Vợ nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển bị huyết áp, sỏi túi mật nằm viện cùng chồng trị ung thư
Những ngày qua,ợnhạcsĩVũĐứcSaoBiểnbịhuyếtápsỏitúimậtnằmviệncùngchồngtrịungthưltd tbn thông tin nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển phải nhập viện cấp cứu vì căn bệnh ung thư vòm họng trở nặng khiến nhiều người lo lắng. Hay tin, VietNamNet đã tìm đến thăm hỏi ông.
Gặp ông vào buổi chiều muộn, trong căn phòng nhỏ của khoa hô hấp tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nam nhạc sĩ vui mừng vì có người đến thăm hỏi. Dù mệt mỏi nhưng ông vẫn cố gắng ngồi dậy, niềm nở đón tiếp, trò chuyện.
Ngoài sáng tác nhạc, viết sách, báo, ông còn từng là một nhà giáo, dẫn dắt bao thế hệ học sinh nên khi hay tin ông nằm viện, các học trò cũ đã đến bệnh viện thăm thầy. Học trò cũ của ông cho biết, sau ngày Giải phóng, ông công tác tại trường học ở Nhà Bè, quận 7, là giáo viên môn Ngữ văn. Các học trò cũ thấy may mắn được ông chủ nhiệm.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển là cha đẻ của nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Thu hát cho người, Điệu buồn phương Nam,… |
Qua lời kể của trò cũ, Vũ Đức Sao Biển là một người thầy hiền hậu, có tâm với nghề, luôn được đồng nghiệp và học sinh yêu mến. Hơn 40 năm, họ vẫn giữ lòng kính trọng nên khi hay tin ông bị bệnh, dù bận rộn công việc, họ vẫn sắp xếp thời gian đến cùng thầy.
Chia sẻ về tình hình sức khỏe hiện tại, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho biết mình đã khá hơn, không còn đau nhói, khó thở ở lồng ngực nữa. “Một tuần trước, tôi đau nhói không thở được, phải đeo thắt lưng và bình khí ô-xy trợ thở. Vào đây có các bác sĩ chăm sóc, hiện tại tôi đã đỡ đau hơn”, dù không nói được nhưng nam nghệ sĩ vẫn cố gắng thều thào.
Căn bệnh ung thư vòm họng đã làm nam nhạc sĩ không thể nói chuyện bình thường kể từ năm 2017. Dù cố gắng nhưng ông vẫn không thể phát ra âm thanh, điều này khiến cho việc giao tiếp hằng ngày cũng trở nên khó khăn. Bên người ông luôn chuẩn bị sẵn một quyển sổ và cây bút, từ nào nói không rõ, ông lấy giấy bút ra ghi lại để truyền tải ý của mình.
Nam nhạc sĩ cho biết: “Hiện tại, mỗi ngày tôi đều ăn và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phổi tôi vừa có một khối u nhỏ, vì bị khối u đó hành nên mới đau nhức như vậy. Bác sĩ bảo phẫu thuật nhưng tôi chưa đồng ý vì phải đợi kết quả xét nghiệm. Thứ tư (ngày 23/10) này, tôi chụp phim PET CT toàn thân, sau khi có kết quả chính xác mới tiến hành điều trị tiếp”.
Dù nói không rõ nhưng ông vẫn cặn kẽ giải thích, lần nhập viện này là do khối u ở phổi gây ra, về vòm họng, ông chỉ nói không ra tiếng chứ hiện tại không có ảnh hưởng gì khác. Tuy nhiên, vừa phải uống thuốc điều trị vòm họng, vừa uống thuốc trị phổi nên hơi vất vả, mệt mỏi, đôi khi ông bị choáng váng.
Tháng 10 vừa qua, Vũ Đức Sao Biển vừa cho ra mắt quyển sách Phượng ca. Từ ngày bị mất tiếng nói, ông tập trung sáng tác, chuyển tâm tư, tình cảm của mình vao từng con chữ. |
Không chỉ ông mà vợ ông cũng phải nằm viện để điều trị. Bà cho biết: “Tôi bị cao huyết áp nên cũng phải nhập viện. Ban đầu, tôi khám dạ dày nhưng bác sĩ phát hiện có sỏi trong túi mật, lại bị huyết áp và tiểu đường nên phải nằm lại để theo dõi. Bình thường tôi đã yếu, đi lại khó khăn rồi nên khi nằm viện phải nhờ người chăm sóc. Hiện tại, chị họ của tôi ở lại để chăm nom cho tôi và ông xã”.
