ở Hà Đông tới văn phòng ở đường Kim Mã, tôi phải đi nối 2 tuyến.</p><p>Năm 2015 khi bắt đầu đi bus, tôi phải chờ 15-20 phút mới có một chuyến xe, thì bây giờ, tôi chỉ phải chờ từ 5 -10 phút. Hồi ấy, mỗi khi di chuyển đến những nơi không thường xuyên đến, tôi thường phải gọi điện đến tổng đài 1080 để tra tuyến xe.</p><table class=)
Tuyến đường giao thông hỗn hợp thường xuyên ùn tắc giờ cao điểmNhưng từ năm 2018, với việc cài đặt ứng dụng “Tìm buýt” vào điện thoại di động, tôi chủ động hoàn toàn cho việc căn thời gian để di chuyển, lựa chọn chuyến xe, lựa chọn tuyến đường...cho phù hợp với mình.
Cũng với việc sử dụng phần mềm này, khi đi bất cứ điểm nào trong thành phố Hà Nội, tôi đều có thể dễ dàng chọn đúng số hiệu tuyến xe, lựa chọn ra bến nào gần nhất, lựa chọn đi tuyến nào có quãng đường phải đi bộ ngắn nhất... Tất cả những thông tin đó đều được hiển thị trên phần mềm để cung cấp cho người dùng.
Chúng tôi, những người bạn quen nhau trên xe bus thường nói đùa một câu "đã đi xe bus rồi thì không thể quay lại sử dụng xe máy nữa”. “đã quen đi bus rồi, nghĩ lại trước đây hàng ngày đi xe máy, mà sợ". Và điều đó là cảm xúc, là trải nghiệm thực sự của cá nhân tôi.
Khoảng thời gian an nhàn, khỏe khoắn nhất
Bước sang năm thứ tư đi xe bus, tôi thấy mình đẹp hơn. Điều này có thể ai đó sẽ cảm thấy buồn cười, nhưng đó là sự thực. Với phụ nữ, làn da là điều quan trọng nhất trong tất thảy những yếu tố thuộc về vẻ đẹp.
Trước đây đi xe máy, dù bịt khẩu trang kín mít, da mặt tôi vẫn thường xuyên nổi mẩn, nhất là vào mùa hè do mồ hôi không thoát được, do khói bụi và rất nhiều tác nhân ngoại quan khác. Và, phụ nữ, chỉ cần bỏ được chiếc áo chống nắng, khẩu trang và miếng vải quấn chân khỏi cơ thể, là đã thấy đẹp rồi.
 |
Chị Đào Thu Nhài (OceanBank) tâm sự: "Bước sang năm thứ tư đi xe bus, tôi thấy mình khỏe hơn" |
Những ngày mưa quá, nắng quá, lạnh quá..., đi bộ tuy hơn cực một chút, nhưng sẽ chẳng là gì so với việc phải chen chúc trong dòng xe cộ ngồn ngộn và lộn xộn, chưa kể tắc đường kéo dài phải ngâm mình trên đường hàng tiếng đồng hồ. Dù có tắc đường, thì ngồi trên xe bus vẫn hơn.
Chúng tôi thường nói chuyện với nhau, từ ngày bỏ xe máy, chị em đỡ mua sắm linh tinh. Trước đây đi xe máy, nhìn cửa hàng cửa hiệu thì kiềm lòng không đặng, thấy gì ưng mắt liền tạt vào ngắm nghía mua sắm. Còn anh em cũng ít uống bia sau giờ làm hơn. Đang đi trên bus, bạn bè có gọi điện rủ nhậu cũng đành bấm bụng từ chối.
Bởi rất nhiều những ưu điểm nho nhỏ ấy, tôi cảm thấy mình vui vẻ điềm đạm hơn. Trước đây mỗi khi ùn xe tắc đường, lê lết được đến văn phòng rồi về đến nhà...thì tinh thần đao đơ hoàn toàn, mệt mỏi sinh ra cau có cắm cẳn với đồng nghiệp và người thân trong gia đình.
Bỏ xe máy đi xe bus, không khó như tôi nghĩ!
