Giải trí

Đêm nhạc về ‘khí chất Hải Phòng’ của nhạc sĩ Xuân Bình

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-04-21 15:05:21 我要评论(0)

 - Đêm nhạc "Xuân Bình – Tôi người Hải Phòng" là chương trình nghệ thuật đánh dấu 10 năm sáng tác củ fulhamfulham、、

 - Đêm nhạc "Xuân Bình – Tôi người Hải Phòng" là chương trình nghệ thuật đánh dấu 10 năm sáng tác của nhạc sĩ Xuân Bình,ĐêmnhạcvềkhíchấtHảiPhòngcủanhạcsĩXuânBìfulham đồng thời là lời tri ân của anh gửi đến những con người và mảnh đất đã nuôi dưỡng tâm hồn anh.

Hồng Nhung vực dậy sau những ngày tăm tối

Uyên Linh quay trở lại cùng ban nhạc Anh Em

Đêm nhạc "Xuân Bình – Tôi người Hải Phòng" sẽ diễn ra tại Nhà hát Tháng Tám tối 15/12/2018 với sự tham gia của nhạc sĩ Dương Cầm, NSƯT Tấn Minh, Sao mai Phương Anh, ca sĩ Đông Hùng, nhóm nhạc The Wings, giải Nhất Sao Mai 2015 Hoàng Hồng Ngọc, giải Nhì Sao Mai 2015 Hồng Duyên, giải Nhất Sao Mai 2017 Thu Thủy, giải Ba Thần tượng tương lai 2017 Linh Phương...

{ keywords}
Nhạc sĩ Xuân Bình coi Hải Phòng là quê hương thứ 2 của mình.

Nhạc sĩ Xuân Bình được coi là một “hiện tượng” tại thành phố hoa phượng đỏ từ tháng 5/2017, sau khi bài hát 'Tôi người Hải Phòng' của anh ra đời và nhanh chóng lan tỏa rộng rãi. Từng giai điệu, lời ca đậm “khí chất Hải Phòng” của bài hát khiến những người sinh ra, lớn lên hoặc từng gắn bó với vùng đất này thích thú khi tìm thấy chính mình trong đó. Nhiều người coi bài hát này như một bản “Hải Phòng ca”, thay những người con của thành phố hoa phượng đỏ thể hiện tình yêu, sự hãnh diện về mảnh đất quê hương mình.

Riêng bản thu âm của nhạc sĩ Xuân Bình, chỉ sau một thời gian đưa lên trang fanpage của Hải Phòng đã hút tới con số kỷ 1,3 triệu lượt nghe. Clip này cũng có tới hơn 25.000 lượt chia sẻ và hơn 30.000 bình luận.

{ keywords}
Nghệ sĩ Việt Hoàn góp mặt trong MV.

Cùng ''Tôi người Hải Phòng'', nhạc sĩ Xuân Bình còn có ca khúc Hải Phòng quê hương tôi cũng được đưa vào biểu diễn trong Lễ hội Hoa phượng đỏ 2018 với phần trình bày của ca sĩ Minh Quân.

Ngoài ra, rất nhiều sáng tác của anh về thành phố cảng cũng được khán giả yêu thích như 'Thành phố em', 'Đêm Hải Phòng', 'Hải Phòng và nỗi nhớ', 'Biển vào mùa', 'Bạch Đằng Giang ký sử', 'Vĩnh Bảo miền nhớ'... Trong “gia tài” sáng tác gồm 60 ca khúc của nhạc sĩ Xuân Bình thì có tới 15 tác phẩm về Hải Phòng.

Điều thú vị là nhạc sĩ Xuân Bình không phải người gốc Hải Phòng mà sinh ra ở Tuyên Quang. Anh có duyên gắn bó với Hải Phòng từ khi về làm việc tại Đoàn Văn công Hải quân, rồi ở lại thành phố này sinh sống, lập gia đình. Gần 15 năm gắn bó, anh luôn coi Hải Phòng là quê hương thứ 2 của mình.

Thu Linh

Trọng Tấn, Uyên Linh làm khách mời trong liveshow của Vũ Thắng Lợi

Trọng Tấn, Uyên Linh làm khách mời trong liveshow của Vũ Thắng Lợi

Ca sĩ Vũ Thắng Lợi sẽ thực hiện liveshow đầu tiên trong sự nghiệp ca hát vào ngày 21/12 tới tại Cung Hữu nghị với khách mời Trọng Tấn, Lan Anh và Uyên Linh.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Chiến thắng lịch sử của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International 2024 không chỉ là thành công cá nhân mà còn là niềm tự hào của Lê Hoàng Phương - người âm thầm đứng sau những bước catwalk ấn tượng của tân hoa hậu.

