Nhận định, soi kèo Holstein Kiel vs Dusseldorf, 19h30 ngày 6/2
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/208c999432.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1
Nói về những buổi tập vừa qua, Quế Ngọc Hải cho biết: "Thời điểm này tuyển Việt Nam có nhiều cầu thủ trẻ, vì thế tất cả các cầu thủ kinh nghiệm trong đội đều có chia sẻ, dìu dắt các đàn em. Mỗi đợt tập trung HLV mang tới cho đội nhiều phương án, muốn các cầu thủ hiểu triết lý, để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình sắp tới.
Việc cầu thủ nào thi đấu giao hữu với Nam Định và Ấn Độ phụ thuộc vào HLV trưởng. Tôi và các cầu thủ nỗ lực được thi đấu, cống hiến cho ĐTQG. Nam Định là ĐKVĐ V-League, đang thi đấu ở giải châu lục, nên rất có chất lượng. Việc tuyển Việt Nam đá giao hữu với Nam Định rất hợp lý".
"Trận đấu nào của đội tuyển mình cũng rất coi trọng. HLV Kim Sang Sik nhắc nhở bản thân tôi về vấn đề chấn thương. Nếu tôi sẵn sàng và đạt thể trạng tốt, vẫn sẽ tập luyện và thi đấu cùng đội. Điều HLV Kim Sang Sik mong muốn nhất ở các cầu thủ kinh nghiệm là tạo nên sự gắn kết với các cầu thủ trẻ để hướng tới những mục tiêu trước mắt, đặc biệt là AFF Cup 2024", Quế Ngọc Hải khẳng định mình và các cầu thủ lớn tuổi luôn chỉ bảo cho các đàn em trong đội.
"Tôi và đội bóng rất mong muốn tuyển Việt Nam thành công ở AFF Cup 2024. Thời gian qua đội tuyển không có thành tích tốt. Chúng tôi muốn mang niềm vui tới người hâm mộ",Quế Ngọc Hải khẳng định.
Quế Ngọc Hải đeo băng thủ quân tuyển Việt Nam
Trung vệ Quế Ngọc Hải rở lại với vai trò đội trưởng, trong khi tiền đạo Tiến Linh và trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh được chọn làm hai đội phó. Ở đợt tập trung hồi tháng 9, Đỗ Hùng Dũng là thủ quân tuyển Việt Nam.
">Quế Ngọc Hải mong Công Phượng sớm trở lại tuyển Việt Nam
Vụ mái hiên nhà văn hóa đổ sập xuống sân khấu: Sức khỏe 6 học sinh hiện ra sao?
"Mỗi khi tôi bế Jacob, thằng bé sẽ cong lưng và quay đi. Jacob không thể giao tiếp bằng ánh mắt với tôi. Ngay từ lúc 1 tuổi, thằng bé thường hướng ra cửa sổ và nhìn chằm chằm vào bóng tối hoặc xoay quả bóng suốt nhiều giờ. Trong khi những đứa trẻ khác hiếu động và thiếu kiểm soát, con tôi lại rất rõ ràng và ngăn nắp", mẹ của Jacob, bà Kristine kể lại.
Năm 2 tuổi, Jacob được bác sĩ chẩn đoán tự kỷ và nói rằng cậu sẽ không bao giờ biết đọc, biết viết, thậm chí là làm những việc bình thường như buộc dây giày, theo Pacific Standard. Gia đình đã đưa con trai đi chữa trị và áp dụng hàng loạt chương trình giáo dục đặc biệt nhưng vô vọng. Cậu bé tự kỷ ngày càng sống khép kín hơn.
Tự kỷ thường đi kèm với những thế mạnh và tài năng đặc biệt. Giáo sư tâm lý học Joanne Ruthsatz tại ĐH Bang Ohio (Mỹ)- người đã có 15 năm nghiên cứu về các thần đồng, cho rằng có mối liên hệ giữa thiên tài và chứng tự kỷ. Đối với Jacob, điều này thể hiện ở năng khiếu vượt trội về các con số và kiểu mẫu.
