Nhận định, soi kèo Cagliari vs Juventus, 02h45 ngày 24/2: Có quà cho Lão bà
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/22f396507.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
Mặc dù vậy, GDP thực tế của Trung Quốc vẫn bị Mỹ bỏ xa, nếu quy đổi ra tỉ giá hối đoái phổ biến trên thị trường tiền tệ. Vào năm 2021, tổng GDP của Trung Quốc là 17,7 nghìn tỷ USD, trong khi Mỹ là 23 nghìn tỷ USD. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của Trung Quốc còn bị chững lại bởi chính sách chống Covid-19, với các cuộc phong tỏa kéo dài trên diện rộng.
Các vấn đề khác cũng kìm hãm sự phát triển của Đại lục là sự sụt giá bất động sản, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả và cuộc chiến công nghệ với Mỹ. Trong năm 2021, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng ấn tượng ở mức 8,1%, nhưng dự báo tăng trưởng 2022 chỉ là 3%.
Xét trong thời gian dài, quy mô dân số già của Trung Quốc sẽ làm chậm hơn nữa khả năng tăng trưởng kinh tế. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, lực lượng lao động của nước này sẽ sụt giảm 15% trong vòng 15 năm tới. Các nhà nghiên cứu của Capital Economics là những người lạc quan nhất, khi tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ mở rộng lên khoảng 87% quy mô của Mỹ vào năm 2030, nhưng rồi sẽ giảm trở lại mức 81% ở năm 2050.
Theo một dự đoán của quỹ đầu tư Goldman Sachs, tổng GDP của Trung Quốc sẽ vượt mốc 38 nghìn tỷ USD vào năm 2031, nếu tính theo giá và tỷ giá hối đoái ước lượng ở thời điểm ấy. Con số này gấp đôi tổng GDP hiện tại và sẽ biến Đại lục trở thành nền kinh tế số một thế giới. Tuy nhiên, dự báo này bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố.
Viện Lowy, một tổ chức tư vấn của Australia, đã dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt bình quân khoảng 2-3% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2050. Đây là một mức tăng trưởng không tồi, thậm chí có thể giúp họ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng rất khó duy trì vị thế này. Về cơ bản, Trung Quốc vẫn sẽ kém thịnh vượng và có năng suất đầu người thấp hơn nhiều so với Mỹ.
Phần đông các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, khả năng Trung Quốc vượt Mỹ sẽ phụ thuộc vào việc Bắc Kinh có thực hiện các thay đổi về chính sách kinh tế hay không. Với ảnh hưởng của Covid-19, chính sách kiềm chế nợ không hiệu quả, suy thoái của thị trường bất động sản hay tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao kỷ lục, Trung Quốc còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn bắt kịp Mỹ.
Việt Dũng
Kinh tế Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ trong tương lai?
Điều đó đồng nghĩa, Kylian Mbappe trở thành cầu thủ tự do vào tháng 7, được nhiều ông lớn khắp châu Âu săn đón, nổi bật nhất là Real Madrid.
Liverpool, Man City, Bayern Munich, Arsenal cùng MU cũng liên hệ với ngôi sao 25 tuổi - người đã ghi 240 bàn sau 293 trận ra sân.
Tuy nhiên, mức lương kèm theo phí lót tay là điểm mấu chốt quyết định bến đỗ tiếp theo trong sự nghiệp Kylian Mbappe.
Đội bóng Hoàng gia thành Madrid sẵn sàng phá bỏ cơ cấu tiền lương để phù hợp mức thù lao 21,4 triệu bảng sau thuế mà Mbappe đang kiếm được tại PSG.
Real sẽ biến chân sút người Pháp trở thành cầu thủ có thu nhập cao nhất CLB, vượt mức 10,3 triệu bảng mỗi mùa họ đang trở cho Jude Bellingham và Vinicius Junior.
Los Blancos cũng dự định trả 85,5 triệu bảng phí lót tay cho Mbappe và ưu tiên để tiền đạo này giữ phần trăm bản quyền hình ảnh cao.
Mẹ đẻ Mbappe - bà Fayza Lamari yêu cầu Real Madrid từ bỏ tỷ lệ phân chia 50-50 thông thường giữa Real Madrid và cầu thủ. Dường như chủ tịch Florentino Perez sẽ nhượng bộ.
Kylian Mbappe cũng được trao cho chiếc áo số 10 danh giá, khi Luka Modric nói lời chia tay sân Bernabeu hè này.
