Lịch thi đấu bóng đá V-League 2023/24 - Vòng 16

Video U23 Việt Nam 2-0 Malaysia:

Video U23 Việt Nam 2-0 Malaysia:
Số liệu thống kê từ Bộ Quốc phòng Ukraine cho thấy hơn 2 nghìn trường học nước này đã bị hư hại hoặc bị phá hủy kể từ khi xung đột với Nga diễn ra. Nhiều tổ chức từ thiện và tổ chức phi lợi nhuận quốc tế đã lên tiếng báo động về hoàn cảnh khó khăn của trẻ em độ tuổi đi học ở Ukraine. Theo tổ chức viện trợ quốc tế World Vision, cuộc giao tranh kéo dài 7 tháng đã khiến khoảng 3,6 triệu trẻ em Ukraine có nguy cơ phải nghỉ học, trong khi 1,5 triệu trẻ em có nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe tâm thần.
"Hãy cứu lấy trường học" ("Save Schools") là một dự án của Ukraine theo dõi tất cả các trường học bị hư hỏng, đổ nát và tổng hợp hình ảnh của các tòa nhà bị phá hủy cũng như thời gian bị pháo kích.
Tại vùng Lviv, nơi ngôi trường đầu tiên được xây dựng theo công nghệ in 3D, có 250 nghìn người phải di tản khỏi quê hương, trong đó hơn 75 nghìn trẻ em. Đây là lý do khiến TEAM4UA tiến hành xây dựng ngôi trường in 3D cho thành phố Lviv.
Việc xây dựng các bức tường của trường học bằng máy in 3D sẽ nhanh hơn và rẻ hơn so với việc xây dựng một tòa nhà mới bằng bê tông - có thể mất đến hai năm. Hơn nữa, dự án còn mang tính bền vững hơn nhiều so với các kỹ thuật xây dựng truyền thống.
Dự án đạt kết quả nhanh, chi phí rẻ và mang tính bền vững hơn nhiều so với các kỹ thuật xây dựng truyền thống. Video: Euronews Next
"Các tòa nhà được xây dựng sẽ bền vững rất lâu dài, và khi dự án hoàn thành, bạn có thể đóng gói máy in 3D, đặt lên xe tải và chuyển đi nơi khác để xây dựng công trình khác" - ông Charles Tiné, thành viên ủy ban chiến lược của TEAM4UA cho biết.
Thành công của sáng kiến này có thể cho thấy sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng công nghệ 3D để tái tạo lại các tòa nhà bị phá hủy ở Ukraine, không chỉ trường học mà còn nhà cửa.
Theo TEAM4UA, khoảng 10 nghìn ngôi nhà cần được xây dựng lại trên khắp đất nước. Mục tiêu cuối cùng của dự án là đưa tổng cộng 15 máy in 3D đến Ukraine, đào tạo người Ukraine biết sử dụng chúng, lấy mảnh vỡ của các tòa nhà bị phá hủy bởi chiến tranh và tái chế chất bê tông đó để tạo thành các tòa nhà mới.
"Và một khi chiến tranh kết thúc ở Ukraine, chúng tôi có ý tưởng chuyển những máy in này đến những nơi khác cần thiết, sau một trận động đất hoặc sau những thảm họa tương tự".
Hiện nay, ngôi trường in 3D đang được tiến hành xây dựng. Tuy vậy, tình trạng mất điện sau các cuộc không kích của lực lượng Nga ở vùng Lviv có thể cản trở nỗ lực xây dựng.
“Điều này sẽ hoàn toàn không làm chệch hướng mục tiêu của chúng tôi, đó là giúp người dân tái tạo lại những gì đã bị phá hủy và trẻ em nhận được nền giáo dục lâu dài” - ông Tiné khẳng định.
In 3D là công nghệ tạo mẫu nhanh, sử dụng vật liệu kết dính, kim loại, nhựa để tạo ra các vật thể bằng cách in từng lớp dựa trên các tệp mô hình kỹ thuật số. Thông qua đầu in, vật liệu được phun thành từng lớp và cuối cùng được tạo thành thành phẩm. Dù là một ngôi nhà hay một dãy nhà, thậm chí những ngôi nhà có hình dạng kích thước khác nhau đều có thể xây dựng tự động thông qua chương trình được cài đặt sẵn, từ mô hình 3 chiều trên máy tính dễ dàng trở thành tòa nhà thực tế. |
Bảo Huy(Theo EuroNews)
">Bản thân tôi là giáo viên cảm thấy rất chạnh lòng. Dẫu rất đồng cảm với nhà trường, nhưng câu chuyện trên đã gióng lên một hồi chuông báo động về tình hình lạm dụng sức lao động của giáo viên.
