Clip ăn bánh mì dài 15 giây của Dowling được phát ở Times Square.

Darren Dowling (26 tuổi), sống ở thành phố Glasgow, vốn sở hữu một tài khoản TikTok hơn 50.000 người theo dõi,New York Postđưa tin.

Anh thường đăng tải các clip có nội dung thử thách ăn uống điên rồ, từ ăn một chiếc burger kẹp 8 miếng thịt cho đến review món gà rán làm từ thịt hộp.

Một lần, Dowling bắt gặp một ứng dụng điện thoại với lời chào mời cho phép người dùng “trả tiền để phát video dài 15 giây ở Quảng trường Thời đại” với giá 40 USD. Dù có phần bán tín bán nghi, anh lập tức tải về ứng dụng và thực hiện các bước theo yêu cầu.

Quang truong Thoi dai anh 1

Dowling thường thực hiện các clip thử thách ăn uống.

“Tôi và hôn thê vốn rất yêu thích việc xem các camera phát trực tiếp đặt tại nhiều thành phố, bao gồm Quảng trường Thời đại”, anh chia sẻ.

Sau đó, anh hỏi những người theo dõi trực tuyến rằng mình nên chọn video nào để phát tại thánh địa du lịch mang tính biểu tượng nhất thế giới. Một trong số đó đã gợi ý hoạt động “ăn lát bánh mì”.

Ngoài ra, Dowling cũng tìm kiếm một người đang ở thành phố New York để có thể quay lại khoảnh khắc anh ấy xuất hiện giữa "thành phố không ngủ" này.

Quang truong Thoi dai anh 2

Dowling (Scotland) xem clip của mình tại New York (Mỹ) thông qua một camera phát trực tiếp.

Cuối cùng, anh tình cờ làm quen một người đàn ông tên là Ryan và người này đồng ý “đợi tại quảng trường suốt 40 phút để chọn địa điểm đặt máy quay hoàn hảo”.

Sau mọi nỗ lực sắp đặt, tối 28/12, đoạn video Dowling cắn lát bánh mì trắng một cách ngon lành được phát sóng tại địa danh nổi tiếng nhất nhì xứ cờ hoa. Chủ nhân clip gọi trải nghiệm này là “có một không hai”, đồng thời tự hỏi khán giả ở Times Square sẽ nghĩ gì.

“Thật điên rồ khi thấy gương mặt ngốc nghếch của tôi xuất hiện ở trái tim thành phố New York”, nhà sáng tạo nội dung chia sẻ.

Theo Zing

" />

Đằng sau clip ăn bánh mì gây sốt ở Quảng trường Thời đại

Kinh doanh 2025-02-05 08:16:03 454

Clip ăn bánh mì dài 15 giây của Dowling được phát ở Times Square.

Darren Dowling (26 tuổi),ĐằngsauclipănbánhmìgâysốtởQuảngtrườngThờiđạlich thi đâu ngoai hang anh sống ở thành phố Glasgow, vốn sở hữu một tài khoản TikTok hơn 50.000 người theo dõi,New York Postđưa tin.

Anh thường đăng tải các clip có nội dung thử thách ăn uống điên rồ, từ ăn một chiếc burger kẹp 8 miếng thịt cho đến review món gà rán làm từ thịt hộp.

Một lần, Dowling bắt gặp một ứng dụng điện thoại với lời chào mời cho phép người dùng “trả tiền để phát video dài 15 giây ở Quảng trường Thời đại” với giá 40 USD. Dù có phần bán tín bán nghi, anh lập tức tải về ứng dụng và thực hiện các bước theo yêu cầu.

Quang truong Thoi dai anh 1

Dowling thường thực hiện các clip thử thách ăn uống.

“Tôi và hôn thê vốn rất yêu thích việc xem các camera phát trực tiếp đặt tại nhiều thành phố, bao gồm Quảng trường Thời đại”, anh chia sẻ.

Sau đó, anh hỏi những người theo dõi trực tuyến rằng mình nên chọn video nào để phát tại thánh địa du lịch mang tính biểu tượng nhất thế giới. Một trong số đó đã gợi ý hoạt động “ăn lát bánh mì”.

Ngoài ra, Dowling cũng tìm kiếm một người đang ở thành phố New York để có thể quay lại khoảnh khắc anh ấy xuất hiện giữa "thành phố không ngủ" này.