Mbappe thông báo chuyển nhượng, Real Madrid reo vui
Mức tăng lên tới 25% từ giữa tháng 7, khi Nga thông báo tuyến Dòng chảy Phương Bắc 1 đến Đức sẽ chỉ cung cấp 20% công suất thông thường. Hồi tháng 5, nước này đã đáp trả các lệnh trừng phạt của châu Âu bằng cách ngăn chặn hoàn toàn nguồn cung khí đốt đến châu Âu thông qua tuyến đường ống Yamal.
Các quốc gia châu Âu đang vật lộn để tích trữ đủ khí đốt khi mùa đông đến gần. Nhiều ý kiến lo ngại các nước trong khu vực sẽ phải phân bổ nguồn cung ít ỏi cho cả hộ gia đình, doanh nghiệp và rằng cuộc khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến suy thoái.
Cho đến nay, châu Âu vẫn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên để sưởi ấm cho các hộ gia đình cũng như sản xuất điện và công nghiệp. Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai một số sáng kiến nhằm đối phó với khủng hoảng năng lượng, ví dụ như Đức cứu trợ cho các công ty cung ứng khí đốt hay Pháp quốc hữu hóa công ty điện lực EDF.
Nỗ lực ứng cứu của Mỹ
Nhằm đáp ứng nhu cầu của châu Âu, Mỹ đã thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Mỹ hiện là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA).
Xuất khẩu khí đốt trung bình hàng ngày của xứ sở cờ hoa đã tăng 12% trong 6 tháng qua, lên tới hơn 317 triệu m3 mỗi ngày. Anh và EU đã thay châu Á trở thành đối tác nhập khẩu LNG hàng đầu của Mỹ, chiếm tới 71% lượng xuất khẩu của nước này nhờ mạnh tay chi ra các khoản tiền lớn. Điều đó khiến các quốc gia nghèo hơn như Brazil hoặc Bangladesh không thể cạnh tranh với châu Âu ở mức giá hiện tại. Một số nhà xuất khẩu thậm chí đã phá vỡ hợp đồng với các nước nghèo để chuyển hướng nhiên liệu sang châu Âu nhằm thu về lợi nhuận cao hơn, bất chấp các hình phạt.
Hãng thông tấn DW dẫn lời Eugene Kim, giám đốc bộ phận nghiên cứu khí đốt châu Mỹ của tổ chức tư vấn Wood Mackenzie nhận xét, Mỹ đã nổi lên như một trong những nhà cung cấp LNG an toàn duy nhất. Lí do vì, các ngành công nghiệp khí đốt của Australia và Tây Phi đã bị hạn chế bởi xung đột kinh tế và chính trị dù những nơi này từng được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng trước khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát hồi cuối tháng 2.
Theo chuyên gia Kim, Qatar và Bắc Mỹ là những khu vực có thể tăng trưởng nguồn cung LNG trong tương lai. Song, vấn đề năng lực ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương đang hạn chế khả năng đóng vai "siêu anh hùng" của Mỹ.
Mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 3 đã hứa sẽ xuất khẩu nhiều LNG hơn sang châu Âu, nhưng ngành công nghiệp này đã đạt công suất tối đa. Ngoài ra, do phụ thuộc vào các đường ống từ Nga, phần lớn châu Âu thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp cho nhập khẩu khí đốt từ những nguồn khác, ngay cả khi Mỹ có thể xuất khẩu nhiều LNG hơn.
Trong ngắn hạn, xuất khẩu LNG của Mỹ dự kiến sẽ giảm đáng kể do vụ nổ hồi đầu tháng 6 tại cơ sở LNG Freeport ở vùng vịnh phía nam nước này. Ngay cả trước sự cố, Mỹ cũng không đủ khả năng giải quyết "cơn khát" nhiên liệu của châu Âu. Trong khi, năng lực hiện có phần lớn bị ràng buộc trong các hợp đồng dài hạn với các quốc gia ngoài châu Âu và làn sóng cơ sở hạ tầng xuất khẩu tiếp theo sẽ không đi vào vận hành cho đến năm 2024 hoặc muộn hơn. Ngay cả khi đó, các chuyên gia cũng tin chúng không giúp Mỹ đủ khả năng đáp ứng hoàn toàn nhu cầu nhiên liệu cho châu Âu.
Nhiều vướng mắc liên quan đến tăng sản xuất khí đốt
Ngoài những hạn chế về năng lực, các nhóm người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ cũng phản đối các mức giá cao hơn bắt nguồn từ việc tăng xuất khẩu LNG của Mỹ.