Điều quan trọng bậc nhất là phải sắp xếp thời gian hợp lý và chặt chẽ, bởi thông thường đi xe bus tốn nhiều thời gian hơn đi xe máy. Thay vì đi chợ hàng ngày, tôi đi chợ, siêu thị mỗi tuần một lần, chuẩn bị đủ thực phẩm cho gia đình dùng trong tuần, trừ mua rau. Thói quen sinh hoạt trong gia đình phải sắp xếp lại cho phù hợp với thời gian biểu đi bus, đặc biệt vào buổi sáng.
Sáng nay, trên chuyến bus đi làm, tôi gặp hai người phụ nữ lần đầu tiên đi bus. Mục đích của các chị là đi thử tìm tuyến xe, tuyến đường để từ ngày mai sẽ hướng dẫn cho con đi học bằng xe bus.
Kiên trì với việc đi bộ, nhất là việc kèm cặp, hướng dẫn trẻ em đi bộ, sang đường và đi xe bus là cần thiết. Tôi từng gặp một cậu bé 7 tuổi trên chuyến bus BRT, bé đeo một cái thẻ trên ngực, có dòng chữ: “Con tên là…, con xuống ở bến Vũ Ngọc Phan. Nếu con ngủ quên trên xe, cô chú gọi con dậy. SĐT gia đình là…”. Tôi đánh giá cao sự kĩ càng của bố mẹ cậu bé, vì họ hiểu rằng buổi sáng con đi học sớm, có thể sẽ ngủ quên, không xuống đúng bến.
 |
Môi trường xe bus khá văn minh và an toàn |
Văn hóa xe bus ngày càng tốt hơn, cho nên môi trường xe bus khá văn minh và an toàn. Có lần, vì hệ thống đèn trên xe bus bị lỗi, gây ảnh hưởng đến hành khách và lái xe, tôi gọi điện đến tổng đài đường dây nóng của Transerco 1900 1296 phản ánh. Sau đó 2 ngày, nhân viên tổng đài đã gọi điện lại cho tôi, thông báo là đèn trên xe đã được khắc phục.
Tôi là người đi nước ngoài khá nhiều, và nhận thấy, dù ở quốc gia có hạ tầng giao thông công cộng phát triển cao thì vào những giờ cao điểm, việc phải chen chúc trên những chuyến xe, chuyến tàu đông nghịt người là điều hoàn toàn bình thường.
Hà Nội đã có kế hoạch “cấm” xe máy ở tuyến đường Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi. Thật tình cờ, đó chính là hai tuyến đường tôi thường xuyên đi hàng ngày.
Tuyến bus BRT ban đầu thưa vắng, đến bây giờ rất đông và ngày càng có nhiều hơn trẻ em. Nhiều cháu cấp 1, rất bé đã được bố mẹ kèm cặp, hướng dẫn đi xe bus rồi sau đó tự đi một mình.
Cá nhân tôi cho rằng việc hạn chế xe máy là tất yếu trong quá trình phát triển đô thị. Và chúng ta nên làm quen dần với việc sử dụng giao thông công cộng. Khi đã thử dùng thì ta sẽ quen dần với nó, từ đó có cơ sở để bỏ thói quen đi xe máy.
Hạ tầng giao thông công cộng năm 2019 đã tốt hơn rất nhiều so với thời điểm tôi bắt đầu đi bus năm 2015. Cùng với đó là môi trường và văn hóa xe bus ngày càng tốt hơn, sẽ là điều rất thuận lợi để những ai đang đi xe máy có thể làm quen với việc đi bus.
Vì sức khỏe và sự an toàn của bản thân, tôi nghĩ rằng mình sẽ gắn bó với xe bus và tới đây là tàu điện trên cao.
Đào Thu Nhài (công tác tại Ngân hàng Ocean Bank)
Mọi tin bài cộng tác xin gửi qua email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

Vội vàng cấm xe máy: Ngưng trệ, đình đốn, thành phố "chết"
Một khi chưa có phương tiện thay thế, cấm xe máy chẳng khác nào làm ngưng trệ các hoạt động, mọi thứ sẽ bị đình đốn dẫn đến thành phố “chết”, hẳn sẽ thiệt hại lớn về kinh tế.
" alt=""/>Hơn 3 năm giã từ xe máy, tôi thấy mình đẹp hơn nhân chuyện cấm xe máy