Đây được xem là nỗ lực mạnh mẽ nhất của Nga để kiềm chế các công ty công nghệ nước ngoài.
Google đối mặt án phạt rất nặng
Theđốimặtánphạtrấtnặlịch thi đấu giải vô địch quốc giao Roskomnadzor, kể từ đầu năm nay, Google đã bị phạt cộng dồn 32,5 triệu RUB (458.100 USD) do liên tiếp phớt lờ yêu cầu gỡ bỏ nội dung bị cấm tại Nga. Tuy nhiên, ông lớn công nghệ của Mỹ vẫn chưa nộp số tiền phạt này.
Do đó, Roskomnadzor sẽ mạnh tay hơn bằng việc áp mức phạt từ 5-20% doanh thu của Google tại xứ sở Bạch dương.
Cơ sở dữ liệu kinh doanh của SPARK cho thấy doanh thu của Google tại Nga năm 2020 đạt 85,5 tỷ RUB (1,2 tỷ USD). Vì vậy, khoản tiền phạt 5-20% mà “đại gia công nghệ” này phải nộp có thể vào khoảng 4,3-17,1 tỷ RUB (60,5-240 triệu USD).
Phía Google hiện chưa đưa ra bình luận phản hồi thông tin trên.
Thời gian vừa qua, Nga đã gia tăng áp lực đối với các công ty công nghệ nước ngoài trong nỗ lực tăng cường kiểm soát mạng Internet trong nước, như làm chậm tốc độ của Twitter kể từ tháng 3 và thường xuyên phạt một số công ty khác vì vi phạm nội dung.
Hồi đầu tháng 10, Roskomnadzor cho biết sẽ yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp phạt doanh thu đối với mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook dựa trên đạo luật được Tổng thống Vladimir Putin ký vào tháng 12/2020.
Google hiện đang đấu tranh chống lại phán quyết của tòa án yêu cầu công ty bỏ chặn tài khoản YouTube của một doanh nhân Nga bị trừng phạt, hoặc phải đối mặt với khoản tiền phạt kép tính trên tổng doanh thu của hãng, và nó sẽ tăng gấp đôi mỗi tuần.
TheoNhandan/Reuters
Cảnh cáo Amazon, Google về giả mạo đánh giá của khách hàng trên mạng
Ngoài Amazon, Google, một số "ông lớn" khác nằm trong danh sách cảnh báo về việc giả mạo đánh giá trên mạng còn có Coca-Cola, Mattel, Kellogg, Airbnb và Expedia.
Tôi đã rất ngạc nhiên về cách giám sát trẻ con ở đây. Ở Nhật Bản, trẻ con đi học một mình. Khi con tôi vào lớp 1, chúng đi bộ, rồi đi tàu, bắt xe buýt tới trường – thậm chí là ở Tokyo. Tôi rất ngạc nhiên khi ở New York, bạn tôi dắt con trai 12 tuổi đi học hằng ngày. Con trai tôi 5 tuổi và đang học lớp 1, mất 10 phút để đi bộ tới trường. Nếu tôi để thằng bé tự đi, tôi sẽ phải ngồi tù.
- Reika Yo Alexander, mẹ Nhật Bản đang sống ở New York.
Ở Mỹ có hẳn một “ngành công nghiệp lớn” dành cho trẻ con mà ở Romania không có. Có đồ ăn riêng dành cho trẻ con, các đồ dùng đặc biệt, các dụng cụ đảm bảo an toàn và cả nội thất riêng dành cho chúng. Ở Romania, trẻ con ăn bằng thìa bình thường, uống bằng cốc bình thường. Chúng chơi những thứ đồ chơi không được sản xuất “để phát triển não bộ cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi”. Trước khi tới đây, tôi cũng chưa từng nghe nói đến những dụng cụ đảm bảo an toàn. Bây giờ trong khi tôi lúc nào cũng lo con gái tự làm đau mình, thì mẹ tôi và bạn bè tôi ở Romania thì chỉ cười.
- Arabella Hester – mẹ Romania đang sống ở California.
