Nền tảng số thứ 33 được Bộ TT&TT chọn giới thiệu
Lễ ra mắt nền tảng akaBot – Tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp vừa được Bộ TT&TT tổ chức ngày 13/11 tại Hà Nội.
akaBot là nền tảng “Make in Vietnam” thứ ba của FPT trong số 33 nền tảng đã được Bộ TT&TT lựa chọn giới thiệu và bảo trợ truyền thông trong “Ngày thứ Sáu công nghệ”, phục vụ cho Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 6/2020.
Hai nền tảng trước đó của FPT được Bộ TT&TT chọn giới thiệu là FPT.AI và akaChain. Cả ba nền tảng này nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FPT nhằm các hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển.
![]() |
Theo Phó Vụ trưởng Vụ CNTT Tô Thị Thu Hương, việc phát triển, thương mại hóa các nền tảng công nghệ trong đó có akaBot thể hiện bước chuyển lớn của FPT. |
Việc phát triển, thương mại hóa các nền tảng công nghệ trong đó có AkaBot, theo bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ CNTT, Bộ TT&TT, là bước chuyển lớn của tập đoàn FPT, từ làm dịch vụ gia công phần mềm sang sáng tạo, làm chủ các công nghệ lõi, phát triển các sản phẩm nền tảng phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Đại diện Vụ CNTT cũng cho rằng, chuỗi sự kiện ra mắt các nền tảng công nghệ phục vụ chuyển đổi số vào thứ Sáu hàng tuần của Bộ TT&TT đã minh chứng cho thấy sự cổ vũ, ủng hộ của cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với các chính sách phát triển của Chính phủ, Bộ TT&TT, trong đó có chiến lược “Make in Vietnam”.
“Những nền tảng công nghệ như akaBot sẽ góp phần cho các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng các giải pháp do doanh nghiệp trong nước phát triển để giải quyết các bài toán của mình, từ đó nâng cao năng suất lao động, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế số, đồng thời phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam như kỳ vọng của Chính phủ”, đại diện Vụ CNTT nhận định.
![]() |
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh tin tưởng rằng "robot phần mềm" akaBot thời gian tới sẽ đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, logistics, y tế. |
Tại sự kiện ra mắt akaBot, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh nhấn mạnh, kinh tế số đã được xác định là 1 trong 3 trụ cột của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số doanh nghiệp cũng là một hướng quan trọng.
Cho biết tự động hóa quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp, tổ chức – RPA là giải pháp mới được phát triển trong vài năm gần đây, ông Công Anh đánh giá, giải pháp này đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, bên cạnh tự động hóa, giải pháp RPA còn giúp cho doanh nghiệp sau một thời gian triển khai sẽ có được cái nhìn sâu hơn vào quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp, tổ chức mình để từ đó tái cấu trúc lại quy trình nghiệp vụ - một trong những bước dẫn dắt đến chuyển đổi số cho doanh nghiệp, tổ chức.
“Tôi tin tưởng rằng giải pháp akaBot trong thời gian tới sẽ đóng vai trò rất mạnh trong việc chuyển đổi số cho các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, logistics, y tế”, ông Công Anh chia sẻ thêm.
akaBot có thể giúp doanh nghiệp tăng tới 80% năng suất
Theo đại diện nhóm phát triển, akaBot là giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ (RPA) cho doanh nghiệp với các “trợ lý robot ảo” có khả năng mô phỏng thao tác của con người, giúp thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại với số lượng lớn.
Với công nghệ lõi là RPA, akaBot có khả năng tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo) và OCR (công nghệ nhận dạng ký tự quang học) để xây dựng giải pháp tự động hóa thông minh toàn diện, đảm bảo không xâm lấn hệ thống CNTT hiện tại và có thể tương tác với tất cả các phần mềm doanh nghiệp như Word, Excel, SAP, Web…
AkaBot bắt đầu được FPT cung cấp ra thị trường từ năm 2018. Sau 2 năm triển khai, đến nay akaBot đã và đang cung cấp giải pháp RPA cho hơn 20 khách hàng và đối tác chiến lược thuộc 6 nước gồm Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, tiêu biểu là Thinkpower, HSBC, Panasonic, TPBank, Mizuho.
