-
Nhận định, soi kèo Enugu Rangers vs Plateau United, 22h00 ngày 27/3: Khó có bất ngờ
-
Anh liên hệ với người đại diện gia đình và được biết 2 trường hợp trở nặng là người mẹ 103 tuổi và con gái bà, 73 tuổi. 89% - 90% là kết quả chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu) của hai bệnh nhân. Do chưa thể liên hệ với lực lượng y tế địa phương, qua điện thoại, anh Chánh trấn an tinh thần và bắt đầu hướng dẫn các F0 trở nặng cách tập thở.Dù chưa được đến viện nhưng có bác sĩ hướng dẫn nên gia đình F0 yên tâm hơn và bắt đầu bình tĩnh làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ mạng lưới. Nam bác sĩ cũng hướng dẫn họ cách liên hệ oxy, và tư vấn về chăm sóc sức khỏe. “Hiện tại, sức khỏe của cả gia đình trên đều đã ổn định. Người nhà còn gửi cho tôi clip ghi lại cảnh cụ tự xúc cơm ăn, tập thể dục. Tôi nhìn, không nén nổi vui mừng”, anh Chánh nói.
Đó là một trong số nhiều ca bệnh bác sĩ mạng lưới Thầy thuốc đồng hành - tổ chức với 6.000 y bác sĩ, tình nguyện viên ở khắp mọi miền cả nước.
“Chia lửa” cho vùng dịch
Đọc lời kêu gọi tuyển tình nguyện viên trên facebook, không do dự, bác sĩ Nguyễn Văn Chánh đăng ký. “Không vào vùng dịch, trực tiếp điều trị người bệnh, chúng tôi tham gia mạng lưới tư vấn để giúp các bệnh nhân, giảm tải áp lực cho TP.HCM”, anh nói.
Trải qua các buổi tập huấn trực tuyến, các bài kiểm tra, các tình nguyện viên là các bác sĩ trong và ngoài nước bắt tay vào công việc.
 |
BS tư vấn Nguyễn Văn Chánh - BS quản lý phó của Khu vực 760 mạng lưới Thầy thuốc đồng hành |
Hiện tại, mạng lưới này đã phủ sóng ở cả 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương. Theo anh Chánh, với các ca F0 tại nhà trở nặng, không có các trang thiết bị cần thiết, bác sĩ sẽ liên hệ y tế địa phương để hỗ trợ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn, đồng hành cùng họ vượt qua bệnh. Trong trường hợp khẩn cấp hơn, các bác sĩ sẽ gọi hotline và liên hệ hệ cấp cứu kịp thời.
Các bác sĩ, tình nguyện viên gọi điện tư vấn, hỏi thăm sức khỏe F0 hàng ngày. Các chỉ số SpO2, huyết áp… luôn được bác sĩ yêu cầu người nhà cung cấp để theo dõi sức khỏe bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không có thiết bị, khi cần thiết các bác sĩ lại nhờ trợ giúp từ y tế địa phương để kiểm tra sức khỏe hiện tại của người bệnh.
Ngoài tư vấn chuyên môn, các bác sĩ cũng động viên, hướng dẫn bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống, quan tâm đến giấc ngủ và chế độ luyện tập…
“Yếu tố quan trọng là tinh thần lạc quan và dinh dưỡng của người bệnh. Có như vậy, bệnh nhân mới hồi phục được nhanh hơn”, anh nói.
 |
Mạng lưới bác sĩ đồng hành đã phủ sóng ở cả 3 tỉnh thành phố là Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương |
Theo bác sĩ tư vấn này, việc hỗ trợ trực tuyến khó khăn hơn nhiều so với thăm khám trực tiếp. “Chúng tôi chỉ đánh giá qua lời kể và trong những trường hợp cần đánh giá chính xác hơn thì có thể kết nối telehealth trực tuyến để đánh giá chính xác hơn tình trạng bệnh.
Trong khi đó, nếu thăm khám trực tiếp, các bác sĩ có thể nghe phổi, nghe tim hay chỉ định làm xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh. Đôi khi, chúng tôi phải yêu cầu gặp bệnh nhân do người nhà lo lắng quá đánh giá không đúng tình trạng của người thân”, anh chia sẻ thêm.