Thay vì coi chứng tự kỷ là một hạn chế, gia đình đón nhận sự độc đáo của Jacob và tìm cách cung cấp một môi trường để tài năng của cậu có thể phát triển.
Hồi ký của mẹ cậu, "The Spark: A Mother's Story of Nurturing Genius" (Tạm dịch: Tia hy vọng: Câu chuyện nuôi dưỡng, thiên tài và bệnh tự kỷ của một người mẹ) kể lại việc bất chấp những thử thách ban đầu và sự thoái lui do chứng tự kỷ, cha mẹ của Jacob đã cung cấp cho cậu các liệu pháp và hỗ trợ giáo dục chuyên biệt.
IQ cao hơn Albert Einstein, kỳ vọng sớm đoạt Nobel
Nhận thấy những hạn chế của giáo dục truyền thống trong việc đáp ứng nhu cầu trí tuệ của Jacob, cha mẹ đã cho con học tại nhà. Lựa chọn này cho phép họ thiết kế một chương trình giảng dạy phù hợp với sở thích và khả năng của Jacob, đảm bảo cậu nhận được sự kích thích trí tuệ cần thiết cho sự phát triển của mình.
Khi mới 2 tuổi, Jacob đã bắt đầu say mê với những ý tưởng toán học cao cấp. Khả năng nắm bắt các khái niệm trừu tượng và trí tò mò khiến cậu trở nên khác biệt so với các bạn cùng lứa.
Cậu bé có chỉ số IQ 170, cao hơn Einstein. Jacob còn được dự đoán sẽ đạt giải Nobel ở độ tuổi rất trẻ. Đến năm 8 tuổi, cậu đã học toán và vật lý cấp đại học, vượt xa sự mong đợi của nền giáo dục truyền thống. Cùng năm, mẹ Kristine đưa con trai đến Đại học Indiana để diễn thuyết về toán học, thiên văn học và vật lý.
Lúc 9 tuổi, Jacob bắt đầu nghiên cứu một lý thuyết độc đáo về vật lý thiên văn mà các chuyên gia tin rằng một ngày nào đó có thể đưa cậu vào danh sách nhận giải Nobel.
Năm 12 tuổi, Jacob bắt đầu một cột mốc quan trọng khác trên hành trình của mình- theo học Đại học Indiana-Đại học Purdue Indianapolis (IUPUI). Cậu cũng trở thành nhà nghiên cứu trẻ nhất được trả lương về vật lý lượng tử.
Năm 14 tuổi, Jacob trở thành sinh viên trẻ nhất từng được nhận vào chương trình Học giả Perimeter Quốc tế (PSI) tại Viện Vật lý Lý thuyết Perimeter danh tiếng ở thành phố Waterloo, bang Ontario (Canada). Chương trình này, nổi tiếng với chương trình giảng dạy nghiêm ngặt về vật lý lý thuyết, đã chào đón Jacob gia nhập một cộng đồng gồm các học giả và nhà nghiên cứu “lão làng”.
Thời gian của Jacob tại PSI cho phép cậu tìm hiểu sâu hơn về niềm đam mê vật lý và vũ trụ học. Chàng trai đắm mình trong những lý thuyết phức tạp, khám phá những nghiên cứu tiên tiến và tham gia thảo luận với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này.
Những ý tưởng của cậu cho vật lý lý thuyết, đặc biệt trong các lĩnh vực như lực hấp dẫn lượng tử vòng và lý thuyết trường lượng tử, đã nhận được sự ghi nhận trong cộng đồng khoa học.
Cha mẹ phải tin tưởng, hiểu điều con mình muốn
Trọng tâm thành công của Jacob là sự hỗ trợ và động viên không ngừng mà cậu nhận được từ gia đình. Cha mẹ đã tạo ra một môi trường nơi con trai cảm thấy được trao quyền để theo đuổi đam mê và ước mơ lớn của mình.