Ở tuổi xế chiều, vợ chồng nam nhạc sĩ phải ngày ngày chống chọi với bệnh tật, con cái còn phải chăm lo cho cuộc sống gia đình riêng nên cũng không phụ giúp được nhiều. Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho biết: “Bệnh viện cũng tạo điều kiện, ưu ái cho vợ chồng tôi rất nhiều. Dù điều trị khác khoa nhưng họ vẫn sắp xếp cho chúng tôi một phòng riêng để tiện bề chăm sóc, sinh hoạt. Ở phòng riêng, người thân hay bạn bè có đến thăm cũng thoải mái, dễ chịu hơn”.
Ông chia sẻ, nhiều năm nay, hằng ngày ông sáng tác nhạc, viết sách, báo để trang trải cuộc sống, dù không dư dả nhưng cũng đủ nuôi sống vợ con. Những ngày này nằm viện, không thể làm việc nên kinh tế có đôi chút eo hẹp, tuy nhiên ông vẫn tự lo cho mình được. Nam nhạc sĩ nói: “Con cái còn phải lo cho gia đình của nó nữa, đứa nào cũng có cuộc sống riêng, tôi còn tự lo được nên chưa phiền đến các con. Hằng ngày, các con vẫn ghé bệnh viện, thăm nom, chăm sóc là tôi vui rồi”.
Nói về mong muốn hiện tại, ông nói: “Sống chết có số, ai rồi cũng phải tới giai đoạn đó thôi, dĩ nhiên tôi cũng mong mình mau hết bệnh để về nhà, nhưng tất cả đều có số hết rồi. Tôi chỉ muốn cảm ơn khán giả, những người đã luôn quan tâm, theo dõi và ủng hộ tôi, cảm ơn vì những tình cảm quý giá này”.
Một đời làm bạn với con chữ nên những ngày nằm viện khiến ông nhớ nghề, ông chia sẻ khi nào bệnh tình ổn hơn sẽ nhờ người mang máy tính vào viện để làm việc. Mới đây, ông đã sáng tác một bài hát dành cho quê hương Quảng Nam của mình. Ông cho biết đã hoàn thiện và đưa cho nhà sản xuất, chỉ chờ đến lúc họ phát hành thôi.
Dù bệnh tật nhưng tinh thần nam nhạc sĩ vẫn luôn lạc quan, vui vẻ. Ông cho biết khi hồi phục vẫn sẽ viết sách, viết nhạc bình thường vì đó là đam mê cả đời của ông.
Minh Tuyền
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển nhập viện cấp cứu vì ung thư
Bệnh ung thư vòm họng đã khiến nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển mệt mỏi, phải nhập viện cấp cứu.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Adana Demirspor vs Fenerbahce, 23h00 ngày 19/01: Cửa trên gặp khó
-
Những người yếu ớt, người nghèo khổ, người bị hiểu lầm trở thành nạn nhân trong đêm thanh trừng. Những kẻ mạnh hơn, độc ác hơn, giàu có hơn… càng có thêm cơ hội bộc lộ sự tàn nhẫn: Họ giết bất kỳ ai trên đường mà chẳng cần nguyên nhân hay có thù oán trước đây.
“Một bộ phim điên rồ, một ý tưởng thật đáng sợ” - tôi đã nghĩ như vậy. Thế nhưng nhìn lại, mạng xã hội có lúc thật sự chẳng khác gì đêm hội thanh trừng trong bộ phim ấy. Hội thanh trừng chỉ được diễn ra trong 12 tiếng, chỉ mất kiểm soát an ninh trong 12 tiếng. Nhưng mạng xã hội thì chẳng giới hạn về thời gian! Giết người bằng dao, súng và giết người bằng câu chữ có gì khác nhau?!
Chắc sẽ có người nói tôi ví von quá đáng, rằng tôi phủ nhận những lợi ích lớn lao của mạng xã hội, tôi đi ngược lại bánh xe phát triển và đẩy lùi dân chủ.