![]() |
Giám đốc phát triển akaBot Bùi Đình Giáp cho biết, nền tảng akaBot đã hỗ trợ các doanh nghiệp tăng tối thiểu 50% năng suất và thực tế đã có doanh nghiệp đạt tới con số 80%. |
Nói về lý do FPT quyết định phát triển giải pháp akaBot, ông Bùi Đình Giáp, Giám đốc sản phẩm akaBot cho hay: “Nhận thấy các giải pháp RPA của các doanh nghiệp nước ngoài dù tương đối ưu việt nhưng lại chưa thực sự phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam nên chúng tôi đã phát triển akaBot. Là sản phẩm RPA “Make in Vietnam” duy nhất, akaBot có ưu điểm là không làm thay đổi hệ thống CNTT hiện tại của doanh nghiệp và khi kết hợp với hệ sinh thái sản phẩm của FPT có thể giải quyết được những bài toán đặc thù của Việt Nam”.
Đặc biệt, theo ông Giáp, các giải pháp của akaBot có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính ngân hàng, bán lẻ, sản xuất, logistics... giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí đến 60%, tăng năng suất đến 80% và giảm thời gian xử lý đến 90%, trong khi được cam kết mức độ bảo mật cao nhất.
Theo nhóm phát triển nền tảng akaBot, sắp tới nhóm sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, phát triển thêm nhiều tính năng tiên tiến, hướng tới cung cấp giải pháp tự động hóa thông minh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, để thúc đẩy tài chính toàn diện, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy mục tiêu xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.![]() |
Honda triệu hồi 1,2 triệu xe do lỗi túi khí Takata. Ảnh: The Globe and Mail |
Các mẫu xe mang thương hiệu Honda được triệu hồi bao gồm: Accord (2001-2007 và 2009), Honda Civic (2001-2005), CR-V (2002-2007 và 2010-2011), Element (2003-2011), Fit (2007), Odyssey (2003-2004), Pilot (2003-2008), và Ridgeline (2006-2014).
Trong khi đó, cũng có các mẫu xe sang mang thương hiệu Acura bị triệu hồi: Acura 3.2CL (2003), Acura ILX (2013-2016), Acura MDX (2003-2006), Acura 3.2TL (2002-2003), Acura TL (2004 -2006 và 2009-2014), Acura RDX (2007-2016), và Acura ZDX (2010-2013).
![]() |
Honda triệu hồi 1,2 triệu xe tại Bắc Mỹ và Trung Mỹ. |
Các xe bị ảnh hưởng của Honda và Acura sẽ bắt đầu được sửa chữa ngay lập tức tại Mỹ và được thay thế các bộ phận bị hỏng.
Vào thứ ba (ngày 12/3), Honda cho biết hãng mới được thông báo về một vụ thương vong liên quan đến lỗi túi khí Takata. Và các xe Honda liên quan đến 21 trong số 23 vụ tử vong vì lỗi nguy hiểm này.
Có hơn 290 thương vong trên toàn thế giới liên quan đến vụ việc bộ thổi phồng túi khí Takata có thể phát nổ bắn ra các mảnh kim loại vào bên trong xe. Tổng cộng đã có 19 nhà sản xuất ôtô triệu hồi hơn 100 triệu chiếc xe có khả năng bị lỗi như vậy trên toàn cầu.
Honda đã nhận biết được vấn đề này sau vụ tai nạn của một chiếc Honda Odyssey, khi túi khí phía trước của xe bung ra và làm bị thương cánh tay của người lái.
Sau đó, một cuộc điều tra cho thấy vấn đề tại nhà máy của Takata tại Mexico đã có nhiều hơi nước lọt vào trong quá trình sản xuất dẫn đến lỗi này.
Tổng số xe đã được triệu hồi của Honda và Acura là 21 triệu chiếc, trong đó tại Mỹ có tới 12,9 triệu chiếc đã được thay thế bộ thổi phồng túi khí tại Mỹ.