Cộng đồng
Chị Sandra Ajanaku - một bà mẹ Hà Lan
Mọi người ở đây sợ chạm vào nhau! Lần đầu tiên tới đây, tôi đang bầu rất to, lại còn phải chăm sóc con gái 2 tuổi nữa. Con bé phải làm quen dần dần với hệ thống các tòa nhà ở Brooklyn – dừng đèn đỏ ở mỗi ngã tư. Thỉnh thoảng con bé chạy khỏi vỉa hè mà chẳng thèm quan tâm xung quanh. Mỗi lần như thế, tim tôi như thắt lại. Tôi hét lên phía sau, yêu cầu con bé dừng lại. Đôi khi tôi cũng hét lên nhờ mọi người ngăn nó lại. Họ muốn giúp nhưng có vẻ họ sợ phải ngăn con bé lại. Ở Hà Lan, chuyện này rất bình thường. Một phụ huynh khác nói với tôi rằng có lẽ họ lo đứa trẻ sẽ sợ hãi khi người lạ chạm vào nó. Đùa à? Tất nhiên là tôi muốn ngăn con mình bị ô tô cán hơn là lo lắng về cách xử sự đúng đắn chứ! Chúng tôi đánh giá cao tất cả những giúp đỡ.
- Sandra Ajanaku – mẹ Hà Lan đang sống New York.
Một khác biệt lớn mà tôi nhớ là việc chào hỏi. Đôi khi dắt con trai tới trường, giáo viên thậm chí còn không chào chúng tôi. Ở Nhật Bản, việc chào hỏi mọi người rất quan trọng. Bạn chào rất to với tất cả mọi người, từ giáo viên cho tới lái xe, những người mà bạn gặp. Đó là một cách tốt để bắt đầu một ngày mới.
- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York
Tôi thực sự ngạc nhiên khi những buổi tụ họp và tiệc sinh nhật ở Mỹ có quy định về giờ bắt đầu và kết thúc. Vì tôi tới từ Brazil – đất nước của tiệc tùng – nên tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc quy định thời gian kết thúc bữa tiệc. Chúng tôi chỉ nghĩ “đi dự tiệc thôi, ai biết là nó sẽ kéo dài 2 tiếng hay 6 tiếng”.
- Ana Willenbrock – mẹ Brazil đang sống ở Montana.
Cách ứng xử
Chị Nitya Karthik - một bà mẹ Ấn Độ
Tôi rất ngạc nhiên khi trẻ em Mỹ từ lúc 1 tuổi đã học cách nói “làm ơn”, “cảm ơn”, “xin lỗi”, “xin phép”. Những điều này không được dạy nhiều ở Ấn Độ. Một khác biệt nữa là phụ huynh rất tránh nói những câu kiểu như “vì mẹ đã nói thế”. Thay vào đó, họ giải thích cho bọn trẻ. Tôi rất ngưỡng mộ cái cách mà phụ huynh đưa ra những lý do cơ bản để giúp trẻ hiểu tại sao lại thế này thế kia. Lần gần nhất khi về Bombay, tôi đã giải thích với con trai 4 tuổi tại sao chúng tôi không thể mua quá nhiều thứ vì quy định trọng lượng của máy bay. Còn người thân của tôi thì cứ hỏi tại sao tôi không chỉ nói “không” mà lại phải giải thích.
- Nitya Karthik – mẹ Ấn Độ đang sống ở New Jersey.
Trẻ con ở Mỹ có quyền tự do tuyệt vời mà ở Romania không có. Ở đây, trẻ con được phép đưa ra quyết định từ khi còn rất nhỏ. Chúng cũng được cha mẹ hỏi ý kiến. Trẻ con ở Romania thì ngoan hơn nhưng lại rụt rè, nhút nhát hơn. Nhiệm vụ rất khó khăn của tôi là phải cân bằng giữa 2 cách nuôi dạy đó.
- Arabella Hester – mẹ Romania đang sống ở California.
Gia đình tôi rất hoảng sợ trước cách cư xử của con trai tôi khi ngồi vào bàn ăn. Thằng bé không tập trung, không ăn hết phần của mình và không chịu ăn một số món nhất định… Ở Mỹ, chuyện đó là bình thường. Nhưng ở Pháp, như thế bị coi là thô lỗ. Đôi khi gia đình tôi nghĩ rằng thằng bé rất hư và tôi là một bà mẹ tồi.
- Johanna Trainer – mẹ Pháp đang sống California.