Quang truong Thoi dai anh 2

Dowling (Scotland) xem clip của mình tại New York (Mỹ) thông qua một camera phát trực tiếp.

Cuối cùng, anh tình cờ làm quen một người đàn ông tên là Ryan và người này đồng ý “đợi tại quảng trường suốt 40 phút để chọn địa điểm đặt máy quay hoàn hảo”.

Sau mọi nỗ lực sắp đặt, tối 28/12, đoạn video Dowling cắn lát bánh mì trắng một cách ngon lành được phát sóng tại địa danh nổi tiếng nhất nhì xứ cờ hoa. Chủ nhân clip gọi trải nghiệm này là “có một không hai”, đồng thời tự hỏi khán giả ở Times Square sẽ nghĩ gì.

“Thật điên rồ khi thấy gương mặt ngốc nghếch của tôi xuất hiện ở trái tim thành phố New York”, nhà sáng tạo nội dung chia sẻ.

Theo Zing

本文地址:http://sport.tour-time.com/html/185a999287.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên

Tiến sĩ Phạm Văn Lương - Giám đốc quốc gia Helvetas Việt Nam - nhấn mạnh ý trên trong tham luận chủ đề "Kinh tế xanh và tuần hoàn trong nông nghiệp: Lộ trình cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ĐBSCL", tại buổi tập huấn ở Nhà văn hóa Lao Động Đồng Tháp, hôm 8/11.

Chuyên gia lý giải nhu cầu tiêu dùng xanh toàn cầu tăng cao những năm gần đây. Precedence Research chỉ ra quy mô thị trường thực phẩm hữu cơ năm ngoái đạt 204,6 tỷ USD, năm 2024 khoảng 228,3 tỷ USD. Dự kiến năm 2030 ước đạt 441,1 tỷ USD và 638,3 tỷ USD vào 2034 - tức cao gấp 3,1 lần so với 2023.

Tiêu dùng xanh tăng cao một phần nhờ tầm nhìn, quyết sách đúng đắn của từng quốc gia. Điển hình từ năm 1993, Trung Quốc đã triển khai chương trình Eco labelling - nhãn dán cho sản phẩm đáp ứng tiêu chí thân thiện môi trường của Chính phủ, hiệp hội hoặc tổ chức. Năm 1992, Hàn Quốc đẩy mạnh chính sách mua sắm xanh.

Trong khi đó, Nhật Bản ban hành Luật mua sắm xanh từ 2001, khuyến khích mua các sản phẩm xanh, chính sách vật liệu đóng gói, tái chế. Mỹ cùng EU lần lượt triển khai chương trình mua sắm xanh, chính sách mua sắm công.

Tiến sĩ Phạm Văn Lương cho rằng doanh nghiệp đạt nhiều lợi ích khi áp dụng nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn như: nâng cao hiệu quả kinh tế, xây dựng hình ảnh thương hiệu, thu hút đầu tư, đáp ứng quy định quốc tế.

Từ đó, ông Phạm Văn Lương gợi ý lộ trình nông nghiệp xanh cho MSMEs (doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 5 bước cụ thể như sau:

Bước một, xác định thị trường mục tiêu: quốc tế, trong nước, tương lai.

Bước hai, áp dụng các biện pháp sản xuất bền vững: chuyển đổi canh tác phục hồi, mô hình sản xuất khép kín, các kỹ thuật tưới tiêu.

Bước ba, hợp tác Chính phủ và hỗ trợ quốc tế: tiếp cận tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật cho các giải pháp thân thiện môi trường.

Bước bốn, tích hợp công nghệ cao: dùng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.

Cuối cùng, kiểm kê phát thải carbon: kế hoạch hành động của MSMEs nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon.

Dự án "Kinh tế tuần hoàn trong sản xuất ca cao", do EU tài trợ, là ví dụ điển hình cho lộ trình trên. Mục tiêu cụ thể là chuyển đổi phân ngành sản xuất ca cao/chocolate theo hướng tái sinh, tuần hoàn ở các khâu quan trọng trong vòng đời sản phẩm, đồng thời thúc đẩy sự thay đổi trong các phân ngành nông sản thực phẩm khác.