Bạn của tôi nhận xét rằng từ khi có mạng xã hội, con người ta được giải phóng mình hơn bao giờ hết. Không sai. Chưa khi nào mà người ta được thoải mái bộc lộ mình như khi có mạng xã hội. Người ta được tự do bày tỏ những gì mình nghĩ, mình biết, được tương tác với nhiều người một cách dễ dàng, không giới hạn.
Nếu chỉ có những câu chuyện đẹp đẽ như vậy thì tuyệt quá! Nhưng không ít lần chúng ta rùng mình, phẫn nộ pha lẫn sợ hãi mặt trái của mạng xã hội bởi những người cho mình cái quyền “thanh trừng” người khác từ bàn phím. Những câu chữ, hình ảnh xúc phạm, nhục mạ người khác được thể hiện thoải mái trên mạng xã hội mà chẳng cần nguyên nhân. Bởi “ta đây là thần công lý, đang đấu tranh cho lẽ phải, đang cứu vớt những người yếu đuối thấp cổ bé miệng”. Lạ lùng thay, không ít người dường như chỉ chờ có ai đó chửi rủa người khác là nhào tới ủng hộ, là dẫn link về, là share link cho người khác. Một động lực khiến “anh hùng bàn phím” càng hào hứng lấn tới.
Em bé phải uống thuốc tự tử ở Đồng Nai vì bị bạn trai tung clip riêng tư gây tội với ai? Nhưng trên mạng xã hội, người ta mắng chửi, nguyền rủa em chết đi, thay vì nắm tay, che chắn bảo vệ em trong lúc em khủng hoảng tinh thần.
Bạn nói bạn phẫn nộ trước bất công nên cần lên tiếng trước bàn dân thiên hạ. Bạn nói kẻ xấu thì cần bị phơi bày cho nhiều người biết rõ bộ mặt. Hay đơn giản hơn, bạn viết trong lúc tức giận cho hả dạ. Nhưng bạn có dám bảo đảm bạn đã viết đầy đủ câu chuyện không, hay chỉ cắt xén, nói những điều bạn muốn? Những điều bạn nói là sự thật ư? Xin thưa, sự thật cũng có nhiều phiên bản, mà hễ cái gì đã qua suy nghĩ của con người thì tự nó đã trở thành chủ quan rồi. Bạn biết được bao nhiêu sự thật hay chỉ tin vào phiên bản mà bạn thích? Và giả sử là sự thật đi nữa thì bạn có quyền nhục mạ, phán xét người khác trước bàn dân thiên hạ vậy sao? Và bạn có phải là “thần công lý” khi mà nạn nhân không có cơ hội để thanh minh hoặc càng thanh minh thì càng “giãy chết” trong chủ ý của bạn?
Nạn nhân có nhờ pháp luật can thiệp được không? Có. Vẫn có thể chụp lại chứng cứ, nhờ thừa phát lại lập vi bằng rồi nhờ cơ quan chức năng can thiệp hay kiện ra tòa vì hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, vu khống người khác… Nhưng ai không biết “vô phúc đáo tụng đình”, được vạ thì má đã sưng?! Vậy là đa phần người ta chọn cách im lặng. Ai không chịu đựng nổi thì chọn cách tiêu cực, như em gái ở Đồng Nai...
Bạn nói bạn chỉ viết trên trang của bạn, trên “nhà” của bạn nên bạn muốn làm gì thì làm? Bạn nói bạn chỉ nói vu vơ không đích danh ai? Nhưng làm sao “người trong cuộc” có thể lờ đi ám chỉ ác độc của bạn?! Bạn nói bạn lỡ lời, bạn xóa đi là xong? Xin đừng vô trách nhiệm như vậy, vì bạn thừa hiểu rõ nhất bạn không chỉ viết riêng cho riêng bạn mà cho nhiều người cùng đọc, cùng share để lan tỏa.
Nếu bạn từng một lần là nạn nhân của mạng xã hội, bạn sẽ hiểu cảm giác đau đớn khi không thể thanh minh, giãi bày. Khen một người sai cũng không sao nhưng xúc phạm một người là bạn có thể giết oan họ.