Niềm tin vào khả năng của con đã truyền niềm tin cho Jacob, thúc đẩy cậu vượt qua ranh giới của những gì được cho là có thể hay rào cản của chứng tự kỷ.
Mặc cho những chuyên gia và cả giáo viên đều nói Jacob bị tự kỷ nặng và hầu như không còn hy vọng để học tập và phát triển như những đứa trẻ bình thường nhưng mẹ của cậu bé vẫn không hề mất niềm tin ở con.
Bà từng nói: "Là một người mẹ, bằng tất cả trái tim mình, tôi biết điều con mình muốn và chúng tôi tin tưởng nhiều hơn nữa vào điều đó. Thậm chỉ cả khi nó đi ngược với những gì người khác nói".
Hiện nay, Jacob là nhà vật lý lý thuyết đầy triển vọng tại Viện Perimeter ở TP Waterloo, bang Ontario, Canada, theo Yahoo.
Jacob và mẹ Kristine cũng đang điều hành Jacob's Place, một tổ chức phi lợi nhuận dành cho trẻ tự kỷ, mang lại niềm vui và hỗ trợ cho khoảng 200 trẻ em. Bà nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào điểm mạnh của trẻ tự kỷ và thay đổi nhận thức theo hướng hiểu biết tích cực về khả năng và quan điểm độc đáo của chúng.
Câu chuyện của Jacob Barnett đã khơi dậy sự kính phục và ngưỡng mộ, nhấn mạnh hành trình của cậu bé thiên tài, đồng thời nêu bật vai trò then chốt của gia đình trong việc nuôi dưỡng tài năng của cậu.
Bà Kristine nhắn nhủ đến tất cả những bậc làm cha, làm mẹ, đặc biệt là những người có con bị tự kỷ. "Trong mỗi đứa trẻ luôn có một tia sáng".
"Tôi rất vui khi được mắc chứng tự kỷ. Đó là nhờ chứng tự kỷ của tôi mà tôi có thể làm những gì tôi làm tốt nhất. Tôi tự coi mình là một người bình thường và rất tận tâm với môn học của mình. Tôi coi mọi thứ như một thử thách. Chỉ vì nó khó hơn không có nghĩa là bạn không thể làm được”, chia sẻ của chàng trai tại buổi Ted Talk nổi tiếng.
Tử Huy
Chàng thanh niên tự kỷ của Đại học Cambridge được tặng Huân chương Đế quốc AnhDara McAnulty, chàng sinh viên 18 tuổi của Đại học Cambridge, trở thành người trẻ nhất được Vua Charles III trao tặng Huân chương Đế quốc Anh.">Người mẹ nuôi con tự kỷ từ không có khả năng đọc, viết thành thiên tài
Soi kèo góc Arsenal vs Tottenham, 3h00 ngày 16/1
Năm học 2023-2024, dự kiến Hà Nội có khoảng 133.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Số lượng học sinh tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại các cơ sở giáo dục tại Hà Nội dự kiến như sau:
- Tuyển vào trường THPT công lập khoảng 81.200 học sinh.
- Tuyển vào các trường THPT tư thục, trung tâm GDNN-GDTX, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung tâm GDNN-GDTX liên kết với các trường trung cấp và cao đẳng dạy văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT) khoảng 51.800 học sinh.
Có thể thấy, cuộc đua vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm nay sẽ không "hạ nhiệt" khi chỉ tiêu các trường tăng nhưng chỉ tăng tại các trường ngoại thành, những trường top không tăng, thậm chí còn giảm.
Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội năm 2024 sẽ được tổ chức trong 2 ngày từ 8 - 9/6, với 3 môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh đăng ký một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi thứ tiếng Ngoại ngữ khác với thứ tiếng Ngoại ngữ đang học tại trường THCS).
Về hình thức thi, bài thi môn Toán và Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề.
Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm và kết quả bài thi của thí sinh trên phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính. Đề thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay sẽ gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD-ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS.
Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.
Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi được tinh giảm phù hợp với thời gian, đảm bảo theo đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học tại các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3. Trong đó, NV1, NV2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, NV3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh không được thay đổi NV dự tuyển sau khi đã đăng ký.
Học sinh trúng tuyển NV1 không được xét tuyển NV2, NV3. Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1 điểm. Học sinh không trúng tuyển NV1, NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2 điểm.
Khi hạ điểm chuẩn, cho phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển. Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7 đến ngày 12/7. Các em nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7 đến ngày 22/7.
>>>Lịch thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 tại Hà Nộimới nhất<<<
Thủ khoa lớp 10 ở Hà Nội chia sẻ bí quyết ôn thi giai đoạn 'nước rút'
Bà mẹ này chia sẻ, ở lớp con, các gia đình khác cũng đang trong không khí tương tự. “Các bố mẹ đều ‘bảo ban’ nhau là ‘thôi, nhịn con thời điểm này cho chúng nó thi xong đã’”.
Có trường hợp, con biết mình được ưu ái hơn nên cũng “tận dụng” cơ hội triệt để.
Có nhà con muốn đăng ký một trường, bố mẹ lại muốn trường khác. Mẹ nhắc thì con gắt lại "bây giờ mẹ muốn thế nào? Mẹ muốn làm sao?". Thấy con nổi khùng, bà mẹ không dám nói thêm câu gì nữa, chỉ lẳng lặng ra khỏi phòng.
Một nhà khác, con chỉ còn mấy buổi ở lớp học thêm trước khi thi, nhưng con nhất quyết không đi học nữa. Bố mẹ cũng đành chấp nhận quyết định của con.
Cũng có con thi cuối cấp, chị Đỗ Thị Giang (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) chia sẻ, con trai chị đang miệt mài “cày cuốc” nốt những ngày cuối cùng trước kỳ thi sẽ diễn ra vào cuối tuần này. “Gần như con học đến sát ngày thi luôn”.
Hiện tại, diễn biến tâm lý của con khiến chị khá lo lắng. Trước đây, con tự tin và gia đình cũng tin ngôi trường con đặt mục tiêu vừa với sức học. Nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây, con bắt đầu căng thẳng, nói chuyện với bố mẹ hơi gắt gỏng.
Thấy con lo lắng về môn Văn, chị Giang chia sẻ và nhờ cô giáo dạy Văn động viên con những ngày cuối. Nhưng không biết cô nói với con những gì, mà ngay lập tức con nhắn tin cho mẹ: “Mẹ đừng có chia sẻ gì với cô giáo con nữa nhé! Không thì mẹ đi học hộ con luôn đi!”.
Thấy con cáu, từ đó đến nay chị không dám nói gì với các thầy cô nữa, xác định “còn mấy ngày cuối để yên cho nó học”.
Cũng vài tháng nay, chị thay đổi hẳn thái độ cư xử với con trong những tình huống không vừa mắt. “Nếu như trước kia lên phòng thấy con ngồi bấm điện thoại, tôi có thể gắt ầm lên ‘sao giờ này còn cầm điện thoại?’, nhưng bây giờ tôi chỉ nói nhẹ nhàng ‘sao giờ này vẫn cầm điện thoại hả con?’. Nhẹ nhàng đến vậy mà anh chàng vẫn cắm cảu với mẹ: 'Mẹ kệ con, lúc nào cần học con tự biết!'".
Cùng chung tâm trạng, những ngày này, chị Nguyễn Trang (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ra sức tẩm bổ cho cậu con trai chuẩn bị thi vào lớp 10. Đặt mục tiêu vào ngôi trường công lập khá “hot” trong quận, cả gia đình đều rất lo lắng cho sức khỏe, tâm lý của con trước ngày thi.
“Lớp con tôi, có hôm hơn 10 bạn nghỉ ốm. Các con học đến ngày hôm nay đều rất áp lực, căng thẳng. Việc học quá nặng với tầm tuổi các con khi mà cánh cửa vào trường công lập năm nào cũng rất hẹp”.