Người dân sản xuất than sinh học từ vỏ cacao bằng công nghệ khí hóa (áp dụng ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Doanh nghiệp còn chuyển đổi nhiệt từ lò khí hóa để sấy hạt cacao (Định Quán, Đồng Nai). Bao bì giấy làm từ vỏ lụa hạt cacao (công ty Marou Chocolate, TP HCM) và thành phẩm từ vật liệu nhựa sinh học.

Ví dụ điển hình về mô hình kinh tế tuần hoàn ca cao. Ảnh: Helvetas Việt Nam">

5 bước thực hành kinh tế xanh, tuần hoàn trong nông nghiệp

Sau đám, đại gia đình ngồi lại cùng nhau. Nếu không có đám của dì chắc khó có cuộc trùng phùng đông đủ vì con cháu gần một nửa đều đi tha hương.

Tháng 7 năm ngoái dì tôi đổ bệnh đột ngột. Sau mấy ngày đau đầu như búa bổ, mấy anh chị đưa dì đi bệnh viện tỉnh điều trị. Chỉ sau một ngày nằm viện, dì bị tai biến và phải chuyển từ Quảng Nam ra Đà Nẵng để mổ gấp. Máu đông do xuất huyết não được bác sĩ lấy ra ngay trong buổi sáng dì bất tỉnh. Ca mổ tốn gần 150 triệu đồng đã giành giật sự sống của dì với tử thần nhưng không thể làm cho dì tôi tỉnh lại. Sau 6 tháng nằm yên, sống đời thực vật, dì rời cõi tạm.

Sinh, già, bệnh, chết là quy luật tất yếu của đời người. Hàng xóm an ủi, dì mất sớm nhưng đã sống một cuộc đời trọn vẹn.

Có lẽ hiểu được quy luật và cân đo hết những sẻ chia chân thật đó mà mọi người trong gia đình cũng nhẹ lòng. Với những người thân thương, khi sống mình cố gắng chăm lo, săn sóc, yểm trợ đời sống vật chất, tinh thần trong khả năng. Lúc họ mất, mình cũng hết lòng tổ chức đám tang, hướng tâm đến họ - cho sự ra đi ấy trở nên nhẹ nhàng nhất trong khả năng. Tôi nghĩ dì Ba tôi cảm được tất cả tâm nguyện của con cháu và đã yên lòng.

Điều áy náy nhất khi dì Ba tôi mất, như chị Năm, con gái Út của dì nhận ra, là cả nhà chưa có một tấm ảnh gia đình. Dì dượng tôi có bốn người con (hai trai hai gái), ai cũng đã thành gia lập thất. Kể cả dâu rể, cháu nội ngoại, quân số nhà dì dượng tăng từ 6 lên 18 người - không nhiều so với những đại gia đình khác, nhưng chưa có một tấm ảnh chung.

Chị Năm tôi kể, vài năm trước, cứ Tết đến chị lại nhắc mọi người hẹn nhau về chung ngày chung giờ dịp đầu năm, trước mừng tuổi ba mẹ, sau chụp hình chung. "Thế nhưng vì nhiều lý do mà dự định ấy chưa thực hiện được", chị chia sẻ.

"Không ai nghĩ mẹ bị bệnh đột ngột và đi sớm vậy", chị nói mà rưng rưng.

Trong cuộc sống, đôi khi ta cứ bình tâm nghĩ người thân người thương của mình vẫn còn đó, hôm nay chưa về thăm thì ngày mai, ngày kia. Rồi không ít người hẹn lần hẹn lữa những cuộc điện thoại, những buổi đoàn viên, hoặc bữa cơm chung. Ta thậm chí sẽ dễ thốt ra những câu nói đau lòng, gây tổn thương, khiến ngăn cách tình nghĩa ruột thịt chỉ vì giận dỗi, bực bội người kia một vấn đề nào đó. Chỉ đến khi mất mát ập tới ta mới biết mình đã hoang phí cơ hội, thời gian để yêu thương và được yêu thương, nhất là với những người thân, người trong gia đình.

Trong một buổi chia sẻ với Phật tử, thầy trụ trì một ngôi chùa tại Bình Thạnh (TP HCM) nói rằng, phần lớn mọi người đều đặt kỳ vọng vào các mối quan hệ thân gần nên khi không được đáp ứng sẽ dễ sinh ra phiền não, khổ đau. "Người ta hay mặc nhiên rằng người thân phải hiểu mình, dù nhiều khi mình cũng không hiểu được họ và chưa bao giờ ngồi lắng nghe hoặc giãi bày nỗi lòng cùng họ một cách gần gũi, chân thành", thầy nói.