Hằng năm, nhà trường phải thu rất nhiều khoản phí khác nhau như BHYT, tiền bán sách vở, đồng phục... Khối lượng công việc lớn nhưng nhân sự lại có hạn. Do đó, mỗi giáo viên chủ nhiệm đành đứng ra gánh gồng phần việc của nhân viên thu ngân cho các loại dịch vụ trong nhà trường. Đây là vấn nạn rất lớn của ngành giáo dục, là nguyên nhân làm mất vị thế của người thầy.
Bản thân tôi là giáo viên dạy cấp hai. Từ sáng sớm, tôi tất bật ra khỏi nhà để kịp giờ vào lớp. Hết một ngày dạy học, về nhà lại phải tất bật chấm bài, viết báo cáo, sổ sách, giáo án, chuẩn bị dự giờ... Cuối tuần, thay vì được nghỉ ngơi, dành thời gian cho gia đình, tôi phải cố gắng hoàn thành hết mọi nhiệm vụ. Cũng bởi việc nào cũng gấp, ngày hôm nay giao mà ngày mai đã phải nộp.
Đó là chưa kể nhiều hoạt động phong trào, họp tổ chuyên môn, họp hội đồng trường… diễn ra thường kỳ, đòi hỏi giáo viên phải tham gia đầy đủ. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn phải kiêm nhiệm vô số công việc từ phổ biến công tác phòng cháy chữa cháy, các kế hoạch chương trình tuyên truyền chấp hành luật an toàn giao thông, phòng chống HIV-AIDS, sổ sách giấy tờ công đoàn… đến kiểm tra, nhắc nhở việc học sinh đóng BHYT, học phí, phong trào thi đua của lớp…
Công việc giáo viên cứ ngỡ là nhàn nhã nhưng kỳ thực lại vô cùng vất vả.
Đáng buồn hơn là việc thu phí trở thành tiêu chí thi đua quan trọng ở nhiều trường học. Nếu không hoàn thành nghĩa vụ do nhà trường đề ra, giáo viên sẽ bị nhắc nhở, thậm chí răn đe trước hội đồng sư phạm.
Một số thầy cô có lòng tự trọng nghề nghiệp, giàu tình thương với học trò đôi khi sẽ không hoàn thành nhiệm vụ thu phí. Tôi đã từng chứng kiến đồng nghiệp vì cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của phụ huynh trong lớp nên chấp nhận bị phê bình, hạ bậc thi đua. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ dũng cảm để làm như thế. Có nhiều thầy cô vì áp lực nhà trường giao, sợ hạ bậc thi đua, phải dùng đủ kiểu thúc ép phụ huynh và học sinh để đạt được chỉ tiêu thu đủ.
Và đương nhiên, trong một số trường hợp, giáo viên phải nhận lại từ phụ huynh thái độ thiếu tôn trọng, hoặc phản ứng thái quá, cứ như thể chính giáo viên là người đặt ra các khoản thu đó. Cũng đã có trường hợp giáo viên thu tiền học sinh xong, do chưa đủ để nộp cho tài vụ nên để trong cặp sách mang về nhà. Trên đường đi thì không may bị cướp giật, tiền bị mất mà không biết kêu ai, phải lặng lẽ lấy lương ra bù.
Đáng lưu tâm nhất là do kiêm nhiệm vị trí “thủ quỹ” bất đắc dĩ này nên đại đa số giáo viên đều phải cắt xén chút thời gian trong sinh hoạt chủ nhiệm. Thậm chí, trong giờ dạy, giáo viên còn tranh thủ để căn đôn đốc học sinh nộp tiền.
Bản thân giáo viên chúng tôi chẳng ai muốn phải dành quá nhiều thời gian cho các thủ tục ngoài lề như thế. Giá như thời gian đó giáo viên và học sinh có thể dành để trò chuyện, tâm tình thì hay biết mấy. Chẳng có giáo viên nào mong muốn học sinh rỉ tai nhau nói về thầy cô như những người thực dụng, chỉ biết có tiền. Giáo viên ai chẳng đau xót khi biết học trò do không đủ tiền đóng, lặng lẽ nghỉ học vì ngại tiếp xúc với thầy cô.
Vẫn biết rằng khi giao cho giáo viên thu các loại phí, nhà trường có những lí do bất khả kháng như nhân sự tài vụ ít, hoặc do giáo viên ở gần học sinh hơn nên đôn đốc dễ dàng hơn. Nhưng dễ cho nhà trường mà làm khó cho thầy cô thì không nên.
Càng buồn hơn, tình trạng này đã kéo dài rất nhiều năm. Nếu hỏi chúng tôi mong muốn điều gì nhất, câu trả lời được chọn đầu tiên không phải là tăng lương mà là hãy để giáo viên làm đúng, làm tốt công việc chuyên môn mà chúng tôi được đào tạo.
Thiết nghĩ, đã đến lúc ngành giáo dục nên giảm áp lực lên giáo viên, trong đó có việc ôm đồm những khoản thu hộ cho nhà trường, nhằm hạn chế những tổn hại tinh thần cho chúng tôi.
Yến Anh