Con chị Trang và bạn bè của con chị hiện tại vẫn đi học từ 7h sáng, có hôm đến 9h mới về đến nhà. Hầu như bố mẹ rất ít khi được gặp con.
“Tôi chỉ biết chăm sóc con bằng cách bồi bổ để tăng sức khỏe, sức đề kháng cho cháu”. Mặc dù công việc của chị rất bận rộn nhưng mấy ngày này, những món đắt tiền và chế biến cầu kỳ như gà hầm, yến chưng… chị đều chăm chỉ làm để con ăn thay đổi mỗi ngày.
Thấu hiểu sự vất vả của con thời điểm này, chị Minh Thư (Thanh Xuân, Hà Nội) đồng ý với đề xuất của con gái: “Khi nào thi xong con khắc dọn phòng”. Khi bị mẹ nhắc nhở, cô bé tuyên bố rất rành rọt: “Nếu phòng con đang chất đống sách vở thế kia nghĩa là con đang học, đang ôn nhé. Chỗ này con để sách Toán, chỗ kia là sách Văn – một sự bừa bộn rất trật tự. Mẹ không phải lo!”.
“Lý lẽ thuyết phục như vậy thì đành phải nghe thôi chứ biết làm sao! Tôi cũng đâm ra phải dễ tính, mềm mỏng hơn, không cao giọng trách móc như trước. Đúng là tâm lý của những đứa trẻ đang vắt mình cho kỳ thi nghẹt thở thật vô cùng mong manh, nên bậc làm cha làm mẹ cũng phải thấu hiểu và điều chỉnh một chút, ưu tiên việc gì là quan trọng nhất lúc này”.
* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi
Chuyện hài nhà có con sắp thi cuối cấp, mẹ liên tục nhắc bố câu 'thần chú'
Trong đó, 19 trường THPT có tỷ lệ chọi lớp 10 cao từ 1 "chọi" 2 (1/2) trở lên. Dẫn đầu là Trường THPT Nguyễn Hữu Huân với tỷ lệ 1/3,54. Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền xếp thứ 2 với tỷ lệ 1/3,16.
Đặc biệt, một trường ở vùng ven thành phố là Trường THPCS Hồ Thị Bi (Hóc Môn) có tỷ lệ 1/3,06. Nhiều trường khác có tỷ lệ "chọi" trên 2 như THPT Nguyễn Thị Minh Khai 1/2,7, THPT Gia Định 1/2,64, THPT Lê Quý Đôn 1/2,63, THPT Phạm Văn Sáng 1/2,6, THPT Trần Phú 1/2,48, Trung học Thực hành ĐH Sư phạm 1/2,37, THPT Nguyễn Hữu Tiến 1/2,36, THPT Bình Hưng Hòa 1/2,33, THPT Trưng Vương 1/2,32, THPT Thạnh Lộc 1/2,3, THPT Lương Thế Vinh 1/2,25, THPT Mạc Đĩnh Chi 1/2,24, THPT Bùi Thị Xuân 1/2,2, THPT Thủ Đức 1/2,19, THPT Phú Nhuận 1/2,18, THPT Trần Hưng Đạo 1/2,01.
Tuy nhiên, toàn thành phố cũng ghi nhận có hơn 20 trường THPT có số thí sinh đăng ký rất ít. Những trường này chủ yếu nằm ở quận 8, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ và một số trường ở TP Thủ Đức.
Tại những trường này số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 thấp hơn chỉ tiêu tuyển sinh rất nhiều, vì vậy tỷ lệ chọi rất thấp. Cá biệt trong này có Trường THPT Nguyễn Văn Linh, tuyển 720 thí sinh nhưng chỉ có 149 phiếu đăng ký nguyện vọng 1, tỷ lệ 1/0,21. Trường THPT Phong Phú tuyển 765 thí sinh nhưng chỉ 296 thí sinh đăng ký, tỷ lệ 1/0,39. Tiếp đến là Trường THPT Nguyễn Văn Tăng, tuyển 855 thí sinh, chỉ có 384 nguyện vọng 1, tỷ lệ 1/0,45.