Paul Cicio, giám đốc điều hành Tập đoàn thương mại sản xuất Industrial Energy Consumers of America phát biểu trên tạp chí Wall Street Journal: "Người tiêu dùng Mỹ, nền kinh tế Mỹ, an ninh quốc gia Mỹ đang gặp rủi ro trừ khi chúng ta duy trì lượng dự trữ dư thừa".
Thực tế, giá cả đã tăng vọt do việc sử dụng điều hòa không khí trong các đợt nắng nóng kỷ lục làm đảo ngược việc giảm nhu cầu dự kiến từ sau vụ nổ Freeport. EIA gần đây báo cáo, lượng khí đốt dự trữ trong kho của Mỹ hiện thấp hơn 12% so với mức trung bình 5 năm vào thời điểm này của năm.
Khí đốt của Mỹ cũng đang vấp phải sự phản đối cả ở trong nước và quốc tế trên mặt trận khí hậu. Các nhóm hoạt động chống biến đổi khí hậu tin, việc mở rộng cơ sở hạ tầng LNG cần thiết để tăng xuất khẩu sẽ đồng nghĩa với việc đổi mới các mục tiêu giảm phát thải nhiên liệu hóa thạch hiện có. Họ lập luận, LNG chiếm 1/3 lượng khí thải các-bon của Mỹ, bao gồm gần một nửa lượng khí thải mê-tan. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã quy mê-tan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính đặc biệt mạnh là nguyên nhân chính thúc đẩy khủng hoảng khí hậu toàn cầu.
Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình khai thác và hóa lỏng khí tự nhiên có thể cực kỳ nguy hiểm và gây ô nhiễm. Ngoài mê-tan, quá trình khai thác dầu khí bằng thủy lực cắt phá có thể giải phóng các hóa chất gây ung thư và độc hại khác vào môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất, nơi sinh sống chủ yếu của các cộng đồng nghèo và người da màu. Quá trình hóa lỏng khí đốt cũng có nguy cơ gây cháy và nổ như tại cơ sở Freeport ở Texas.
Bất chấp các rủi ro khí hậu, EU đã đưa khí đốt tự nhiên vào danh sách các khoản đầu tư bền vững và các nhà xuất khẩu khí đốt của Mỹ đã ký một loạt hợp đồng để đáp ứng nhu cầu của họ. Giới quan sát lưu ý đang có sự thay đổi trong các ưu tiên năng lượng của châu Âu. Trước đây, châu lục tập trung cho việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và bền vững, nhưng hiện việc bảo đảm an ninh năng lượng được đặt lên hàng đầu.
Nhà hoạt động Schneider thuộc Chiến dịch vận động Texas vì môi trường nhấn mạnh, châu Âu có thể tìm kiếm một lộ trình sạch hơn cho an ninh năng lượng, chẳng hạn bằng cách đầu tư nhiều hơn vào các năng lượng tái tạo. Bà nói thêm, các cơ sở xuất khẩu LNG mới của Mỹ thậm chí sẽ không giúp cải thiện tình hình trong 3 năm nữa, do đó châu Âu có thể "tận dụng cuộc khủng hoảng này để chuyển đổi sang các loại nhiên liệu bền vững hơn".
Tuấn Anh
Vì sao khí đốt của Mỹ không cứu nổi khủng hoảng năng lượng châu Âu?
Nhận định, soi kèo Western United vs Adelaide United, 13h00 ngày 23/2: Lịch sử gọi tên
Những sơ hở nơi hàng thủ của “Bàn đầm già” thành Turin bị Inter khai thác triệt để trận này với hai bàn thắng liên tiếp, được ghi bởi Mkhitaryan và Zielinski, ở các phút 35 và 37.
Qua giờ giải lao, màn rượt đuổi tỷ số tiếp tục diễn ra hấp dẫn khiến CĐV hai đội bóng không thể rời mắt.
Dumfries ghi bàn nâng tỷ số lên 4-2 cho Inter ngay ở đầu hiệp hai, với pha dứt điểm chéo góc đơn giản nhưng hiểm hóc.
Sự thay đổi về lực lượng trong hiệp hai của HLV Thiago Motta đã phát huy tối đa hiệu quả. 11 phút sau khi vào sân, Kenan Yildiz ghi bàn rút ngắn tỷ số xuống còn 3-4 cho Juventus.
Chưa dừng lại ở đó, đến phút 82, Kenan Yildiz hoàn tất cú đúp cho riêng mình để ấn định tỷ số hòa 4-4 đầy khó tin tại vòng 9 Serie A.