Đêm trắng đồng hành cùng F0
Số lượng bệnh nhân nhờ đến sự hỗ trợ của mạng lưới ngày càng tăng với 450 nghìn cuộc gọi sau 3 tuần hoạt động. Theo anh Chánh, sau khi sức khỏe ổn định, các F0 đã được mạng lưới tư vấn lại giới thiệu cho những người thân, bạn bè…của họ.
“Sau không ít ca tư vấn, đặt lưng xuống giường, tôi không ngủ nổi. Cả đêm đó, tôi cứ giữ máy liên lạc với họ”, anh Chánh nói về trường hợp đặc biệt, anh tư vấn vào ngày 10/8.
Gia đình có 3 người (2 vợ chồng và con trai 20 tuổi). Người chồng đã mất vì Covid-19, vợ và con trai đều là F0. Khi gọi đến mạng lưới, người con hoảng loạn vì mẹ đang diễn tiến nặng, khó thở và tiêu chảy qua 2 ngày không thể cầm.
Đánh giá bệnh nhân thuộc nguy cơ 3, Anh Chánh hướng dẫn bệnh nhân tập thở và hướng dẫn liên lạc với chương trình ATM Oxy cùng y tế địa phương để hỗ trợ bệnh nhân. Tuy sau đó không được chuyển đến bệnh viện nhưng người mẹ đã may mắn được mượn bình oxy miễn phí. Anh Chánh tiếp tục tư vấn cách thở, cách chăm sóc bệnh nhân.
2 hôm sau, tình trạng F0 khả quan hơn, bệnh nhân đã cai được oxy và đến nay đã ổn định.“Cả đêm đó tôi thức trắng. Tôi nghĩ lỡ có chuyện không may, bạn trẻ đó sẽ thành mồ côi. Suốt đêm, tôi động viên người nhà và yêu cầu theo dõi sát các các dấu hiệu bệnh nhân và động viên tinh thần và cùng người nhà lên kế hoạch chăm sóc cho người bệnh”, anh nói.
“Tôi thường góp nhặt các địa chỉ Oxy thiện nguyện trên mạng để lúc cần có thể gửi cho bệnh nhân kết hợp với việc nhờ hỗ trợ từ y tế địa phương”. Trường hợp cụ già dưới đây cũng được anh hỗ trợ theo cách như vậy.
Đó là một bệnh nhân tuổi cao, anh đã lưu ý và ưu tiên gọi trước. Người nhấc máy là con trai của bà. Tình trạng sức khỏe của F0 đang rất kém, không thể ăn, sốt nhẹ, ho, mất vị giác.
“Những câu trả lời yếu ớt vọng lại từ đầu dây bên kia khiến tôi rất lo lắng. Tôi đã hướng dẫn người nhà đếm nhịp thở của bệnh nhân vì không có các thiết bị kiểm tra như máy đo huyết áp, SPO2. Nhịp thở được xác định là 33 lần/phút, tôi gọi y tế địa phương nhờ hỗ trợ”, anh nhớ lại.
Y tế địa phương báo chỉ số SPO2 của F0 là 64%, phải thở Oxy, sau đó chỉ số của bà lên được 90%, huyết áp 120/90 mmHg. Lúc đó, anh Chánh nhanh chóng gửi thông tin cho trưởng nhóm và khởi động cấp cứu. Sau khi CDC xác nhận, anh thông báo tiếp tục cho thở Oxy và hướng dẫn bệnh nhân tập thở.
“Đêm đó, dường như tôi không ngủ. 12h đêm lại gọi hỏi thăm sức khỏe của bà, lấy các chỉ số như SPO2, huyết áp”, anh kể. Qua 2 ngày theo dõi, tình trạng của F0 đã cải thiện, cai được Oxy, có thể ăn uống. Đến nay bệnh nhân đã hồi phục.
Lúc đó, bác sĩ tư vấn của mạng lưới này mới thở phào. Anh lại tiếp tục một cuộc gọi khác, khi thấy danh sách chờ còn dài…
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Ngọc Trang

Thứ trưởng Bộ Y tế nêu nguyên nhân F0 cộng đồng nhiều tỉnh chiếm tỷ lệ lớn
Tại cuộc họp trực tuyến với 12 tỉnh Tây Nam bộ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, F0 trong cộng đồng chiếm tỷ lớn (có tỉnh lên tới 90%) do việc xét nghiệm được triển khai quyết liệt.
