Quy định hồ sơ và đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 ở TP.HCM
NEWS2025-04-03 12:29:48【Bóng đá】4人已围观
简介Theđịnhhồsơvàđăngkýnguyệnvọngvàolớpởâm lịcho quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, học sinh học lớp 9 tại cáâm lịchâm lịch、、
Theđịnhhồsơvàđăngkýnguyệnvọngvàolớpởâm lịcho quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, học sinh học lớp 9 tại các trường THCS ở thành phố, có đủ hồ sơ hợp lệ, đều được đăng lý dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập.
Mỗi học sinh được đăng ký 3 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 vào lớp 10 các trường THPT công lập phù hợp với năng lực học tập của bản thân, gần nơi cư trú để thuận lợi cho việc tiếp tục đi học khi đã trúng tuyển và giảm áp lực giao thông theo chủ trương của thành phố.
Riêng học sinh đã học Tiếng Nhật- Ngoại ngữ 1 tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3 và Trường THCS Võ Trường Toản, Quận 1 nếu muốn tiếp tục chọn Tiếng Nhật là Ngoại ngữ 1 khi lên lớp 10, cần đăng ký 3 nguyện vọng là 3 trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Trưng Vương, THPT Marie Curie có tuyển sinh lớp 10 Tiếng Nhật - Ngoại ngữ 1 và đăng ký môn ngoại ngữ là Tiếng Nhật.
Học sinh đã học Tiếng Đức tại Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, Quận 1 và THCS Lê Quý Đôn, Quận 3 nếu muốn chọn Tiếng Đức là Ngoại ngữ 1 khi lên lớp 10, cần đăng ký nguyện vọng vào Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và đăng môn ngoại ngữ là Tiếng Đức.
Trường THPT Thủ Đức tuyển sinh lớp 10 Ngoại ngữ 2 - Tiếng Hàn. Việc tuyển sinh vào các lớp 10 Tiếng Hàn (Ngoại ngữ 2) được thực hiện trong số học sinh đã trúng tuyển vào lớp 10 của trường.
Học sinh học Tiếng Pháp thực hiện đúng theo kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp của UBND thành phố ban hành và công văn hướng dẫn do Sở GD-ĐT ban hành.
Trường THPT năng khiếu Thể dục thể thao TP.HCM thuộc Sở Văn hóa -Thể thao TP.HCM, ngoài tuyển sinh chung theo chỉ tiêu của Sở GD-ĐT, có tuyển sinh riêng với điều kiện thí sinh phải có thêm giấy chứng nhận là vận động viên các tuyển hoặc thẻ học sinh của Trường nghiệp vụ Thể dục thể thao TP.HCM
Trường THPT Chuyên năng khiếu Thể dục thể thao Nguyễn Thị Định, Trường THPT Thể dục thể thao Bình Chánh, ngoài tuyển sinh chung theo chỉ tiêu của Sở GD-ĐT còn tuyển sinh riêng theo kế hoạch của nhà trường.
Học sinh làm hồ sơ dự tuyển vào lớp 10 thường như sau:
Phiếu đăng ký xét tốt nghiệp THCS và thi tuyển vào lớp 10 THPT (theo mẫu)
Ba ảnh 3cm x 4cm (ảnh chụp không quá 6 tháng, kiểu ảnh chứng minh nhân dân, phía sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh). Trong đó 1 ảnh dán vào Phiếu đăng ký xét tốt nghiệp THCS và thi tuyển vào lớp 10, 1 ảnh dán vào phiếu báo danh, 1 ảnh dán vào phiếu dự thi và kiểm tra hồ sơ).
Học bạ cấp THCS (bản chính)
Bằng tốt nghiệp THCS (bản chính) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm thời) trong năm dự tuyển do hiệu trưởng cấp.
Bản sao khai sinh hợp lệ.
Giấy chứng nhận hợp lệ được hưởng chế độ cộng điểm ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Hồ sơ tuyển thẳng vào lớp 10 THPT (nếu có), ngoài hồ sơ dự tuyển nêu trên, cần bổ sung thêm 2 bản photo công chứng các giấy tờ thuộc diện miễn thi.
Đối với đăng ký thi vào lớp 10 Chuyên
Đối với học sinh tốt nghiệp THCS ở TP.HCM sẽ dùng chung phiếu đăng ký vào lớp 10 THPT thường. Nếu chọn nguyện vọng vào trường chuyên, ngoài được đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên vào lớp 10 THPT, học sinh được đăng ký thêm 4 nguyện vọng ưu tiên vào trường chuyên.
Cụ thể nguyện vọng ưu tiên 1, 2 gồm các lớp chuyên của 1 trong 6 trường chuyên và trường có lớp chuyên.
Nguyện vong ưu tiên 3, 4 gồm các lớp không chuyên của Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong và Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.
Đối với học sinh tốt nghiệp THCS ở tỉnh khác, phiếu đăng ký dự thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong gồm: Bản sao học bạ cấp THCS (có bản công chứng hoặc mang theo bản chính để đối chiếu, có thể bổ sung khi đi thi)
Bản khai sinh hợp lệ; Nộp hồ sơ tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong từ 3/5 đến 8/5.