Các nhà sản xuất ôtô tại Mỹ đã sữa chữa hơn 7,2 triệu chiếc xe bị lỗi túi khí Takata chỉ tính riêng trong năm 2018.
(Theo Reuters/ Tiền phong)
Nhanh tay hơn Phúc XO, tay chơi xe nổi tiếng có biệt danh Đức “Tào Phớ” mới là người khui thùng chiếc siêu mô tô Tron Light Cycle đầu tiên tại Việt Nam.
" alt=""/>Honda triệu hồi 1,2 triệu xe vì lỗi túi khí TakataĐến ngày 11/11 vừa qua, chip máy tính tự phát triển đầu tiên của Apple, M1, đã chính thức ra mắt cùng với MacBook Air, MacBook Pro 13 và Mac mini. Liệu đây có phải là một bước đi chiến lược, góp phần thay đổi tầm nhìn của thị trường vi xử lý và thậm chí cả thị trường PC?
![]() |
Tại sao PC dựa trên x86 chắc chắn phải đối mặt với những thay đổi?
Từ năm 2005, đây là lần thứ 3 Apple khởi xướng thay đổi kiến trúc trong lịch sử của hãng, cũng chính lần chuyển từ kiến trúc PowerPC sang kiến trúc Intel x86 đã khiến các sản phẩm Apple Mac mở ra 15 năm phát triển thần tốc. Dựa trên nền tảng của chip Intel và hệ điều hành riêng, máy Mac của Apple đã trở thành sự tồn tại duy nhất trên thị trường PC hiện tại khác với mẫu sản phẩm của Wintel (máy tính dùng chip Intel và hệ điều hành Windows).
Kể từ khi Apple sử dụng bộ vi xử lý Intel đã làm cho Mac đạt được sự phát triển chưa từng có, tại sao Apple phải đột phá vùng an toàn và tích cực tìm kiếm sự thay đổi? Tư duy cốt lõi là hệ sinh thái của Internet di động trong tương lai cần phải được tích hợp.
Ngoài ra, IoT, 5G và các kịch bản kết nối khác yêu cầu trao đổi thông tin và tích hợp sinh thái giữa các thiết bị trong tương lai, điều này chắc chắn sẽ yêu cầu chip phát triển theo hướng tiêu thụ điện năng thấp và đồng thời dữ liệu cao. Và vì đặc điểm dựa trên tập lệnh đơn giản, ARM không chỉ có thiết kế đơn giản hơn, hiệu suất lặp cao hơn mà còn có đặc điểm hiệu quả cao và tiêu thụ điện năng thấp, đặc biệt phù hợp với nhu cầu cuộc sống số của con người trong tương lai.
Mặt khác, kiến trúc x86 dựa trên một tập lệnh phức tạp. Mặc dù nó có một số lợi thế tính toán nhất định trong các yêu cầu tải nặng của trò chơi, kết xuất và hậu kỳ phim, nhưng bản thân chip kiến trúc x86 lại có thiết kế phức tạp, tiêu thụ điện năng tương đối cao, khó phát triển và tương đối chậm. Do đó, là một trong những phương tiện tương tác quan trọng hàng ngày của chúng ta, PC chắc chắn sẽ chuyển sang hướng tích hợp rộng rãi hơn. Thay đổi cấu trúc là một ngưỡng phải được vượt qua.
Liên minh Wintel không làm được, nhưng Apple thì khác
Trên thực tế, Apple cũng không phải là người tiên phong trong việc thay đổi kiến trúc PC, nhưng những người tiên phong đã thất bại, và Apple là người duy nhất có thể thành công.
Cách đây 8-10 năm, Microsoft và Intel đã nhận ra rằng x86 và ARM chắc chắn sẽ có tranh chấp về kiến trúc. Do đó, những chiếc Windows Phone mang thương hiệu Lumia đã ra đời. Intel cũng chủ yếu quảng bá điện thoại kiến trúc x86 với bộ vi xử lý Atom trước năm 2012-2015. Gần đây, Microsoft bắt đầu ra mắt Surface RT dựa trên kiến trúc ARM vào năm 2012 và lần đầu tiên đã thử chuyển đổi sinh thái từ PC sang di động.