Trường học
Các trường học ở Mỹ luôn cố gắng đề nghị sự tham gia của bố mẹ nhiều hơn. Phụ huynh thường tham gia vào các chuyến đi hoặc các sự kiện của lớp. Ở Nhật Bản không giống như vậy. Chúng tôi chỉ giúp con làm bài tập về nhà. Bố mẹ tôi thậm chí còn chưa từng giúp tôi làm bài tập về nhà.
- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York.
Cân bằng cuộc sống – công việc
Ở Mỹ, thuê người trông trẻ buổi tối rất phổ biến. Ở Nhật, hầu hết các gia đình không có người trông trẻ. Cá nhân tôi thì cho rằng việc dành thời gian cho con cái là rất quan trọng, nhưng nhận sự giúp đỡ từ người khác cũng vẫn rất ổn. Cha mẹ cũng cần có cuộc sống riêng của mình. Ở Mỹ, bạn thực sự được khuyến khích nên ra ngoài và tận hưởng cuộc sống cho chính mình.
- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York
Chị Ana Willenbrock - một bà mẹ người Brazil
Bạn bè tôi ở Brazil đều có vú em và người giúp việc. Điều này rất bình thường trong văn hóa của chúng tôi. Nhưng ở đây phí chăm sóc trẻ em rất đắt đỏ. Tôi thấy các bà mẹ Mỹ rất thực tế và thông minh. Nhiều thứ ở Mỹ giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn và giúp bạn làm được nhiều việc hơn, như bỉm, khăn ướt, địu, máy xay sinh tố, các dụng cụ đặc biệt. Những thứ này thực sự hữu ích.
- Ana Willenbrock – mẹ Brazil đang sống ở Montana.
Quan điểm
Một trong những điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là sự lo lắng thái quá của các bậc cha mẹ. Vô số những bài đăng trên blog, diễn đàn, các cuộc thảo luận, tranh cãi về những vấn đề khác nhau trong việc nuôi dạy con cái: nuôi con sữa mẹ hay sữa công thức, cho con ngủ cùng hay ngủ riêng, dạy ở nhà hay cho đến trường… Ở Ấn Độ, không có những cuộc tranh luận như thế này. Ở đây, phụ huynh lo lắng về việc phải đưa ra những lựa chọn “đúng”, khiến áp lực trở nên ngột ngạt.
- Nitya Karthik – mẹ Ấn Độ đang sống ở New Jersey.
Ở Hà Lan, người lớn sẽ nói với bọn trẻ rất nhanh về những gì chúng nên làm và không nên làm. Ở đây, luôn có những lựa chọn và gợi ý: “Chúng ta sẽ về nhà bây giờ chứ?”, “Con muốn uống nước cam hay nước lọc?”, “Mẹ nghĩ bạn con sẽ thích nếu con chia sẻ”.
- Sandra Ajanaku – mẹ Hà Lan đang sống ở New York.
Nguyễn Thảo(Theo Cupofjo)
Xem thêm:
Những trải nghiệm thú vị của mẹ Mỹ ở Cuba" alt="Cách nuôi con của mẹ Mỹ khiến phụ huynh 5 châu kinh ngạc"/>
Trên tinh thần đó, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng phải nghĩ làm sao để tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố tinh, gọn hơn, mạnh hơn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Văn Nên đề nghị đội ngũ cán bộ tìm mọi cách để thể hiện, thực hiện chủ trương lớn và quan trọng này, chỉ bàn làm chứ không bàn lùi, làm sao cho bộ máy, hệ thống chính trị thành phố tốt hơn, tinh gọn hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn.
“Nếu chúng ta đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên, đặt lợi ích TP.HCM và người dân lên trên, đặt lợi ích chung lên trên thì mọi nỗi lo của chúng ta liên quan tới bản thân mình đều nhẹ nhàng và có thể vượt qua”, ông Nên bày tỏ.
Cũng theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, về việc này, Tổng Bí thư và Trung ương có nhìn nhận trong cuộc cách mạng nào cũng có những sự hy sinh, theo nghĩa là chúng ta phải chịu phần thiệt thòi cá nhân… Trong bối cảnh đó, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo là sẽ lo phần chính sách sử dụng cán bộ trong đợt sắp xếp này và chính sách để giải quyết những cán bộ không còn sử dụng.