Minh Anh
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 ở TP.HCM
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố cách tính điểm vào lớp 10 thường và lớp 10 chuyên ở TP.HCM năm 2021.
MU mất 9 triệu bảng để tiễn được Sanchez vẫn thấy hài lòng!
MU và Alexis Sanchez vừa chấm dứt cơn ác mộng dành cho nhau, bằng việc chân sút Chile được xác nhận ký hợp đồng theo dạng chuyển nhượng tự do với đại diện Serie A.
Daily Mail cho hay, để có thể tiễn được Sanchez khỏi Old Trafford, MU chấp nhận bỏ ra thêm 9 triệu bảng tiền bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Tuy phải mất thêm tiền với bán được Sanchez, nhưng MU vẫn thấy ‘nhẹ nợ’ bởi khoản lương khổng lồ (560.000 bảng/tuần) phải trả cho tiền đạo này, trong khi hợp đồng vẫn còn thời hạn 2 năm.
Bản thân Sanchez cũng cảm thấy ‘vô cùng hạnh phúc’ vì ký hợp đồng với Inter Milan sau 1 mùa đầu quân theo dạng cho mượn.
Petr Cech thuyết phục Ter Stegen về Chelsea
Cựu thủ thành Petr Cech, hiện làm Cố vấn kỹ thuật và chuyên môn cho Chelsea, đang nỗ lực thuyết phục Ter Stegen ‘bỏ’ Barca để về làm số 1 ở Stamford Bridge.
Petr Cech đang nỗ lực thuyết phục Ter Stegen gia nhập đội hình Frank Lampard
Tranh thủ lúc Barca và Ter Stegen chưa đạt được thỏa thuận hợp đồng, Petr Cech tìm cách kéo thủ thành người Đức đến thử sức ở Ngoại hạng Anh.
Lãnh đạo Barca gần đây xác nhận, để ở lại Nou Camp, Ter Stegen sẽ phải giảm lương, do tình hình hiện tại khó khăn.
Và nguồn ESPN cho hay, Petr Cech thuyết phục Ter Stegen hãy gia nhập Chelsea, thử sức ở Ngoại hạng Anh chắc chắn sẽ rất tốt cho anh ấy.
HLV Lampard rất thất vọng về thủ môn Kepa Arrizabalaga, và muốn Chelsea nhanh chóng tìm người thay thế. Petr Cech đóng vai trò đáng kể trong việc kéo Timo Werner về CLB và giờ đang thể hiện khả năng tìm kiếm một thủ môn tin cậy.
Petr Cech đánh giá Ter Stegen không chỉ xuất sắc trước cầu môn và còn là một thủ lĩnh trên sân, nếu kéo về được Chelsea sẽ rất tuyệt vời.
Đất thương mại, dịch vụ là đất sử dụng xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ,... Ảnh: TTXVN
Đất thương mại, dịch vụ có được chuyển nhượng không?
Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền của người sử dụng đất: Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà sử dụng đất thương mại, dịch vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận sẽ được thực hiện các quyền về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, thế chấp,... theo quy định của pháp luật.
Như vậy về nguyên tắc chung, người sử dụng đất thương mại, dịch vụ vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Nghĩa vụ của người sử dụng đất thương mại, dịch vụ
Khi sử dụng đất thương mại, dịch vụ, người mua phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau:
+ Phải sử dụng đất đúng mục đích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng đúng ranh giới của thửa đất, đảm bảo bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất đúng quy định về vấn đề sử dụng độ sâu trong lòng đất, chiều cao trên không và các quy định khác.
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính.
+ Đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, môi trường, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng bất động sản liền kề.
+ Giao trả lại đất khi Nhà nước có yêu cầu thu hồi đất, hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào cho phép việc gia hạn thời hạn sử dụng.
Theo Lao động
Chuyển nhượng đất không sổ đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Không chỉ gặp rủi ro khi mua đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), người mua, chuyển nhượng đất trên còn có thể bị phạt tiền.
">
Những lưu ý không nên bỏ qua khi mua đất thương mại, dịch vụ
Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng cho bậc THPT từ năm học 2022-2023
Như vậy đối với các giáo viên dạy các môn học bắt buộc như: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương sẽ không phải lo lắng nhiều.
Vấn đề hiện nay là việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho những môn học mới như: Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương…ở các trường và các địa phương như thế nào, và việc xử lý giáo viên dôi dư nếu môn học không được nhiều học sinh lựa chọn.