001LeHoangPhuong.jpg
Lê Hoàng Phương là người hướng dẫn catwalk cho Thanh Thủy.

Chia sẻ về quá trình đào tạo kéo dài 3 tháng trước thềm cuộc thi, Lê Hoàng Phương cho biết ban đầu Thanh Thủy còn khá bỡ ngỡ với catwalk.

"Thanh Thủy là một cô gái rất ngây thơ, trong sáng. Lúc tập em bảo gần như chưa biết gì và cách catwalk còn bản năng", người đẹp sinh năm 1995 nhớ lại.

Với vai trò là huấn luyện viên, Lê Hoàng Phương nghiên cứu kỹ lưỡng phong cách của Miss International để xây dựng phương pháp training phù hợp. Cô và Thanh Thủy duy trì lịch tập ít nhất 2 buổi mỗi tuần, mỗi buổi kéo dài hơn hai tiếng.

"Tôi tập cho Thủy cách catwalk ngang theo chiều bên phải, bên trái đầy đủ vì sân khấu Miss International thường là sân khấu ngang. Với đầm dạ hội, tôi chỉ Thủy sải nửa bước, đi hơi chéo, chậm để trông thanh lịch. Còn khi catwalk với bikini phải thẳng chân, sải bước dài, góc nghiêng cũng phải thẳng để đi như lướt sóng", cô tiết lộ.

Là một "cô giáo" khó tính, Lê Hoàng Phương không ngần ngại nhắc nhở học trò khi thể hiện chưa tốt. Mỗi động tác đều phải lặp lại 10 lần cho đến khi hoàn hảo.

"Có lúc tập tôi bảo phải đi đẹp mới được uống nước, hoặc có đồ ăn ở đó nhưng cũng phải tập xong mới được ăn", cô hóm hỉnh kể lại.

Trước thềm chung kết, hiểu được áp lực của đàn em, Lê Hoàng Phương gửi lời động viên chân thành: "Tôi nói Thủy không cần nhớ bài gì nữa mà chỉ cần làm những gì em thấy tốt, tận hưởng từng khoảnh khắc trên sân khấu".

"Đối với Thanh Thuỷ, việc tôi làm chỉ là giúp Thuỷ nhìn thấy những tiềm năng của bản thân và khai phá chúng. Thuỷ vốn đã có vẻ đẹp và phong thái rất phù hợp với Miss International", Lê Hoàng Phương chia sẻ.

Untitled 2.jpg
Tin nhắn của Lê Hoàng Phương và Thanh Thủy. Ảnh: NVCC

Hiện tại, bên cạnh vai trò CEO một công ty kiến trúc, Lê Hoàng Phương sẽ tiếp tục sự nghiệp đào tạo với vị trí huấn luyện viên tại Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 và Miss International Queen Vietnam 2024. Người đẹp cũng sẽ tham gia chương trình Bước nhảy Hoàn vũ 2024.

Minh Phi

Ảnh: NVCC

Miss International 2024 Thanh Thủy sắp về Việt Nam, giữ vai trò đặc biệt

Miss International 2024 Thanh Thủy sắp về Việt Nam, giữ vai trò đặc biệt

Trong đêm chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 sắp tới, Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ vinh dự trao dải băng đương nhiệm cho tân hoa hậu." alt="'Cô giáo' Lê Hoàng Phương tiết lộ cách catwalk giúp Thanh Thủy đăng quang" width="90" height="59"/>

'Cô giáo' Lê Hoàng Phương tiết lộ cách catwalk giúp Thanh Thủy đăng quang

{keywords}
Ảnh phơi cá khô ở chợ Long Hải giúp nhiếp ảnh gia Khánh Phan đạt giải nhất hạng mục ảnh du lịch, giải mở SWPA 2021.

Theo CNN, nhiếp ảnh gia Khánh Phan đã được vinh danh ở hạng mục ảnh du lịch của giải mở rộng nhờ ghi lại được khoảnh khắc ấn tượng về một người phụ nữ đang phơi cá ở chợ Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khánh Phan là tác giả Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến nay từng thắng giải mở rộng của SWPA, kể từ khi cuộc thi bắt đầu được tổ chức từ năm 2012.

{keywords}
Ảnh nhất hạng mục phong cảnh của tác giả Tây Ban Nha Juan Lopez Ruiz.