“Ban huấn luyện sẽ chọn cầu thủ để đưa vào đội hình 1, đội hình 2, đội hình 3. Hai, ba đội hình nhập lại thì sẽ có thứ bậc và như thế sẽ có người hạ từ vị trí này xuống vị trí kia, từ đội hình một xuống đội hình hai. Chuyện đó cũng là tất nhiên. Đó là chuyện của ban huấn luyện, của từng cấp, còn cầu thủ thì cứ lo làm đúng và làm tốt vị trí của mình đang làm; nếu có khát khao, khát vọng vào đội hình một thì phải nỗ lực để sáng lên, để mình được chọn và tiếp tục cống hiến”, Bí thư Thành ủy TP.HCM nói.
TP.HCM tinh gọn bộ máy, giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính
Theo Ban Tổ chức Thành ủy, khi thực hiện phương án sáp nhập, tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Trung ương, TP.HCM giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính.
16:23 4/12/2024
" alt="Bí thư TP.HCM: 'Chỉ bàn làm, không bàn lùi' khi tinh gọn bộ máy"/>
"Bộ trưởng hoạch định chính sách là cứ đẩy việc lên Thủ tướng"
Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng phân cấp không phải phân chia theo chiều ngang mà theo chiều dọc. Phân cấp luôn gắn với phân quyền. Nếu phân cấp, phân quyền tốt giúp cho việc tinh giản được tổ chức và bộ máy.
Theo ông Hiển, quan trọng nhất hiện nay là phân quyền, nhất là quyền ban hành chính sách; quyền tổ chức về cán bộ; quyền tài chính - ngân sách; vấn đề tổ chức điều hành cũng phải phân quyền.
Bày tỏ đồng tình với quan điểm tăng cường phân quyền gắn với trách nhiệm, quyền càng cao, trách nhiệm càng lớn, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý phải kiểm soát quyền lực, trong đó quan trọng nhất là tự kiểm soát. Đây là “sức đề kháng”, là cái mà chúng ta yếu nhất.
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận nêu thực tế hiện nay mọi việc hầu như dồn lên Thủ tướng. Bộ trưởng hoạch định chính sách là cứ đẩy việc lên Thủ tướng, trong khi đó Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực thì phải là quyền của họ.
“Ngày xưa khi làm Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Chính phủ, chúng ta còn phân định Chính phủ có 9 nội dung phải thảo luận tập thể quyết định theo đa số. Còn lại là quyền của Bộ trưởng. Hiến pháp quy định Bộ trưởng ban hành văn bản và quản lý theo ngành, lĩnh vực và có giá trị trên thực tế”, ông Thuận nói.
Nhưng theo ông Thuận, thực tế hiện có tình trạng nếu không có thông tư liên tịch là "quân lính" của các bộ khác không thực hiện.
“Lúc anh Vũ Văn Ninh làm Bộ trưởng Tài chính, tôi nêu ý kiến phản đối thông tư liên tịch của các anh ấy. Anh Ninh bảo, nói thật với bác, nếu không có thông tư liên tịch liên quan đến tài chính, không có chữ ký của Bộ Tài chính, là quân em không thực hiện”, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật dẫn chứng.
Ông Thuận nhận định, cán bộ của chúng ta chỉ chấp hành lệnh của thủ trưởng mình, mà không chấp hành lệnh của Bộ trưởng khác.
"Bây giờ có tình trạng nghỉ Tết bao nhiêu ngày Bộ trưởng cũng báo cáo Thủ tướng, thi môn gì Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo cũng báo cáo Thủ tướng, nghỉ hè thế nào cũng báo cáo Thủ tướng, thế Bộ trưởng làm gì?”, ông Thuận đặt vấn đề.
Còn phân quyền giữa Trung ương và địa phương, ông Thuận chỉ ra 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là Trung ương quản lý hoàn toàn. Nhóm thứ hai là vừa trung ương, vừa địa phương đều quản lý. Nhóm thứ ba còn lại là của địa phương quản.
Chẳng hạn như quốc phòng, ngoại giao và an ninh là Trung ương dứt khoát phải quản lý. Ngoài ra Trung ương vẫn phải quản về đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản.
