Ngày 20/9,Đềxuấttăngthuếthuốcláđểgiảmsốngườitửvongmỗinăbóng đá ý tại Hội thảo về Thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng có hại cho sức khỏe do Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia đều bày tỏ lo ngại các vấn đề sức khỏe do thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường gây ra. Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm. Mỗi năm, cả nước có trên 40.000 ca tử vong vì các bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào 2030, gấp gần 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ nếu không kiểm soát tác hại của sản phẩm này. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy chi phí hằng năm cho việc sử dụng thuốc lá ước tính lên tới 108.000 tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP (năm 2022), bao gồm: 16.400 tỷ đồng từ chi phí y tế trực tiếp, 5.900 tỷ đồng từ chi phí gián tiếp do bệnh tật và 85.800 tỷ đồng do tử vong sớm. Ngoài ra, người dân còn chi 49.000 tỷ đồng để mua thuốc lá. Bác sĩ Lâm cho rằng tăng thuế là biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá, giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thúc đẩy tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Hiện mức thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá tại nước ta là 38% - thấp nhất trong khu vực. Nhiều ý kiến cho rằng, tăng thuế tiêu thụ thuốc lá gây nên tình trạng buôn lậu thuốc lá, ảnh hưởng vấn đề lao động và việc làm trong ngành trồng và sản xuất thuốc lá. Tại hội thảo, các chuyên gia nhận định nguyên nhân làm tăng buôn lậu thuốc lá do thuốc lá ngoại có thuế nhập khẩu cao (135%). Thuế này được áp lên giá của mỗi bao thuốc. Theo tính toán, nếu một bao thuốc có giá nhập khẩu ban đầu là 10.000 đồng thì sau khi áp các loại thuế, giá bán ra trên 50.000 đồng. WHO xem xét dữ liệu tại 94 quốc gia cho thấy ở nơi có giá thuốc lá thấp, tình trạng buôn lậu xảy ra nhiều hơn. Quyết định số 586 ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới trên 15 tuổi xuống dưới 36%, nữ giới trên 15 tuổi xuống dưới 1% vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, WHO khuyến nghị phương án áp thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) đối với thuốc lá như sau:
|