" alt="Bác sĩ trắng đêm tư vấn giúp F0 103 tuổi vượt nguy kịch"/>
Bác sĩ trắng đêm tư vấn giúp F0 103 tuổi vượt nguy kịch
-
Quản lý người điều trị Covid-19 tại nhà Chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” tối 8/9 đã giải đáp nhiều thắc mắc của người dân ở quận Bình Thạnh và quận 7, TP.HCM. Các câu hỏi phần lớn xoay quanh vấn đề vắc xin, gói hỗ trợ và F0 điều trị tại nhà.
Một độc giả ở đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh nêu vấn đề: “Tôi thấy ở quận Bình Thạnh việc quản lý F0 điều trị tại nhà có nhiều bất cập và thiếu trách nhiệm. F0 vẫn đi nhởn nhơ ngoài đường”.
Người dân khác, tên Hòa, cũng chia sẻ: “Ở hẻm 222/34 đường Bùi Đình Túy, Bình Thạnh đã ít nhất 2 gia đình có nhiều người bị nhiễm Covid-19 nhưng không thấy phường xuống dán thông báo. Tôi đã liên hệ với phường nhưng phường làm ngơ, cũng chưa thấy ai xuống xét nghiệm hay đi chợ hộ”.
 |
Ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND Quận 7 và ông Đinh Khắc Huy, Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh (trái) |
Về vấn đề này, ông Đinh Khắc Huy, Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, cho biết, quản lý F0 có hai hình thức. Đó là F0 đang điều trị ở khu cách ly tập trung và F0 được điều trị, chăm sóc tại nhà.
Đối với F0 tại nhà, có trường hợp người dân đã xét nghiệm và tại thời điểm đó người ta đã test nhanh âm tính. Tức là F0 nhưng thuộc dạng điều trị tương đối khỏi.
“Bà con lo lắng ở chỗ thấy người đó bị nhiễm Covid-19, lại đi tới đi lui. Thực ra, một số trường hợp, người ta đã hết bệnh rồi nhưng vẫn hiểu nhà đó đang có F0. Hiện nay, về phía quận, trong công tác quản lý F0, chúng tôi đã giao cho cảnh sát khu vực. Họ sẽ quản lý trực tiếp F0 bởi quản lý con người thì cảnh sát khu vực làm rất tốt”, ông Huy chia sẻ.
Ông Huy cũng nói thêm, khi phát hiện ca nhiễm, lực lượng chức năng sẽ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động F0 ở nhà và phát gói thuốc theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM. Đồng thời cảnh sát khu vực sẽ ghi nhận và kiểm tra, giám sát. “Công việc quản lý F0 hiện nay tương đối ổn”, ông Huy khẳng định.
5 tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19
Cũng trong chương trình này, người xem Khánh Nguyễn có hỏi: “Tôi đọc báo, thấy quận 7 tuyên bố kiểm soát được dịch, xin hỏi tiêu chí nào để đánh giá là đã kiểm soát được dịch?”.
Về vấn đề này, ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận 7 chia sẻ: “Công tác phòng chống dịch Covid-19 và kiểm soát bệnh dịch trên địa bàn quận 7 như báo chí đăng không hoàn toàn chính xác. Thứ nhất, quận 7 không gọi là tuyên bố kiểm soát dịch. Quận 7 chỉ báo cáo TP về kết quả kiểm soát dịch của quận thực hiện theo kế hoạch của TP”.
Theo ông Tuấn Anh, kế hoạch của TP đặt ra cho 22 quận, huyện và TP Thủ Đức về công tác kiểm soát dịch dựa trên 5 tiêu chí.
Thứ nhất là giảm tỷ lệ tử vong của người mắc Covid-19.
Thứ 2, không để các trường hợp F0 chuyển nặng và không được điều trị.
Thứ 3 các quận, huyện phải khẩn trương xét nghiệm để mở rộng vùng xanh.
Thứ 4 các quận, huyện phải duy trì và kiểm soát được lây nhiễm không để lây lan, không để phát sinh thêm ổ dịch mới.
Thứ 5 là người dân trên địa bàn của 22 quận, huyện và TP Thủ Đức là phải được tiêm vắc xin mũi 1 trên 70%.
“Quận 7 báo cáo kết quả với TP là quận cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn dựa trên việc đạt được 5 tiêu chí này”, ông Tuấn Anh nói.