Ở hạng mục ảnh phong cảnh, người chiến thắng là nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha Juan Lopez Ruiz với tác phẩm bắt trọn khoảnh khắc những tia sét giáng xuống một cánh đồng trồng oải hương dài như vô tận với một cây lớn đứng án ngữ ở giữa.

{keywords}
Ảnh nhất hạng mục kiến trúc của tác giả Đức Klaus Lenzen.

Tác giả người Đức Klaus Lenzen được vinh danh ở hạng mục kiến trúc với bức ảnh chụp cầu thang như đang lơ lửng trong không gian tại khách sạn Hyatt ở Dusseldorf.

{keywords}
Ảnh nhất hạng mục nhiếp ảnh đường phố của nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ F. Dilek Uyar. 

Nhiếp ảnh gia F. Dilek Uyar đến từ Thổ Nhĩ Kỳ là người chiến thắng ở hạng mục nhiếp ảnh đường phố với tác phẩm chụp một công nhân đang khử trùng ga tàu ở thủ đô Ankara.

Dưới đây là những tác giả chiến thắng ở 6 hạng mục khác của giải mở rộng SWPA 2021:

{keywords}
Tác phẩm xuất sắc nhất hạng mục ảnh sáng tạo Tamary Kudita, người Zimbabwe.
{keywords}
Tác phẩm của tác giả Mariano Belmar Torrecilla đến từ Tây Ban Nha chiến thắng ở hạng mục phong cách sống
{keywords}
Ảnh nhất hạng mục chuyển động của Marijo Maduna, người Croatia.
{keywords}
Tác phẩm của Cristo Pihlamäe, người Estonia nhất ở hạng mục thế giới tự nhiên và động vật hoang dã
{keywords}
Ảnh của Kata Zih, người Hungary nhất ở hạng mục vật thể .
{keywords}
Tác phẩm thắng ở hạng mục ảnh chân dung của Lyudmila Sabanina đến từ Nga.

Cả 10 nhiếp ảnh gia thắng ở các hạng mục nói trên sẽ được nhận 5.000 USD tiền thưởng cùng một bộ thiết bị chụp ảnh kỹ thuật số của Sony. Ban tổ chức dự kiến sẽ công bố tên người chiến thắng chung cuộc của giải mở rộng vào ngày 15/4.

CNN đưa tin, hơn 100 nhiếp ảnh gia đã lọt vào vòng chung khảo của cuộc thi cùng những tác giả chiến thắng ở các hạng mục. Các tác phẩm vào chung khảo cũng như thắng giải sẽ được trưng bày trong triển lãm trực tuyến trên trang web của Tổ chức nhiếp ảnh thế giới.

Tuấn Anh 

Nét đẹp của người Việt hút hồn nhiếp ảnh gia nước ngoài

Nét đẹp của người Việt hút hồn nhiếp ảnh gia nước ngoài

Justin Mott, nhiếp ảnh gia người Mỹ, tới Việt Nam cách đây hơn một thập niên và quyết định sống tại đây từ năm 2017, đã chụp những bức ảnh tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

" alt="Những bức ảnh đạt giải quốc tế, nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng giải ảnh du lịch" width="90" height="59"/>

Những bức ảnh đạt giải quốc tế, nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng giải ảnh du lịch

hinh 1 6.png
Trần Hành Triết khi còn trẻ.

Thời còn trẻ, Hành Triết chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người chú từng du học ở nước ngoài- người rất quan tâm đến khoa học và công nghệ phương Tây, đặc biệt là y học. Năm 13 tuổi, bà theo chú đến Quảng Châu để học trường y nhưng không được nhận vì chưa đủ 18 tuổi. Năm 1911, Hành Triết đến Thượng Hải và theo học tiếng Anh tại Trường Nữ sinh Yêu nước. 

Năm 17 tuổi, cha gọi bà về và bàn về việc đính hôn cho con gái. Không chấp nhận việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, bà đã chuyển sang sống cùng với dì ruột. Dì cũng giúp Hành Triết tìm kiếm một công việc để tự lập kiếm tiền.

Khi biết ĐH Thanh Hoa tổ chức các kỳ thi ở Thượng Hải để gửi sinh viên ra nước ngoài học tập, bà đã đăng ký theo học tại đây. 

Bất chấp sự miễn cưỡng ban đầu của chính phủ Trung Quốc trong việc gửi nữ sinh ra nước ngoài, bà đã xuất sắc vượt qua kỳ thi vào năm 1914 cùng với 10 phụ nữ khác. Hành Triết trở thành thế hệ nữ sinh đại học Trung Quốc đầu tiên được chọn để sang Mỹ du học. 