Đừng để cái tốt của bạn còn độc ác hơn cái xấu! Đừng biến mạng xã hội thành một “đêm thanh trừng” để cái ác lên ngôi.
theo Nguyễn Hà Cẩm Tú - baomoi
" alt="Mạng xã hội">Mạng xã hội
-
Hacker đã dùng ransomware WannaCry làm “đông cứng” ít nhất 200.000 máy tính tính tới thời điểm này và yêu cầu người dùng phải trả tiền chuộc để lấy lại quyền truy cập.
Cuộc tấn công khai thác máy tính chạy hệ điều hành Windows lỗi thời. Ông Brad Smith, Giám đốc pháp lý Microsoft, viết trên blog công ty hôm 14/5 rằng Microsoft, khách hàng và chính phủ đều có lỗi.
Theo ông, Microsoft có trách nhiệm đầu tiên phải giải quyết vấn đề và đang nỗ lực “toàn diện” để chống lại các nguy cơ. Dù vậy, ông cũng cho rằng lỗi nằm ở cả chính phủ. Lỗ hổng bảo mật mà hacker dùng để triển khai tấn công hôm 12/5 đã được công khai sau khi thông tin bị đánh cắp từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), tổ chức này thường xuyên tìm kiếm lỗ hổng trong phần mềm và phát triển công cụ lợi dụng.
Chính phủ không có nghĩa vụ phải thông báo cho các công ty có nguy cơ rủi ro, tuy nhiên, lãnh đạo Microsoft nói đó là sai lầm. Ông tranh luận nên có “yêu cầu mới để chính phủ báo cáo lỗ hổng cho các nhà sản xuất thay vì lưu trữ, bán hay khai thác chúng”. “Lỗ hổng nằm trong tay chính phủ bị rò rỉ trước công chúng và gây ra tổn thất trên diện rộng”, ông viết.
" alt="Microsoft: Vụ tấn công WannaCry là “hồi chuông cảnh tỉnh” với các chính phủ">Microsoft: Vụ tấn công WannaCry là “hồi chuông cảnh tỉnh” với các chính phủ
-
Confessions là bộ phim gây rúng động của đạo diễn Tetsuya Nakashima. Phim mở đầu khi cô giáo Yoko Moriguchi "thú tội" với cả lớp về một kế hoạch trả thù. Con gái 4 tuổi của Yoko bị chết tức tưởi trong hồ bơi của trường, và Yoko biết thủ phạm là 2 học sinh trong lớp. Để trả thù, Yoko đã tiêm virus HIV vào sữa của 2 học sinh này. Lời thú tội đã mở đầu cho chuỗi bi kịch kinh hoàng của các học sinh trong lớp. Confessions gay gắt đề cập đến nạn bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên, bạo lực gia đình. Nội dung được đánh giá là nặng nề đến mức gây ám ảnh.
2. Another
Another được chuyển thể từ tiểu thuyết kinh dị cùng tên của tác giả Yukito Ayatsuji. Vào năm 1972, một học sinh trung học nổi tiếng tên Misaki đột ngột qua đời sau tai nạn. Tất cả mọi người trong lớp cô đều kinh ngạc và suy sụp trước mất mát này, và cả tập thể quyết định sẽ coi như Misaki vẫn còn sống. Kể cả thầy giáo chủ nhiệm của lớp cũng đồng ý với quyết định này và trong giờ học vẫn đặt câu hỏi cho chiếc bàn trống. Khi rửa tấm ảnh chụp cuối cấp của cả lớp ra, người ta lại thấy cả Misaki trong hàng như thể cô chưa từng qua đời. Năm 1998, cậu nam sinh Kouchi chuyển trường đến một vùng ngoại ô và gặp cô bạn tên Mei Misaki. Vì lý do nào đó mà Misaki bị tất cả mọi người xem như không tồn tại. Không khí kỳ lạ trong lớp học khiến Kouchi tò mò và bắt đầu tìm hiểu, vén bức màn bí ẩn.
3. As God Will
Bộ phim được dựng từ manga cùng tên và nhanh chóng trở thành tiếng vang lớn nhờ nội dung kịch tính, ám ảnh. Shun Takahata là một nam sinh trung học bình thường, đang trải qua những ngày nhám chán ở trường học. Bỗng một hôm đang trong giờ học thì giáo viên lớp Shun bị nổ tung đầu ngay trên bục giảng. Sau đó liên tiếp các giáo viên khác cũng bị tấn công y như vậy. Shun và các bạn hoang mang tột độ khổng hiểu chuyện gì đang xảy ra, cho đến khi tất cả bị ép tham gia vào một trở chơi sinh tử để giành giật sự sống còn.