Mối quan hệ thân gần - người thân, gia đình - ở chiều thuận là quan hệ ấm áp, giúp mỗi người có điểm tựa, có bệ phóng để thành công, hạnh phúc, nơi để quay về. Nhưng cũng mối quan hệ này, nếu vô tâm (hoặc vô ý) trong ứng xử, có thể sẽ gây tổn thương nặng nề hơn bất cứ quan hệ nào khác cho người trong cuộc.

Xã hội hiện đại, con người ngày một thực dụng, sẵn sàng dành nhiều thời gian, tâm sức cho công việc, bạn bè, các mối quan hệ xã giao... và vì thế bớt xén đi những bận tâm cần thiết cho người thân.

Trong khi đó, bớt đi một chút việc không cần thiết, bớt đi những giờ phút sống ảo ít ý nghĩa, dành thời gian chất lượng cho người thân, người thương thì vẫn có thể hiểu được, thương đúng, thương sâu. Tình thương trên cơ sở hiểu biết có thể giúp hàn gắn, quan trọng hơn, giúp cho đối tượng mình thương và cả mình được hạnh phúc. Tình thương ấy chính là sự thụ hưởng chứ không phải buộc ràng.

Dành thời gian chất lượng cho gia đình nghĩa là sẽ không viện cớ để bỏ qua những cơ hội gặp gỡ và có mặt trọn vẹn cho người thân, người thương. Có mặt cho nhau trong một khung hình để ghi lại khoảnh khắc nụ cười tươi nở của mỗi thành viên, ít nhất vào dịp đầu năm có lẽ không phải là quá khó.

Tôi nhớ phút rưng rưng về bức ảnh không bao giờ được chụpmà cũng tiếc lây cho chị Năm. Nhưng với dì Ba, chị Năm tôi dù sao cũng chỉ áy náy duy nhất về một tấm ảnh gia đình chụp chung. Tôi e là, ngoài kia, có những nỗi buồn, sự dằn vặt với người thân lớn gấp nhiều lần nỗi buồn của chị Năm tôi.

Lưu Đình Long

">

Bức ảnh không bao giờ được chụp

"Đúng rồi, có việc gì mà cậu tìm tôi vậy?", tôi trả lời rồi mời cậu ta vào nhà. Chàng trai cầm hộp giấy, hai tay nâng lên trịnh trọng trao cho tôi và nói: "Thủ trưởng con năm nay ở lại trực Tết, không về được, nhờ con mang quà tặng cô nhân dịp năm mới". Tôi bóc quà, là một cành san hô.

Thấy cành san hô lạ, mọi người cầm xem, ngắm nghía, ai cũng khen đẹp. Tôi mời mọi người uống nước rồi kể cho họ nghe về cậu học trò - người gửi tặng tôi món quà này. Những ký ức lại ùa về, hiển hiện trước mắt tôi.

Ảnh minh họa: Pexels

Tôi vẫn nhớ như in khoảng thời gian đó. Tôi được phân công dạy cấp 1 ở một xã đầu huyện. Do nhà xa, tôi ở lại khu tập thể của trường, thi thoảng mới về nhà lấy ít gạo, thực phẩm…

Lớp tôi phụ trách có hơn 30 học sinh nhưng hôm nào cũng có vài em nghỉ không lý do.

Ngoài những buổi lên lớp, khi có thời gian rảnh rỗi, tôi đi thăm và tìm hiểu về hoàn cảnh cụ thể của từng em. Qua đó tôi biết trong lớp có nhiều em hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, nhà em Tài có hoàn cảnh éo le nhất.

Bố Tài bỏ đi, ở nhà có 4 mẹ con, Tài là con cả. Mẹ ốm đau thường xuyên nên mỗi ngày ngoài những giờ học, Tài đi bắt cua hoặc cùng mẹ đi tát giòn, kiếm con cua, con cá bán lấy tiền đong gạo.

