Ngày 10/4/2016 tại Nhà hát Lớn HN, Hòa nhạc Hennessy lần thứ 20 mang đến người yêu nhạc Việt vở nhạc kịch kinh điển La bohème qua các giọng ca chính của Nhà hát Nhạc kịch Australia (Opera Australia) đến từ sân khấu biểu tượng của Nhà hát Opera Sydney.Đây là lần đầu tiên một số nghệ sĩ ưu tú nhất của Nhà hát Nhạc kịch Australia sẽ biểu diễn tại Việt Nam trong đó có giọng nữ cao Natalie Aroyan, Lorina Gore, giọng nam cao Jimin- Park; Samuel Dundas, giọng nam trung Warwick Fyfe, Shane Lowrencev, David Parkin.
Sau hơn 100 năm kể từ lần đầu được công diễn tại Ý, vở La bohème của Puccini, tác phẩm giữ một vị trí trung tâm trong nhạc mục biểu diễn của các đoàn nhạc kịch trên khắp thế giới với khả năng chạm được đến trái tim con người sẽ được trình diễn trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội. La bohème đã được Chương trình Hòa nhạc Hennessy XX lựa chọn bởi nó là tác phẩm phản ánh chính xác nhất sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc và sân khấu cuộc đời với tính hiện thực lớn nhất.

|
|
Không chỉ mang tới cho công chúng thủ đô một vở diễn kinh điển do dàn nghệ sỹ nổi tiếng thế giới trình diễn, chương trình hòa nhạc Hennessy năm nay còn có sự góp mặt của Jonathan Webb - vị nhạc trưởng người Anh tên tuổi bậc nhất từng chỉ huy vở West Side Story kinh điển trên sân khấu nhạc kịch Anh cùng hơn 80 vở nhạc kịch khác hứa hẹn sẽ tạo ra một không gian âm nhạc sang trọng và đẳng cấp chưa từng có trước đây.
Không phải đến tận Nhà hát Opera Sydney mà ngay trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội hơn 100 năm tuổi, công chúng yêu nhạc cổ điển và opera sẽ có cơ hội trải nghiệm một màn biểu diễn thỏa mãn cả phần nghe lẫn phần nhìn.
Matthew Barclay - đạo diễn sân khấu gạo cội của Nhà hát Nhạc kịch Australia với hơn 40 vở nhạc kịch mà gần đây nhất là tái dựng lại vở diễn nổi tiếng Cây sáo thần của đạo diễn Julie Taymor tại Nhà hát Nhạc kịch Sydney sẽ đứng đầu nhóm nghệ sĩ thiết kế sáng tạo nổi danh thế giới sẽ đem đến cho khán giả một bữa tiệc hình ảnh lộng lẫy thể hiện cuộc sống Bô-hê-miêng giữa thành đô Paris hoa lệ được đặt trong khung cảnh của giữa nhưng năm 1850 và 1950.
Không chỉ mời các nghệ sĩ opera hàng đầu, Chương trình Hòa nhạc Hennessy XX còn đầu tư cả dàn nhạc với sự tham gia của nhạc trưởng nức tiếng mà chỉ riêng sự có mặt của một trong số họ đã khiến cho một sự kiện hòa nhạc trở nên đáng giá. Chính vì vậy chương trình năm nay vừa giữ được tinh thần 'đẳng cấp' 'trải nghiệm đầu tiên và duy nhất' của Hennessy Concert Series, vừa có sự hoà quyện hoàn hảo và mới mẻ để tạo ra một chương trình mới lạ xứng đáng được chờ đợi.