Chủ tịch UBND quận này cũng chia sẻ thêm, hiện nay, tỷ lệ tiêm vắc xin của quận 7 là 98,99%. Trong vòng 1 tháng qua, quận không có ổ lây nhiễm mới. Tỷ lệ vùng xanh trên địa bàn quận đạt 68, 69%, tỷ lệ vùng đỏ, vùng cam giảm xuống còn 25%. Về chăm sóc sức khỏe cho F0, quận 7 có các trạm y tế lưu động sẽ chăm sóc sức khỏe cho các F0 tại nhà, phát thuốc và thăm khám online.
Khi F0 có triệu chứng, đội y tế lưu động đến nơi thăm khám, sàng lọc. F0 có hiện tượng khó thở, SpO2 dưới 95%... lập tức sẽ được chuyển về khu cách ly tập trung của quận hoặc bệnh viện dã chiến, nặng hơn sẽ được chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
“Mô hình này đang được triển khai tại quận 7 rất hiệu quả. F0 được chăm sóc tại nhà rất tốt. Tỷ lệ F0 trở nặng trong vòng 1 tháng rất thấp. Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện dã chiến quận 7, trong 2 tuần nay, chỉ 1-2 ca/ngày. Dựa trên 5 tiêu chí này, quận 7 báo cáo với TP là cơ bản kiểm soát được tình hình dịch trên địa bàn quận”, ông Tuấn Anh nói thêm.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Ngọc Trang

23 tỉnh, thành được yêu cầu ‘thần tốc xét nghiệm’ hơn nữa
Bộ Y tế vừa có công điện gửi 23 tỉnh, thành trực thuộc trung ương thần tốc xét nghiệm trên diện rộng, đặc biệt các nơi đang giãn cách xã hội hoặc tăng cường giãn cách xã hội để kịp thời phát hiện nguồn lây.
" alt="Người dân ‘tố’ quản lý người mắc Covid"/>
Người dân ‘tố’ quản lý người mắc Covid
-

Tại buổi họp báo sáng 9/11/2016, VTV công bố đã đàm phán thành công để sở hữu bản quyền và trở thành đơn vị phát sóng chính thức tại Việt Nam của Giải bóng đá Vô địch Đông Nam Á - AFF Suzuki Cup 2016. Giải đấu quy tụ 8 đội bóng hàng đầu Đông Nam Á sẽ diễn ra từ ngày 19/11/2016 đến 17/12/2016.
VTV được cấp các quyền cụ thể như sau: Độc quyền trên truyền hình mặt đất miễn phí trên lãnh thổ Việt Nam. Không độc quyền tiếp phát đồng thời tín hiệu truyền hình mặt đất trên truyền hình cáp, vệ tinh, Internet, mobile và IPTV. Với bản quyền này, VTV có kế hoạch phát sóng toàn bộ 18 trận đấu của giải AFF Suzuki Cup 2016, trên kênh VTV6 và VTV6HD, trên các website và ứng dụng di động của VTV.
Bên cạnh đó là những chương trình bình luận trận đấu với khách mời là các chuyên gia bóng đá uy tín sẽ mang lại cho khán giả xem truyền hình những thông tin bình luận chuyên sâu, nội dung phong phú và hấp dẫn. Đặc biệt, bản tin Nhật ký AFF Cup 2016 với thời lượng 15 phút sẽ được phát sóng trực tiếp vào lúc 23h00 hàng ngày từ ngày 16/11/2016 đến 17/12/2016 trên kênh VTV6 và VTV6HD.
VTV cho hay sẽ sẵn sàng chia sẻ bản quyền cho các đơn vị trong lãnh thổ Việt Nam để tiếp sóng nguyên vẹn tín hiệu truyền hình mặt đất (có logo của VTV). Tuy nhiên, theo thỏa thuận điều kiện chia sẻ bản quyền, VTV không được chia sẻ sóng sạch để phát trên các loại hình trả tiền (bao gồm truyền hình cáp, vệ tinh..).