Những trường khác có số học sinh đăng ký chưa đủ so với chỉ tiêu tuyển sinh như: THPT Nguyễn Thị Hồng Gấm, THPT Ngô Gia Tự, THPT Nguyễn Thị Diệu, THPT Nguyễn Trãi, THPT Năng khiếu TDTT, THPT Trần Hữu Trang, THPT Tân Phong, THPT Long Trường, THPT Nguyễn An Ninh, THPT Diên Hồng, THPT Đa Phước, THPT Bình Khánh, THPT An Nhơn Tây, THPT Trung Lập, THPT Phước Kiển, THPT Dương Văn Dương.
Còn lại khoảng 60 trường THPT trong top tầm trung, có nghĩa là tỷ lệ chọi dao động từ 1-1,9, đây là những trường top giữa đòi hỏi thí sinh phải cân nhắc thật kỹ khi đăng ký.
Điều chỉnh nguyện vọng thế nào?
Bắt đầu từ hôm nay, học sinh thi vào lớp 10 TP.HCM sẽ có 5 ngày để điều chỉnh nguyện vọng.
Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM lưu ý, giai đoạn điều chỉnh nguyện vọng sẽ kéo dài đến 17h ngày 19/5. Thí sinh tiếp tục dùng tài khoản đã sử dụng ở lần đầu để đăng nhập và điều chỉnh.
Ông Nam nhắc nhở phụ huynh và học sinh lưu ý giai đoạn này chỉ áp dụng cho việc điều chỉnh nguyện vọng ở các loại hình đã đăng ký ở lần đầu tiên. Đặc biệt, việc đăng ký bài thi ngoại ngữ do trường THCS bộ phận quản lý hệ thống thi tuyển sinh 10 chịu trách nhiệm cho thí sinh. Ngoài ra, nếu thí sinh có thắc mắc gì thì phải liên hệ trường THCS hoặc các số hỗ trợ để được giải đáp rõ ràng.
Phó giám đốc Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường THCS chủ động, chịu trách nhiệm mở khóa nguyện vọng cho thí sinh khi có yêu cầu. Cần ghi nhận lại thời gian mở để biết đã mở khi nào, so sánh sau thời gian khóa hoàn toàn hoặc khi có khiếu nại xảy ra.
Lãnh đạo nhà trường phân công giáo viên hoặc giáo viên chủ nhiệm phụ trách, tiếp nhận yêu cầu từ cha mẹ học sinh, và thông báo cán bộ công nghệ thông tin để mở cho phụ huynh tự đăng ký, bố trí thiết bị hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Đối với học sinh có ý muốn thay đổi nguyện vọng, ông Nam lưu ý phải liên hệ trực tiếp với người phụ trách tuyển sinh của trường THCS hoặc giáo viên để được hỗ trợ.
Về việc điều chỉnh nguyện vọng, lãnh đạo Sở GD-ĐT tư vấn phụ huynh nên nhìn toàn cảnh tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 của các trường THPT. Điều quan trọng hơn cả là chọn nguyện vọng 1 phải phù hợp với năng lực học tập của con em mình. Trong đó, ưu tiên 1 là trường học phù hợp năng lực, khả năng của học sinh. Ưu tiên 2 là trường học phải phù hợp khoảng cách đại lý và ưu tiên 3 phù hợp với nhóm môn tự chọn theo định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Học sinh cũng cần đối sánh điểm chuẩn các trường trong vài năm gần đây. Đây là cơ sở dữ liệu để phụ huynh và học sinh thay đổi nguyện vọng, chọn trường phù hợp.
Tham khảo điểm chuẩn lớp 10 TP.HCM những năm gần đây do VietNamNet thống kê:
>>>Lịch thi vào lớp 10 năm 2024 tại TP.HCMchi tiết<<<
Cách điều chỉnh nguyện vọng, tránh 'trượt oan' khi thi vào lớp 10 TP.HCM 2024
友情链接