Bạn gặp câu hỏi “bí” thì nhắc bài,ệnítbiếtvềthiđạihọcthờibaocấnottm forest – man city hồn nhiên cho bạn xem đáp án khi giám thị lơ là… là những câu chuyện rất đỗi thân thương của những người đã từng đi thi ĐH thời bao cấp. Trong kí ức của họ, kỳ thi đại học không quá khốc liệt, càng không phải là sự kiện khiến “cả xã hội xuống đường” như bây giờ. Mướt mồ hôi ở “lò” luyện Nhiều người cho rằng, chỉ thi ĐH thời nay thí sinh mới phải vùi mình trong những lò luyện thi nhưng qua câu chuyện của nhà thơ Hữu Việt (con trai nhà văn Hữu Mai) thì thời bao cấp, nhiều học sinh ở Hà thành cũng luyện thi vất vả không kém thời nay.
Nhà thơ Hữu Việt kể, đấy là những năm 1979- 1980, một thí sinh chuẩn bị đi thi ĐH cũng không khác giờ là mấy. Lúc ấy, đất nước còn khó khăn vì phải lo với cơm áo gạo tiền nên nhà thơ Hữu Việt quyết định thi vào khối A, ĐH Ngoại Thương. Để đi thi, nhà thơ Hữu Việt phải học thêm rất nhiều, đến mấy lớp khác nhau. Trong căn phòng chưa đến 14m2 nhưng chỉ có cái quạt điện be bé khiến mấy thầy trò đều mướt mồ hôi như nhau. Tuy nhiên, may mắn của nhà thơ Hữu Việt là được học với những thầy giáo giỏi nhất thời bấy giờ nên ai nấy đều hăng hái học. “Nhiều khi thời gian trên lớp, chúng tôi chỉ dành để giải các bài tập ở lớp học thêm. Tôi còn nhớ hồi ấy bố tôi là nhà văn, nhà ở khu tập thể Nam Đồng. Đêm nào bố con tôi cũng thức khuya nên mẹ tôi chia hộp sữa bò, mỗi người một nửa để học đêm”, nhà thơ Hữu Việt nhớ lại. “Khi đi thi, mỗi thí sinh ngồi một bàn. Tôi còn nhớ câu chuyện thời nay, có thí sinh ngồi bàn sau quên công thức nhưng gọi, lấy thước chọc vào lưng bạn vẫn không quay lại. Có lẽ thí sinh giờ “khôn” hơn, mức độ cạnh tranh cao hơn, kỉ luật cũng khắc nghiệt hơn nên ai cũng “giữ mánh”. Còn chúng tôi thời xưa, nếu có trót quên thì việc nhắc bài cho bạn là hoàn toàn bình thường. Tôi còn nhớ câu chuyện của một cậu bạn trong lớp học ôn. Bố bạn ấy là giáo viên nên quyết tâm đỗ rất cao. Bạn ấy học rất chăm chỉ và những ngày gần thi hầu như thức trắng. Sau môn thi đầu tiên, hai bố con bạn ở lại trường để chuẩn bị thi môn Lý vào buổi chiều. Bố bạn ấy canh cho con ngủ nhưng thiếp đi lúc nào không hay. 4h chiều, khi hai bố con vắt chân lên cổ chạy đến phòng thi chúng tôi đã lục tục ra về. Thế nhưng không hiểu hai bố con quyết chiến đấu ở môn thứ 3 thế nào mà chỉ thi 2 môn nhưng bạn cũng đủ điểm đỗ (15 điểm)”, nhà thơ Hữu Việt kể. Mang cơm nắm đi thi Không biết đến học thêm như học sinh Thủ đô, cậu học trò ở Nam Hà (cũ) tên Trịnh Hòa Bình (Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội- Viện Xã hội học) lại có những kỉ niệm mãi in dấu trong tim. Đấy là khoảng những năm 1972- 1973, ông Bình quyết định thi vào ĐH Tổng hợp Hà Nội. Ông Bình nhớ lại, thời bấy giờ các trường ĐH về tận từng địa phương để tổ chức thi tuyển. Cụm thi của ông lúc ấy tổ chức ở huyện Nam Ninh (cũ) nên ông phải đạp xe gần 70km để đi thi. Ông Bình kể: “Trước khi đi thi, mẹ tôi nén cho con ít cơm trộn với muối vừng vào cặp lồng, cho đầy bi đông nước. Tất cả được mẹ tôi xếp vào chiếc túi vải khâu tay mậu dịch thô kệch. Nhiều người còn mang cả nồi niêu, xoong chảo đi thi vì hồi đó các dịch vụ ăn theo không rầm rộ như bây giờ. Hồi đó chưa có cầu, để đến được huyện Nam Ninh, lũ chúng tôi phải chen nhau qua bến đò Quan. Tôi còn nhớ, lúc ấy có bạn còn bị phà kẹp vào chân, máu tóe ra tưởng không đi thi nổi”.
“Địa điểm thi của tôi lúc ấy là một ngôi trường phổ thông. Thời bấy giờ, thí sinh cũng phải đến trước một ngày để làm thủ tục dự thi. Có người cũng có bố mẹ đưa đi thi, có người còn phải đi bộ. Phòng thi của tôi có khoảng 30 người, ngồi 2 người/bàn. Thi ĐH hồi chúng tôi thật hồn nhiên. Trong phòng có 2 giám thị và bên ngoài cũng có giám thị hành lang. Tuy nhiên, chúng tôi không quá bị áp lực căng thẳng như bây giờ. Thậm chí, trước khi vào thi, chúng tôi còn chủ động bắt chuyện hỏi han quê quán của nhau. Vì áp lực không lớn nên chúng tôi còn lén đọc bài cho nhau chép. Bạn nào “bí” câu gì, chúng tôi đều “xì” thông tin cho nhau”, ông Bình kể. Và kỳ thi năm đó, ông Trịnh Hòa Bình được 22,5 điểm khối C, nhất tỉnh Nam Hà.
TheoHạnh Nguyên (Gia đình - Xã hội) |