Nhà quản lý lo về đội ngũ
Chia sẻ với VietNamNet, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM cho rằng khi học sinh tự chọn có nghĩa sẽ có những môn các em thích thì được lựa chọn nhiều và những môn các em không thích thì không chọn. Như vậy những môn các em không thích thì lực lượng giáo viên hiện có sẽ dôi dư ra. Những môn các em thích thì thiếu giáo viên và phải tuyển thêm. Trong khi trường không được chủ động tuyển giáo viên mặc dù Nghị định 115/2020 của Chính phủ giao quyền tuyển dụng về cho các đơn vị, nhưng đến nay Sở GD-ĐT TP.HCM vẫn "ôm" công tác tuyển dụng, làm cho nhà trường không chủ động công tác nhân sự, đặc biệt là chọn người tài.
Thứ hai, các nước trên thế giới rất đề cao môn Lịch sử, Địa lý, trong khi ở ta môn Lịch sử và Địa lý đưa vào môn tự chọn.
Thứ 3, nói rằng cho học sinh tự chọn, nhưng nếu để học sinh chọn trên 100 tổ hợp là vô cùng “rối như canh hẹ” cho các đơn vị trường học, nên không thể làm những cái chuồng trước rồi ép học sinh đi vào. Mặt khác nội dung chương trình SGK nói là tinh gọn nhưng rất nặng nề, suốt 2 tuần giáo viên học tập, nghiên cứu đều phản ánh chương trình hàn lâm, nặng, khó dạy, đặc biệt SGK vẫn biên soạn theo hình thức tự luận trong khi phương pháp đánh giá hiện nay là trắc nghiệm.
Cũng theo ông Phú, khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông ở bậc THPT có những môn học như: Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Đây là những môn học mới, hiện trường chưa có giáo viên nên sẽ rất khó khăn. Hơn nữa ở các trường sư phạm cũng chưa có khoa đào tạo giáo viên cho những môn học mới…
“Năm học này các trường vẫn chưa được tuyển giáo viên cho những môn học này. Đúng ra các trường phải có giáo viên ở những môn này trước để định hình là người dẫn bước. Với những môn như Nghệ thuật thì giá hợp đồng giáo viên sẽ rất cao. Lý do là những người làm nghệ thuật họ không muốn vào trường phổ thông giảng dạy”- ông Phú nói.
Cũng theo ông phú, năm 2022 áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới cho bậc THPT, đáng ra SGK phải ra trước 2-3 năm để các trường nghiên cứu nhưng mới đây mới có sách.
Lãnh đạo một Sở GD-ĐT ở phía Nam khá lúng túng khi được hỏi đã có phương án nào giải quyết giáo viên cho những môn học mới và giáo viên thừa do môn học không được lựa chọn.
“Nội dung giáo dục của địa phương ở cấp tiểu học thì giáo viên chủ nhiệm sẽ dạy, còn THPT đúng là chưa biết sẽ dạy như thế nào. Chúng tôi đang trông chờ vào hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Chúng tôi cũng chưa có phương án gì cho giáo viên dôi dư nếu môn đó học sinh không được chọn”- ông nói.
Giáo viên lo vì chương trình
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn, cho rằng theo quy định mỗi nhóm Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và Nghệ thuật ít nhất học sinh vẫn phải chọn 1 môn, cho nên bắt buộc các em vẫn phải chọn 1 môn xã hội. Trong xu thế dạy học tích hợp đây không còn là điều đáng lo ngại cho giáo viên. Khi bài học tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý thì giáo viên nào cũng có việc để làm.
Thầy Du cho hay, ở Trường THPT Lê Quý Đôn, từ lâu đã tổ chức dạy học theo các chuyên đề tích hợp. Việc đổi mới phương pháp, dạy học dự án nên các môn xã hội rất tự tin rằng sẽ mang lại hứng thú cho học sinh và học sinh sẽ lựa chọn môn học mang lại hứng thú cho các em.
Còn thầy Phạm Đông Phương, dạy Vật lý, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thông tin hiện đã tham gia chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức.
“Tôi không lo vì học sinh muốn học chuyên về Khoa học tự nhiên thì phải học các môn chuyên biệt như Vật Lý, Hóa…” thầy Phương nói. Tuy nhiên theo thầy Phương, điều lo lắng nhất hiện nay là có ý kiến muốn giáo viên Khoa học tự nhiên có thể dạy các môn cùng lúc giống như giáo viên tiểu học và không rõ điều này có đúng hay không.
“Tôi là giáo viên Vật Lý và tôi không thể dạy môn Sinh học hoặc Hóa học. Ngược lại một giáo viên Sinh học hay Hóa học cũng không thể dạy tốt môn Vật lý. Tôi không đồng ý nếu nói khó khăn trong dạy liên môn là phương pháp chứ không phải nội dung. Nội dung truyền đạt cho học sinh là quan trọng nhất. Giáo viên có thể dạy sai phương pháp nhưng không thể dạy sai nội dung được. Hơn nữa mỗi giáo viên học một chuyên ngành ở bậc ĐH ra để dạy môn đó”- thầy Phương đưa ra quan điểm.
Minh Anh
Chủ biên đứng tên 2 bộ SGK, 2 cách dạy chữ P khác nhau
Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?
">
Lo 'rối như canh hẹ' với hơn 100 tổ hợp môn học chương trình lớp 10 mới