Tất nhiên, chúng ta đều biết kết quả tiếp theo của những nỗ lực này. Với việc Intel từ bỏ hoàn toàn mảng kinh doanh bộ xử lý di động, Microsoft Windows Phone đã hoàn toàn biến mất khỏi thị trường và trải nghiệm của Surface không dựa trên x86 đã sụp đổ, hoàn toàn tuyên bố sự thất bại của những chuyển đổi tích hợp này.
Nhưng Apple thì khác. Điều quan trọng của Apple là hệ thống và hệ sinh thái nằm trong tay của chính họ. MacOS có thể chạy trên chip x86 hoặc chạy trên ARM thông qua sự thích ứng. Phần mềm quan trọng trong macOS cũng có thể được triển khai thông qua những nỗ lực có thể dự đoán được sự thích nghi. Những gì Apple phải làm chỉ là chờ đợi thời cơ, khi hệ sinh thái của Apple mở rộng, việc chuyển từ kiến trúc x86 sang ARM trở nên hợp lý.
Cảnh quan PC sẽ thay đổi?
Tất nhiên, hiệu năng của bộ vi xử lý là rất quan trọng, nhưng nếu trải nghiệm hiệu suất mà Apple mong đợi có thể đạt được trên sản phẩm đầu tiên, bước đầu của quá trình chuyển đổi kiến trúc sẽ được thực hiện.
Ngoài ra, để giúp các nhà phát triển nhanh chóng bổ sung phần mềm vào nền tảng kiến trúc mới, Apple cũng đưa ra một bộ giải pháp hỗ trợ cả kiến trúc x86 và kiến trúc ARM, chẳng hạn như Universal, Rosetta và ảo hóa. Thông qua các bộ công cụ này, các nhà phát triển có thể chuyển phần mềm hiện tại sang macOS dựa trên ARM trong thời gian ngắn.
Trong tương lai gần, ARM Mac chắc chắn sẽ được tích hợp sinh thái với iOS di động hiện tại. Các ứng dụng mới được tạo bởi các nhà phát triển sẽ có thể chạy trên cả iOS và macOS mà không cần gỡ lỗi phụ. Thiết bị đầu cuối PC và thiết bị di động sẽ trở nên mờ nhạt và hai thiết bị này sẽ hoàn toàn thống nhất. Khi đó, Apple thậm chí sẽ phát hành một hệ thống thống nhất.
Nhìn xa hơn về tương lai, Apple không cần tuân theo chu kỳ lặp đi lặp lại của Intel để phát hành các sản phẩm Mac mới. Đồng thời, do không cần duy trì chi phí công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của kiến trúc x86, chip chỉ yêu cầu chi phí lắp ráp và chi phí tổng thể của thiết bị Mac cũng sẽ được giảm hơn nữa. Sau đó, để tăng sự phổ biến của chiếc PC hợp nhất này, Apple sẽ tung ra các thiết bị nhập khẩu với giá tương đối ưu đãi, để người tiêu dùng có thể có được trải nghiệm thống nhất chưa từng có thông qua hệ sinh thái sản phẩm của Apple, và dần thay thế các loại hiệu năng cao như iMac và Mac Pro.
Trên đây là kịch bản do Apple hình thành. Còn về việc kịch bản có phát triển suôn sẻ theo hướng mà Apple đề ra hay không thì còn phụ thuộc vào hoạt động tiếp theo của Apple và các nhà sản xuất PC khác. Ở giai đoạn này, e rằng không ai có thể đưa ra câu trả lời khẳng định, xét cho cùng thì ngành công nghệ là ngành phát triển nhanh nhất hiện nay. Nhưng miễn là đi theo hướng đã được thiết lập này, Apple chắc chắn là người có khả năng phá vỡ các rào cản của kiến trúc x86 và thay đổi thị trường PC.
Phong Vũ
Dòng máy Mac chạy chip M1 mới của Apple có một nhược điểm mà nhiều người có thể sẽ suy nghĩ lại trước khi muốn "xuống tiền".
" alt=""/>Máy tính chip Apple có thể phá vỡ khuôn mẫu PC truyền thống?