Khởi nguồn từ sáng kiến của cố Đạo diễn Wes Benson, Hennessy Concert Series ra mắt từ năm 1996 trở thành chuỗi chương trình đầu tiên và cũng là tiên phong tại Việt Nam quy tụ những tài năng âm nhạc cổ điển đẳng cấp quốc tế. Các nghệ sĩ số 1 thế giới được Hennessy mời tới biểu diễn trực tiếp ở Việt Nam mỗi năm tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Từ một quốc gia không mấy tên tuổi trên bản đồ âm nhạc cổ điển thế giới, Việt Nam trở thành điểm đến ấn tượng của nhiều nghệ sĩ tài năng đến từ khắp nơi trên thế giới. Từ các sân khấu và Nhà hát hàng đầu, đa số họ đều lần đầu tiên biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội, duy nhất trong khuôn khổ Chương trình Hòa nhạc Hennessy. Sự có mặt của họ trong các chương trình thường niên dần xác lập tên tuổi cho Hennessy Concert Series thành một trong những sự kiện hòa nhạc lớn ở châu Á.
Mở màn năm 1996, Hennessy Concert Series mang đến cơ hội tuyệt vời cho công chúng Việt vốn còn xa lạ với hòa nhạc đỉnh cao một chương trình đẳng cấp thế giới với sự góp mặt của nghệ sĩ cello huyền thoại người Nga, Mstislav Rostropovich.
Suốt 19 năm qua, Hennessy Concert Series dần xác lập tên tuổi như chuỗi chương trình hòa nhạc số 1 tại Việt Nam chuyên giới thiệu những nghệ sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nhạc cao cấp tổ chức hàng năm.
Doãn Phong
" alt="Hòa nhạc Hennessy đón tuổi 20 với vở La bohème"/>
Hòa nhạc Hennessy đón tuổi 20 với vở La bohème
10 giờ khuya ngày 6/6, sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM mưa tầm tã. Ở ga quốc tế, các hành khách có chuyến bay đáp xuống Nhật Bản để bay qua Mỹ tất bật chuẩn bị hành lý và quyến luyến chia tay người thân.Về Sài Gòn gặp con gái được một tuần sau hơn 44 năm thất lạc, bà Nguyễn Thị Tâm, hiện 81 tuổi, quê Phù Cát, Bình Định phải qua Mỹ có việc. Từ quận 8, bà đến sân bay trước ba giờ để khỏi tắc đường và gặp con gái lần nữa.
Hôm đó, trong căn phòng trọ chật hẹp, lối đi vào tối tăm ở đường Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, chị Đặng Thị Thanh Nga tranh thủ đi gom ve chai sớm hơn thường ngày để đạp xe lên sân bay tiễn mẹ.
7 giờ tối, chị vừa dẫn chiếc xe đạp ra ngõ thì phóng viên đến. Được đề nghị chở đi giúp nhưng chị cứ lưỡng lự vì ngại. Mãi đến khi được giải thích, chị mới đồng ý lên xe của phóng viên.
Đoạn đường từ Thanh Đa đến sân bay Tân Sơn Nhất, chị Thanh Nga kể câu chuyện về mình khi phóng viên đặt câu hỏi.
 |
Từ lúc biết đi xe đạp, nhớ mẹ, chị Thanh Nga lại đạp xe đi tìm mẹ ở khắp Sài Gòn. Ảnh cắt từ clip Như chưa hề có cuộc chia ly. |
44 năm trước, cô bé Thanh Nga hơn 10 tuổi thì mẹ cho đi làm con nuôi. Bà Tâm, ngỡ con sẽ được ở trong gia đình giàu có nhưng không phải vậy.
Ba nuôi chị là ông bố đơn thân nuôi 5 người con, thêm chị là 6. Ông có 4 người con trai, một người con gái chứ không phải không có con gái. Đông con, vì thế, ông không có đủ điều kiện lo cho các con.
Thanh Nga mới hơn 10 tuổi phải nghỉ học, ở nhà nấu cơm, giặt đồ, lau chùi nhà cửa… ‘Lúc đó, tôi nhớ mẹ, thèm được về chơi với hai em. Nhưng về bị mẹ đánh quá, tôi không dám. Chắc mẹ đuổi tôi đi luôn rồi’, bé Thanh Nga khi đó cứ đặt câu hỏi: ‘Sao mẹ bỏ tôi, không thương tôi’ nhưng không tìm được câu trả lời.