Những hôm Tài nghỉ học là do mẹ ốm, không đi chợ bán cá được, hoặc có chỗ tát giòn mà mình mẹ không làm nổi nên em phải làm thay mẹ… Vì nếu em đi học thì đồng nghĩa hôm đó nhà em không có gạo nấu.

Biết được hoàn cảnh của em, tôi thường xuyên quan tâm, giảng lại kiến thức những bài em nghỉ học, thi thoảng cho em quyển vở, cây bút… Tôi thấy em rất sáng dạ, dù nghỉ học nhiều nhưng bài tập tôi chỉ gợi ý qua, hay hướng dẫn 1 lần là em làm được ngay.

Thời gian thấm thoắt trôi đi, trong đợt thi học kỳ I, môn nào cũng em đạt điểm cao. Sơ kết học kỳ xong, các em học thêm ít bữa rồi nghỉ Tết Nguyên đán. Nhưng mấy ngày gần Tết, Tài hay nghỉ học. Tôi đến nhà em mấy lần đều thấy đóng cửa.

Sáng hôm đó, tôi đang sắp xếp đồ đạc, định xong việc sẽ đến nhà em một lần nữa rồi về quê thì thấy 2 mẹ con Tài bước vào.

Em dúi vào tay tôi một bọc to gói bằng lá rồi nói: “Mai cô về, em có ít cá biếu cô”. Đưa cho tôi xong em đỏ mặt cúi xuống. Lúc này mẹ Tài mới cất lời: "Thưa cô, mấy hôm nay cháu có lỗi đã nghỉ học, cô đến nhà không gặp vì hai mẹ con tôi đi tát giòn. Cháu bảo cô sắp về quê ăn Tết nên muốn kiếm ít cá, nướng khô để cô mang về làm quà. Mong cô nhận cho mẹ con tôi vui".

Cầm gói cá mẹ con Tài đưa mà khóe mắt tôi cay cay. Tôi quay vào nhà để giấu những giọt nước mắt đang trào ra. Một lát sau, tôi cầm ra cho em hộp bánh, đôi dép tôi đã mua để thưởng khi em đạt được kết quả tốt trong đợt thi học kỳ.

Hai mẹ con không dám cầm. Chúng tôi cứ đùn đẩy nhau mãi. Cuối cùng, tôi phải làm mặt giận và nói sẽ không nhận quà của họ nữa. Lúc đó mẹ con Tài mới nhận.

Hết năm học, tôi chuyển công tác về gần nhà.

Tài nay đã là một sĩ quan hải quân. Tuy đóng quân xa nhưng hầu như năm nào Tài cũng về thăm tôi ít nhất 1 lần. Quà Tài mang về là những con ốc biển đủ loại, những nhành san hô, có khi là những loại hải sản ngon… Nhưng với tôi, bọc cá đồng nướng năm xưa mới là món quà đặc biệt nhất bởi vì trong đó chứa đựng một tình cảm mà ít ai có được.

Nó cũng chính là động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn của thời bao cấp, giữ vững niềm tin và yêu nghề hơn.

Độc giả:Kim Liên

">

Món quà Tết đặc biệt của cậu học trò nghèo

Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Hoffenheim, 23h30 ngày 2/2: Chủ nhà quá mạnh

Kiều bào khắp thế giới tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Tiến Tuấn).

Ngày 19/7, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần lúc 13h38 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Theo Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN), cộng đồng kiều bào ở từ nhiều nơi trên thế giới đã gửi các thông điệp chia buồn, bày tỏ sự tiếc thương vô hạn về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong bức thư ngày 20/7, Tổng Hội người Việt Nam tại Lào đã gửi lời chia buồn tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, gia quyến Tổng Bí thư, có đoạn: "Sự ra đi của Bác, đất nước mất đi một người con ưu tú, đồng bào trong và ngoài nước mất đi một nhà lãnh đạo trung kiên, kiệt xuất. Trong ký ức của kiều bào, hình ảnh Tổng Bí thư luôn được nhớ đến là một người mẫu mực nhưng cũng vô cùng giản dị.

Sự quan tâm và những chia sẻ quý báu của Tổng Bí thư đã củng cố mạnh mẽ tình đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, hướng về quê hương cội nguồn, đặt niềm tin vào Đảng và Nhà nước trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, bà con kiều bào ở Lào nói riêng". 

Cộng đồng người Việt ở Lào cho biết sẽ "tiếp tục nỗ lực góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hùng cường".

Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchiacho biết, sau khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, bà con cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia "bàng hoàng đau xót, tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Bác".

"Mỗi chuyến thăm Vương quốc Campuchia, Bác Tổng Bí thư luôn luôn dành sự quan tâm, thăm hỏi động viên bà con người gốc Việt, nhắc nhở bà con sống đoàn kết tương thân tương ái, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa bàn sở tại đồng thời đóng góp xây dựng quê hương đất nước, dù đi đâu làm gì cũng luôn nhớ mình là người Việt Nam", bức thư viết.

Theo ông Sim Chy, Chủ tịch Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "một nhà lãnh đạo kiệt xuất, tấm gương sáng ngời, một đời vì nước vì dân" và ông "sẽ sống mãi trong trái tim bà con cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia!".

Ngày 20/7, Hội người Việt Nam tại Liên bang Nganhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "dù đã đi xa, nhưng tấm gương nhân cách trong sáng, lòng tận tụy với đất nước, trí tuệ minh triết của Đồng chí sẽ luôn là tấm gương cho các thế hệ người Việt Nam noi theo.

Cuộc đời phấn đấu không ngừng nghỉ và sự nghiệp bất tử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ sống mãi cùng sự nghiệp vẻ vang của nhân dân ta, xây dựng một nước Việt Nam lớn mạnh, phồn vinh và hạnh phúc".

"Với tầm nhìn của một chính trị gia kiệt xuất, Tổng Bí thư đã giúp đưa nước ta trở thành người bạn chân thành với bạn bè quốc tế, nâng cao vị thế và phẩm giá của người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cộng đồng người Việt sinh sống và phát triển ổn định", bức thư viết.

Cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga cũng đồng thời khẳng định quyết tâm củng cố khối Đại Đoàn kết toàn dân tộc, luôn tin tưởng vào các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 

Cũng vào ngày 20/7, Ban Liên lạc Cộng đồng người Việt tại Singapoređã gửi lời chia buồn, bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư.

"Ông không chỉ là một nhà lãnh đạo tận tâm và trong sáng, mà còn là một biểu tượng cao quý về nhân cách và tấm lòng vì dân".

Bức thư đề cập tới chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 9/2012 đã tạo những tiền đề lớn cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Singapore.

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại những di sản vô giá cho Đảng và dân tộc trong hành trình đưa đất nước đi đến phồn vinh, hùng cường, đưa nhân dân đến tự do, hạnh phúc".

Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore tin tưởng sâu sắc rằng "thế hệ người Việt Nam chúng ta hôm nay, dù ở đâu hay cương vị nào cũng sẽ kề vai sát cánh, trên dưới một lòng, cùng chung sức làm nên những kỳ tích phát triển để Tổ quốc của chúng ta sẽ có thể sánh ngang vai các cường quốc năm châu".

Ngày 18/7, Hiệp hội người Việt Nam ở nước ngoài tại Ma Cao, Trung Quốccho biết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là nhà lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một người con ưu tú của dân tộc với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần cống hiến không ngừng nghỉ. Bác sẽ mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam!".

Từ Đức, Tạp chí Hương Việt chuyên phục vụ cho cộng đồng kiều bào đã gửi thư chia buồn, nhấn mạnh sự ra đi của Tổng Bí thư là "tổn thất không thể bù đắp đối với nhân dân ở Việt Nam và cộng đồng người Việt ở xa Tổ Quốc".

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi trong trái tim cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, là một chính khách nhà nước kiệt xuất đã hiến dâng cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, đem lại sự đóng góp cá nhân to lớn vào việc phát triển đất nước và mối quan hệ ngoại giao tốt với bạn bè quốc tế", bức thư viết.

Trong khi đó, ông Lương Xuân Hòa, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan cũng đã thay mặt cộng đồng gửi lời chia buồn. 

"Trong 13 năm vừa qua tôi đã theo dõi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông là một nhà lãnh đạo lúc nào cũng vì nước, vì dân, một lòng với dân, ăn ở giản dị", ông Lương Xuân Hòa nhận định, nhấn mạnh sự ra đi của Tổng Bí thư là "sự mất mát to lớn với đất nước Việt Nam".

">

Kiều bào khắp thế giới tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

友情链接