" alt="VTV độc quyền phát sóng AFF Suzuki Cup 2016 trên kênh truyền hình miễn phí"/>
VTV độc quyền phát sóng AFF Suzuki Cup 2016 trên kênh truyền hình miễn phí
-
Nhận định, soi kèo nữ ALG Spor vs nữ Unye Kadin, 18h00 ngày 27/3: Out trình
-
Pep Guardiola tái sinh Man CityTrong 11 mùa giải đầu tiên trên băng ghế huấn luyện viên, kể từ 2008-09, Pep Guardiola chưa bao giờ phải tái sinh một đội bóng sau khi đi hết chu kỳ thành công.
 |
Man City mang hình ảnh khác trong mùa thứ 4 của Pep |
Khi Barca vừa đi đến giới hạn cuối (2011-12), Pep chia tay và bước vào kỳ nghỉ mà không can thiệp vào bóng đá trong một năm.
Pep Guardiola đến Bayern Munich khi đội bóng ấy đang trên đỉnh cao. Dù không giành Champions League, nhưng ông vẫn thành công ở Đức, rồi chia tay trên vinh quang.
Cuộc phiêu lưu ở Anh là một bước ngoặt mới trong sự nghiệp của Pep Guardiola. Sau chu kỳ chiến thắng kết thúc từ mùa trước, ông không rời đi mà quyết định thực hiện cuộc tái thiết đội bóng.
Đầu mùa giải này là sự kiện Pep vượt qua giới hạn 4 mùa giải với một CLB, với những kết quả không được như mong đợi.
Ngày 21/11/2020, Man City của Pep chạm đáy khi làm khách ở London. Khi ấy, họ thua toàn diện 0-2 trước Tottenham của Jose Mourinho, và phải xếp vị trí thứ 9.
Thời điểm ấy là hình ảnh tệ nhất trong các đội bóng mà Pep từng làm việc: chỉ trung bình 1,5 bàn mỗi trận. Ông rời Tottenham Hotspur Stadium bằng một câu sáo rỗng: "Chúng ta phải bắt đầu trở lại với những trận thắng".
 |
Man City mang hình ảnh khác từ sau trận thua Tottenham |
Câu sáo rỗng ấy được hiện thực hóa bằng chuỗi 20 trận bất bại liên tiếp cho đến nay. Trong đó, 13 trận gần nhất là những chiến thắng.
Riêng ở Premier League là 13 trận bất bại (11 trong đó là chiến thắng). Ấn tượng nhất là chuỗi 9 chiến thắng gần đây với chỉ 1 bàn thua.
Hiện tại, khi chuẩn bị cho chuyến làm khách đến Liverpool (23h30 ngày 7/2), đội quân của Pep Guardiola giữ sạch lưới 6 trận liên tiếp.
Man City đang là đội bóng chơi hay nhất châu Âu thời điểm này, và phần thưởng cho họ là ngôi đầu bảng Premier League.
Khi Pep Guardiola làm mới chính mình
"Tôi không bao giờ yêu cầu các cầu thủ của mình chiến thắng. Tôi yêu cầu họ chơi tốt!", Pep Guardiola từng tâm sự như thế năm 2011, khi ông đang biến Barca thành cỗ máy chiến thắng đáng sợ.
 |
Pep Guardiola tự làm mới chính mình và làm mới Man City |
Đầu mùa này, Pep chọn lối chơi 4-2-3-1 với hai tiền vệ trung tâm. Những chấn thương, quá tải vì lịch thi đấu nặng nề, ảnh hưởng của Covid-19, Man City yếu đuối với cặp Rodri - Fernandinho.
Một số cầu thủ Man City thậm chí không còn tin vào thứ bóng đá mà họ theo đuổi, và nỗi lo thất bại trở thành vấn đề thường trực.
Sau những kết quả không tốt ở Premier League, Pep quyết định thay đổi, đưa Man City trở về với 4-3-3 quen thuộc.
"Tôi không thích cách mà đội thi đấu. Vì vậy, chúng tôi trở về với những gì mình làm trước đó", Pep giải thích.
Phong cách mới mà cũ này giúp Man City vận chuyển bóng nhanh hơn, giành lại quyền kiểm soát bóng tốt hơn. "Nó từng mang lại hiệu quả trước đây, với các danh hiệu, và đấy là những gì phù hợp với phẩm chất của đội".
 |
Man City trở thành cỗ máy ghi bàn đa dạng |
Cùng với việc trở lại sơ đồ 4-3-3, Pep Guardiola cũng tái hiện "số 9 ảo". Mahrez, Ferran Torres hoặc Sterling luân phiên đảm nhiệm vai trò này, tùy theo đối thủ và thế trận ở từng thời điểm.