4. Tag
Mitsuko là một nữ sinh đáng yêu và vui vẻ. Trong chuyến đi dã ngoại với trường học, các bạn bè của Mistuko đã bị giết sạch vì một ngọn gió kỳ quái cắt ngang chiếc xe bus, riêng cô bé vì cúi xuống nhặt chiếc bút rơi mà thoát chết. Bỏ chạy trong cơn hoảng sợ tột độ, Mitsuko lao vào một ngôi trường khác và kỳ quái là mọi người ở đây đều quen biết cô, tất cả đều khẳng định cô vẫn học ở đây từ trước đến nay. Ngôi trường mới này cũng nhanh chóng rơi vào một vụ thảm sát kinh hoàng của chính các giáo viên. Và Mitsuko dần nhận ra một vòng quay số phận với những trò chơi quái gở, kinh dị đang cuốn lấn mình.
5. All About Lily Chou Chou
Không máu me, không ma quỷ, All About Lily Chou Chou vẫn gây ám ảnh tột cùng bởi những mảng tối đau đớn của tuổi trưởng thành. Phim xoay quanh nhóm 4 nam nữ sinh: Yuichi Hasumi, Shusuke Hoshino, Tsuda và Kuno. Trong khi Yuichi nhút nhát, rụt rè, hoàn toàn không có gì nổi bật thì Hoshino lại là nam sinh đứng đầu toàn trường về thành tích học tập và thể thao. Hai người dần trở nên thân thiết với nhau sau những lần gặp gỡ ở trường. Tuy nhiên, sau một tai nạn suýt chết trong chuyến du lịch cùng nhóm bạn, tâm lý của Hoshino thay đổi 180 độ, từ một học sinh ưu tú, cậu ta trở nên nổi loạn, bất cần. Hoshino đứng đầu một nhóm côn đồ chuyên bắt các nam sinh ăn cắp tiền từ cửa hàng tạp hóa và bắt các nữ sinh làm gái gọi. Yuichi cũng trở thành nạn nhân thường xuyên của Hoshino trong sự bất lực, cam chịu. Tsuda là một nạn nhân khác của Hoshino, cô bé phải đi làm gái gọi để nộp tiền về cho băng nhóm. Còn Kuno là cô bạn mà Yuichi để ý, bị nhóm của Hoshino cưỡng bức.
6. Mobile Boyfriend
Câu chuyện huyền bí của Mobile Boyfriend bắt đầu từ khi nữ sinh Mayumi tự tử và để lại một tin nhắn đơn giản trên điện thoại: "…bị bạn trai giết chết!". Đau buồn trước sự ra đi của bạn, Satomi cùng Yuka đã tìm hiểu và khám phá ra rằng nguyên nhân cái chết của Mayumi bắt nguồn từ trò chơi hẹn hò ảo "Bạn trai điện thoại di động". Rồi những điều kì lạ ngay lập tức bủa vây lấy Satomi khi phần mềm trên máy trò chơi này bị cô tìm thấy. Ngoài yếu tố giật gân kinh dị, Mobile Boyfriend còn thể hiện nỗi cô đơn và sự lạc lõng trong cuộc sống hiện đại của người trẻ.
7. Fatal Frame
" alt="Những bộ phim học đường Nhật Bản sẽ khiến bạn 'nổi da gà' khi xem">Bộ phim được dựng từ tựa game kinh dị nổi tiếng cùng tên. Bối cảnh diễn ra ở một thị trấn hẻo lánh trên núi, nơi Aya - một cô gái sống khép kín đang theo học trường nữ tại đây. Những sự kiện kì lạ bắt đầu xảy ra khi các nữ sinh lần lượt biến mất đầy bí ẩn, sau đó xác của họ được tìm thấy trong tình trạng chết đuối. Theo lời nhiều nhân chứng kể lại, những nạn nhân này trước khi mất tích đều nói rằng họ nghe thấy giọng nói của Aya. Mọi sự nghi ngờ nhanh chóng tập trung vào cô bé, nhiều người cho rằng cô chính là thủ phạm của những vụ án mạng. Một người bạn cùng lớp với Aya là Michi quyết định bắt đầu tìm hiểu, làm rõ sự việc.