“Ngày xưa quản rất chặt về đất nông nghiệp, phải xin ý kiến Chính phủ, sau này chúng ta thả cho địa phương nên hàng loạt người vào tù là vì thế”, ông Thuận cảnh báo.
Với nhóm vừa Trung ương vừa địa phương quản như ngày xưa có lĩnh vực giáo dục, cấp đại học là Trung ương quản lý, địa phương chỉ quản lý từ cấp 1, 2, 3. Bây giờ tỉnh nào cũng có đại học, ngành nào cũng có đại học.
“Những câu chuyện đó phải phân từng cái một chứ không thể cái gì cũng là Bộ trưởng nghiên cứu trình Thủ tướng quyết định”, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Văn Điệp.
Nguyên Bộ trưởng NN&PTNT: Xin được vắc xin thì dịch đã lan rộng
Ông Cao Đức Phát, nguyên Phó Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bộ trưởng NN&PTNT, cho rằng vấn đề lớn đầu tiên đó là phân cấp giữa Nhà nước và thị trường. Có chỗ Nhà nước làm thay thị trường nên kém hiệu quả và tham nhũng.
“Ví dụ thuế đất theo quy định về dân sự đã giao cho người này một miếng, người kia một miếng nhưng muốn trao đổi với nhau thì phải đến xin phép, khi giao đất lại làm thủ tục chuyển tên, rất nhiều loại thủ tục, tự mình đẻ ra việc.
“Tôi làm bộ trưởng, đăng ký miếng đất vườn của bố mẹ để lại cho mà mất hơn một năm”, ông Phát dẫn chứng.
Tiếp đến là phân cấp giữa Nhà nước và nhân dân, những gì để cho dân làm thì thực hiện các thể chế dân chủ, Nhà nước không nên ôm hết.
Phân cấp thứ 3 là trong nội bộ từng cấp. “Giữa Chính phủ và các Bộ, tại sao Bộ trưởng cứ đưa mọi thứ lên Thủ tướng. Bởi vì, nếu Bộ trưởng ký một quyết định về chiến lược nào đó thì không đi theo tiền và nhân lực để làm.
Vì Bộ trưởng ký mà không có tiền để làm nên cứ phải đưa lên Thủ tướng ký thì mới giao trách nhiệm cho các bộ. Bộ Tài chính lo tiền, Bộ Kế hoạch & Đầu tư phải đảm bảo nguồn lực… thì mới có hiệu lực.
“Tôi làm Bộ trưởng NN&PTNT, có dịch xảy ra cần vắc xin dập dịch, khi dịch lan ra thì Bộ trưởng NN&PTNT chịu trách nhiệm nhưng vắc xin lại nằm trong quỹ dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý. Tôi phải làm thủ tục đi qua nhiều tầng nấc để xin vắc xin, 2-3 tuần sau vắc xin về thì dịch đã lan rộng ra”, ông Phát nêu.
Ngoài ra, ông Phát cũng nêu vướng mắc, theo quy định Bộ trưởng không được chi quá 1 tỷ đồng. Thực tế nhiều việc lặt vặt vài trăm triệu vẫn phải làm thủ tục "xin" Bộ trưởng Tài chính.
Chưa hết, ông Phát nêu thực tế phân quyền giữa các bộ hiện nay còn chồng chéo nhau. “Một vú con bò thôi 3 bộ quản lý. Bộ NN&PTNT quản lý con bò, Bộ Công Thương quản lý chế biến và giá, Bộ Y tế quản lý thức ăn (sữa bò) nhưng cuối cùng vẫn có vấn đề xảy ra”, nguyên Bộ trưởng NN&PTNT nêu vướng mắc.
Sáp nhập bộ, ngành giúp thay đổi về 'chất'
Nguyên Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung cho rằng bên cạnh việc sắp xếp tổ chức bộ máy lại cho tinh gọn, cần đặc biệt quan tâm đến công tác lựa chọn cán bộ.
07:54 6/12/2024
" alt="Tết nghỉ bao ngày cũng báo cáo Thủ tướng thì Bộ trưởng làm gì?"/>
Khi được hỏi về sự thay đổi, khác biệt lớn nhất sau 6 năm, Thùy Anh chia sẻ, thứ khiến cô thay đổi là thời gian chứ không phải địa điểm, chỗ ở.