"Chúng tôi không có cầu thủ nào có thể tự mình chiến thắng các trận đấu; hoặc ghi ba bàn mỗi ngày. Chúng tôi phải đạt được mục tiêu với tư cách là một tập thể. Những cầu thủ ghi bàn hàng đầu của chúng tôi không nằm trong top 10", Pep phân tích.
Man City dẫn đầu bảng, thắng nhiều nhất (14 trận, trong khi đá ít hơn các đối thủ chính 1 trận), trong khi cầu thủ ghi nhiều bàn nhất là Ilkay Gundogan - với 7 pha lập công. Ngược lại, trong tay Pep là 13 cầu thủ đã ghi bàn, với 5 trong số này ghi được từ 4 bàn trở lên.
Cuộc chiến với Liverpool - kẻ đang bị dồn vào đường cùng - là sự kiểm chứng cho cuộc cách mạng của Pep. Chiến thắng đồng nghĩa Man City gần như có thể nghĩ về chức vô địch Premier League.

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 23
Cung cấp lịch thi đấu bóng đá vòng 23 giải Ngoại hạng Anh - Premier League mùa giải 2020-2021, đầy đủ và chính xác.
" alt="Man City bay cao với cuộc cách mạng của Pep Guardiola"/>
Man City bay cao với cuộc cách mạng của Pep Guardiola
-
Đang trong giai đoạn khó khăn, Real Madrid tiếp tục đón tin xấu khi Sergio Ramos gặp chấn thương nặng.Sergio Ramos khó chịu từ thời điểm đá Siêu Cúp Tây Ban Nha, và anh muốn để bình phục tự nhiên với hy vọng kịp bình phục đá Champions League.
 |
Sergio Ramos phải nghỉ thi đấu 2 tháng |
Hôm thứ Năm vừa qua, Ramos một lần nữa bị đau và được xét nghiệm kỹ lưỡng.
Các bác sĩ buộc Ramos phải thực hiện phẫu thuật (diễn ra hôm nay, 6/2), khi phát hiện sụn chêm đầu gối của anh có vấn đề.
Đây cũng là lý do khiến cho Ramos không thể hiện phong độ tốt trong thời gian trước đó.
Với việc thực hiện phẫu thuật, đội trưởng của Real Madrid phải nghỉ thi đấu trong thời gian 1 tháng rưỡi đến 2 tháng.
Như vậy, hậu vệ người Sevilla không thể tham dự 2 lượt trận vòng 1/8 Champions League gặp Atalanta.
Ramos vắng mặt trở thành vấn đề lớn với Real Madrid, trong bối cảnh phong độ không ổn định.
Mới đây, đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha liên tục thất bại ở Siêu Cúp và Cúp Nhà Vua.
Trên mặt trận La Liga, Real Madrid đang chịu bất lợi lớn trong cuộc đua với hàng xóm Atletico - đội về lý thuyết có thể giành 100 điểm.
Hiện tại, trong tay HLV Zidane còn 3 lựa chọn cho các vị trí trung vệ là Raphael Varane, Eder Militao (bị treo giò trận Huesca) và Nacho.
KN

Mục tiêu của MU lập cú đúp, Real ngược dòng kịch tính
Raphael Varane - trung vệ mà MU đang theo đuổi chói sáng khi ghi hai bàn giúp Real Madrid thắng ngược 2-1 trên sân Huesca, ở vòng 22 La Liga.
" alt="Real Madrid mất Sergio Ramos trong 2 tháng"/>
Real Madrid mất Sergio Ramos trong 2 tháng
-
 đến nay đã có hơn 300 trường hợp. Những nơi bùng phát dịch mạnh đều phù hợp với đặc thù của địa điểm đó.</p><p>“Ví dụ chùm ca bệnh ở Thanh Xuân Trung ghi nhận chủ yếu ở khu vực có nhiều ngõ nhỏ, ngách nhỏ, các khu tập thể cũ với mật độ dân rất đông, điều kiện đảm bảo khoảng cách cũng khó khăn hơn các vùng khác. Chưa kể, ý thức người dân không phải tất cả đều tốt. Nếu chưa lường hết được sự nguy hiểm của chủng virus Delta, vẫn giao tiếp, vẫn gặp gỡ, dịch có thể lan ra rất nhanh, ngay bên trong khu vực phong tỏa”, PGS Hùng phân tích.</p><table class=)
Chốt phong tỏa tại khu vực ngõ 332 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung - Ảnh: Trần ThườngÔng đánh giá, công tác phòng chống dịch ở Hà Nội tới nay đang khá tốt, tức là khi từng vụ dịch bùng phát, chính quyền, ngành y tế vẫn hoàn toàn chủ động để kiểm soát. Dịch chỉ giới hạn trong những khu vực nhỏ đã được “khống chế”, phong tỏa ngay, không để lan rộng sang nhiều vùng khác.