Những bộ phim học đường Nhật Bản sẽ khiến bạn 'nổi da gà' khi xem
-
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Quảng Nam, 19h15 ngày 19/1: Niềm tin cửa trên
-
Tuần này, Facebook báo cáo kết quả kinh doanh quý gần nhất, trong đó 98% doanh thu đến từ quảng cáo, tăng từ 97% cùng kỳ năm trước và 84% năm 2012. Doanh thu từ các nguồn khác giảm còn 175 triệu USD so với 181 triệu USD của năm trước đó.
Facebook từng cảnh báo về điều này. Bộ phận không phải quảng cáo của mạng xã hội chủ yếu bao gồm những người chơi game video trên máy tính và mua tiền ảo nhưng đã đi xuống khi game dịch chuyển lên di động. Facebook thu về 30% các khoản mua sắm, số còn lại đổ vào túi các nhà sản xuất game như Zynga.
Sự lệ thuộc vào quảng cáo là mối lo dài hạn nhưng công ty vẫn còn thời gian để tìm ra dòng doanh thu khác trong khi phát triển mảng kinh doanh quảng cáo cốt lõi, theo Clement Thibault, một nhà phân tích của Investing.com.
" alt="Quá lệ thuộc vào quảng cáo, Facebook không có một vũ khí sắc bén nào">Quá lệ thuộc vào quảng cáo, Facebook không có một vũ khí sắc bén nào
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1: Uy lực sân nhà
- Huawei ra mắt smartphone Maimang 5 giá hơn 8,5 triệu đồng
- Chiến lược tiếp theo của Microsoft là làm cho iOS và Android trở nên tốt hơn
- Ngày buồn của cộng đồng Đột Kích Việt
- Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Quảng Nam, 19h15 ngày 19/1: Niềm tin cửa trên
- Đây là Fuchsia OS, hệ điều hành bí ẩn của Google
- iPhone 7 Plus tân trang giá rẻ được Apple chào bán
- Elon Musk cười lớn khi nghe ý kiến cho rằng Apple định mua lại Tesla
- Nhận định, soi kèo MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1: Trở lại mặt đất
- Bàn chuyện giúp doanh nghiệp Việt bán hàng cho 'khách ngoại' qua mạng
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Getafe vs Barcelona, 03h00 ngày 19/1: Barca bật chế độ “hủy diệt”
- Tướng mới trong LMHT sẽ sở hữu kỹ năng Đao Thương Bất Nhập
- Xe tự lái của Samsung được thử nghiệm trên đường phố Hàn Quốc
- Dè chừng sập bẫy tin nhắn lừa đảo báo có tiền trong tài khoản ngân hàng
- Nhận định, soi kèo Osasuna vs Vallecano, 0h30 ngày 20/1: Lợi thế sân nhà
- WannaCry có liên quan đến nhóm Lazarus khét tiếng?
- [LMHT] Cập nhật tin tức ngày 30/7
- Căng thẳng giữa Apple và Qualcomm ngày càng nghiêm trọng
- Siêu máy tính dự đoán Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1
- [LMHT] SOFM sắp bị rơi khỏi rank Thách Đấu Hàn Quốc
- Tròn 33 năm kể từ ngày ra đời của chiếc máy chơi game huyền thoại
- Facebook tại Việt Nam bất ngờ bị 'sập'
- Nhận định, soi kèo Nongbua Pitchaya vs Lamphun Warrior, 19h00 ngày 18/1: Khách thất thế
- Con tốt thí mang tên iPhone 7
- Apple Watch ế chỏng ế chơ
- Xem chùm ảnh này mới biết SOFM và đồng đội buồn như thế nào sau 2 trận thua liên tiếp
- Nhận định, soi kèo Marseille vs Strasbourg, 2h45 ngày 20/1: Chủ nhà ra oai
- Teen2 – Siêu Anh Hùng chính thức ra mắt vào lúc 11h00 ngày 20/07
- Ứng dụng giúp người Ấn Độ mua bán vàng trên smartphone
- CLB bóng đá hàng đầu nước Đức mở cửa SVĐ cho fan vào bắt Pokemon
- 搜索
-
- 友情链接
-