Chia điểm trong trận đấu có tới 8 bàn thắng, Inter và Juventus đều cho thấy sự tiếc nuối. Đội ĐKVĐ vẫn đứng thứ 2 với 18 điểm, trong khi Juventus xếp ngay sau do kém 1 điểm.
Ghi bàn:
Inter Milan: Zielinski (15' pen, 37' pen), Mkhitaryan (35'), Dumfries (53')
Juventus: Vlahovic (20'), Weah (27'Conceicao), Yildiz (71', 82')
Đội hình xuất phát:
Inter Milan:Sommer; Pavard, De Vrij, Bastoni; Dumfries, Barella, Zielinski, Mkhitaryan, Dimarco; Thuram, Lautaro Martinez.
Juventus:Di Gregorio; Cambiaso, Danilo, Kalulu, Cabal; Locatelli, McKennie; Weah, Fagioli, Conceicao; Vlahovic.
Kết quả Serie A 2024/25 | |
Vòng 9 | |
26/10/2024 01:45:00 | ![]() |
26/10/2024 20:00:00 | ![]() |
27/10/2024 01:45:00 | ![]() |
27/10/2024 18:30:00 | ![]() |
27/10/2024 21:00:00 | ![]() |
27/10/2024 21:00:00 | ![]() |
28/10/2024 00:00:00 | ![]() |
28/10/2024 02:45:00 | ![]() |
Bảng xếp hạng Serie A 2024/25 | ||||||||
STT | Đội | Trận | T | H | B | HS | Điểm | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | ![]() | 9 | 7 | 1 | 1 | 11 | 22 | |
2 | ![]() | 9 | 5 | 3 | 1 | 8 | 18 | |
3 | ![]() | 9 | 4 | 5 | 0 | 10 | 17 | |
4 | ![]() | 9 | 4 | 4 | 1 | 11 | 16 | |
5 | ![]() | 9 | 5 | 1 | 3 | 10 | 16 | |
6 | ![]() | 9 | 5 | 1 | 3 | 5 | 16 | |
7 | ![]() | 9 | 5 | 1 | 3 | 1 | 16 | |
8 | ![]() | 8 | 4 | 2 | 2 | 7 | 14 | |
9 | ![]() | 9 | 4 | 2 | 3 | 1 | 14 | |
10 | ![]() | 9 | 2 | 5 | 2 | 1 | 11 | |
11 | ![]() | 9 | 2 | 4 | 3 | -2 | 10 | |
12 | ![]() | 8 | 1 | 6 | 1 | -2 | 9 | |
13 | ![]() | 9 | 2 | 3 | 4 | -5 | 9 | |
14 | ![]() | 9 | 2 | 3 | 4 | -7 | 9 | |
15 | ![]() | 9 | 3 | 0 | 6 | -8 | 9 | |
16 | ![]() | 9 | 1 | 5 | 3 | -1 | 8 | |
17 | ![]() | 9 | 1 | 5 | 3 | -2 | 8 | |
18 | ![]() | 9 | 1 | 3 | 5 | -13 | 6 | |
19 | ![]() | 9 | 1 | 2 | 6 | -9 | 5 | |
20 | ![]() | 9 | 1 | 2 | 6 | -16 | 5 |
Inter và Juventus cưa điểm sau màn rượt đuổi siêu kịch tính
Nạn nhân là Trần Văn V. (SN 2008), học sinh lớp 9C, Trường THCS Hưng Thủy. Trước đó, ngày 3/6, trong tiệc chia tay lớp 9, em V. có xích mích với một số bạn cùng trường, sau đó em bị đánh hội đồng dẫn đến bị thương phải nhập viện.
Do tinh thần hoảng loạn và bị một số thương tích trên cơ thể nên V. phải bỏ lỡ kỳ thi vào lớp 10 THPT, diễn ra vào ngày 7/6.
Trao đổi với VietNamNet, ông Thuấn thông tin: “Sau khi sự việc xảy ra, UBND xã đã tiến hành củng cố hồ sơ, ban đầu giao cho công an xã mời các cháu lên lấy lời khai, giao cho gia đình giáo dục.
Về Ban giám hiệu nhà trường, xã đã yêu cầu làm báo cáo giải trình vào sáng 6/6. Việc này công an huyện Lệ Thủy cũng đã vào cuộc điều tra, làm rõ, khi có kết quả chính thức phía công an sẽ cung cấp”.