Tuy nhiên, PGS Hùng cũng nhấn mạnh: “Khả năng loại bỏ hết F0 tại Hà Nội thời gian tới rất khó”. Ông phân tích, Hà Nội liên tục triển khai xét nghiệm diện rộng ở tất cả khu vực nguy cơ cao, nhưng giải pháp này chỉ giúp xác định được kết quả âm tính/dương tính trong thời điểm xét nghiệm.
Trong khi đó, dù đang áp dụng giãn cách xã hội, người dân vẫn phải đi chợ, một số vẫn đi làm nên sự tiếp xúc giữa người này với người kia từ những khu vực khác nhau là không thể tránh. Do mầm bệnh đã âm thầm lây lan ở cộng đồng, nhóm ra ngoài có thể còn ca bệnh chưa được phát hiện, sẽ tiếp tục lây cho người khác.
Bên cạnh đó, việc giao thương hàng hóa giữa Hà Nội với các tỉnh thành có dịch, đặc biệt là khu vực phía Nam vẫn diễn ra hàng ngày, mầm bệnh từ nơi khác có thể xâm nhập vào thành phố. “Chúng ta không thể ngừng tất cả hoạt động giao thương, đi lại,… nên nguy cơ có F0 luôn hiện hữu”, PGS Hùng nói.
Đặc biệt, chủng virus Delta rất dễ lây, trong khi sức miễn dịch của cộng đồng, tức độ bao phủ vắc xin còn thấp. Theo thống kê, hiện Hà Nội mới tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho khoảng 40-50% người trên 18 tuổi. “Sức miễn dịch như vậy chưa đủ để góp phần ngăn chặn dịch”, PGS Hùng cho hay.
Một số người đặt câu hỏi: “Vì sao Hà Nội giãn cách nhưng vẫn còn xuất hiện các ổ dịch”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng nhận định: “Chúng ta nên đặt câu hỏi nếu không giãn cách, dịch ở Hà Nội sẽ bùng phát mạnh thế nào? Khi ấy, số ca nhiễm khó dừng lại ở mức vài chục ca/ngày”.
Ông nhấn mạnh, giãn cách là biện pháp rất quan trọng khi chưa đủ khả năng bao phủ vắc xin, bảo vệ cộng đồng khỏi virus SARS-CoV-2.
“Người dân không nên quá lo lắng, cũng không nên nóng vội. Cần xác định cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Hà Nội còn lâu dài, khi mầm bệnh đã lây lan trong cộng đồng và nhiều tỉnh thành khác đang bùng phát dịch mạnh”, ông nói.
 |
Lực lượng chức năng tại các chốt kiểm tra giấy đi đường của người dân - Ảnh: Phạm Hải |
Những giải pháp quan trọng để khống chế dịch giai đoạn tới
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, tới đây, Hà Nội vẫn còn nguy cơ tiếp tục bùng phát các ổ dịch. Chính quyền thành phố và ngành y tế sẽ căn cứ vào “sức chống đỡ” với dịch để quyết định mức độ giãn cách trong thời gian tới (sau ngày 6/9).
“Sức chống đỡ” ở đây bao gồm tỷ lệ tiêm chủng của người dân và năng lực khống chế khi các vụ dịch bùng phát.
“Trong điều kiện giãn cách, Hà Nội đang làm tốt công tác phòng chống dịch. Nếu thành phố nới lỏng hoàn toàn, nguy cơ sẽ rất cao. Tôi cho rằng có thể xem xét nới giãn cách ở khu vực an toàn, không xảy ra dịch nhưng cũng phải sẵn sàng áp dụng biện pháp phong tỏa ngay nếu phát hiện ca nhiễm ở khu vực đó”, PGS chia sẻ.