Sau đó, ba nuôi đi làm giấy tờ và đặt tên cho chị Nguyễn Thị Ngọc Hà. Ông cũng chuyển từ quận 10 sang quận 2 sống. Nhớ mẹ, cứ lúc không phải làm việc nhà, chị mượn xe đạp của các anh đạp đến đường Thoại Ngọc Hầu thăm mẹ và các em.
‘Ban đầu, mẹ và hai em còn ở đó, tôi chỉ biết đứng từ xa nhìn vào. Tôi không dám lại gần vì sợ mẹ đánh’, chị Thanh Nga nhớ lại.
Đến năm 15 tuổi, chị đạp xe đến nhà trọ thăm mẹ và các em thì không thấy nữa. ‘Tôi hỏi mấy người xung quanh, ai cũng bảo mẹ đưa hai em về quê rồi. Tôi không biết quê mẹ ở đâu. Tôi chỉ biết hồi nhỏ mẹ có đưa tôi đến sống ở Lâm Đồng. Đạp xe từ Thoại Ngọc Hầu về quận 2 tôi khóc như mưa’, chị Thanh Nga nhớ lại. Từ đó, chị sống trong hụt hẫng, hận mẹ vì đã bỏ mình.
 |
Chị Thanh Nga cho biết, từ lúc có con, một mình nuôi con chị không còn hận việc mẹ đã cho mình nữa. Ngược lại, chị thấy thương mẹ vì đã sinh, chăm sóc mình từ lúc còn đỏ hỏn. Ảnh: P.T. |
19 tuổi, chị lấy chồng lần đầu. Cuộc hôn nhân ấy không hạnh phúc, nên chị nhanh chóng ly hôn. Ngày con trai bị điện giật qua đời, chị như điên dại. ‘Ngoài ba nuôi, tôi không còn ai là người thân’, người phụ nữ sinh năm 1966 nói, giọng như lạc đi. Buồn, cô đơn, chị chỉ biết đạp xe đến khu phòng trọ bà Tâm ở ngày xưa ngồi khóc một lúc rồi về.
Năm 35 tuổi, chị kết hôn lần nữa. Cuộc hôn nhân này chị phải mang bụng bầu mới hai tháng ra ngoài ở, sau đó ly hôn, phải một mình nuôi con bằng nghề đi nhặt ve chai mấy chục năm qua.
‘Có con, phải bươn chải nuôi con tôi mới hiểu được nỗi vất vả của mẹ. Chắc ngày xưa mẹ nghèo mới cho tôi đi làm con nuôi cho sướng hơn. Chắc mẹ hối hận lắm’, chị nói về mẹ lúc không còn hận bà nữa.
Dù rất muốn đăng thông tin tìm lại mẹ, nhưng chị sợ ba nuôi biết chuyện lại buồn. Cứ rảnh, chị lại đạp xe đến nơi công cộng, bến xe, chợ tìm mẹ.
Trong trí nhớ của chị lúc đó, mẹ có dáng người nhỏ, thấp, da trắng. Hai người em một người tên là Hùng, một người tên là Lin-da (tên chị Linh Nga lúc nhỏ).
 |
Chị Thanh Nga và mẹ gặp nhau khi bà Tâm ra sân bay về lại Mỹ vào ngày 6/6. Ảnh: P.T. |
Cứ đi xe buýt, đến chỗ đông người, nhìn thấy người phụ nữ nào hao hao giống mẹ chị lại chạy đến hỏi xem có phải là bà Nguyễn Thị Tâm, có cho con gái lúc 10 tuổi tên Đặng Thị Thanh Nga không. Khi người ta lắc đầu, chị xin lỗi rồi lầm lũi bước đi.
Năm 2016, ba nuôi mất, chị mới nhờ người gửi hồ sơ đến chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly tìm mẹ. ‘Ba nuôi mất, tôi chỉ có con trai là người thân duy nhất. Tôi muốn, sau này con sẽ biết về bà ngoại, các cậu, các dì’, người mẹ SN 1966 nói.