Cũng theo ông Thuấn, nhóm bạn đánh nam sinh V. có 8 em. Em V. đang phải vào Huế điều trị vì tinh thần hoảng loạn.
Nam sinh lỡ kỳ thi lớp 10 vì bị 8 bạn cùng trường đánh nhập viện
Hơn 3/4 trong số đó được ghi nhận sau khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền ở Bình Nhưỡng vào năm 2011. Hồi tháng 4, ông Kim từng tuyên bố sẽ phát triển các lực lượng hạt nhân của đất nước với tốc độ “cao nhất có thể”. Mục tiêu trên được phản ánh trong một loạt vụ thử vũ khí trong năm 2022.
CNN thống kê, Triều Tiên đã phóng hơn 90 tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chỉ trong vòng 36 ngày. Dù bản thân các vụ thử vũ khí này không phải là mới, nhưng tần suất dày đặc của chúng khiến Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và giới quan sát bất an.
“Điều quan trọng về năm 2022 là từ 'thử nghiệm' không còn phù hợp để nói về hầu hết các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Tất cả những gì chúng ta chứng kiến trong năm nay cho thấy ông Kim Jong Un cực kỳ nghiêm túc trong việc sớm sử dụng năng lực hạt nhân trong một cuộc xung đột nếu cần thiết”, Ankit Panda, một chuyên gia về chính sách hạt nhân tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế nhận xét.
Ông Panda chỉ ra những trường hợp gần đây khi Bình Nhưỡng bắn tên lửa để đáp trả các cuộc tập trận quân sự hoặc đàm phán ngoại giao của Mỹ và các đồng minh, đồng thời nói thêm: “Bất cứ điều gì Mỹ-Hàn sẽ làm, Triều Tiên có thể hành động tương ứng để chứng minh họ có khả năng ứng phó”.
Sức mạnh các tên lửa thử nghiệm
Đa phần các vụ phóng tên lửa năm 2022 của Triều Tiên sử dụng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Theo các chuyên gia, tên lửa hành trình ở bên trong bầu khí quyển của Trái đất và cơ động với các bề mặt điều khiển, trong khi tên lửa đạn đạo lướt qua không gian trước khi quay lại bầu khí quyển.
Trong số các vụ thử gây chú ý có vụ phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 di chuyển hơn 4.500km hồi tháng 10. Một tên lửa thu hút sự quan tâm khác là Hwasong-14, với tầm bắn ước tính hơn 10.000km. Hai tên lửa này được tin có thể chạm tới lãnh thổ Mỹ, khi đảo Guam chỉ cách Triều Tiên 3.380km.
Tuy nhiên, một loại vũ khí đặc biệt khiến quốc tế chú ý là Hwasong-17, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mạnh nhất của Triều Tiên cho đến nay. Về lý thuyết, mẫu ICBM này có thể vươn tới lục địa Mỹ, nhưng hiện còn nhiều điều chưa biết về khả năng mang đầu đạn hạt nhân của tên lửa.
Bình Nhưỡng từng tuyên bố thử thành công Hwasong-17 lần đầu tiên hồi tháng 3. Song, các chuyên gia Mỹ và Hàn Quốc cho rằng, tên lửa được dùng thử nghiệm là một mẫu cũ và kém hiện đại hơn.
Theo truyền thông Triều Tiên, nước này thực hiện vụ thử Hwasong-17 lần nữa vào tháng 11. Nhà lãnh đạo Kim sau đó cảnh báo, Bình Nhưỡng sẽ có hành động “phản kích nhiều hơn” để đáp trả “những kẻ thù đang tìm cách phá hoại hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực”.
Căng thẳng leo thang và nỗi lo về hạt nhân
Kể từ đầu năm nay, Mỹ và các nhà quan sát quốc tế đã nhiều lần cảnh báo Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị cho một vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất, lần đầu tiên kể từ năm 2017.
Không ai biết chính xác Triều Tiên đang sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân và sức công phá của chúng. Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ ước tính, nước này đã tổng hợp được 20 – 30 đầu đạn hạt nhân.
Giới phân tích nhận định, các động thái của Triều Tiên đe dọa kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á khi các nước láng giềng tăng ngân sách quốc phòng và đẩy mạnh mua sắm khí tài. Mỹ cũng cam kết bảo vệ Nhật và Hàn Quốc bằng “toàn bộ khả năng, kể cả hạt nhân”.
Nhìn lại một năm thử tên lửa kỷ lục của Triều Tiên
友情链接