Trong số các giải pháp giúp Hà Nội ứng phó với dịch bệnh giai đoạn tới, PGS Hùng đặc biệt lưu tâm tới vấn đề tiêm chủng vắc xin, quan trọng nhất là tập trung toàn bộ nguồn vắc xin có thể có cho đối tượng nguy cơ tử vong cao như người cao tuổi, người có bệnh nền.
“Nếu dịch bùng phát mạnh, nhóm bệnh nhân cao tuổi, bệnh nền sẽ dễ diễn tiến nặng nhất. Mục tiêu trước mắt của chúng ta không phải là loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh, mà là giảm thấp nhất tỷ lệ tử vong, tỷ lệ bệnh nặng phải nhập viện để ngành y tế không bị quá tải, ngoài tầm kiểm soát về điều trị. Bởi vậy, cần có chiến lược tiêm chủng ưu tiên rõ ràng hơn cho nhóm này”, ông nói.
Thứ hai, phải tăng cường vai trò của kiểm tra, giám sát, đặc biệt ở chính quyền cơ sở, không nên trông chờ hoàn toàn vào ý thức người dân.
Theo PGS Hùng, hiện Hà Nội đã quyết liệt trong kiểm soát đi lại, lập các chốt trực trên đường phố, tuy nhiên, việc kiểm soát trong ngõ nhỏ, phố nhỏ, các khu chung cư cũng rất quan trọng, nhất là nơi mật độ dân đông. Thanh Xuân Trung bài học về vấn đề cần tăng cường giám sát trong khu dân cư đông đúc.
“Ban quản lý tòa nhà, tổ dân phố, tổ Covid-19 cộng đồng cần quyết liệt hơn trong tuyên truyền giám sát, phát hiện hành vi không đúng, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất giao lưu, tiếp xúc trong thời điểm này”, PGS cho hay.
Ông nhấn mạnh, cư dân ở “vùng xanh” tuyệt đối không được chủ quan bởi người ở vùng này vẫn được ra ngoài, có nguy cơ “mang dịch về”. “Vùng xanh” chỉ là quy ước tạm thời “chưa có dịch” và còn có cơ hội để phòng ngừa. Nếu không tuân thủ phòng dịch, một người mang bệnh sẽ lây ra một nhà, sau đó từ một nhà có thể lây ra nhiều nhà khác.
 |
Xét nghiệm sàng lọc Covid-19 tại Hà Nội - Ảnh: Phạm Hải |
Về công tác xét nghiệm, PGS Hùng cho rằng, nên tập trung lấy mẫu ở khu vực nguy cơ cao thay vì xét nghiệm tràn lan. “Chúng ta không đủ nguồn lực để lấy mẫu cho tất cả mọi người, bởi việc xét nghiệm cần lặp lại, hôm nay âm tính nhưng ngày mai chưa chắc đã âm tính”, PGS nói.
Vì vậy, nên tập trung vào khu vực trọng điểm, những vùng có F0 và vùng phụ cận. Đồng thời, kết hợp với truy vết để nâng hiệu quả xét nghiệm. Khi phát hiện ca dương tính, cần lập tức phong tỏa khu vực có liên quan.
Bên cạnh đó, cần lưu ý nguy cơ khi tổ chức xét nghiệm tập trung. Nếu không đảm bảo giãn cách và các quy định phòng chống dịch, một ca bệnh có mặt tại điểm lấy mẫu có thể lây lan sang nhiều người khác.
“Trong lúc chờ đợi vắc xin để tiêm phủ diện rộng, giải pháp quan trọng hàng đầu là tăng cường giám sát trọng điểm, giám sát người bệnh ho sốt, xét nghiệm trọng điểm ở khu vực nguy cơ cao để phát hiện sớm ca bệnh. Bên cạnh đó, xem xét áp dụng mức độ giãn cách phù hợp với từng khu vực theo mức độ nguy cơ, nhưng vẫn phải giám sát chặt chẽ, phong tỏa ngay khi có ca dương tính”, PGS Hùng nhấn mạnh.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Nguyễn Liên

Sáng 1/9, Hà Nội công bố 30 ca Covid-19
Sáng nay, Sở Y tế Hà Nội công bố 30 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, đều ở khu cách ly hoặc khu vực phong tỏa.
" alt="Lý do Hà Nội vẫn xuất hiện các ổ dịch Covid"/>
Lý do Hà Nội vẫn xuất hiện các ổ dịch Covid