Tại đây, bà đã nghiên cứu lịch sử phương Tây và theo học tại ĐH Phụ nữ Vassar (New York), lấy bằng cử nhân văn học năm 1918. Sau đó, bà tiếp tục theo học tại ĐH Chicago và lấy bằng thạc sĩ văn học Anh năm 1920.

Nữ giáo sư đầu tiên của Trung Quốc

Tháng 9/1920, Trần Hành Triết trở về Trung Quốc. Bà được tuyển dụng làm giảng viên dạy môn Lịch sử phương Tây và đảm trách các khóa học tiếng Anh tại ĐH Bắc Kinh nhờ chính sách tuyển dụng cởi mở. Bà đã trở thành nữ giáo sư đầu tiên tại ĐH Bắc Kinh và là nữ giáo sư đầu tiên ở Trung Quốc. 

Ngay từ khi du học, Trần Hành Triết cũng xuất bản những bài thơ gây được tiếng vang. Ý thơ tao nhã và mang phong cách đối thoại đã ghi dấu ấn sâu sắc trong nền tảng văn học Trung Quốc, đặc biệt là bài “Kênh đào và sông Dương Tử”.

hinh 2 5.png
Trong chuyến thăm ĐH Cornell năm 1916, Trần Hành Triết gặp người chồng tương lai của mình

Trần Hành Triết cũng rất quan tâm và tích cực ủng hộ phong trào nữ quyền. Bà từng chỉ trích hiện tượng phụ nữ thời đó lấy chồng phải đổi họ nhà chồng. Sau khi Chiến tranh chống Nhật bùng nổ, Trần Hành Triết đến Tứ Xuyên cùng với chồng và làm giáo sư tại ĐH Tứ Xuyên. 

Trong thời gian này, bà liên tục đăng các bài báo trên Tạp chí Độc lập, chỉ trích tình trạng tham nhũng ở Tứ Xuyên, đặc biệt là hiện tượng nữ sinh lúc bấy giờ ganh đua làm vợ lẽ của các nhân vật thượng lưu với lý do “thà được làm vợ lẽ của các nhân vật thượng lưu, vợ lẽ của một anh hùng hơn là vợ của một người tầm thường”.

hinh 3 4.png
Trần Hành Triết cùng chồng cũng là GS và hiệu trưởng ĐH Tứ Xuyên

Zhang Li, giáo sư tại ĐH Sư phạm Bắc Kinh, nhận xét về Trần Hành Triết: “Những cô gái sinh vào cuối thời nhà Thanh sẽ luôn phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn liên quan đến số phận của mình trong cuộc đời. Ví dụ như có nên bó chân hay không, có nên đến trường hay không, nên kết hôn theo ý muốn của cha mẹ hay không? 

Nhờ trí thông minh bẩm sinh và sự nhanh nhạy của mình, Trần Hành Triết đã học cách tự đưa ra quyết định ngay từ khi còn trẻ và mọi quyết định bà đưa ra đều hướng tới sự tiến bộ. Đây cũng chính là lý do khiến bà sớm vươn tới đỉnh cao học thuật và hoàn thành những bước biến đổi đáng kinh ngạc đó”.

Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, Trần Hành Triết là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân thành phố Thượng Hải. Năm 1976, bà qua đời vì bệnh viêm phổi ở tuổi 86.

Nhạy cảm và thông minh, bằng nỗ lực của bản thân, cuối cùng bà cũng có thể thoát khỏi xiềng xích của chế độ phong kiến và tìm được sự nghiệp, tình bạn và tình yêu ở bên kia đại dương. “Đừng lo lắng về số phận của mình, đừng phàn nàn về số phận của mình, bạn phải tự tạo ra số phận của mình”, nữ GS đã từng nói, theo China News.

Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Hành Triết là minh chứng cho sức mạnh biến đổi của việc theo đuổi trí tuệ, ủng hộ cải cách xã hội và di sản lâu dài của những người dám thách thức quy ước. Là một nhà văn tiên phong, một nhà lãnh đạo trong Phong trào Văn hóa Mới và là nữ giáo sư đầu tiên tại một trường đại học Trung Quốc, bà đã mở đường cho các thế hệ phụ nữ và trí thức tương lai ở Trung Quốc. 

Tử Huy

" alt="Cuộc đời thăng trầm của nữ giáo sư đầu tiên của Trung Quốc" width="90" height="59"/>

Cuộc đời thăng trầm của nữ giáo sư đầu tiên của Trung Quốc