"Tôi không còn là cô gái 18, đôi mươi. Tôi hiện tại đã 28 tuổi. Nhờ những trải nghiệm trong cuộc sống, tôi độc lập, lớn hơn rất nhiều. Tôi trưởng thành, sâu sắc hơn một chút. Tôi có đọc sách, dành thời gian tìm hiểu bên trong, suy nghĩ về những câu chuyện, bài học đến với mình. Tôi biết chậm hơn, lắng lại, không còn vội vã như khi còn trẻ nữa", Thùy Anh bày tỏ.
Nữ diễn viên Chúng ta của 8 năm saucũng chia sẻ, cô rất yêu thích thể dục thể thao. "Khi thấy bản thân lười biếng, tiêu cực, tôi đẩy hết điều đó ra khỏi cơ thể nhờ tập thể thao. Tôi từ một cô gái tiêu cực, hay than vãn mà trở thành một cô gái tích cực hơn rất nhiều. Điều đó làm tôi vừa đẹp vừa có tri thức", Thùy Anh nói.
Thùy Anh khẳng định bản thân có nhiều người theo đuổi. Tuy nhiên, cô vẫn chưa tìm được người phù hợp với mình. Nữ diễn viên tiết lộ, bản thân là một người độc lập, phải trở thành "người đàn ông của chính mình" từ rất sớm nên cô muốn tìm được người có thể quan tâm, chăm sóc, lo lắng khiến cô có cảm giác mình bé lại.
Thùy Anh cũng không ngại bày tỏ muốn tìm một người đàn ông tương xứng về mặt tài chính khiến cô muốn trò chuyện, muốn học hỏi. Ngoại hình đẹp trai hay không với Thùy Anh không quá quan trọng.
Trong suốt 14 năm theo nghề, Thùy Anh thừa nhận, có những lúc cô nhận được nhiều lời gạ gẫm.
"Nhìn chung ai gạ gẫm hay nhắn tin đưa mối tôi không kiểm soát được. Nhưng việc thể hiện thái độ như thế nào là do mình. Đôi khi tôi nhận được những lời mời như vậy với người mình quen biết khiến tôi sốc, ngạc nhiên. Tôi tự hỏi tại sao họ có thể đối xử như vậy với mình. Tôi thường không đọc tin nhắn hoặc từ chối thẳng thừng. Nếu tôi là một người ưa vật chất và vật chất khiến tôi lung lay thì tôi đã có scandal lâu rồi", Thùy Anh khẳng định.
Thùy Anh thích thú khi lần đầu vào vai chủ động tán tỉnh 'bố' Mạnh TrườngTrong 'Chúng ta của 8 năm sau', Thùy Anh bày tỏ sự thoải mái khi hợp tác với Mạnh Trường, thậm chí thích thú khi nhân vật của mình chủ động tán tỉnh đàn anh trên phim." alt="Thùy Anh Chúng ta của 8 năm sau từng sốc khi bị người quen gạ gẫm"/>
FarmVille, biểu tượng một thời của Facebook, là một game làm trên nền Flash.
Ngày phán xét của Flash trên Facebook cũng được ấn định là vào 31/12. Khi đó, toàn bộ những game trên Facebook phải cập nhật lên HTML5 hoặc bị đóng cửa. Dù vậy, đâu đó trên một số trang web của Việt Nam, người ta vẫn có thể tìm thấy những mini game dạng Flash đơn giản để nhớ về một thời đã quên.
Bất chấp những tồn tại và hạn chế, Flash đã có những đóng góp không thể phủ nhận cho sự phát triển của Internet hiện đại nói chung và game nói riêng. Cha đẻ của Flash có thể tự hào khi đứa con tinh thần của họ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mở đường tiến vào kỷ nguyên của tiếp theo của trải nghiệm số. Từ Flash đến CSS, JavaScript, và HTML5, tạm biệt kẻ dẫn đường.
Phương Nguyễn
Flash - Hệ sinh thái nội dung web khổng lồ sắp sụp đổ
Flash từng được coi là "sự tồn tại vĩnh cửu" của kỷ nguyên Internet, nhưng nó đã bị bỏ rơi khi bước vào kỷ nguyên Internet di động.
" alt="Flash: Ánh sáng le lói nơi cuối con đường"/>