Một ngày giữa tháng 5, đang đi nhặt ve chai, chị Thanh Nga nhận được cuộc gọi của nhân viên bên chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly thông báo, ngày 2/6 đến để nhà đài quay chương trình. ‘Họ không nói rõ là đã tìm thấy mẹ cho tôi mà chỉ nói đến để họ làm phóng sự thôi’, chị Thanh Nga nhớ lại.
Dù chưa chắc có được gặp mẹ hay không, nhưng chị vẫn mong đến ngày đó. Chị đếm từng ngày và mong thời gian trôi thật nhanh. ‘Suốt hai tuần liền, tôi ngủ không ngon, bụng cứ cồn cào vì hồi hộp’, chị Thanh Nga nói.
 |
Được gặp lại nhau sau hơn 44 năm xa cách, chị em chị Linh Nga rất mến nhau. Họ quan tâm, chăm sóc nhau khi cùng đưa mẹ ra sân bay trở lại Mỹ. Ảnh: P.T. |
Ngày 2/6 chị cùng con trai Nguyễn Hùng Duy, hiện là sinh viên năm hai một trường đại học tại TP.HCM cùng đạp xe đến đài truyền hình với suy nghĩ, không biết mình có được gặp lại người thân không.
Giây phút xem đoạn phim chiếu cảnh có chị Đăng Thị Linh Nga ở Phù Cát, Bình Định đang ngồi làm nón, chị Thanh Nga nhận ra ngay, người phụ nữ đó là em gái mình. Đến lúc này, nhà báo Thu Uyên mới gọi chị Linh Nga và bà Tâm ra sân khấu gặp con gái. Được ôm mẹ và em gái bằng da bằng thịt trong tay, nước mắt chị Thanh Nga rưng rưng.
Chị cho biết, tìm được người thân là niềm hạnh phúc lớn nhất của chị. ‘Thấy mẹ và các em khỏe mạnh, tôi vui lắm. Chỉ cần vậy thôi. Từ nay, tôi đã có quê hương, có mẹ, có em trai, em gái và các cháu. Từ nay, tôi đã được gọi điện thoại nói chuyện với mẹ rồi’, người con thất lạc gia đình hơn 44 năm nói, giọng hạnh phúc.
Đến sân bay, nhìn mẹ đang chờ mình từ xa, chị đi thật nhanh đến ôm mẹ vào lòng. Rồi chị rối rít hỏi mẹ: ‘Mẹ đi taxi có say xe không. Đi qua Mỹ một mình có vất vả cho mẹ không. Mẹ gắng ăn, uống sữa vào cho khỏe đó’.
Bà Tâm hứa với con gái sẽ luôn giữ sức khỏe tốt, qua đến nơi sẽ gọi về ngay. Bà cũng hứa với con sẽ quay trở lại thật sớm. Lúc đó, bà sẽ về cùng vợ chồng con trai và các cháu.
Chờ mẹ vào đến cửa an ninh làm thủ tục, chị Thanh Nga mới về. Suốt đoạn đường từ sân bay về chỗ trọ, chị luôn nhắc về mẹ với sự tự hào rồi lo lắng: ‘Mẹ già rồi, không biết đi đường có vất vả không. Không biết người ta có giúp đỡ mẹ lên xuống máy bay không’.

Cho con gái 44 năm trước, mẹ Việt sang Mỹ nhòe nước mắt đi tìm
Đứng nhìn theo dáng con khuất dần, nghe tiếng khóc của bé Thanh Nga vọng lại, bà Tâm như đứt từng khúc ruột...
" alt="Người con bị mẹ đánh, bắt đi làm con nuôi lúc 10 tuổi: 'Chắc mẹ hối hận lắm'"/>
Người con bị mẹ đánh, bắt đi làm con nuôi lúc 10 tuổi: 'Chắc mẹ hối hận lắm'